Bài tập về Mắt- Các tật của mắt và cách sửa

I. LÝ THUYẾT

1. Các đặc điểm của mắt

a, Sự điều tiết

- Là sự thay đổi độ tụ của thủy tinh thể (do đó thay đổi tiêu cự) để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.

b, Điểm cực cận Cc:

- Là điểm gần nhất trên trục chính, đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy rõ.

- Đặc điểm:

+ Mắt điều tiết tối đa.

+ fmin.

+ OCc = Đ: Gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất, có giá trị từ 10cm đến 25cm, lấy trung bình 25cm với mắt không tật.

c, Điểm cực viễn Cv:

- Là điểm xa nhất trên trục chính, đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy rõ.

- Đặc điểm:

+ Mắt không phải điều tiết.

+ Tiêu cự fmax .

+ Điểm cực viễn của mắt không tật Cv -> .

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Mắt- Các tật của mắt và cách sửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP VỀ MẮT- CÁC TẬT CỦA MẮT VÀ CÁCH SỬA I. LÝ THUYẾT 1. Các đặc điểm của mắt a, Sự điều tiết - Là sự thay đổi độ tụ của thủy tinh thể (do đó thay đổi tiêu cự) để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc. b, Điểm cực cận Cc: - Là điểm gần nhất trên trục chính, đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy rõ. - Đặc điểm: + Mắt điều tiết tối đa. + fmin. + OCc = Đ: Gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất, có giá trị từ 10cm đến 25cm, lấy trung bình 25cm với mắt không tật. c, Điểm cực viễn Cv: - Là điểm xa nhất trên trục chính, đặt vật tại đó mắt còn nhìn thấy rõ. - Đặc điểm: + Mắt không phải điều tiết. + Tiêu cự fmax . + Điểm cực viễn của mắt không tật Cv ->. d, Giới hạn nhìn rõ của mắt: - Là khoảng cách CcCv. e, Năng suất phân ly của mắt: - Gọi là góc trông vật. - Điều kiện nhìn rõ thấy vật AB: + AB [Cc;Cv] + ; với gọi là năng suất phân ly của mắt. 2. Các tật của mắt và cách sửa a, Tật cận thị - ĐN: Là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trước võng mạc. - Đặc điểm: + Khi không điều tiết: fmax > OV. + Không thể nhìn được rõ các vật ở xa vô cực. + Điểm cực cận và điểm cực viễn dời rất gần mắt. - Sửa tật cận thị: là làm cho mắt cận thị có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết. - Cách sửa: + Phẫu thuật giác mạc. + Đeo thấu kính phân kỳ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết => Ảnh hiện tại tiêu diện của kính Cv. (Công thức tính độ tụ của kính phải đeo để mắt cận thị nhìn rõ vật ở vô cực không phải điểu tiết). b, Tật viễn thị - ĐN: Là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm sau võng mạc. - Đặc điểm: + Khi không điều tiết: fmax <OV. + Khi nhìn các vật ở xa vô cực, mắt phải điều tiết . + Điểm cực cận và điểm cực viễn dời xa mắt. - Sửa tật viễn thị: + Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết. + Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt không tật (có điểm Cc cách mắt 25cm). - Cách sửa: + Phẫu thuật giác mạc. + Đeo thấu kính hội tụ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở gần như mắt không. c, Tật viễn thị - ĐN: Là mắt khi lớn tuổi có điểm cực cận lùi ra xa mắt do khả năng điều tiết giảm. - Đặc điểm: + Mắt vẫn nhìn được các vật ở vô cực mà không phải điều tiết (giống mắt không tật). + Điểm cực cận dời xa mắt (giống mắt viễn thị). - Sửa tật lão thị: Là làm cho mắt viễn thị có thể nhìn rõ các vật ở gần như mắt không tật (có điểm Cc cách mắt 25cm). - Cách sửa: + Đeo thấu kính hội tụ thích hợp sao cho nhìn rõ vật ở gần như mắt không (giống cách sửa tật viễn thị). * Chú ý: - Có thể đưa bài toán sửa tật của mắt về dạng bài toán hệ thấu kính ghép trong đó có một thấu kính là thủy tinh thể. - Với mỗi mắt, khoảng cách OV không thay đổi (có giá trị từ 1,5 đến 2,2cm). Ảnh sau cùng của vật tạo bởi hệ ghép tại điểm vàng V trên võng mạc. - Các khái niệm: + Điểm cực cận mới Cc' là vị trí đặt vật sao cho ảnh hiện lên tại điểm cực cận cũ Cc. + Điểm cực viễn mới Cv' là vị trí đặt vật sao cho ảnh hiện lên tại điểm cực viễn cũ Cc'. Bài 1: Mắt một người có giới hạn nhìn rõ từ 0,15m đến 0,5m. a, Mắt người này bị tật gì? b, Tính D của kính phải đeo (sát mắt) để khắc phục, xác định điểm Cc' mới khi đeo kính. c, Tính D của kính phải đeo (sát mắt) để nhìn rõ vật cách mắt 20m mà không phải điều tiết, xác định điểm Cc' mới khi đeo kính. d, Người này quan sát vật cao 4cm cách mắt 0,5m. Tính góc trông ảnh của vật qua mắt thường và mắt mang kính ở câu b. ĐS: b, D = -2dp b, OCc' = c, D = -1,95dp b, OCc' = d, 0,08rad Bài 2:Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 50cm. Mắt người này bị tật gì? Tính D của kính phải đeo để mắt nhìn rõ vật cách mắt gần nhất như mắt không tật? ĐS: D = 2dp Bài 3: Mắt một người có quang tâm cách võng mạc khoảng OV= 1,52cm. Tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,5m và f2 = 1,415cm. a, Xác định giới hạn nhìn rõ của mắt. b, Tính f và D của thấu kính phải ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực mà không phải điều tiết. c, Khi đeo kính, mắt nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? ĐS: a, CcCv = OCv - OCc = 114- 20,5 = 93,5cm. b, D = -0,88dp c, OCc' = 25cm Bài 4: Mắt bình thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng tụ số của thủy tinh thể thêm 1dp. a, Xác định điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. b, Tính D của kính đeo cách mắt 2cm để thấy vật cách mắt 25cm không phải điều tiết. HD a, b, Sơ đồ: Mắt không phải điều tiết: d2 = vô cùng => d1' = l - d2 = vô cùng; d1 = OA - OOk = 23cm => D = 4,35dp. Bài 5: Một người đứng tuổi nhìn rõ vật ở xa. Muốn nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính +2,5dp cách mắt 2cm. a, Xác định Cc và Cv của mắt. b, Nếu đeo kính sát mắt thì giới hạn nhìn rõ của mắt là bao nhiêu? HD a, Cv -> vô cùng vì mắt nhìn rõ vật ỏ xa. OkCc = -d1' = 200/3cm; OCc = 68,7cm b, Hệ thấu kính ghép sát gồm Kính-Thủy tinh thể tương đương với một thấu kính có tiêu cự: - Điểm cực cận mới là vị trí đặt vật cho ảnh tại điểm cực cận cũ của mắt: => OCc'= 25,3cm. - Điểm cực viễn mới là vị trí đặt vật cho ảnh tại điểm cực viễn cũ của mắt: => OCv' = 40cm Bài 6: Mắt cận thị có OCv = 20cm. a, Độ tụ của kính phải đeo bằng bao nhiêu để khắc phục tật này? b, Nếu sử dụng thấu kính phân kỳ có tiêu cự -15cm để đọc sách cách mắt 40cm mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt bao nhiêu? HD: a, D = -5dp b, Để mắt không phải điều tiết thì ảnh A'B' hiện tại Cv của mắt. OkCv = OCv - OkO = 20 - L; d = OkA = OA - OOk = 40 - L; d' = - OkCv = L - 20 Phương trình bậc 2 đối với L: ĐS: L = 10cm. Bài 8: Một mắt cận về già có điểm cực cận cách mắt 40cm và điểm cực viễn cách mắt 1m. a, Tính D của kính để mắt nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết. Kính đeo sát mắt. b, Tính D của kính để mắt nhìn rõ vật cách mắt ngắn nhất 20cm. Kính đeo sát mắt. c, Nếu sử dụng kính ở câu a để đọc sách cách mắt 20cm khi điều tiết tối đa phải gắn thêm vào phía dưới của kính 1 thấu kính hội tụ sao cho mắt nhìn qua cả hai thấu kính. Tính D của thấu kính phải ghép (kính đeo sát mắt). HD: a, D = -1dp b, Vật cách 20cm cho ảnh tại Cc => d = 20cm; d' = - OCc = -40cm => D = 2,5dp. c, Hai thấu kính ghép sát nhau tương đương với một thấu kính có độ tụ: D = D1 + D2; với D = 1,5dp; D1 = -1dp => D2 = 3,5dp Bài 9: Một mắt cận có OCv = 50cm. a, Tính D để mắt nhìn rõ không phải điều tiết một vật: - Ở vô cùng. - Cách mắt 10cm. b, Ghép sát hai kính trên và đeo thì đọc được sách cách mắt ít nhất 10cm. Tính khoảng nhìn rõ ngắn nhất và vị trí xa nhất mà mắt đọc được. Coi kính đeo sát mắt. HD a, D1 = -2dp Vật cách mắt 10cm mà không phải điều tiết=> ảnh tại Cv => d' = -50cm=> D = 8dp b, D = D1 + D2 = 6dp => f = 50/3cm Vật cách mắt ít nhất 10cm cho ảnh tại Cc=>d = 10cm; d' = -OCc=>OCc= -d = 25cm. Điểm xa nhất Cv' là vị trí cho ảnh tại Cv => d = ?; d' = -50cm; f = 50/3cm => OCv' = 12,5cm

File đính kèm:

  • docBai tap tu luan quang hocMat va cac tat.doc
Giáo án liên quan