Bài tập hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi hoá 10 phần phản ứng oxi hóa khử

1. a) Điều khẳng định sau đây có đúng không? Giải thích và cho ví dụ. “một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử nhất định xảy ra phản ứng oxi hoá khử”

b) Trong phản ứng oxi hoá - khử số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Cho 2 ví dụ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4663 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi hoá 10 phần phản ứng oxi hóa khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP HAY VÀ KHÓ BỒI DƯỠNG HSG HOÁ 10 PHẦN PƯ OXH - K Trần Mạnh Cường THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc 0915 380 737 1. a) Điều khẳng định sau đây có đúng không? Giải thích và cho ví dụ. “một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử nhất định xảy ra phản ứng oxi hoá khử” b) Trong phản ứng oxi hoá - khử số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Cho 2 ví dụ. 2. Các phản ứng hoá hợp, phản ứng phân tích, phản ứng thế trong hoá vô cơ, phản ứng thuỷ phân có phải là phản ứng oxi hoá - khử không? Cho ví dụ minh hoạ. 3. Phản ứng oxi hoá - khử, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch xảy ra theo chiều nào? Cho ví dụ. 4. Các chất sau có thể đóng vai trò là chất oxi hoá hay chất khử: Zn, S, S2-, Cl2, Cl-, FeO, SO2, Fe2+, Fe3+, Cu2+. Cho ví dụ minh hoạ. 5. a) cho phản ứng: 2RCHO + KOH RCOOK + RCH2OH Phản ứng này có chứng minh được anđehit(RCHO) vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử không? b) Cho phản ứng: 2CHCH CH2 = CH - CCH hay C2H2 C4H4 Phản ứng này có là phản ứng oxi hoá khử không? 6. Lấy ví dụ để chứng minh rằng trong phản ứng oxi hoá - khử, các axit có thể đóng vai trò là chất oxi hoá, chất khử hoặc chất môi trường. 7. Cho dãy sau: Zn2+/Zn, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá. a) Trong các kim loại trên kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối sắt (III), kim loại nào đẩy được sắt ra khỏi muối sắt (III). b) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2 có phản ứng xảy ra không? 8. Cân bắng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 K2SO4 + MnSO4 + H2O b) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O c) As2S3 + KClO4 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + KCl d) Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O e) M + HNO3 M(NO3)a + NxOy + H2O g) KMnO4 + FeCl2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + Cl2 + MnSO4 + K2SO4 + H2O h) Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O ( biết dhhNO, N2O/H2 =17) i) FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O k) FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NaOb + H2O l) C6H12O6 + KMnO4 + H2SO4 K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O m) C6H5CH3 + KMnO4 C6H5COOK + KOH + MnO2 + H2O n) R2(CO3)n + HNO3 R(NO3)m + NO + CO2 + H2O 9. Hoàn thành cácphản ứng oxi hoá - khử sau: a) FeCl2 + KMnO4 + HCl FeCl3 + MnCl2 + … b) CuS + HNO3 Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + … c) FeO + HNO3 NxOy + … d) KMnO4 + Na2SO3 + H2SO4 …+ …+ …+ … e) FeS2 + HNO3 NO + + … f) FeBr2 + KMnO4 + H2SO4 … 10*. Viết phương trình phản ứng khi cho dung dịch FeCl3 tác dụng với Na2CO3, NaOH, KI, H2S, Fe, Cu. Biết ion Fe3+ oxi hoá I- thành I2; S2- thành S. 11*. Cho x mol bột sắt vào dung dịch có y mol AgNO3 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch A và chất rắn B. Hỏi trong A, B có những chất gì, bao nhiêu mol(tính theo x, y)? 12*. Cho 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S phản ứng hết với dung dịch HNO3 tạo ra khí NO2 và dung dịch thu được chỉ có các muối sunfat. a) Viết và cân bằng PTPƯ xảy ra. b) Tính khối lượng hỗn hợp FeS2 và Cu2S ban đầu. 13*. Cho 0,5 mol bột Fe vào dung dịch có 0,8 mol HNO3 phản ứng tạo ra NO là sản phẩm khử duy nhất của . Sau khi phản ứng xong cô cạn hỗn hợp được chất rắn A, nung toàn bộ A trong chân không đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Tính khối lượng của A và B. 14*. Hãy chọn các chất sao cho khi tác dụng với 1 mol H2SO4 thì thu được a) 5,6 lít SO2 b) 11,2 lít SO2 c) 22,4 lít SO2 d) 33,6 lít SO2 biết thể tích khí đo ở đktc. 15*. Cho x mol Fe tác dụng với dung dịch chứa y mol HNO3 tạo ra khí NO và dung dịch D. Hỏi trong dung dịch D có những loại ion nào? Hãy thiết lập mối quan hệ giữa x và y để có thể tồn tại những ion đó. 16*. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đến dư Cu thấy có khí NO bay ra thu được dung dịch A và 1 phần Cu không tan. Nếu cho dung dịch HCl vào dung dịch A lại thấy có khí NO bay ra. Hãy viết phương trình phản ứng và giải thích? 17*. Tại sao có xem hai phản ứng sau đây chỉ là một FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O FeS + HNO3 Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO2 + H2O 18*. Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O CuSO4 + FeSO4 + H2SO4 (biết : = 1:1). Nhận xét về kết quả cân bằng nếu không biết tỉ lệ : . 19*. Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Zn và 0,02 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol HCl và 0,03 mol H2SO4 (loãng) phản ứng xong cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? 20*. Hoà tan 28,8 gam hỗn hợp bột Fe2O3 và Cu bằng dung dịch HCl dư(không có oxi), đến khi phản ứng hoàn toàn còn 6,4 gam Cu không tan. Tính số gam Fe2O3 và Cu trong hỗn hợp ban đầu. Gợi ý: 11*. Có phản ứng của Ag+ với Fe2+ 13*. Có phản ứng của Fe và Fe3+; nhiệt phân Fe(NO3)2 tạo ra Fe2O3; khi nung A có phản ứng của Fe với O2 . 15*. Chú ý các phản ứng thuỷ phân và sự chuyển dịch cân bằng hoá học 19*. Xét trường hợp HCl hết và trường hợp H2SO4 hết từ đó suy ra chỉ tính được khoảng xác định của số gam muối. 20*. Có phản ứng của Cu với Fe3+

File đính kèm:

  • docBAI TAP HAY VA KHO BOI DUONG HSG HOA 10 PHAN PU OXHK.doc