Bài soạn Vật lý lớp 10 - Bài 23 đến bài 34

I. Trắc nghiệm khách quan:

Câu 1: Véc tơ pháp tuyến của diện tích S là véc tơ

A. có độ lớn bằng 1 đơn vị và có phương vuông góc với diện tích đã cho.

B. có độ lớn bằng 1 đơn vị và song song với diện tích đã cho.

C. có độ lớn bằng 1 đơn vị và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.

D. có độ lớn bằng hằng số và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi.

Câu 2: Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A. độ lớn cảm ứng từ;

B. điện tích đang xét;

C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ;

D. nhiệt độ môi trường.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài soạn Vật lý lớp 10 - Bài 23 đến bài 34, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Bài 23. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG TỪ Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Véc tơ pháp tuyến của diện tích S là véc tơ A. có độ lớn bằng 1 đơn vị và có phương vuông góc với diện tích đã cho. B. có độ lớn bằng 1 đơn vị và song song với diện tích đã cho. C. có độ lớn bằng 1 đơn vị và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi. D. có độ lớn bằng hằng số và tạo với diện tích đã cho một góc không đổi. Câu 2: Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. độ lớn cảm ứng từ; B. điện tích đang xét; C. góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ; D. nhiệt độ môi trường. Câu 3: Cho véc tơ pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ thì khi độ lớn cảm ứng từ tăng 2 lần, từ thông A. bằng 0. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần. Câu 4: 1 vêbe bằng A. 1 T.m2. B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m2. Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện; B. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ bằng trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu; C. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch; D. dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường đều. Câu 6: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch. B. hoàn toàn ngẫu nhiên. C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài. D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài. Câu 7: Dòng điện Foucault không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ; B. Lá nhôm dao động trong từ trường; C. Khối thủy ngân nằm trong từ trường biến thiên; D. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên. Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải liên quan đến dòng Foucault? A. phanh điện từ; B. nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên; C. lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau; D. đèn hình TV. Câu 9: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và cectơ pháp tuyến là ỏ . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A. Ф = BS.sinα B. Ф = BS.cosα C. Ф = BS.tanα D. Ф = BS.cotanα Câu 10: Đơn vị của từ thông là: A. Tesla (T). B. Ampe (A). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A D A A D A D D B C Tự luận: Bài 1: Một khung hình vuông gồm 20 vòng dây có cạnh a = 10cm, đặt trong từ trường đều, độ lớn của từ trường là B = 0.05T. Mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc α = 300. Tính từ thông qua mạch. Bài 2: Một khung dây hình tròn gồm 10 vòng dây bán kính 10cm, đặt trong từ trường đều, độ lớn của từ trường là B = 0.01T. Mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ một góc α = 900. Tính từ thông qua mạch. Bài 3: Một hình chữ nhật kích thước 3 (cm) x 4 (cm) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 (T). Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Tính từ thông qua hình chữ nhật đó? ĐS: 3.10-7 (Wb). M A B C D Q P Hình 1 Bài 4: Một hình vuông cạnh 5 (cm), đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4 (T). Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 (Wb). Tính góc hợp bởi vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến? ĐS: α = 00. Bài 5:Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ 1. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường song song dọc theo hai cạnh AB, CD từ ngoài vào trong vùng MNPQ. Hãy xác định chiều dòng cảm ứng xuất hiện trong khung ABCD. Bài 6: Một khung dây gồm có 25 vòng dây đặt vuông góc với các đường sức từ trong từ truờng đều có độ lớn của cảm ứng từ B = 0,02 T. Diện tích mỗi vòng dây là S = 200 cm2. a. Tính từ thông qua mạch. b. Giả sử độ lớn của cảm ứng từ giảm đều giá trị đến 0 trong khoảng thời gian 0,02 giây. Xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây. Bài 24. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG. Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Suất điện động cảm ứng là suất điện động A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B. sinh ra dòng điện trong mạch kín. C. được sinh bởi nguồn điện hóa học. D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng. Câu 2: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch. C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch. Câu 3: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ A. hóa năng. B. cơ năng. C. quang năng. D. nhiệt năng. Câu 4: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: A. 6 (V). B. 4 (V). C. 2 (V). D. 1 (V). Câu 5: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 (s) từ thông tăng từ 0,6 (Wb) đến 1,6 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: A. 6 (V). B. 10 (V). C. 16 (V). D. 22 (V). Câu 6:Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức: A. B. C. D. Câu 7: Một khung dây hình vuông cạnh 20 cm nằm toàn độ trong một từ trường đều và vuông góc với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5 s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2 T về 0. suất điện động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là A. 240 mV. B. 240 V. C. 2,4 V. D. 1,2 V. Câu 8: Một khung dây hình tròn bán kính 20 cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều mà các đường sức từ vuông với mặt phẳng vòng dây. Trong khi cảm ứng từ tăng từ 0,1 T đến 1,1 T thì trong khung dây có một suất điện động không đổi với độ lớn là 0,2 V. thời gian duy trì suất điện động đó là A. 0,2 s. B. 0,2 π s. C. 4 s. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu 9: Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn ban đầu xác định. Trong thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó khung dây xuất hiện suất điện động với độ lớn 100 mV. Nếu từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,5 s thì suất điện động trong thời gian đó là A. 40 mV. B. 250 mV. C. 2,5 V. D. 20 mV. Câu 10: Một khung dây dẫn điện trở 2 Ω hình vuông cạch 20 cm nằm trong từ trường đều các cạnh vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1 T về 0 trong thời gian 0,1 s thì cường độ dòng điện trong dây dẫn là A. 0,2 A. B. 2 A. C. 2 mA. D. 20 mA. Câu 11: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là: A. 3,46.10-4 (V). B. 0,2 (mV). C. 4.10-4 (V). D. 4 (mV). Câu 12: Một khung dây phẳng, diện tích 25 (cm2) gồm 10 vòng dây, khung dây được đặt trong từ trường có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung và có độ lớn tăng dần từ 0 đến 2,4.10-3 (T) trong khoảng thời gian 0,4 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong khoảng thời gian có từ trường biến thiên là: A. 1,5.10-2 (mV). B. 1,5.10-5 (V). C. 0,15 (mV). D. 0,15 (ỡV). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA A A B B B A A B A A B C II. Tự luận: Bài 1: Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 (s) từ thông giảm từ 1,2 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung? ĐS: 4V. Bài 2: Một khung dây cứng chữ nhật có diện tích S = 200cm2, ban đầu ở vị trí song song với các đường sức của một từ trường đều có độ lớn 0,01T. Khung quay đều trong thời gian Δt = 40s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Xác định chiều và độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung? ĐS: 0,5.10-5V. Bài 3: Một mạch kín hình vuông, cạnh 10cm, đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên của cảm ứng điện từ, biết cường độ dòng điện cảm ứng trong khung là 2A và điện trở của mạch là r = 5Ω? ĐS: 103T/s. Bài 4: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là bao nhiêu? ĐS: 0,2mV. Bài 5*: Một cuộn dây phẳng có 1000 vòng đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Diện tích phẳng của mỗi vòng dây là 2 dm2. Trong thời gian 0,1s cảm ứng từ giảm đều từ 0,5T à 0,2T. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây? Nối hai đầu dây thành mạch kín, tìm cường độ dòng điện trong cuộn dây, biết cuộn dây có điện trở r = 6. ĐS: Bài 25. TỰ CẢM Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch. C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn. Câu 2: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây? A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống; B. phụ thuộc tiết diện ống; C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh; D. có đơn vị là H (henry). Câu 3: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch. B. sự chuyển động của nam châm với mạch. C. sự chuyển động của mạch với nam châm. D. sự biến thiên từ trường Trái Đất. Câu 4: Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với A. điện trở của mạch. B. từ thông cực đại qua mạch. C. từ thông cực tiểu qua mạch. D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch. Câu 5: Năng lượng của ống dây tự cảm tỉ lệ với A. cường độ dòng điện qua ống dây. B. bình phương cường độ dòng điện trong ống dây. C. căn bậc hai lần cường độ dòng điện trong ống dây. D. một trên bình phương cường độ dòng điện trong ống dây. Câu 6: Ống dây một có cùng tiết diện với ống dây 2 nhưng chiều dài ống và số vòng dây đều nhiều hơn gấp đôi. Tỉ sộ hệ số tự cảm của ống 1 với ống 2 là A. 1. B. 2. C. 4. D. 8. Câu 7: Một ống dây tiết diện 10 cm2, chiều dài 20 cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây (không lõi, đặt trong không khí) là A. 0,2π H. B. 0,2π mH. C. 2 mH. D. 0,2 mH. Câu 8: Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và tiết diện S thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng tiết diện nhưng chiều dài tăng lên gấp đôi thì hệ số tự cảm cảm của ống dây là A. 0,1 H. B. 0,1 mH. C. 0,4 mH. D. 0,2 mH. Câu 9*: Một dây dẫn có chiều dài xác định được cuốn trên trên ống dây dài l và bán kính ống r thì có hệ số tự cảm 0,2 mH. Nếu cuốn lượng dây dẫn trên trên ống có cùng chiều dài nhưng tiết diện tăng gấp đôi thì hệ số từ cảm của ống là A. 0,1 mH. B. 0,2 mH. C. 0,4 mH. D. 0,8 mH. Câu 10: Một ống dây có hệ số tự cảm 20 mH đang có dòng điện với cường độ 5 A chạy qua. Trong thời gian 0,1 s dòng điện giảm đều về 0. Suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là A. 100 V. B. 1V. C. 0,1 V. D. 0,01 V. Câu 11: Một ống dây có hệ số tự cảm 0,1 H có dòng điện 200 mA chạy qua. Năng lượng từ tích lũy ở ống dây này là A. 2 mJ. B. 4 mJ. C. 2000 mJ. D. 4 J. Câu 12: Một ống dây 0,4 H đang tích lũy một năng lượng 8 mJ. Dòng điện qua nó là A. 2 A. B. 2 A. C. 4 A. D. A. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA A C A D B B B B B B A B Tự luận: Bài 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4 s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống? ĐS: 0,05 (V). I(A) 5 O 0,05 t(s) O 0,05 t(s) Hình 5.35 Bài 2: Một ống dây dài 50 cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10 cm2 gồm 1000 vòng dây. Tính hệ số tự cảm của ống dây? ĐS: 2,51 (mH). Bài 3: Một ống dây được quấn với mật độ 2000 vòng/mét. Ống dây có thể tích 500 (cm3). Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ trên hình 5.35. Suất điện động tự cảm trong ống từ thời điểm 0,05 (s) về sau là bao nhiêu? ĐS: 0 (V). Bài 4: Một ống dây thẳng dài 20cm gồm 500 vòng dây, diện tích mổi vòng dây là 50 cm2. a. Tính độ tự cảm của ống dây khi bên trong ống dây là không khí?. b. Cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều từ 5(A) đến 1(A) trong khoảng thời gian 0,05(s). Hỏi suất điện động tự cảm có độ lớn là bao nhiêu? Chương VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Bài 26. KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 2: Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. tăng lần. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Câu 3: Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0. D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới. Câu 4: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ A. luôn nhỏ hơn góc tới. B. luôn lớn hơn góc tới. C. luôn bằng góc tới. C. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới. Câu 5: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với A. chính nó. B. không khí. C. chân không. D. nước. Câu 6: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc tới A. nhỏ hơn 300. B. lớn hơn 600. C. bằng 600. D. không xác định được. Câu 7: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là A. . B. C. 2. D. . Câu 8: Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị A. 400. B. 500. C. 600. D. 700. Câu 9: Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suất có cùng chiết suất. B. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt. D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương. Câu 10: Chiếu một tia sáng từ benzen có chiết suất 1,5 với góc tới 800 ra không khí. Góc khúc xạ là A. 410 B. 530. C. 800. D. không xác định được. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A D D A C C A A D D Tự luận: Bài 1: Một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất n = dưới góc tới i1 = 450. Tính góc khúc xạ r và góc lệch D? Bài 2*: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n = , sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Tính góc tới và góc khúc xạ khi đó? Bài 3*: Cho chiết suất của nước là n = . Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy một bể nước sâu 1,2 m theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’. Hỏi S’ nằm cách mặt nước bao nhiêu? ĐS: 90 cm. Bài 4*: Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 mm và độ cao mực nước trong bể là 60 cm, chiết suất của nước n = ¾ . Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng 30o so với mặt nước trong bể. Tính độ dài bóng đen tạo thành ở trên mặt nước và trên đáy bể. Bài 27. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn. C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 2: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra với hai điều kiện là: A. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần; B. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần; C. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần; D. Ánh sáng có chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. Câu 3: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là A. gương phẳng. B. gương cầu. C. cáp dẫn sáng trong nội soi. C. thấu kính. Câu 4: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Không thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ A. từ benzen vào nước. B. từ nước vào thủy tinh flin. C. từ benzen vào thủy tinh flin. D. từ chân không vào thủy tinh flin. Câu 5: Nước có chiết suất 1,33 .Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là A. 200. B. 300. C. 400. D. 500. Câu 6: Một nguồn sáng điểm được dưới đáy một bể nước sâu 1 m. Biết chiết suất của nước là 1,33. Vùng có ánh sáng phát từ điểm sáng ló ra trên mặt nước là A. hình vuông cạnh 1,33 m. B. hình tròn bán kính 1,33 m. C. hình vuông cạnh 1m. D. hình tròn bán kính 1 m. Câu 7: Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là: A. igh = 41048’. B. igh = 48035’. C. igh = 62044’. D. igh = 38026’. Câu 8: Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là: A. i ≥ 62044’. B. i < 62044’. C. i < 41048’. D. i < 48035’. Câu 9: Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới: A. i 420. C. i > 490. D. i > 430. Câu 10: Một miếng gỗ hình tròn, bán kính 4 (cm). Ở tâm O, cắm thẳng góc một đinh OA. Thả miếng gỗ nổi trong một chậu nước có chiết suất n = 1,33. Đinh OA ở trong nước, cho OA = 6 (cm). Mắt đặt trong không khí sẽ thấy đầu A cách mặt nước một khoảng lớn nhất là: A. OA’ = 3,64 (cm). B. OA’ = 4,39 (cm). C. OA’ = 6,00 (cm). D. OA’ = 8,74 (cm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A A C A D D B A C A Tự luận: Bài 1: Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, tính góc giới hạn phản xạ toàn phần? ĐS: 48035’. Bài 2: Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Hỏi góc tới i có điều kiện gì để không có tia khúc xạ trong nước? ĐS: i ≥ 62044’. Bài 3: Một thợ lặn ở dưới nước nhìn thấy mặt trời ở độ cao 60o so với đường chân trời. Tính độ cao thực tế của mặt trời so với đường chân trời. Biết chiết suất của nước là n = 4/3. ĐS: 48o. Bài 4: Một cái gậy dài 2m cắm thẳng đứng ở đáy hồ. Gậy nhô lên khỏi mặt nước 0,5m. Ánh sáng Mặt trời chiếu xuống hồ theo phương hợp với pháp tuyến của mặt nước góc 60o. Tìm chiều dài bóng của cây gậy in trên đáy hồ. ĐS: 2,15m Bài 5*: Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 (cm), chiết suất n = 4/3. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 (cm), nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Tính khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước? ĐS: 45 (cm). Chương VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC Bài 28. LĂNG KÍNH Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Lăng kính là một khối chất trong suốt A. có dạng trụ tam giác. B. có dạng hình trụ tròn. C. giới hạn bởi 2 mặt cầu. D. hình lục lăng. Câu 2: Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía A. trên của lăng kính. B. dưới của lăng kính. C. cạnh của lăng kính. D. đáy của lăng kính. Câu 3: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi A. Hai mặt bên của lăng kính. B. tia tới và pháp tuyến. C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính. D. tia ló và pháp tuyến. Câu 4: Công thức định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là A. D = i1 + i2 – A. B. D = i1 – A. C. D = r1 + r2 – A. D. D = n (1 –A). Câu 5: Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1 = 300 thì góc tới r2 = A. 150. B. 300 C. 450. D. 600. Câu 6: Khi chiếu ánh sáng đơn sắc qua lăng kính tiết diện là tam giác đều với góc tới i1 = 450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi đó là A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 7: Chiếu một tia sáng với góc tới 600 vào mặt bên môt lăng kính có tiết diện là tam giác đều thì góc khúc xạ ở mặt bên thứ nhất bằng góc tới ở mặt bên thứ hai. Biết lăng kính đặt trong không khí. Chiết suất của chất làm lăng kính là A. . B. . C. . D. . Câu 8: Chiếu một tia sáng dưới một góc tới 250 vào một lăng kính có có góc chiết quang 500 và chiết suất 1,4. Góc lệch của tia sáng ló ra khỏi lăng kính là A. 23,660. B. 250. C. 26,330. D. 40,160. Câu 9: Khi chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính có góc chiết quang 600, chiết suất 1,5 với góc tới i1 thì thấy góc khúc xạ ở mặt một với góc tới mặt bên thứ 2 bằng nhau. Góc lệch D giữa tia tới và tia khúc xạ qua lăng kính là A. 48,590. B. 97,180. C. 37,180. D. 300. Câu 10: Cho một lăng kính tiết diện là tam giác vuông cân chiết suất 1,5 đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc vuông góc với mặt huyền của tam giác tới một trong 2 mặt còn lại thì tia sáng A. phản xạ toàn phần 2 lần và ló ra vuông góc với mặt huyền. B. phản xạ toàn phần một lần và ló ra với góc 450 ở mặt thứ 2. C. ló ra ngay ở mặt thứ nhất với góc ló 450. D. phản xạ toàn phần nhiều lần bên trong lăng kính. Câu 11: Cho một lăng kính tiết diện là tam giác vuông cân chiết suất 1,5 đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt huyền của lăng kính. Điều kiện để tia sáng phản xạ toàn phần hai lần trên hai mặt còn lại của lăng kính và lại ló ra vuông góc ở mặt huyền là chiết suất của lăng kính. A. . B. . C. >1,3. D. > 1,25. Câu 12: Một lăng kính có góc chiết quang 60, chiết suất 1,6 đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên của lăng kính với góc tới rất nhỏ. Góc lệch cua tia sáng qua lăng kính là A. không xác định được. B. 60. C. 30. D. 3,60. Câu 13: Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng A. phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc. B. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ đều bị lệch. C. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ hội tụ tại một điểm. D. Làm cho ánh sáng qua máy quang phổ được nhuộm màu. Câu 14: Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là A. tam giác đều. B. tam giác cân. C. tam giác vuông. D. tam giác vuông cân. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA A D C A D A C A C A A D A D Tự luận: Bài 1: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A= 300. Tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính? ĐS: D = 150. Bài 2: Cho một tia sáng đơn sắc đi qua lăng kính có góc chiết quang A = 600 và thu được góc lệch cực tiểu Dm = 600. Tính chiết suất của lăng kính? ĐS: n = 1,51 Bài 3: Chiếu tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A, thì tia ló hợp với tia tới một góc lệch D = 300. Tính góc chiết quang của lăng kính? ĐS: A = 38016’. Bài 4: Chiếu tới mặt bên một lăng kính có tiết diện là tam giác đều, chiết suất một chùm sáng hẹp hợp với mặt bên lăng kính một góc 45o theo hướng từ đáy lên. a. Tính góc lệch của chùm tia sáng qua lăng kính. b. Nếu thay đổi góc tới thì góc lệch thay đổi như thế nào? Bài 5: Một lăng kính có tiết diện là tam giác vuông ABC có góc B = 60o, chiết suất n = 1,5. Chiếu một chùm tia hẹp đến mặt bên AB theo phương song song với cạnh huyền BC. Vẽ và xác định các góc khúc xạ ở các mặt phân cách. Bài 29. THẤU KÍNH MỎNG Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thấu kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi A. hai mặt cầu lồi. B. hai mặt phẳng. C. hai mặt cầu lõm. D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng. Câu 2: Trong không khí, trong số các thấu kính sau, thấu kính có thể hội tụ được chùm sáng tới song song là A. thấu kính hai mặt lõm. B. thấu kính phẳng lõm. C. thấu kính mặt lồi có bán kính lớn hơn mặt lõm. D. thấu kính phẳng lồi. Câu 3: Trong các nhận định sau, nhận định không đúng về ánh sáng truyền qua thấu kính hội tụ là: A. Tia sáng tới song song với trục chính của gương, tia ló đi qua tiêu điểm vật chính; B. Tia sáng đia qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính; C. Tia sáng đi qua quang tâm của thấu kính đều đi thẳng; D. Tia sáng tới trùng với trục chính thì tia ló cũng trùng với trục chính. Câu 4: Tro

File đính kèm:

  • docNgan hang cau hoi Vat ly 11.doc