Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 12

1. Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây:

 A. Bài ca Côn Sơn.

 B. Sau phút chia li.

 C. Sông núi nước Nam.

 D. Qua Đèo Ngang.

2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ?

 A. Thủ đô Hà Nội.

 B. Việt Bắc.

 C. Tây Bắc.

 D. Nghệ An.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3097 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12 ● CẢNH KHUYA ● RẰM THÁNG GIÊNG (NGUYÊN TIÊU) ● THÀNH NGỮ ● CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 1. Thể thơ của bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (chữ Hán) cùng thể thơ với bài thơ nào sau đây: A. Bài ca Côn Sơn. B. Sau phút chia li. C. Sông núi nước Nam. D. Qua Đèo Ngang. 2. Hai bài thơ miêu tả cảnh vật ở đâu ? A. Thủ đô Hà Nội. B. Việt Bắc. C. Tây Bắc. D. Nghệ An. 3. Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước. B. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Những năm tháng hòa bình ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp. D. Những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. 4. Vẻ đẹp hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya là: A. Sử dụng có hiệu quả phép so sánh và nhân hóa. B. Miêu tả âm thanh tinh tế và hình ảnh sinh động. C. Vận dụng sáng tạo những hình ảnh quen thuộc của Đường thi. D. Kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm trực tiếp. 5. Trong những cụm từ so sánh sau, cụm từ nào không phải so sánh với tiếng suối ? A. tiếng hát xa B. nước ngọc tuyền C. cung đàn cầm D. tiếng hạc bay qua. 6. Câu thơ cuối bài Rằm tháng giêng gợi nhớ đến câu thơ cuối trong bài thơ nào sau đây: A. Phong Kiều dạ bạc. B. Tĩnh dạ tứ. C. Hồi hương ngẫu thư. D. Vọng Lư sơn bộc bố. 7. Dòng nào sau đây dịch nghĩa cho câu thơ “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” ? A. Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất. B. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân. C. Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân. D. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. 8. Bài thơ nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có hình ảnh trăng: A. Tin thắng trận. B. Cảnh rừng Việt Bắc. C. Lên núi. D. Đi thuyền trên sông Đáy. 9. Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là: A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại. B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao. D. Gồm cả 3 ý trên. 10. Điền những cụm từ miêu tả trăng: mảnh gương thu, sáng như gương, vào cửa sổ, nhòm khe cửa vào những câu thơ sau: a) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng .................... ngắm nhà thơ. b) Trung thu vành vạnh ....................... c) Trung thu trăng................................... Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng. d) Trăng ...............................đòi thơ. Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. 11. Thành ngữ là: A. Một cụm từ có vần có điệu. B. Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. C. Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm. D. Một kết cấu chủ-vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 12. Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ ? A. Vắt cổ chày ra nước. B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. D. Lanh chanh như hành không muối. 13. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con. A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ. 14. Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau: a) An cư lạc nghiệp: ............................................................................................ b) Tóc bạc da mồi: .............................................................................................. c) Sông sâu nước cả: ........................................................................................... d) Lánh đục về trong: .......................................................................................... 15. Đặt câu với những thành ngữ trên: a) ......................................................................................................................... b) ......................................................................................................................... c) ......................................................................................................................... d) ......................................................................................................................... 16. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi ? A. Đeo nhạc cho mèo. B. Thầy bói xem voi. C. Đẽo cày giữa đường. D. Ếch ngồi đáy giếng. ● Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 17 – 20: Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội. [ ... ] Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ. Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: “Ước được nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan”. [ ... ] Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảm bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ. (Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn) 17. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận. 18. Nội dung của đoạn văn trên là: A. Bày tỏ những tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ. B. Kể lại nội dung bài thơ. C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ. D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 19. Tác giả đã dùng cách thể hiện gì để biểu đạt nội dung ? A. Trình bày cảm xúc trực tiếp B. Liên tưởng, tưởng tượng C. Suy ngẫm D. Cả 3 cách trên. 20. Câu văn nào sau đây trình bày ý theo lối liên tưởng ? A. Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. B. Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. C. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ. D. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

File đính kèm:

  • docBT trac nghiem NV7 tuan 12.doc