Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 12: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý

I/Mục tiêu:

Kiến thức :

 - Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý.Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.

 - Nắm được nhũng khái niệm cơ bản về sai số của phép đo các đại lượng vật lý và cách xác định sai số của phép đo:

 + Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý.

 + Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống ( chỉ xét sai số dụng cụ).

Kỹ năng:

- Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên.

- Tính sai số của phép đo trực tiếp.

- Tính sai số của phép đo gián tiếp.

- Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết.

 Thái độ :

II/ Phân phối thời gian: 45

III/ Thiết bị thí nghiệm :

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 10 - Tiết 12: Sai số của phép đo các đại lượng vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày soạn:16.10.07 Tiết 12 Ngày dạy:17.10.07 Bài 7 : SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ I/Mục tiêu: Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lý.Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. - Nắm được nhũng khái niệm cơ bản về sai số của phép đo các đại lượng vật lý và cách xác định sai số của phép đo: + Phát biểu được thế nào là sai số của phép đo các đại lượng vật lý. + Phân biệt được hai loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống ( chỉ xét sai số dụng cụ). ‚Kỹ năng: - Xác định sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên. - Tính sai số của phép đo trực tiếp. - Tính sai số của phép đo gián tiếp. - Biết cách viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết. ƒ Thái độ : II/ Phân phối thời gian: 45 III/ Thiết bị thí nghiệm : IV/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: 10 Tìm hiểu các khái niệm về phép đo. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng - Thực hiện yêu cầu của giáo viên. - Tìm hiểu và ghi nhớ các khái niệm: phép đo, dụng cụ đo. - Lấy ví dụ về phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp, so sánh. - Nhắc lại các đơn vị cơ bản. - Yêu cầu hs thực hiện phép đo khối lượng một vật, chiều dài một cuốn sách. Khối lượng của vật, chiều dài của vật là bao nhiêu? - Giới thiệu những dụng cụ đo khối lượng, chiều dài của những vật trên. - Yêu cầu hs trình bày các khái niệm. - Hd phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp thông qua việc đo chiều dài và thể tích hình hộp chữ nhật. - Trong các đại lượng đã học, đại lượng nào có thể đo trực tiếp, đại lượng nào có thể đo gián tiếp? I/ Phép đo các đại lượng vật lý – Hệ đơn vị SI: 1/ Phép đo các đại lượng vật lý: - Phép đo một đại lượng vật lý là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị. - Có 2 loại phép đo: phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. + Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp. + Phép xác định một đại lượng vật lý thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp. 2/Đơn vị đo: ( hệ SI) Hoạt động 2: 5 Tìm hiểu về sai số của phép đo. - Quan sát hình 7.1, 7.2 và trả lời C1. - Phân biệt sai số dụng cụ và sai số ngẫu nhiên. - Giới thiệu sai số dụng cụ và sai số hệ thống. - Giới thiệu về sai số ngẫu nhiên. II/Sai số phép đo: 1/Sai số dụng cụ: 2/ Sai số hệ thống: 3/Sai số ngẫu nhiên: Hoạt động 3:15 Xác định sai số của phép đo và cách viết kết quả đo. - Xác định giá trị trung bình của đại lượng A trong n lần đo. - Tính sai số tuyệt đối của mỗi lần đo và sai số ngẫu nhiên. - Tính sai số tuyệt đối của phép đo và viết kết quả đo một đại lượng A. - Tính sai số tỷ đối của phép đo. - Giới thiệu cách tính giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của phép đo một đại lượng. - Giới thiệu sai số tuyệt đối và sai số ngẫu nhiên. - Giới thiệu cách tính sai số tuyệt đối của phép đo và cách viết kết quả đo. - Giới thiệu sai số tỷ đối. 4/Gía trị trung bình: Gía trị trung bình khi đo nhiều lần một đại lượng A: là giá trị gần nhất với giá trị thực của đại lượng A. 5/ Cách xác định sai số của phép đo: a/ Sai số tuyệt đối: Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo: ;; b/ Sai số ngẫu nhiên: Sai số ngẫu nhiên là sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo: c/ Sai số tuyệt đối của phép đo:bằng tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. - Sai số dụng cụ có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. 6/ Cách viết kết quả đo: Trong đó:được lấy tối đa đến 2 chữ số có nghĩa , còn được viết đến bậc thập phân tương ứng. 7/ Sai số tỷ đối: - Sai số tỷ đối của phép đo là tỷ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo,tính bằng phần trăm:.100% Hoạt động 4: 10 Xác định sai số của phép đo gián tiếp. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung ghi bảng - Xác định sai số của phép đo gián tiếp. - Giới thiệu quy tắc tính sai số của tông và tích. - Đưa ra bài toán xác định sai số của phép đo gián tiếp một đại lượng. 8/ Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp: Sai số của phép đo gián tiếp được xác định theo các quy tắc: - Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng. - Sai số tỷ đối của một tích hay thương thì bằng tổng các sai số tỷ đối của các thừa số. V: Cũng cố, dặn dò 5 - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. - Câu hỏi và bài tập /44SGK. - Bài mới : Thực hành: Khảo sát chuyển động rơi tự do – Xác định gia tốc rơi tự do.

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc