Bài tập chủ đề 1: Cơ học

I- TỰ LUẬN:

Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ.

Câu 2: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nêu hai ví dụ về lực ma sát trượt.

Câu 3: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu công thức tính áp suất, tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

Câu 4: Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực ma sát lăn?

Câu 5: a) Khi nhúng vật vào trong chất lỏng.Hãy nêu điều kiện để vật nổi,vật chìm,vật lơ lửng trong chất lỏng.

 b) Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm.Tại sao?

 

docx4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chủ đề 1: Cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP Chủ đề 1: CƠ HỌC ! TỰ LUẬN: Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ. Câu 2: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào? Nêu hai ví dụ về lực ma sát trượt. Câu 3: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu công thức tính áp suất, tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức. Câu 4: Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Nêu 2 ví dụ về lực ma sát lăn? Câu 5: a) Khi nhúng vật vào trong chất lỏng.Hãy nêu điều kiện để vật nổi,vật chìm,vật lơ lửng trong chất lỏng. b) Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi nổi hay chìm.Tại sao? Câu 6 :Nêu cách biểu diễn véc tơ lực? 0/ Hãy biểu diễn lực kéo tác dụng lên một vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 1500N, tỷ xích 1cm ứng với 500N. Câu 7: Một học sinh đạp xe đều trong 1,5 giờ đi được 12 km. Nếu em đó đạp xe đều từ nhà đến trường hết 0,5 giờ thì quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km. Đáp số: 4 km. Câu 8: Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chạy trong 5 giờ. Trong 2 giờ đầu, ô tô chạy với vận tốc trung bình bằng 60 km/h, trong 3 giờ sau với vận tốc trung bình bằng 50 km/h. a. Tính vận tốc trung bình của ô tô trong suốt thời gian chuyển động. b. Tính lực kéo làm ô tô chuyển động đều theo phương nằm ngang. Biết cường độ lực cản lên ô tô bằng 0,1 trọng lượng của ô tô. Đáp số: a) 54 km/h , b) 1 500N. Câu 9: Một xe đạp chuyển động xuống dốc dài 120m trong thời gian 30s. Xuống hết dốc xe còn tiếp tục chuyển động thêm được quãng đường 30m trong 20s rồi dừng lại. a,Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường. b,Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường. Đáp số: a) Xuống dốc: v = 4 m/s , Hết dốc đi thêm với v = 1,5 m/s. b) v = 3 m/s Câu 10: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Hãy tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Đáp số: 200 000 Pa. Câu 11: Một người nặng 51 kg đứng thẳng trên mặt đất . Biết diện tích hai bàn chân tiếp xúc với mặt đất là 3 dm2. Tính áp suất của người đó tác dụng lên mặt đất khi : a)Người này đứng bằng hai chân ? b) Người này đứng bằng một chân? Đáp số: a) 17 000 Pa b) 34 000 Pa Câu 12: Biểu diễn trọng lực tác dụng vào vật hình tròn có khối lượng 50 kg được treo vào một sợi dây với tỉ xích 1cm ứng với 100 N Câu 13: Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 200m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3. a) Tính áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu? b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 10m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu? Đáp số: a) 2 060 000 Pa b) , P = 2 163 000 Pa. Câu 14: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong dầu. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3 và của dầu là 8000N/m3 Đáp số: Trong nước: 20N, Trong dầu: 16N Caâu 15: 1 vaät coù troïng löôïng laø 50N, khi nhuùng chìm vaät vaøo trong loøng chaát loûng thì chaát loûng taùc duïng leân vaät 1 löïc laø 60N. a/ Hoûi vaät noåi hay chìm? Vì sao? b/ Khi vaät ñaõ noåi yeân treân beà maët chaát loûng thì löïc ñaåy Aùcsimeùt taùc duïng leân vaät laø bao nhieâu? Đáp số: b) 50N Caâu 16: Một ñoaøn taøu döøng trong saân ga, löïc ma saùt giöõ ñoaøn taøu ñöùng yeân laø 20000N. Hoûi ñoù laø loaïi löïc ma saùt naøo? Muoán ñoaøn taøu chuyeån ñoäng thì taùc duïng löïc keùo coù ñoä lôùn baèng bao nhieâu? II: TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi: A. Vật đó không chuyển động. B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2. Đơn vị của áp suất là : A. N B. Pa C. J D. N/cm2 Câu 3. Áp lực là: A. Lực tác dụng lên mặt bị ép. B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. Lực tác dụng lên vật chuyển động. Câu 4. Phương án có thể giảm được ma sát là: A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. Câu 5. Lực là đại lượng véctơ vì: A. Lực có độ lớn, phương và chiều. B. Lực làm cho vật bị biến dạng. C. Lực làm cho vật thay đổi tốc độ. D. Lực làm cho vật chuyển động. Câu 6. Bạn Hà nặng 45 kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là: A. 45000 N/m2 B. 450000 N/m2. C. 90000 N/m2 D. 900000 N/m2 Câu 7. Một Ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yên B. Ô tô đứng yên C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên Câu 8. Câu nào dưới đây nói về tốc độ là không đúng? A.Tốc độ cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. B. Khi tốc độ không thay đổi theo thời gian thì chuyển động là không đều. C. Đơn vị của tốc độ phụ thuộc vào đơn vị thời gian và đơn vị chiều dài. D. Công thức tính tốc độ là v = s/t Câu 9. Tốc độ 36 km/h bằng giá trị nào dưới đây? A. 36 m/s B. 36 000 m/s C. 10 m/s D. 100 m/s Câu 10. Tốc độ nào sau đây không phải là tốc độ trung bình? A. Tốc độ của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng. B. Tốc độ của đoàn tàu từ lúc khởi hành tới khi ra khỏi sân ga. C. Tốc độ do tốc kế của ô tô đua chỉ khi ô tô vừa chạm đích. D. Tốc độ của viên đá từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Câu 11. Khi có các lực không cân bằng tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động của vật sẽ như thế nào? A. Không thay đổi B. Chỉ có thể tăng dần C .Chỉ có thể giảm dần D. Có thể tăng dần, hoặc giảm dần Câu 12. Lực ma sát nghỉ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây? A. Bánh xe ô tô trượt trên mặt đường khi ô tô phanh gấp. B. Hòm đồ bị kéo lê trên mặt sàn. C. Các bao tải hàng đặt trên băng tải nghiêng, đang cùng chuyển động với băng tải trong dây chuyền sản xuất. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Câu 13. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái? A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc. B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc. C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái. D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải. Câu 14. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây? A. Người đứng co một chân. B. Người đứng cả hai chân. C .Người ngồi cả hai chân. D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn. Câu 15. Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì nhận xét nào dưới đây đúng? A. Lực đẩy ácsimét bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. Lực đẩy ácsimét bằng trọng lượng của vật. C. Lực đẩy ácsimét lớn hơn trọng lượng của vật. D. Lực đẩy ácsimét nhỏ hơn trọng lượng của vật Câu 16. Cách làm thay đổi áp suất nào sau đây là không đúng? A. Tăng áp suất bằng cách tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Tăng áp suất bằng cách giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. C. Giảm áp suất bằng cách giảm áp lực và giữ nguyên diện tích bị ép. D. Giảm áp suất bằng cách tăng diện tích bị ép. Câu 17. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ. C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên. Câu 18. Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m1 = 2m2 được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi F1 là lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, F2 là lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng? A. F2 = 2F1 B. Fl = 2F2 C. Fl = F2 D. Fl = 4F2 Câu 19. Một vật có trọng lượng là 500 N, khi biểu diễn thì: A. Điểm đặt ở tâm vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 500N. B. Điểm đặt ở tâm vật, phương thẳng đứng, chiều dưới lên, độ lớn 500 N. C. Điểm đặt ở tâm vật, phương nằm ngang, chiều sang phải, độ lớn 500 N. D. Điểm đặt ở tâm vật, phương xiên, chiều sang phải từ dứơi lên, độ lớn 500 N. Câu 20. Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào đúng ? A. Người lái đò chuyển động so với dòng nước B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông C. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền D. Người lái đò đứng yên so với dòng nước Câu 21. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng? A. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia B. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật C. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy D. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy Câu 22. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp suất của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống C. Người đứng co một chân D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ Câu 23. Vật sẽ như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng ? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần. B. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi. C. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại. D. Vật đang chuyển động đều sẽ không còn chuyển động đều nữa. Câu 24. Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính áp suất chất lỏng? A. P = d.V. B. P = d.h. C. P = . D. v = . Câu 25. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều A. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống B. Chuyển động của chiếc thuyền trên dòng sông. C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ. D. Chuyển động của xe buýt từ Chợ Chu đi Thái Nguyên. Câu 26. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe. B. Ma sát khi đánh diêm. C. Ma sát khi dùng xe kéo một khúc cây mà khúc cây vẫn đứng yên. D. Ma sát giữa các viên bi với trục của bánh xe.

File đính kèm:

  • docxBT chu de 1 CO HOC .docx
Giáo án liên quan