Bài soạn Vật lý 8 tuần 6: Lực ma sát

6 : LỰC MA SÁT

I MỤC TIÊU :

- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biết sự xuất hiện các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, và đặc điểm của mỗi loại này.

- Làm thành thạo thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ.

- Phân biệt được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được các cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.

II. CHUẨN BỊ :

- Mỗi nhóm HS : Một lực kế , một miếng gỗ, một quả cân phục vụ thí nghiệm hình 6.2 SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn Vật lý 8 tuần 6: Lực ma sát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Ngày soạn: 15/09/2011 Tiết 6 Bài 6 : LỰC MA SÁT I MỤC TIÊU : Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biết sự xuất hiện các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ, và đặc điểm của mỗi loại này. Làm thành thạo thí nghiệm phát hiện ma sát nghỉ. Phân biệt được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kĩ thuật. Nêu được các cách khắc phục tác hại của lực ma sát và vận dụng ích lợi của lực này. II. CHUẨN BỊ : Mỗi nhóm HS : Một lực kế , một miếng gỗ, một quả cân phục vụ thí nghiệm hình 6.2 SGK. Tranh vẽ vòng bi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ : (5phút) Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ chuyển động như thế nào? Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho một ví dụ minh hoạ về quán tính. 3. Bài mới : Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. (5phút) Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. GV : Khi đạp xe trên hai đoạn đường, đường ghồ ghề và đường tráng nhựa , thì đoạn đường nào em đạp xe nặng nề hơn? Vì sao?. Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ giải thích được vấn đề này. HS : Lắng nghe và thảo luận nhóm đưa ra kết quả . - Đoạn đường ghồ ghề đạp xe nặng nề hơn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực ma sát (15 phút) GV : Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. GV : Yêu cầu cá nhân nghiên cứu, phát hiện ra chuyển động trượt. - Một vật chuyển động trượt trên mặt vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát trượt. Chú ý : Tính cản trở chuyển động. GV : Yêu cầu HS cho ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống. GV : Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. + Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải lực ma sát trượt không? + Chuyển động trên chuyển động gì? - Một vật chuyển động lăn trên mặt một vật khác sẽ xuất hiện lực ma sát lăn. + Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động không? GV : Yêu cầu HS cho ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống. GV : Cho HS quan sát hình 6.1 SGK trả lời C3. GV : Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6.2 SGK. GV : Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm TN theo nhóm, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. + Mặc dù lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên. Chứng tỏ giữa vật nặng và mặt bàn có lực gì? + Lực cản này như thếnào so với lực kéo ? Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ. + Lực ma sát nghỉ giữ vật thế nào? GV : Yêu cầu HS cho ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống I. KHI NÀO CÓ LỰC MA SÁT 1. Lực ma sát trượt. HS : Đọc thông tin trong SGK. + Vành bánh xe trượt qua má phanh. + Bánh xe chuyển động trượt trên mặt đường. HS : Hoạt động cá nhân cho một số ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống. 2. Lực ma sát lăn HS : Đọc thông tin trong SGK. + Không phải, vì không có chuyển động trượt. + Chuyển động lăn. + Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động. HS: Hoạt động cá nhân cho một số ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống. C3: a) Lực ma sát trượt , cường độ lớn hơn. b) Lực ma sát lăn , cường độ nhỏ hơn. 3. Lực ma sát nghỉ HS : Đọc thông tin và quan sát hình 6.2 SGK. HS : Nhận dụng cụ , làm thí nghiệm theo nhóm. HS : Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời dúng. + Giữa mặt bàn với vật có lực cản. + Lực cản cân bằng với lực kéo. + Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. HS: Hoạt động cá nhân cho một số ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống. Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật (10phút) GV : Treo hình 6.3,6.4 SGK, kẻ bảng cho HS quan sát. GV: Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, gọi đại diện nhóm điền vào bảng. GV: Hướng dẫn HS sửa sai (nếu có). GV: Cho HS quan sát một số ổ bi, yêu cầu HS nêu tác dụng và ý nghĩa. II. LỰC MA SÁT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KT. HS : Quan sát hình vẽ thảo luận theo nhóm để hoàn thành C6, C7. Đại diện nhóm lên điền kết quả, còn các nhóm khác nhận xét để đưa ra kết quả đúng. Hình Lợi Hại Biện pháp( tăng hoặc giảm) 6.3 a x Tra dầu, mỡ. b x Trục quay có ổ bi. c x Dùng bánh xe. 6.4 a x Tăng độ nhám của bảng b x Tăng độ nhám của vỏ bao diêm c x Tăng độ sâu khía rãnh của lốp. Hoạt động 4: Vận dụng. (5 phút) GV : Yêu cầu HS trả lời C8, C9 , đồng thời giải thích vấn đề đăït ra ở đầu bài. GV : Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết. III. VẬN DỤNG HS : Hoạt động cá nhân trả lời C8, C9. C8 : a) Ma sát có ích. b) Ma sát có ích. c) Ma sát có hại. d) Ma sát có ích. e) Ma sát có ích. C9: Ổ bi có tác làm giảm ma sát, do sự thay ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi 4. Củng Cố : (4 phút) - GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ. - GV yêu cầu HS tìmví dụ về ma sát có lợi, có hại. 5. Dặn dò. (1 phút) - Về nhà học bài và làm bài tập trong SBT. - Đọc trước bài 7. IV. RÚT KINH NGHIỆM. Ninh Hịa,ngày 19/9/2011 TRƯƠNG VĂN TÍNH Ký Duyệt

File đính kèm:

  • docT8.6.doc
Giáo án liên quan