Bài tập môn Vật lý - Tiết 12: Ôn tập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Củng cố kiến thức cho học viên, giải các bài tập cơ bản.

- Ôn tập cho hv để kiểm tra 1 tiết.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

- Giúp học viên có khả năng suy luận lô gíc và giải các bài tập nâng cao.

3. Về thái độ:

- Giúp các em có thái độ nghiêm túc trong học tập và tác phong cần thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn vật lí.

- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.

 

docx4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Vật lý - Tiết 12: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/10/2010 Ngày dạy: 21/10/2010 Tiết 12 : ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức cho học viên, giải các bài tập cơ bản. - Ôn tập cho hv để kiểm tra 1 tiết. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. - Giúp học viên có khả năng suy luận lô gíc và giải các bài tập nâng cao. 3. Về thái độ: - Giúp các em có thái độ nghiêm túc trong học tập và tác phong cần thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn vật lí. - Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Về phương pháp: - Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: thuyết trình. - Sử dụng phương pháp dạy học trực quan (bằng thực nghiệm, bằng mô hình). 2. Về phương tiện dạy học – chuẩn bị của GV – chuẩn bị của HV: a. Về phương tiện dạy học: - Giáo án, sgk, phấn, thước kẻ, b. Chuẩn bị của GV: - Hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương 1. - Chữa bài tập. c. Chuẩn bị của HV: - Chuẩn bị đầy đủ bài tập ở nhà theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC: 1.Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số của học viên và ghi tên HV vắng mặt vào sổ đầu bài. Chia lớp thành từng nhóm từ 6 - 8 HV. 2. Kiểm tra bài cũ: - Sẽ kiểm tra trong quá trình học. 3. Ôn tập: Hoạt động 1 : Hệ thống lại các kiến thức của chương: Hoạt động của GV Hoạt động của HV Nội dung cần đạt LÝ THUYẾT: Chuyển động. Chất điểm. Quỹ đạo: Yêu cầu HV nêu khi nào vật chuyển động được coi là chất điểm? Hệ quy chiếu: GV yêu cầu HV đứng lên nêu cách chọn hệ quy chiếu. Tốc độ trung bình: GV yêu cầu HV nêu các dạng chuyển động đã được học (có 3 dạng chuyển động điển hình). HV trả lời yêu cầu của GV nêu rõ các đặc điểm của các dạng chuyển động, công thức tính quãng đường, pt chuyển động, công thức tính vận tốc. GV yêu cầu HV trả lời khái niệm rơi tự do, và các biểu thức có liên quan. Yêu cầu HV nêu CT tính tương đối của chuyển động. HV ghi đề mục vào vở. HV trả lời câu hỏi của GV HV đứng lên tại chỗ trả lời câu hỏi của GV. HV trả lời các câu hỏi của GV theo sgk. LÝ THUYẾT: Chuyển động. Chất điểm. Quỹ đạo: Hệ quy chiếu: Hệ tọa độ (vật làm mốc, hệ trục tọa độ) Tốc độ trung bình: vtb=st Vận tốc tức thời: Gia tốc: II.Các dạng CĐ đơn giản: III.Tính tương đối của CĐ: Công thức cộng vận tốc: v13=v12+v23 B. BÀI TẬP: Hoạt động 2: chữa bài tập: Hoạt động của GV Hoạt động của HV Yêu cầu HV làm các bài tập trắc nghiệm: BT 7(15), BT 9-10( 22), BT 7-8(26), BT 8-9-10(34) Chữa BT 11(34): Yêu cầu HV tóm tắt bài toán. Hướng dẫn HV giải BT: yêu cầu HV nhắc lại các công thức đã học ở bài chuyển động tròn đều. Áp dụng công thức để giải BT. Chữa BT 13/34 GV hướng dẫn học viên: Ta đã biết chu kì chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được 1 vòng. + Đối với kim phút, kim phút đi được 1 vòng hêt bao nhiêu phút? + Đối với kim giờ, kim giờ đi được 1 vòng hết bao nhiêu giờ? + Kim phút chuyển động tròn đều và có độ dài là 10cm=100mm nên độ dài kim phút chính là bán kính r1. + Tương tự, kim giờ có bán kính r2 GV yêu cầu HV tóm tắt BT. GV hướng dẫn HV tính : + Tốc độ góc của kim phút: ADCT: T1=2πω1→ω1=2πT1 = 0,00174 (rad/s). + Tốc độ dài của kim phút là: v1=ω1.r1= 0,00174.100 = 0,174 (mm/s). Yêu cầu HV tính ω2, v2 tương tự. HV trả lời câu hỏi của GV: Chữa BT 11(34): Tóm tắt: f = 400 vòng/phút = 6,67 vòng/s r = 0,8 m Tính: v=? ; ω=? Bài giải: + Tốc độ góc của 1 điểm trên đầu cánh quạt: Ta có: f=ω2π→ω=2π.f=41,89 (rad/s) + Tốc độ dài của 1 điểm trên đầu cánh quạt là: v=ω.r=41,89.0,8=33,5 (m/s) Chữa BT 13/34 HV nghe GV hướng dẫn và trả lời các câu hỏi của GV: + Kim phút đi được 1 vòng hết 60’=3600s→ gọi T1 là chu kì chuyển động của kim phút: T1=3600s. + Kim giờ đi được 1 vòng hết 12h=43200s→ gọi T2 là chu kì chuyển động của kim giây: T2= 43200s. HV nghe GV phân tích. Tóm tắt: r1=100 mm. r2=80 mm. T1=3600s. T2=43200s. Tính: ω1=? v1=? ω2=? v2=? + Tốc độ góc của kim giờ là: ω2=0,00145 (rad/s) + Tốc độ dài của kim phút là: v2= 0,0116 (mm/s) Hoạt động 3 : Củng cố bài, hướng dẫn học viên học tập ở nhà. - Hệ thống lại các phương pháp giải bài tập. - Nhắc học viên giờ sau kiểm tra 1 tiết. - HV lưu ý các phương pháp làm bài tập để giờ sau kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :

File đính kèm:

  • docxon tap.docx