Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tuần 23

I.MỤC TIÊU

1/Kiến thức:

-Nêu được các bộ phận chính của 1 máy biến thế gồm 2 cuộn dây có số vòng khác quấn quanh 1 lõi sắt chung.

-Nêu được công dụng của máy biến thế là làm tăng hay giảm U theo công thức:

-Giải thích được MBT hoạt động dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động dưới dđ 1 chiều.

-Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu dây.

2/Kĩ năng:

- Biết vận dụng KT về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật.

3/Thái độ:

-Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn 1 cách lôgic trong phong cách học vật lý và áp dụng KT vật lý trong kĩ thuật và cuộc sống.

II.CHUẨN BỊ

* GV: Một bộ thí nghiệm máy biến thế, bảng phụ

*Mỗi nhóm HS :

-1 máy biến thế thực hành

-1 biến thế nguồn.

-1 vôn kế xoay chiều 15V

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Tiết: 45 MÁY BIẾN THẾ I.MỤC TIÊU 1/Kiến thức: -Nêu được các bộ phận chính của 1 máy biến thế gồm 2 cuộn dây có số vòng khác quấn quanh 1 lõi sắt chung. -Nêu được công dụng của máy biến thế là làm tăng hay giảm U theo công thức: -Giải thích được MBT hoạt động dưới dòng điện xoay chiều mà không hoạt động dưới dđ 1 chiều. -Vẽ được sơ đồ lắp đặt máy biến thế ở 2 đầu dây. 2/Kĩ năng: - Biết vận dụng KT về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích các ứng dụng trong kĩ thuật. 3/Thái độ: -Rèn luyện phương pháp tư duy, suy diễn 1 cách lôgic trong phong cách học vật lý và áp dụng KT vật lý trong kĩ thuật và cuộc sống. II.CHUẨN BỊ * GV: Một bộ thí nghiệm máy biến thế, bảng phụ *Mỗi nhóm HS : -1 máy biến thế thực hành -1 biến thế nguồn. -1 vôn kế xoay chiều 15V III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 1p 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ1: (3 phút) Phát hiện vai trò của máy biến thế trên đường dây tải điện Nêu câu hỏi: khi truyền tải điện năng đi xa thì có biện pháo nào làm giảm hao phí đn? Biện oháo nào tối ưu? Để thực hiện cần giải quyết vấn đề gì? ĐVĐ: để timg hiểu máy biến thế làm việc như thế nào chúng ta cùng vào bài học hôm nay. a) Trả lời các câu hỏi của GV b) Phát hiện ra vấn đề phải tăng hiệu điện thế để giảm hao phí khi truyền tải điện, nhưng rồi lại phải giảm hiệu điện thế ở nơi tiêu dùng Phát hiện ra vấn đề cần phải có một loại máy làm tăng hiệu điện thế và giảm hiệu điện thế MÁY BIẾN THẾ HĐ2: (3 phút) Tìm hiểu cấu tạo của máy biến thế Yêu cầu HS quan sát hình 37.1 SGK và máy biến thế nhỏ để nhận biết các bộ phận chính của máy biến thế. - Số vòng dây của hai cuộn dây có bằng nhau không ? - Dòng điện có thể chạy từ cuộn dây này sang cuộndây kia được không ? Vì sao? Làm việc cá nhân Đọc SGK xem hình 37.1 SGK đối chiếu với máy biến thế nhỏ để nhận ra hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau, cách điện với nhau và được quấn quanh một lõi sắt chung. I/ Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. 1. Cấu tạo Gồm 2 cuộn dây: + Sơ cấp + Thứ cấp có số vòng n1,n2 khác nhau. Được quấn quanh lõi sắt pha silíc và cách điện HĐ3: (10 phút) Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của máy biến thế theo hai giai đoạn Nêu câu hỏi: . Bây giờ nếu ta cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp thì liệu có xuất hiện dòng điện cảm ứng ở cuộn thứ cấp không ? Bóng đèn mắc ở cuộn thức cấp có sảng lên không ? Tại sao? GV làm thí nghiệm biểu diễn, đo hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thức cấp trong hai trường hợp: Mạch thứ cấp kín và mạch thứ cấp hở. - Trả lời câu hỏi của GV .Dự đoán hiện tượng xảy ra ở cuộn thức cấp kín khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn sơ cấp. - Quan sát GV làm thí nghiệm kiểm tra - Trả lời C2. Trình bày lập luận - Rút ra kết luận về nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Thảo luận chung ở lớp 2. Nguyên tắc hoạt động. C1 : C2: Hiệu điện thế xuất hiện ở cuộn thứ cấp là hiệu điện thế xoay chiều vì hiệu điện thế ở cuộn sơ cấp đổi chiều liên tục nên hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp củng đổi chiều theo. 3. Kết luận. SGK HĐ4: (10 phút) Tìm hiểu tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế. U1 ở cuộn sơ cấp; U2 ở cuộn thứ cấp số vòng dây n1, n2 có mối quan hệ ntn? Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm , ghi các số liệu thu được vào bảng 1, căn cứ vào đó rút ra kết luận Biểu diễn thí nghiệm trường hợp n2 >n1 (tăng thế) Khi nào thì máy có tác dụng làm tăng hiệu điện thế, khi nào làm giảm? a) Quan sát GV làm thí nghiệm Ghi các số liệu thu được vào bảng 1 b) Lập công thức liên hệ giữa U1, U2 và n1, n2. Thảo luận ở lớp, thiết lập công thức Phát biểu bằng lời mối liên hệ trên. Quan sát GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán Rút ra kết luận chung Hs trả lời II/ Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế. 1. Quan sát. U1 U2 n1 n2 1 3 6 200 400 2 3 1,5 400 200 3 9 18 200 400 C3: 2. Kết luận. = Nếu n1> n2 => U1> U2 máy tăng thế. Nếu n1 U1< U2 máy hạ thế. HĐ5 (5 phút) Cách lắp đặt máy biến thế. Giới thiệu ổn áp là do máy có thể tự dịch chuyển con chạy ở cuộn thứ cấp để U = const. Để có U tăng để giảm hao phí thì làm ntn ? Khi sử dụng hđt thấp thì làm như thế nào? HS suy nghĩ trả lời III/ Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện. HĐ6: (5 phút) Vận dụng Yêu cầu HS áp dụng công thức vừa thu được để trả lời C4 Xác định số vòng dây của các cuộn dây của máy biến thế phù hợp với yêu cầu cụ thể về tăng thế hay giảm thế. Làm việc cá nhân. Trả lời C4 Trình bày kết quả ở lớp IV/ Vận dụng. C4: ta có => n2 = = 109 (vòng) Mặt khác: => n3=(vòng) 4. Củng cố: 2’ - Vì sao khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một hiệu điện thế xoay chiều , thì ở hai đầu cuộn thứ cấp cũng xuất hiện một hiệu điện thế xoay chiều ? - hiệu điện thế ở hai đầu các cuộn dây cuộn dây của máy biến thế liên hệ với số vòng dây của mỗi cuộn như thế nào? 5. Hương dẫn về nhà: 1’ - Học thuộc ghi nhớ. - Xem lại các kiến thức điện từ học. - chuốn bị tiêt sau tổng kết chương. IV. Rút Kinh Nghiệm Tuần: 23 Tiết: 46 TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC I- Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá những kiến thức về nam châm, từ trường, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều , máy phát điện xoay chiều và máy biến thế. 2.Kĩ năng: Luyện tập thêm về vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể. 3. tháy độ: Nghiêm túc trong học tập, có tinh thần hợp tác trong quá trình thảo luận nhóm. II- Chuẩn bị GV: bảng phụ, phấn màu... HS: trả lời các câu hỏi ở mục Tự kiểm tra trong SGK . III- Tiến trình dạy học 1. ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Ghi bảng Hoạt động1: Trả lời phần tự kiểm tra. 14’ Báo cáo trước lớp và trao đổi kết quả kiểm tra (từ câu 1 đến câu 9 trong bài) Gọi một số HS trả lời các câu hỏi tự kiểm tra. Các HS khác bổ sung khi cần thiết. I/ Tự kiểm tra Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi. 15’ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - nêu cách xác định hướng của lực từ do một thanh nam châm tác dụng lên cực bắc của một kim nam châm và lực điện từ của thanh nam châm đó tác dụng lên một dòng điện thẳng. - So sánh lực từ do một nam châm vĩnh cửu với lực từ do một nam châm điện chạy bằng dòng điện xoay chiều tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm - Nêu quy tắc tìm chiều của đường sức từ của nam châm vĩnh cửu và của nam châm điện chạy bằng dòng điện một chiều. Hệ thống hoá một số kiến thức, so sánh lực từ của nam châm và lực từ của dòng điện trong một số trường hợp. Hoạt động3: Luyện tập, vận dụng một số kiến thức cơ bản 10’ Các câu hỏi từ 10 đến 13 dành cho HS mỗi câu 3 phút để chuẩn bị, sau đó thảo luận chung ở lớp 2 phút. Các nhóm nhận xét, Gv nhận xét, bổ sung Cá nhân lần lượt tìm câu trả lời cho các câu hỏi từ 10 đến 13 Tham gia thảo luận chung ở lớp về lời giải của từng câu hỏi. Chú ý lắng nghe. II/ Vân dụng. 4. Củng cố: 3’ Gọi HS nhắc lại các qui tắc đã học trong chương II Công tức tính công suất hao phí. Tỉ số máy biến thế Dặn dò: 2’ Xem lại các dạng bài tập đã làm. Chuẩn bị tiết sau giải bài tập IV: Rút Kinh Nghiệm: Tổ Trưởng Kí Duyệt Hoàng Vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc