Bài tập môn Vật lý 10 (nâng cao) - Chương II: Động lực học chất điểm

 Bài1

 Một vật chịu tác dụng của ba lực : F1=F2=100N , F3= 200N và ba véc tơ lực tương ứng lần lượt hợp với nhau góc 1200 trong một mặt phẳng.

 Hãy xác định lực tổng hợp của ba lực ấy

 Bài 2

 Để kéo một vật có trọng lượng100N trượt thẳng đều lên cao bằng mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 300 so với phương ngang . Người ta tác dụng lên nó lực hướng song song với phương ngang ( bỏ qua mọi ma sát )

 1)Xác định hướng và độ lớn của lực

 2)Xác định lực mà vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng

 và lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Vật lý 10 (nâng cao) - Chương II: Động lực học chất điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập chương II: động lực học chất điểm A. tổng hợp và phân tích lực . các định luật nưutơn Phần trắc nghiệm tự luận Bài1 Một vật chịu tác dụng của ba lực : F1=F2=100N , F3= 200N và ba véc tơ lực tương ứng lần lượt hợp với nhau góc 1200 trong một mặt phẳng. Hãy xác định lực tổng hợp của ba lực ấy Bài 2 Để kéo một vật có trọng lượng100N trượt thẳng đều lên cao bằng mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 300 so với phương ngang . Người ta tác dụng lên nó lực hướng song song với phương ngang ( bỏ qua mọi ma sát ) 1)Xác định hướng và độ lớn của lực 2)Xác định lực mà vật tác dụng lên mặt phẳng nghiêng và lực mà mặt phẳng nghiêng tác dụng lên vật Bài 3 ( 123/tr30/BTTNVL10) Một vật có trọng lượng 20 N treo trên dây như hình vẽ Tính lực căng của các dây AB và AC Bài4 ( 142/tr35/BTTNVL10) Một vật có khối lượng 4kg đang đứng yên thì bị một lực có độ lớn F= 6N tác dụng làm vật trượt không ma sát trên mặt bàn nằm ngang . Tính vận tốc của vật sau giây thứ năm kể từ khi vật bắt đầu bị lực tác dụng trong hai trường hợp sau 1)lực có hướng song song với phương ngang 2) Lực có hướng hợp với phương nằm ngang góc 300 Bài 5(145/tr35/BTTNVL10) Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì bị hãm phanh với một lực có độ lớn 2000N song song với phương chuyển động để chuyển động thẳng chậm dần đều cho tới khi dừng lại 1)Xác định hướng của lực hãm 2) Xác định thời gian hãm phanh để xe dừng lại 3) Xác định quãng đường xa nhất mà xe còn đi được từ khi hãm phanh cho tới khi dừng lại Bài 6( CLVL10) Hai xe lăn có khối lượng lần lượt là m1và m2 đang chuyển động cùng chiều trên một đường thẳng nằm ngang , với vận tốc tương ứng là v1=50cm/s , v2=150cm/s thì va vào nhau sau va chạm hai xe dính vào nhau và chuyển động vùng vận tốc 100cm/s ( Bỏ qua ma sát ) So sánh khối lượng của hai xe đó Bài 7( CLVL10) Hai viên bi có khối lượng m1 và m2 đang chuyển động thẳng đều ngược chiều trên một đường thẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn lần lượt v1=1m/s v2=0,5m/s thì va vào nhau, sau va chạm hai bi bị bật trở lại với vận tốc có độ lớn lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s .Biết m1=1kg. Tính m2 Bài 8 (2.7/tr21/BTVL10NC ) Một quả bóng có khối lượng m=0,2 kg bay với vận tốc 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15m/s . Khoảng thời gian va chạm bằng 0,05s .Xác định hướng và độlớn lực do tường tác dụng lên quả bóng ,coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng Bài 9 Có hai xe lăn A và B , Xe A có khối lượng m1xe B có khối lượng m2. Tại thời điểm t0=0 xe A đứng yên còn xe B chuyển động với vận tốc 2m/s Cần phải tác dụng vào A và B hai lực cùng chiều ,độ lớn bằng nhau và bằng bao nhiêu để sau 10 s vận tốc của xe A bằng vận tốc của xe B trong các trường hợp sau a) m1=1kg m2=2kg b) m1=2kg m2=1kg c) m1= m2 phần trắc nghiệm khách quan Câu 1 Có hai lực vuông góc với độ lớn lần lượt bằng 7N và 24N .Hợp lực của hai lực đó có độ lớn F bằng A. 31N B.25N C. 168N D.Khác A,B,C Câu 2 Vật ở trạng thái cân bằng khi A. Không có lực nào tác dụng lên vật B. Có lực tác dụng theo mọi hướng C.Hợp của các lực tác dụng lên vật bằng 0. D. Cả A, C đều đúng Câu 3 Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc thì chịu tác dụng của lực không đổi và duy trì . khi bị lực tác dụng chuyển động của vật là: A.Thẳng nhanh dần đều B. Thẳng chậm dần đều C. Tròn đều D. Không xác định được vì thiếu yếu tố Câu 4 Khi chịu tác dụng của các lực có hợp lực khác 0 thì vật chuyển động A. nhanh dần B. Chậm dần C. Tròn đều D. Cả A.B.C Câu 5 Lực và phản lực có A. Cùng tính chất B. cùng phương , ngược chiều , cùng độ lớn C. Không cân bằng D. Cả A,B, C Câu 6 Hai vật có khối lượng m1và m2 khi tương tác với nhau thì gia tốc mà chúng thu được do tương tác A. Tỉ lệ thuận với khối lượng B. Tỉ lệ nghịch với khối lượng C. Có giá trị bằng nhau D. Khác A,B C Tự chọn buổi II Phần tự luận Bài 1 Cho cơ hệ như hình vẽ Biết vật có khối lượng m=1kg AB= 0,8m , AC= 0,6 m , BC là mặt phẳng nghiêng Vật đứng yên trên BC . Coi giữa vật với BC có lực ma sát 1) Tính lực nén vuông góc do vật tác dụng tác dụng lên BC 2) Tính lực ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng 3) Xác định lực và phản lực trong tương tác giữa vật với mặt phẳng nghiêng Bài 2 Một người khối lượng m= 50kg , đứng trên thuyền có khối lượng m1=150kg. Người này dùng một dây nhẹ kéo thuyền thứ hai khối lượng m2= 250kg về phía mình . Lúc đầu hai thuyền đứng yên và cách nhau 9m , lực kéo ngang không đổi là 30N và lực cản của nước lên mỗi thuyền là 10N 1) Tính gia tốc của mỗi thuyền 2) Tính thời gian hai thuyền chạm nhau từ lúc bắt đầu kéo 3) Tính vận tốc của mỗi thuyền khi chạm nhau Bài 3 Một vật nhỏ có khối lượng 0,1 kg đựơc treo vào trần một toa tàu bằng sợi dây không giãn ,mảnh, không khối lượng , dài 1m. Khi tàu khởi hành rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường ray nằm ngang , thì người đứng trên sân ga nhìn thấy dây treo vật hợp với phương thẳng đứng góc 100. Bỏ qua ma sát và sức cản của không khí lên vật Tính gia tốc của đoàn tàu Bài 4 Người ta dùng một sợi dây mảnh không giãn ,không khối lượng Để kéo một vật có khối lượng 10kg lên cao, ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2.Biết vật chuyển động với gia tốc có độ lớn 1m/s2. Tính lực căng của dây tác dụng lên vật trong hai trường hợp sau 1) Kéo vật chuyển động lên theo phương thẳng đứng 2) Kéo vật trựơt thẳng lên theo một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 30ớsovới phương ngang và lực ma sát giữa vật với mặt trượt luôn có độ lớn bằng 0,1 lần trọng lượng của vật phần trắc nghiệm khách quan Lấy ba điểm A,B,C nằm trên cùng một đường thẳng đi qua tâm trái đất Điểm A nằm sâu trong lòng đất cách mặt đất độ sâu h , Điểm B nằm trên mặt đất , Điểm C nằm ngoài trái đất và cách mặt đất một độ cao h. Trong những kết luận sau về gia tốc rơi tự do ( g ) kết luận nào là đúng A. Cả ba điểm gia tốc g có cùng giá trị B. Điểm B có giá trị g lớn nhất C. Điểm B có giá trị g nhỏ nhất D. Không đủ điều kiện để kết luận Kiểm tra tự chọn-15 phút Họ tên lớp : Điểm : Phần A: trắc nghiệm khách quan ( Khoanh tròn vào lựa chọn đúng )- Mỗi câu 1điểm Câu1 Biểu thức của định luật II Niutơn A . F= m B. F=- k C. F1.2=- F2.1 D.F= Câu2 Điều kiện cân bằng của chất điểm là A. F= 0 B. F=ma C. D. Khác A,B, C Câu 3 Khi lực tác dụng lên một vật có hướng không thay đổi nhưng độ lớn tăng hai lần thì gia tốc của vật A. Tăng lần B. Giảm lần C. không đổi D. Tăng 2 lần Câu 4 Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc thì bị tác dụng thêm bởi lực có hướng ngược với thì A. Chuyển động nhanh dần B. Chuyển động chậm dần C. Lúc đầu chậm dần đều sau đó nhanh dần đều D. Chuyển động biến đổi đều Câu 5 Một vật bị ném lên cao theo phương xiên thì A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều C. Giai đoạn đầu chuyển động chậm dần và sau đó chuyển động nhanh dần Cho tới khi rơi xuống chạm đất D. Không xác định được vì chưa biết góc ném Phần tự luận Hai vật được coi là hai chất điểm, cách nhau một khoảng r= 10 km và có khối lượng lần lượt là : m1= 100 tấn , m2= 200 tấn . Lấy hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11Nm2/kg2 1) Tính lực hấp dẫn giữa hai vật đó 2) Tính gia tốc mà mỗi vật thu được do lực hấp dẫn giữa hai vật gây ra Kiểm tra tự chọn-15 phút Họ tên lớp : Điểm : Phần A: trắc nghiệm khách quan ( Khoanh tròn vào lựa chọn đúng )- Mỗi câu 1điểm Câu 1 Một vật bị ném từ trên cao xuống theo phương xiên thì A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động nhanh dần C. Giai đoạn đầu chuyển động chậm dần và sau đó chuyển động nhanh dần Cho tới khi rơi xuống chạm đất D. Không xác định được vì chưa biết góc ném Câu 2 Khi lực tác dụng lên một vật có hướng không thay đổi nhưng độ lớn tăng hai lần thì gia tốc của vật A. Tăng lần B. Giảm lần C. không đổi D. Tăng 2 lần Câu3 Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là : A . F= ma B. F=- k C. F1.2=- F2.1 D.F= Câu4 Điều kiện cân bằng của chất điểm là A. F= 0 B. F=ma C. D. Khác A,B, C Câu 5 Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc thì bị tác dụng thêm bởi lực có hướng cùng với thì A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều B. Chuyển động thẳng chậm dần C. Lúc đầu chậm dần đều sau đó nhanh dần đều D. Chuyển động biến đổi đều Phần tự luận ( 5 Điểm ) Hai vật được coi là hai chất điểm, cách nhau một khoảng r= 20 km và có khối lượng lần lượt là : m1= 300 tấn , m2= 200 tấn . Lấy hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11Nm2/kg2 1) Tính lực hấp dẫn giữa hai vật đó 2) Tính gia tốc mà mỗi vật thu được do lực hấp dẫn giữa hai vật gây ra Phần B Chuyển động của vật bị ném ( phương pháp tọa độ ) Bài 1 (7.6/155gtvàtnvl10) Từ một điểm cách mặt đất 80m, người ta ném một quả bóng theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20m/s . Lấy g= 10m/s2 .Bỏ qua lực cản của không khí 1) Viết phương trình tọa độ của quả bóng , xác định tọa độ của quả bóng sau 2s kể từ khi ném 2) Viết phương trình quĩ đạo của quả bóng và vẽ đồ thị mô tả quĩ đạo đó 3) Xác định tọa độ của điểm khi bóng bắt đầu rơi chạm đất Xác định vận tốc của bóng ngay trước khi nó chạm đất Bài 2( 2.26/Btvl10nc) Từ một điểm cách mặt đất 12m so với mặt đất ,người ta ném một vật lên cao theo phương xiên với vận tốc bân đầu v0 =15m/stheo phương hợp với phương nằm ngang góc 450. Bỏ qua lực cản của không khí tác dụng lên vật 1) Xác định phương chiều ,chiều , độ lớn của vận tốc của vật khi nó rơi chạm đất 2) Xác định tầm bay cao của vật so với điểm ném và so với mặt đất 3) Xác định tẫm bay xa của vật từ điểm ném đến điểm rơi ( Quãng đườngvật đi xa nhất theo phương nằm ngang ) 4) Vẽ quĩ đạo chuyển động của vật Bài3 ( CLVL10) Từ một điểm trên mặt đất cách chân tường 8m , một người ném một quả bóng lên điểm N nằm trên tường và cách chân tường 6m với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang góc . Lấy g=10m/s2 , bỏ qua lực cản của không khí 1) Tính giá trị vận tốc v0 2) Tính vận tốc của quả bóng khi nó bắt đầu chạm vào điểm Nvà cho biết tính chất của chuyển động khi đó Phần c : Vận dụng các định luật niutơn và các lực cơ học ( Phương pháp động lực học ) Bài 1 (2.21/23/BTVL10NC) Khoảng cách trung bình giữa tâm trái đất đến tâm mặt trăng bằng 6o lần bán kính trái đất , khối lượng của mặt trăng nhỏ hơn khối lượng trái đất 81 lần . Xác định vị trí của điểm N nằm trên đường thẳng nối tâm trái đất với tâm mặt trăng để tại đó lực hấp dẫn do trái đất và do mặt trăng tác dụng lên vật cân bằng Bài 2 (6.2/tr112/GTVTNVL10) Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính trái đất .cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0= 9,81m/s2 . Tính lực hấp dẫn giữa vật với trái đất Bài 3 Một vật có khối lượng 20kg nằm ở đáy của một giếng mỏ có độ sâu 2km so với mặt đất . Biết bán kính trái đất R=6400 km và khối lượng của trái đất là M=6.1024 kg và hằng số hấp dẫn G= 6,67. 1) Tính lực hấp dẫn giữa vật với trái đất 2) tính gia tốc rơi tự do của vật tại đó Bài 4 ( TD2.83.VL10NC) Một xe tải có khối lượng m1= 5tấn , dùng dây cáp có độ cứng k=2.106 N/m song song với phương nằm ngang để kéo một xe con có khối lượng m2= 1tấn, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang để sau 20s đi được quãng đường s=100m. coi hệ số ma sát giữa bánh của xe con với mặt đường luôn bằng 0,1. Lấy g=10m/s2 1) Tính lực ma sát tác dụng lên xe con 2) Tính gia tốc của xe con 3)Tính lực đàn hồi của dây cáp tác dụng lên xe con , và độ biến dạng của dây cáp đó Bài 5 (5.3.ÔTVL10) Có ba tấm gỗ hình hộp chữ nhật giống hệt nhau , đồng chất , có khối lượng m=5kg đặt chồng khít lên nhau và được đặt trên mặt bàn nằm ngang cũng bằng gỗ như vậy. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ với gỗ bằng 0,4. Để rút một trong ba tấm gỗ đó ra khỏi hai tấm còn lại , người ta tác dụng lên tấm đó một lực song song với mặt bàn . Lấy g=10m/s2 .tính lực nhỏ nhất cần tác dụng khi 1) Rút tấm 1 2) Rút tấm 2 3) Rút tấm 3 Bài 6 ( TD1/108/CLVL10) Để di chuyển một vật có khối lượng m=10kg, bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều trên mặt sàn nằm ngang với hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,1và g=10m/s2 . Người ta tác dụng lên vật lực . Biết lực có độ lớn F= 20N , luôn hợp với mặt sàn trượt của vật góc 300 Tính quãng vật trượt được trong 4s trong hai trường hợp sau 1) hướng lên 2) hướng xuống Bài 7 ( 6.2 CLVL10) Một thang máy có khối lượng m1= 450 kg chở một người có khối lượng m2=50kg chuyển động thẳng đi lên với đồ thị vận tốc thời gian như hình vẽ Lấy g= 10m/s2 Tính lực căng của dây cáp treo thang máy Tính lực ép của người lên sàn thang máy đối với từng giai đoạn chuyển động của thang máy Bài 8 Lấy toàn bộ đề của bài 7 . Nhưng với trường hợp thang máy Đi xuống Phương pháp giải bài toán bằng phương pháp động lực học * Người ta chia bài toán động lực học làm hai loại : Bài toán thuận và bài toán ngược Bài toán thuận :Xác định chuyển động khi biết trước các lực tác dụng Bài toán ngược: Xác định lực khi biết trước chuyển động * Phương pháp giải bài toán thuận Bước 1:Chọn hệ qui chiếu sao cho việc giải bài toán được đơn giản và viết dữ kiện bài toán Bước 2:Biểu diễn trên một hình các lực tác dụng vào vật (Coi là chất điểm ) Trong đó đặc biệt lưu ý đến lực phát động ( cùng chiều chuyển động )và lực cản ( Ngược chiều chuyển động ) Bước 3 :Xác định gia tốc của vật theo định luật II Niutơn ( Bằng viết phương trình động lực học ) viết dưới dạng hình chiếu lên các trục tọa độ Bước 4: Biết các điều kiện ban đầu có thể xác định được chuyển động của vật * Phương pháp giải bài toán ngược Bước 1: Chọn hệ qui chiếu sao cho giải bài toán đơn giản nhất Bước 2 : Xác định gia tốc căn cứ vào chuyển động đã cho Bước 3: Xác định hợp lực tác dụng theo định luật II Niutơn Bước 4: Biết hợp lực ta có thể xác định được các lực đã tác dụng vào vật Bài 9 ( TD3.112/BT CLVL10 NC) Một vật có khối lượng m đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 10m/s , thì trượt lên một cái dốc dài có góc nghiêng 300 so với phương ngang . Biết hệ số ma sát trựơt giữa vật với mặt phẳng nghiêng là 0,1 ( Coi ) . Lấy g=10m/s2 1) Xác định gia tốc của vật khi lên dốc 2) Xác định quãng đường lớn nhất mà vật trượt lên được theo mặt phẳng nghiêng 3) Khi lên đến điểm cao nhất vật có trượt xuống không ? Nếu trượt xuống thì vận tốc của vật ở chân dốc bằng bao nhiêu ? 4) Giả sử mặt phẳng nghiêng có chiều dài 20m. Để trượt lên hết dốc thì vận tốc của vật khi bắt đầu lên dốc phải có giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu Bài 10 Một người dùng một lò so có độ cứng k=800N/m để kéo một vật có khối lượng m=10kg, bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều từ chân dốc lên một chiếc dốc dài 20m , nghiêng góc 450 so với phương ngang hết 20s. Biết rằng trong suốt quá trình kéo lò so luôn bị dãn 10cm. Lấy g=10 m/s2, Hệ số ma sát giữa vật với mặt dốc là 1) Tính hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng nghiêng 2) Tính vận tốc của vật khi lên tới đỉnh của mặt phẳng nghiêng Bài 11( 6.19/BTCLVL10NC) Một lò xo có độ cứng k= 20 N/m) có một đầu gắn vào trần cố định , trục thẳng đứng , một đầu gắn với vật m=2kg đặt đứng yên trên bàn nằm ngang khi đó lò xo không biến dạng và có độ dài tự nhiên l0=20cm . lấy g=10m/s2 Kéo bàn chuyển động thẳng đều theo phương ngang thì thấy trục lò xo bị lệch đi một góc 300 so với phương thẳng đứng (Hvẽ ) Tính hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt bàn Bài 12 ( TD7. 121. BTCLVL10NC)- tương tự bài 2.37/BTVL10NC Một vận động viên đạp xe trên một vòng xiếc nằm trong mặt phẳng thẳng đứng có dạng hình tròn bán kính R=6,4m . ở nơi có gia tốc trọng trường g=10m/s2. Tính vận tốc tối thiểu của người đó để không bị rơi khi đi qua điểm cao nhất trong quĩ đạo . Bỏ qua sức cản của không khí Bài 13 (2.24.39/BTCLVL10NC) - Tương tự bài 2.38 /BTVL10NC Một vật có khối lượng m đặt trên mép một chiếc bàn nằm ngang hệ số ma sát giữa vật với mặt bàn là 0,4, Khoảng cách từ vật đến tâm quay R=0,4m . Lấy g=10m/s2 (H vẽ ) Hỏi bàn phải quay với tần số bằng bao nhiêu để vật có thể văng ra khỏi bàn Bài 14 ( 2.46/ÔTVL10) Một người đua xe đạp trên một đường tròn bán kính 45m , với tốc độ không đổi 15m/s . Để không bị ngã người đó và xe phải nghiêng góc so với phương thẳng đứng . Lấy g=10m/s2 . Tính góc nghiêng của người đó Bài 15 ( 2.45/39/ÔTVL10) Một vật có khối lượng m=50gam được buộc chặt vào đầu một sợi dây dài 1m . đầu đây còn lại được buộc vào đầu trục quay thẳng đứng . Cho trục quay đều thì dây treo vật tạo thành hình nón trong không gian , và dây treo vật tạo với phương thẳng đứng góc 600. Lấy g=10m/s2 1)Tính vận tốc của vật trên quĩ đạo và tần số quay của vật 2) Tính lực căng của dây treo vật Ngày soạn 1/12/07 G/V : Đỗ Quang Sơn Tự chọn buổi 3 Giải bài toán bằng phương pháp động lực học A.Mục tiêu H/s Hiểu được hai tình huống cơ bản trong bài tập về phương pháp động lực học Bài toán xuôi : Xác định tính chất của chuyển động khi biết trước các lực tác dụng lên vật Bài toán ngược : Biết tính chất của chuyển động xác định các lực tác dụng lên vật để từ đó h/s vận dụng phương pháp vào giả bài tập . Tiếp tục khắc sâu kiến thức về các định luật Niutơn và các lực cơ Rèn kĩ năng phân tích bài toán động lực học B. Chuẩn bị Giáo viên Nội dung phương pháp giải bài toán thuận và bài toán ngược . đề bài tập vận dụng H/sinh Ôn kĩ lí thuyết các định luật Niutơn và lực cơ C. Tiến trình dạy -học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sự chuẩn bị của h/s Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu h/s nêu biểu thức định luật I,II,III Niutơn . Định luật vạn vật hấp dẫn , định luật Húc , Công thức tính lực ma sát -. Nhận xét câu trả lời của h/s -Nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của g/v - Ôn tập lí thuyết có liên quan Hoạt động : Giới thiệu phương pháp giải bài toán động lực học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giới thiệu loại bài toán và phương pháp giải * Người ta chia bài toán động lực học làm hai loại : Bài toán thuận và bài toán ngược Bài toán thuận :Xác định chuyển động khi biết trước các lực tác dụng Bài toán ngược: Xác định lực khi biết trước chuyển động * Phương pháp giải bài toán thuận Bước 1:Chọn hệ qui chiếu sao cho việc giải bài toán được đơn giản và viết dữ kiện bài toán Bước 2:Biểu diễn trên một hình các lực tác dụng vào vật (Coi là chất điểm ) Trong đó đặc biệt lưu ý đến lực phát động ( cùng chiều chuyển động )và lực cản ( Ngược chiều chuyển động ) Bước 3 :Xác định gia tốc của vật theo định luật II Niutơn ( Bằng viết phương trình động lực học ) viết dưới dạng hình chiếu lên các trục tọa độ Bước 4: Biết các điều kiện ban đầu có thể xác định được chuyển động của vật * Phương pháp giải bài toán ngược Bước 1: Chọn hệ qui chiếu sao cho giải bài toán đơn giản nhất Bước 2 : Xác định gia tốc căn cứ vào chuyển động đã cho Bước 3: Xác định hợp lực tác dụng theo định luật II Niutơn Bước 4: Biết hợp lực ta có thể xác định được các lực đã tác dụng vào vật - Hướng dẫn học sinh cáh nhận biết loại bài và vận dụng phương pháp giải cho từng loại bài - Ghi nhớ cách phân loại bài tập và phương pháp giải Hoạt động 3: giải bài tập vận dụng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài 1 : - Giới thiệu nội dung đề bài ( TD3.112/BT CLVL10 NC) Một vật có khối lượng m đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc 10m/s , thì trượt lên một cái dốc dài có góc nghiêng 300 so với phương ngang . Biết hệ số ma sát trựơt giữa vật với mặt phẳng nghiêng là 0,1 ( Coi ) . Lấy g=10m/s2 1) Xác định gia tốc của vật khi lên dốc 2) Xác định quãng đường lớn nhất mà vật trượt lên được theo mặt phẳng nghiêng 3) Khi lên đến điểm cao nhất vật có trượt xuống không ? Nếu trượt xuống thì vận tốc của vật ở chân dốc bằng bao nhiêu ? - yêu cầu h/s thực hiện các thao tác để giải bài - Nhận xét kết quả bài giải của h.s Bài 2 Giới thiệu đề bài Một người dùng một lò so có độ cứng k=800N/m để kéo một vật có khối lượng m=10kg, bắt đầu trượt thẳng nhanh dần đều từ chân dốc lên một chiếc dốc dài 20m , nghiêng góc 450 so với phương ngang hết 20s. Biết rằng trong suốt quá trình kéo lò so luôn bị dãn 10cm. Lấy g=10 m/s2, Hệ số ma sát giữa vật với mặt dốc là 1) Tính hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng nghiêng 2) Tính vận tốc của vật khi lên tới cuối đoạn dóc - Yêu cầu h/s xác định loại bài và vận dụng công thức để giải bài - Nhận xét bài giả của h/s * Có thể giới thiệu một số đề trắc nghiệm khách quan để h/s làm -. Ghi nhận đề bài -. Xác định được đây là bài tón thuận +. Thực hiện các bước cơ bản để giải bài tập và tính được a=5,866m/s2 SMA X=8,523m +. Tính Px=5.m FMsN=0,866.m Khi lên tới điểm cao nhất vật đổi chiều chuyển động và trượt xuống với gia tốc a,=4,913m/s2 Khi tới chân dốc vận tóc của vật đạt v=9,15m/s thảo luận nhận xét bài làm của bạn ghi nhận kiến thức Ghi nhớ đề bài Nhận dạng đề bài - hiểu được đây là bài tón ngược - Thực hiện các thao tác cơ bản để tính được Fđ= 80N a= 0,1 m/s2 FMs= Fđ- Px= t .m.g. co s 450 để tính được v=2m/s Thảo luận ,nhận xét bài giải của bạn ghi nhận kiến thức Hoạt động 4: Củng cố vận dụng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Yêu cầu h/s nêu lại phương pháp giải hai loại bài toán cơ bản - nêu chú ý về một số trường hợp Mỗi phần của bài ứng với một loại bài cụ thể . Nhắc lại kiến thức củng cố lại nội dung bài học Hoạt động : hướng dẫn bài về nhà Hoạt động của thầy Hoạt động của trò yêu cầu h/s làm một số bài tập tương tự trong SBT Ghi nhớ bài về nhà

File đính kèm:

  • docBTVL-C2.doc
Giáo án liên quan