Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 52: Thấu kính phân kỳ

I / MỤC TIÊU :

1/. Kiến thức: Nhận biết được thấu kính phân kỳ .

2/. Kỹ năng: Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ

3/ Thái độ: cẩn thận, nghiêm túc.

II/ CHUẨN BỊ :

GV: - 1 thấu kính phân kỳ tiêu cự khoảng 12cm , 1 giá quang học , 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song , 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng.

HS: các dụng cụ học tập.

III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1/ Ổn định: 1’

2/ Kiểm tra bài cũ : ( 4’ )

- Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ ?

- Có mấy cách dựng ảnh qua thấu kinh hội tụ . Trình bày cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ và vật AB đặt ngòai tiêu , vật AB đặt trong tiêu cự ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn Vật lý lớp 9 - Tuần 26 - Tiết 52: Thấu kính phân kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Tiết: 52 THẤU KÍNH PHÂN KỲ I / MỤC TIÊU : 1/. Kiến thức: Nhận biết được thấu kính phân kỳ . 2/. Kỹ năng: Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kỳ 3/ Thái độ: cẩn thận, nghiêm túc. II/ CHUẨN BỊ : GV: - 1 thấu kính phân kỳ tiêu cự khoảng 12cm , 1 giá quang học , 1 nguồn sáng phát ra 3 tia sáng song song , 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng. HS: các dụng cụ học tập. III/ HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1/ Ổn định: 1’ 2/ Kiểm tra bài cũ : ( 4’ ) - Nêu đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ ? - Có mấy cách dựng ảnh qua thấu kinh hội tụ . Trình bày cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính hội tụ và vật AB đặt ngòai tiêu , vật AB đặt trong tiêu cự ? GV: nhận xét, cho điểm 3 / Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của thấu kính phân kỳ: 15’ + Yêu cầu HS trả lời Câu C1 . +Thông báo về thấu kinh phân kỳ + Yêu cầu 1 vài HS nêu nhận xét về hình dạng của TK phân kỳ và so sánh với TK hội tụ . + Hướng dẫn HS trả lời Câu C2 - Thấu kính phân kỳ có độ dầy phần rìa lớn hơn phần giữa ngược hẳn với thấu kinh hội tụ . + Hướng dẫn HS tiến hành TN như hình 44.1 SGK để trả lời Câu C3 Chùm tia tới song song cho chùm tia ló là chùm phân kỳ. Nên ta gọi TK đó là TK phân kỳ + Thông báo hình dạng mặt cắt và ký hiệu thấu kính phân kỳ a) Từng HS thực hiện C1 : + Có 3 cách : - Dùng tay nhận biết độ dầy phần rìa so với độ dầy phần giữa của thấu kính - Đưa TK lại gần dòng chữ trên trang sách thấy dòng chữ to hơn so với dòng chữ đó khi nhìn trực tiếp - Dùng thấu kinh hứng ánh sáng mặt trời . Nếu chùm đó hội tụ trên màn thì đó là thấu kính hội tụ . b) Từng HS trả lời Câu C2 c) Các nhóm tiến hành TN như hình 44.1 SGK . Từng HS quan sát TN và thảo luận nhóm để trả lời Câu C3 . I / Đặc điểm của thấu kinh phân kỳ : 1/ Quan sát và tìm cách nhận biết : + Câu C1 : + Câu C2 : Độ dầy phần rìa lớn hơn phần giữa 2 / Thí nghiệm : - Bố trí TN như hình 44.1 + Câu C3 : Ký hiệu : Hoạt động 2 : Tìm hiểu trục chính , quang tâm , tiêu điểm , tiêu cự của THPK : 15’ + Yêu cầu HS tiến hành lại TN hình 44.1 SGK . + Theo dõi , hướng dẫn các em HS yếu thực hiện lại TN . Quan sát lại hiện tượng để trả lời câu C4 : Có thể gợi ý như sau : - Dự đoán xem tia nào đi thẳng + Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời câu C4 và trả lời câu hỏi sau : Trục chính của Thấu kính có đặc điểm gì ? + Yêu cầu HS tự đọc phần thông báo và trả lời câu hỏi sau : - Quang tâm của một thấu kính có những đặc điểm gì ? + Yêu cầu HS làm lại TN ở hình 44.1 SGK . Theo dõi ,hướng dẫn các nhóm tiến hành TN + Có thể gợi ý như sau : Dùng bút đánh dấu đường truyền của tia sáng ở trên màn hứng ,dùng thươcù thẳng đặt vào đường truyền đã đánh dấu để vẽ tiếp đường kéo dài . + Yêu cầu các nhóm trả lời Câu C5 + Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn Câu C6 - Tiêu điểm của TK phân kỳ được xác định như thế nào ? Nó có đặc điểm gì khác với TK hội tụ . - Tiêu cự của thấu kính là gì ? a) Tìm hiểu khái niệm trục chính : - Các nhóm thực hiện lại TN, quan sát , thảo luận nhóm để trả lời Câu C4 : Tia ở giữa khi qua quang tâm của TK phân kỳ tiếp tục truyền thẳng không bị đổi hướng . Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán + Từng HS đọc thông báo về trục chính trong SGK . b) Tìm hiểu khái niệm quang tâm :Từng HS đọc phần thông báo về khía niệm quang tâm trong SGK và trả lời câu hỏi của GV . c) Tìm hiểu khái niệm tiêu điểm : - Các nhóm tiến hành lại TN hình 44 .1 SGK + Trả lời Câu C5 : Nếu kéo dài chùm tia ló ở TK phân kỳ thì chúng sẽ gặp nhau tại một điểm trên trục chính , cùng phía với chùm tia tới . Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra dự đoán đó . + Từng HS vẽ hình C6 vào tập + Từng HS đọc phần thông báo khái niệm tiêu điểm trong SGK II/ Trục chính , quang tâm ,tiêu điểm , tiêu cự của thấu kính phân kỳ: 1/ Trục chính : + Câu C4 : 2/ Quang tâm : 3/ Tiêu điểm : Mỗi thấu kinh có 2 tiêu điểm F và F’ nằm về hai phía của thấu kính , cách đều quang tâm O . 4 / Tiêu cự : Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính . Hoạt động 3 : Vận dụng : 7’ C8 : Kính cận là TK phân kỳ . Có Thể nhận biết bằng 2 cách : Phần rìa dầy hơn phần giữa . - Đặt TK này gần dòng chữ .Nhìn qua kính thấy ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp dòng chữ đó . + Từng HS trả lời câu C7 ,C8 + Câu C9 : - Phần rìa của TK phân kỳ dầy hơn phần giữa . - Chùm sáng tới // với trục chính của TK phân kỳ cho chùm tia ló phân kỳ - Khi để TK vào gần dòng chữ trên trang sách ,nhìn quaTK ta thấy hình ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp . III/ Vận dụng : + Câu C7 : + Câu C8 : + Câu C9 : 4/. Củng cố: 2’ - Thấu kính phân kỳ là gì? - Hãy nêu đặc điểm của thấu kính phân kỳ? 5/. Dặn dò: (1’)học bài, xem bài mới, làm BT IV/. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng kí duyệt Hoàng Vĩnh Hoàn

File đính kèm:

  • docTuần 26b.doc