Bài tập môn Vật lý 10

Bài tập :

1. Một ôtô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 10s thì dừng hẳn.

 a. Lập phương trình vận tốc của ôtô.

 b. Tính vận tốc của xe sau khi hãm 5s.

 c. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian.

 d. Lập phương trình đường đi của ôtô.

 e. Tính đường đi của ôtô sau khi hãm 4s.

2. Cho phương trình tọa độ của một vật x = 10t – t2 – 20 (m,s)

 a. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của chuyển động.

 b. Nêu tính chất chuyển động.

 c. Lập công thức tính vận tốc và quãng đường vật đi được.

 d. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi đạt vận tốc 18km/h.

 e. Vẽ đồ thị vận tốc.

3. Một xe đang chạy thẳng đều với vận tốc 90km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, chạy thêm 100m thì đạt vận tốc 54km/h.

 a. Tính gia tốc của xe.

 b. Tính thời gian chuyển động cho đến khi dừng lại.

 c. Lập công thức tính vận tốc và công thức tính đường đi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Vật lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập : Một ôtô đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 10s thì dừng hẳn. a. Lập phương trình vận tốc của ôtô. b. Tính vận tốc của xe sau khi hãm 5s. c. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian. d. Lập phương trình đường đi của ôtô. e. Tính đường đi của ôtô sau khi hãm 4s. 2. Cho phương trình tọa độ của một vật x = 10t – t2 – 20 (m,s) a. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của chuyển động. b. Nêu tính chất chuyển động. c. Lập công thức tính vận tốc và quãng đường vật đi được. d. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi đạt vận tốc 18km/h. e. Vẽ đồ thị vận tốc. Một xe đang chạy thẳng đều với vận tốc 90km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, chạy thêm 100m thì đạt vận tốc 54km/h. a. Tính gia tốc của xe. b. Tính thời gian chuyển động cho đến khi dừng lại. c. Lập công thức tính vận tốc và công thức tính đường đi. d. Tính quãng đường xe chạy thêm từ lúc tắt máy đến lúc đạt vận tốc 18km/h. 4. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều. Sau khi đi 1km đạt vận tốc 10m/s. Tính tốc độ của đoàn tàu sau khi đi 9km. 5. Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Tàu chuyển động chậm dần đều và dừng hẳn sau khi chạy thêm 100m. Hỏi 10s sau khi hãm phanh tàu ở vị trí nào và vận tốc bằng bao nhiêu ? 6. Từ đỉnh A người ta thả một quả cầu không vận tốc đầu lăn nhanh dần đều xuống một máng nghiêng AB = 1m với gia tốc 0,5m/s2. Cùng lúc đó người ta đẩy quả cầu thứ hai từ chân dốc B đi lên có vận tốc đầu 2m/s và lên dốc chậm dần đều với gia tốc 50cm/s2. a. Viết phương trình tọa độ cho 2 quả cầu.(chọn gốc tọa độ ở A, trục tọa độ trùng với AB, chiều dương từ A đến B.) b. Hỏi sau bao lâu hai quả cầu gặp nhau ? c. Quãng đường mỗi quả cầu đi được cho đến khi gặp nhau 7. Một ôtô bắt đầu chuyển động trên đường thẳng. Sau 12,5s đạt vận tốc 90km/h. Sau đó xe chuyển động thẳng đều trong 25s. Giai đoạn kế xe tắt máy, từ lúc tắt máy ôtô còn đi thêm 125m sau đó mới dừng lại. a. Tính gia tốc của ôtô trong từng giai đoạn. b. Tính quãng đường ôtô đi : - Trong giai đoạn tăng tốc. - Trong giai đoạn chuyển động thẳng đều. c. Tính thời gian từ lúc tắt máy đến lúc dừng hẳn. d. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian. e. Tính vận tốc trung bình cho cả đoạn đường. 8. Cùng một lúc một ôtô và một xe đạp khởi hành từ hai điểm A, B cách nhau 120m và chuyển động cùng chiều. Ôtô bắt đầu rời bến chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4m/s2 đuổi theo xe đạp đang chuyển động đều. Sau 40s ôtô đuổi kịp xe đạp. Xác định vận tốc của xe đạp và khoảng cách 2 xe sau thời gian 60s. 9. Một ôtô bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ. Sau 10s đạt vận tốc 54km/h. Sau đó xe chuyển động thẳng đều trong 10s, rồi xe hãm phanh chuyển động chậm dần đều đi thêm 22,5 m sau đó mới dừng lại. a. Xác định gia tốc trong từng giai đoạn. b. Lập phương trình vận tốc của ôtô và vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian. c. Vẽ đồ thị gia tốc theo thời gian. d. Tính vận tốc trung bình cho cả đoạn đường. 10. Một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu vo = 18km/h. Trong giây thứ năm đi được một quãng đường là 5,45m. Tìm : a. Gia tốc của vật. b. Quãng đường vật đi sau 10s. 11. Một người ngồi trên xe trượt tuyết xuống một dốc dài 40m mất 10s khi tới chân dốc, sau đó xe đã trượt thêm 20m nữa trên đường nằm ngang mới dừng lại. Coi các chuyển động là biến đổi đều. Tính : a. Vận tốc tại chân dốc. Biết vận tốc lúc bắt đầu trượt dốc là 0. b. Gia tốc trên mỗi chặn đường. c. Thời gian chuyển động. d. Vẽ đồ thị vận tốc và gia tốc theo thời gian. 12. Trên đoạn đường thẳng S = 200m, một chất điểm chuyển động gồm ba giai đoạn liên tiếp nhau : Giai đoạn 1 : nhanh dần đều với vo = 0; gia tốc 2m/s2 trong thời gian t1 = 5s. Giai đoạn 2 : thẳng đều trong thời gian t2 = 12,5s. Giai đoạn 3 : chậm dần đều rồi dừng lại ở cuối đoạn đường. Tính quãng đường mà chất điểm đi được ở giai đoạn 3. Gia tốc và thời gian chuyển động ở giai đoạn 3. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường S. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian trong suốt thời gian chuyển động. 13. Một chiếc xe đua bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với vo = 0. Ở một thời điểm nào đó nó đạt vận tốc 30m/s và đi tiếp thêm 160m thì vận tốc của nó thành 50m/s. Hãy tính : a. Thời gian để đi trên đoạn đường 160m nói trên. b. Quãng đường xe đi được kể từ chỗ xuất phát đến nơi nó có vận tốc 30m/s. 14. Một xe đạp đang đi với vận tốc 10,8km/h thì xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc 0,3m/s2. Cùng lúc đó, một ôtô lên dốc với vận tốc ở chân dốc là 18km/h, đi được 120m thì vận tốc ôtô là 7m/s. Chọn gốc tọa độ ở chân dốc, chiều (+) là chiều chuyển động của ôtô. a. Tìm gia tốc của ôtô khi lên dốc. b. Biết dốc dài 640m. Lập phương trình chuyển động của xe đạp và ôtô. Suy ra vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau. Tìm quãng đường ôtô đi được từ chân dốc đến điểm gặp nhau. 15. Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất có vận tốc đầu là 18km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc là 20cm/s2. Người thứ hai có vận tốc đầu là 54km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc là 0,2m/s2. Khoảng cách giữa hai người là 130m. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đi được 1 đoạn đường dài bao nhiêu ? 16. Hai chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình tọa độ cho bởi : x1 = 2t + 0,2t2 và x2 = 80 – 4t với x(m); t(s). Tính : Thời gian và nơi gặp nhau. Khoảng cách giữa hai chất điểm sau 5s gặp nhau. Tọa độ của chất điểm thứ nhất lúc chất điểm thứ hai ở gốc tọa độ. v(m/s) t(s) 0 2 4 6 8 20 60 100 (1) (3) (2) 17. Một xe đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều sau 20s thì dừng hẳn. Trong thời gian đó xe chạy được 120m. Tìm vận tốc lúc xe bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe. 18. Chuyển động của 3 xe có các đồ thị vận tốc như hình vẽ. a. Tính gia tốc của từng xe từ đó nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe. b. Lập công thức tính vận tốc và quãng đường đi được cho từng xe. c. Tính quãng đường xe (1) đi trong giây đầu tiên. Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc vật khi chạm đất. ( Lấy g = 9,8m/s2). Một em bé đứng trên một tầng tháp cách mặt đất 45m, thả rơi một hòn đá. Lấy g = 10m/s2. Tìm : a. Thời gian từ lúc thả đến khi đá chạm đất. b. Vận tốc của đá khi vừa chạm đất. c. Quãng đường hòn đá đi được trong giây cuối cùng. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 9,8m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2. Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s2. Thời gian rơi là 5s. Hãy tính : a. Thời gian vật rơi 1m đầu tiên. b. Thời gian vật rơi 1m cuối cùng. Một hòn đá rơi tự do xuống một giếng mỏ. Sau khi rơi được 6s ta nghe tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s. Tính chiều sâu của giếng. Lấy g = 10m/s2. Hai viên bi nhỏ được thả rơi tự do từ cùng một độ cao. Bi A rơi sau bi B một thời gian 0,5s. Tính khoảng cách giữa hai bi sau một giây kể từ lúc bi A rơi. Cho g = 9,8m/s2. Một quả cầu nhỏ được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vo = 15m/s. Bỏ qua lực cản và lấy g = 10m/s2. a. Viết các phương trình vận tốc và tọa độ của quả cầu theo thời gian. b. Xác định vị trí và vận tốc quả cầu sau khi ném 2s. c. Quả cầu sẽ đạt độ cao tối đa là bao nhiêu ? d. Bao lâu sau khi ném, quả cầu rơi trở về mặt đất. Một vật nhỏ rơi tự do. Trong 2 giây cuối trước khi chạm đất vật rơi được những quãng đường lần lượt là 45m và 55m. Hãy tính : a. Gia tốc tơi tự do. b. Độ cao ban đầu. c. Thời gian rơi. d. Vẽ đồ thị vận tốc trong 7s đầu. Từ độ cao 10m, một vật nặng được ném lên phía trên với vận tốc ban đầu 5m/s. Chọn trục tọa độ Oy thẳng đứng hướng lên trên. a. Viết phương trình chuyển động của vật. b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian, đồ thị vận tốc - thời gian của vật. c. Mô tả chuyển động, nói rõ chuyển động là NDĐ hay CDĐ. d. Tính vận tốc của vật khi chạm đất. Một viên bi được ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vo = 20m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. a. Tính độ cao cực đại mà bi đạt tới. b. Tính khoảng thời gian giữa hai lần hòn bi đi qua điểm giữa của độ cao cực đại

File đính kèm:

  • docBTVL10.doc
Giáo án liên quan