Bài soạn môn Vật lý 9 - Bài 10: Biến trở – Điện trở dùng trong kỹ thuật

I. MỤC TIÊU:

1. Nêu được biến trở là gì? Nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở.

2. Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch .

3. Nhận ra được các điện trở dùng trong kỹ thuật ( không yêu cầu xác định trị số của điện trở theo các vòng màu ).

II. CHUẨN BỊ:

 1. Đối với mỗi nhóm HS:

- 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất 20 và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A.

- 1 biến trở than (chiết áp) có các trị số kỹ thuật như biến trở con chạy nói trên.

- 1 nguồn điện 3V.

- 1 bóng đèn 2,5V – 1W.

- 1 công tắc.

- 7 đoạn dây dẫn nối có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm.

- 3 điện trở loại kỹ thuật có ghi trị số.

- 3 điện trở kỹ thuật loại có các vòng màu.

 2. Đối với cả lớp :

- Một biến trở tay quay có cùng trị số kỹ thuật như biến trở con chạy nói trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý 9 - Bài 10: Biến trở – Điện trở dùng trong kỹ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: HỒ THANH SƠN NS:. . . . . . . . . ND:. . . . . . . . . Bài 10: BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT I. MỤC TIÊU: Nêu được biến trở là gì? Nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở. Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua mạch . Nhận ra được các điện trở dùng trong kỹ thuật ( không yêu cầu xác định trị số của điện trở theo các vòng màu ). II. CHUẨN BỊ: 1. Đối với mỗi nhóm HS: 1 biến trở con chạy có điện trở lớn nhất 20W và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A. 1 biến trở than (chiết áp) có các trị số kỹ thuật như biến trở con chạy nói trên. 1 nguồn điện 3V. 1 bóng đèn 2,5V – 1W. 1 công tắc. 7 đoạn dây dẫn nối có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30cm. 3 điện trở loại kỹ thuật có ghi trị số. 3 điện trở kỹ thuật loại có các vòng màu. 2. Đối với cả lớp : Một biến trở tay quay có cùng trị số kỹ thuật như biến trở con chạy nói trên. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức và chú thích tên gọi ; đơn vị các đại lượng trong công thức đó?.. Có hai dây dẫn cùng chất , cùng tiết diện, dây thứ I dài hơn dây thứ II 3 lần. Hỏi dây nào có điện trở lớn hơn và lớn hơn mấy lần? Diễn biến bài giảng: Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên * Cả lớp nghe câu hỏi và trả lời 2 câu hỏi. - Hs ghi bài: Bài 10: BIẾN TRỞ – ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT. I BIẾN TRỞ: 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở: Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở: (10 phút) - Từng HS thực hiện C1. - Nhóm HS thảo luận thực hiện C2 và cử đại diện trả lời dưới sự điều khiển của GV. ( C2: Biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây và con chạy không có tác dụng làm thay đổi chiều dài cuộn dây). - Nhóm HS thảo luận thực hiện C3 và cử đại diện trả lời dưới sự điều khiển của GV. ( C3: Điện trở của mạch điện có thay đổi , vì khi dịch chuyển con chạy làm thay đổi chiều dài của dây, làm thay đổi điện trở của biến trở và của mạch điện). - Hs vẽ kí hiệu sơ đồ của biến trở vào vở. - Từng HS thực hiện C4: ( Khi dịch chuyển con chạy thì sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua do đó làm thay đổi điện trở của biến trở)û. 2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện . Hoạt động 2: Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện . (15 phút) - Cá nhân HS làm C5 . - 1 HS xung phong lên bảng vẽ sơ đồ hình 10.3 lên bảng. - Theo dõi phần sửa sai của GV. - Hs vẽ sơ đồ 10.3 vào vở. - Nhóm HS thực hành theo C6 . - Đại diện nhóm trả lời C6. - Các nhóm thảo luận và trả lời. - HS ghi bài 3. Kết luận: Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. - 3 HS đọc lại kết luận. II. CÁC ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KỸ THUẬT: Hoạt động 3: Nhận dạng hai loại điện trở dùng trong kỹ thuật. ( 5 phút) - Từng HS đọc C7 và thực hiện yêu cầu của câu này. - HS nhắc lại công thức R = và vận dụng khi S rất nhỏ thì R có thể rất lớn. - HS thực hiện C8 để nhận biết hai loại điện trở kỹ thuật theo cách ghi trị số của chúng. III. VẬN DỤNG: Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút) - HS làm C10 (nếu không đủ thời gian GV hướng dẫn cho HS về nhà làm) * GV nêu lần lượt 2 câu hỏi trước lớp cho HS nghe và cho 2 => 4 HS đứng tại chỗ trả lời lấy điểm M. * GV sửa câu hỏi kiểm tra bài cũ và nhấn mạnh: Khi chiều dài dây dẫn thay đổi thì điện trở của dây thay đổi . Từ ý này phát triển thêm để nêu vấn đề cho bài mới. Nêu vấn đề: Trong thực tế các em thường gặp một số dụng cụ có tác dụng đặc biệt là làm thay đổi độ sáng của bóng đèn hoặc điều chỉnh tiếng to ,tiếng nhỏ trong tivi ; trong rađiô (cái volume). Những dụng cụ đó gọi là gì? Chúng có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta hãy nghiên cứu bài học mới. => vào bài. * Phân phát các biến trở cho các nhóm quan sát (nếu có). Thông báo: Bộ phận chính của biến trở gồm con chạy và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn. * Yêu cầu HS làm C1: Quan sát hình 10.1 và đối chiếu với các biến trở có trong bộ thí nghiệm để chỉ rõ từng loại biến trở. * Yêu cầu HS chỉ ra đâu là cuộn dây hợp kim của biến trở; đâu là 2 đầu cố định A; B của sợi dây; đâu là con chạy (hoặc tay quay) C và đầu dây nối con chạy ra ngoài. * Yêu cầu các nhóm HS thảo luận và trả lời C2; C3. * Yêu cầu HS vẽ lại ký hiệu biến trở vào vở và gạch chéo phần biến trở cho dòng điện đi qua nếu được mắc vào mạch điện ở các hình 10.2 a; b; c. * Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời C4. ( câu C4 chủ yếu dành cho số ít HS khá và giỏi trả lời) Chuyển mục: Ở trên các em đã tìm hiểu xong cấu tạo và tác dụng làm thay đổi trị số của điện trở. Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem biến trở được dùng để làm gì? => vào mục 2. * GV yêu cầu HS làm C5 ; theo dõi HS thực hiện yêu cầu và giúp đỡ HS vẽ nếu HS gặp khó khăn. - Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ hình 10.3 sau đó GV sửa sơ đồ cho đúng và cho HS vẽ vào vở. * GV hướng dẫn HS thực hành và làm C6. nhắc nhở HS dịch chuyển con chạy nhẹ nhàng tránh làm hư biến trở. * Sau khi các nhóm đã hoàn tất C6; GV tổng kết 2 hoạt động 1 và 2 rồi nêu câu hỏi Biến trở là gì và có thể dùng biến trở để làm gì? * GV chốt lại qua các câu trả lời của HS. * Yêu cầu 3 HS nhắc lại. Chuyển mục: Sau đây chúng ta tìm hiểu thêm cấu tạo và nhận biết một số điện trở dùng trong kỹ thuật. * GV yêu cầu HS đọc và làm C7. (GV có thể gợi ý: Nếu lớp than hay lớp kim loại mà rất mỏng thì nó sẽ có tiết diện nhỏ hay lớn? Khi đó tại sao lớp than hay kim loại này có thể có trị số điện trở lớn? ) * GV yêu cầu HS đọc trị số của điện trở hình 10.4 a và C9 * Hướng dẫn HS quan sát ảnh màu số 2 in ở bìa 3 SGK hoặc quan sát các điện trở vòng màu có trong bộ thí nghiệm để nhận biết màu của các vòng trên một hay hai điện trở loại này. * GV gợi ý cho HS: - Tính chiều dài của dây điện trở của biến trở này. - Tính chiều dài của một vòng dây quấn quanh lõi sứ tròn l = 3,14.d = 3,14.0,02 = 0,0628 m . - Từ đó tính số vòng dây của biến trở. Củng cố: Cho 3 HS đọc lại kết luận. Dặn dò: Học thuộc kết luận của bài 10. Làm các bài tập 10.1 => 10.5 trang 15 SBT. Đọc phần “ Có thể em chưa biết “ trang 31 SGK. IV.RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docvat ly 9 bai 10.doc