Bài tập tự luận ôn tập học kỳ I

Bài 1 :An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km).

An chuyển động với vận tốc V1 = 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút.

1. Tìm vận tốc chuyển động của Bình.

2. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ?

Bài 2 :Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A đi về B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h, một người đi xe đạp cũng xuất phát thừ A đi về B với vận tốc 12km/h.

1. Viết phương trình chuyển động của hai người.

2. Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km

Bài 3:Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph.

Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1= 18km/h và khi ngược dòng là v2 12km/h.

Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng.

Bài 4:Một người lái xuồng dự định mở máy cho xuồng chạy ngang một con sông rộng 240m theo phương vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng bị trôi theo dòng nước và sang đến bờ bên kia tại điểm cách bến dự định 180m và mất thời gian 1 phút. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.

Bài 5:Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều với gia tốc 2,5m/s2.

1. Lập công thức tính vận tốc tức thời.

2. Tính thời gian để xe dừng hẳn kể từ lúc hãm phanh.

3. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP TỰ LUẬN ễN TẬP HỌC KỲ I Bài 1 :An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km). An chuyển động với vận tốc V1 = 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút. 1. Tìm vận tốc chuyển động của Bình. 2. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ? Bài 2 :Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A đi về B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h, một người đi xe đạp cũng xuất phát thừ A đi về B với vận tốc 12km/h. 1. Viết phương trình chuyển động của hai người. 2. Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km Bài 3:Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết 2h30ph. Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1= 18km/h và khi ngược dòng là v2 12km/h. Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng. Bài 4:Một người lái xuồng dự định mở máy cho xuồng chạy ngang một con sông rộng 240m theo phương vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng bị trôi theo dòng nước và sang đến bờ bên kia tại điểm cách bến dự định 180m và mất thời gian 1 phút. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông. Bài 5:Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần đều với gia tốc 2,5m/s2. 1. Lập công thức tính vận tốc tức thời. 2. Tính thời gian để xe dừng hẳn kể từ lúc hãm phanh. 3. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian. Bài 6:Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều như sau: x = 5 - 2t + 0,25t2 (với x tính bằng mét và t tính bằng giây).Hãy viết phương trình vận tốc và phương trình đường đi của chuyển động này. Bài 7:Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ ba kể từ lúc bắt đầu chuyển động, xe đi được 5m. Tính gia tốc và quãng đường xe đi được sau 10s. Bài 8:Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và đi được quãng đường s trong t giây. Tính thời gian đi 3/4 đoạn đường cuối. Bài 9:Một vật chuyển động trên đoạn thẳng AB = 300m. Vật bắt đầu chuyển động không vận tốc đầu tại A và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2, tiếp theo chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1m/s và dừng lại tại B. 1. Tính thời gian đi hết đoạn AB. 2. Xác định vị trí của C trên AB mà tại đó vật bắt đầu chuyển động chậm dần đều. Bài 10:Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều không vận tốc đầu. Sau 2s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vật đi được 4m. Tìm quãng đường vật đi được trong giây thứ 5. Bài 11:Thả hai vật rơi tự do, một vật rơi xuống đến mặt đất mất thời gian gấp đôi vật kia. So sánh độ cao ban đầu của hai vật và vận tốc của chúng khi chạm đất. Bài 12:Thả rơi một vật từ độ cao h = 78,4m. Tính: 1. Quãng đường vật rơi được trong giây đầu tiên và trong giây cuối cùng của thời gian rơi. 2. Thời gian vật đi hết 19,6m đầu tiên và 19,6m cuối cùng.Lấy g = 9,8m/s2. Bài 13 :Gia tốc rơi tự do của một vật ở cách mặt đất một khoảng h là g = 4,9m/s2. Biết gia tốc rơi ở mặt đất là 9,8m/s2, bán kính Trái Đất là 6400km. Tìm độ cao h. Bài 14:Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất.Lấy g = 10m/s2. Tìm: 1. Quãng đường vật rơi được sau 2s 2. Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng. 3. Thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa khi vừa chạm đất Bài 15: Một hòn đá rơi tự do từ miệng một giếng sâu 50m. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc buông hòn đá, người quan sát nghe tiếng động (do sự và chạm giữa hòn đá và đáy giếng). Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Lấy g = 10m/s2. Bài 16:Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N. Bài 17:Tác dụng vào vật có khối lượng 4kg đang nằm yên một lực 20N. Sau 2s kể từ lúc chịu tác dụng của lực vật đi được quãng đường là bao nhiêu và vận tốc đạt được khi đó? Bài 18:Một chiếc xe có khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau đó 3s.Tìm quãng đường vật đã đi thêm được kể từ lúc hãm phanh. Biết lực hãm là 4000N. Bài 19:Một xe lăn có khối lượng m = 1kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Tác dụng vào xe một lực F nằm ngang thì xe đi được quãng đường s = 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên xe một vật có khối lượng m’= 0,25kg thì xe chỉ đi được quãng đường s’ bao nhiêu trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Bài 20:Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2. Khi ô tô có chở hàng hóa thì khởi hành với gia tốc 0,2m/s2.Hãy tính khối lượng của hàng hóa. Biết hợp lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều như nhau Bài 21:Một lò xo khi treo vật m1 = 200g sẽ dãn ra một đoạn l1 = 4cm. 1. Tìm độ cứng của lò xo, lấy g = 10m/s2. 2. Tìm độ dãn của lò xo khi treo thêm vật m2 = 100g. Bài 22:Có hai lò xo: một lò xo giãn 4cm khi treo vật khối lượng m1 = 2kg; lò xo kia dãn 1cm khi treo vật khối lượng m2 = 1kg. So sánh độ cứng hai lò xo. Bài 23:Một xe điện đang chạy với vận tốc 36km/h thì bị hãm lại đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt lên đường ray. Kể từ lúc hãm, xe điện còn đi được bao xa thì dừng hẳn ? Biết hệ số ma sát trượt giữa bành xe và đường ray là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2. Bài 24:Một xe ô tô khối lượng 1,2 tấn đang chạy với vận tốc 36km/h trên đường ngang thì hãm phanh chuyển động châm dần đều. Sau 2s xe dừng hẳn. Tìm : 1. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường. 2. Quãng đường xe đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh cho đên lúc dừng lại. 3. Lực hãm phanh.Lấy g = 10m/s2 Bài 25:Một đoàn tàu khối lượng 1000 tấn bắt đầu rời ga. Biết lực kéo của đầu máy 2.105N, hệ số ma sát lăn là 0,004. Tìm vận tốc đoàn tàu khi nó đi được 1km va thời gian để đạt được vận tốc đó. Lấy g = 10/s2. Bài 26:Một vật khối lượng 0,2kg trượt trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực F có phương nằm ngang, có độ lớn là 1N. 1. Tính gia tốc chuyển động không vận tốc đầu. Xem lực ma sát là không đáng kể. 2. Thật ra, sau khi đi được 2m kể từ lúc đứng yên, vật dạt được vận tốc 4m/s. Tính gia tốc chuyển động, lực ma sát và hệ số ma sát. Lấy g = 10m/s2. Bài 27:Một vật có khối lượng 60kg đặt trên sàn buồng thang máy. Tính áp lực của vật lên sàn trong các trường hợp: 1.Thang chuyển động xuống nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s 2. Thang chuyển động xuống chậm dần đều với gia tốc 0,2m/s2 3. Thang chuyển động xuống đều 4. thang rơi tự do.Lấy g = 10m/s2 Bài 28:Một vật trượt không vận tốc đầu đỉnh dốc nghiêng dài 8m, cao 4m. Bỏ qua ma sát. Lấy g= 10 m/s2. Hỏi 1. Sau bao lâu vật đến chân dốc? 2. Vận tốc của vật ở chân dốc. Bài 29:Giải lại bài toán trên khi hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k = 0,2. Bài 30:Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng dài 5m, nghiêng góc 300 so với phương ngang. Coi ma sát trên mặt nghiêng là không đáng kể. Đến chân mặt phẳng nghiêng, vật sẽ tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang trong thời gian là bao nhiêu ? Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là k = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Bài 31:Xe đang chuyển động với vận tốc 25m/s thì bắt đầu trượt lên dốc dài 50m, cao 14m. Hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,25. 1. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc. 2. Xe có lên hết dốc không ? Nếu xe lên được, tìm vận tốc xe ở đỉnh dốc và thời gian lên dốc Bài 32:Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu 20 m/s2. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. 1. Tìm độ cao và vận tốc của vật sau khi ném 1,5s. 2. Xác định độ cao tối đa mà vật có thể đạt được và thời gian vận chuyển động trong không khí . 3. Bao lâu sau khi ném, vật ở cách mặt đất 15m? Lúc đó vật đang đi lên hay đi xuống? Bài 33:Từ đỉnh tháp cao 25m, một hòn đá được ném lên với vận tốc ban đầu 5m/s theo phương hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc = 300.Lấy g = 10 m/s2 1. Viết phương trình chuyển động, phương trình quỹ đạo của hòn đá. 2. Sau bao lâu kể từ lúc ném, hòn đá sẽ chạm đất? 2 1 h Bài 34:Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0= m/s. Lấy g = 10m/s2. 1. Tính độ cao lớn nhất mà vật đạt được, nếu bỏ qua lực cản của không khí. 2. Nếu có lực cản không khí, coi là không đổi và bằng 5% trong lượng cảu vật thì độ cao lớn nhất mà vật đạt được và vận tốc chạm đất cảu vật là bao nhiêu? Bài 35: Cho cơ hệ như hình vẽ: m1=400 g; m2=600 g, hệ số ma sát trượt giữa vật 1 và mặt bàn là 0,2. Hai vật được thả ra cho chuyển động vào lúc vật 2 cách mặt đất một đoạn h=1m. 1) Tính gia tốc của mỗi vật 2) Tính lực căng của dây nối khi 2 vật đang chuyển động 3) Kể từ khi vật 2 chạm đất thì vật 1 còn chuyển động được 1 đoạn bao nhiêu? Bài 36:Cho cơ hệ như hình vẽ : m1=m2= 2 kg; hệ số ma sát trượt giữa hai vật với mặt sàn ngang là 0,2; g=10 m/s2. Tác dụng lực kéo F vào vật 1 để hệ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Tính F. Xét trong 2 trường hợp: 1) Lực kéo F nằm ngang 2) Lực F hướng lên hợp với mặt ngang 1 góc 300 -------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTL on tap HK I.doc