Bản đối chiếu điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi 2003 và 2009 (sửa đổi)

Điều 1. Mục đích và yêu cầu của Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) Trung học chuyên nghiệp (THCN)

Hội thi GVDG THCN (gọi tắt là Hội thi) là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong các trường THCN và các cơ sở có đào tạo THCN (sau đây gọi tắt là các trường), được tổ chức theo định kỳ và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý giáo dục Trung ương hoặc địa phương.

1. Mục đích Hội thi

 a. Chọn ra GVDG các cấp, tạo điều kiện để các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy, những sáng kiến, kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học tốt để phổ biến, nhân rộng trong các trường và các cơ sở đào tạo THCN.

b. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, khuyến khích phong trào tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt của giáo viên trong đào tạo THCN.

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2234 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bản đối chiếu điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi 2003 và 2009 (sửa đổi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN ĐỐI CHIẾU ĐIỀU LỆ HỘI THI GVDG TCCN 2003 VÀ 2009 (SỬA ĐỔI) (Kèm theo Thông báo số 1, số /BGDĐT-GDCN ngày tháng 2 năm 2009) ĐIỀU LỆ HỘI THI GVDG THCN - 2003 ĐIỀU LỆ HỘI THI GVDG TCCN - 2009 (SỬA ĐỔI) Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục đích và yêu cầu của Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) Trung học chuyên nghiệp (THCN) Hội thi GVDG THCN (gọi tắt là Hội thi) là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong các trường THCN và các cơ sở có đào tạo THCN (sau đây gọi tắt là các trường), được tổ chức theo định kỳ và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý giáo dục Trung ương hoặc địa phương. 1. Mục đích Hội thi a. Chọn ra GVDG các cấp, tạo điều kiện để các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy, những sáng kiến, kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học tốt để phổ biến, nhân rộng trong các trường và các cơ sở đào tạo THCN. b. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, khuyến khích phong trào tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt của giáo viên trong đào tạo THCN. c. Đánh giá tình hình đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và chất lượng đào tạo THCN. 2. Yêu cầu Hội thi a. Hội thi phải đảm bảo tính thiết thực, lấy chất lượng làm chính, không chạy theo phong trào, hình thức. b. Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, động viên, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường và các cơ sở đào tạo THCN. c. Hội thi phải thực sự là ngày hội thể hiện tài năng sư phạm của giáo viên THCN và động viên được đông đảo giáo viên tham gia. Điều 1. Mục đích, yêu cầu của Hội thi giáo viên dạy giỏi (GVDG) trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) Hội thi GVDG TCCN (gọi tắt là Hội thi) là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trong các trường TCCN, các cơ sở có đào tạo TCCN (sau đây gọi chung là các trường đào tạo TCCN), được tổ chức theo định kỳ và đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan quản lý giáo dục Trung ương hoặc địa phương. 1. Mục đích a. Chọn ra GVDG các cấp, tạo điều kiện để các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy, những sáng kiến và kinh nghiệm làm đồ dùng dạy học tốt để phổ biến, nhân rộng trong các trường đào tạo TCCN. b. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, khuyến khích phong trào tự rèn luyện, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt của giáo viên trong việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không theo nhu cầu xã hội”. c. Đánh giá tình hình công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên và chất lượng đào tạo TCCN. 2. Yêu cầu a. Hội thi phải đảm bảo tính thiết thực, khách quan, trung thực, công bằng, lấy chất lượng, hiệu quả làm chính và có tác dụng giáo dục, động viên, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường đào tạo TCCN. b. Hội thi phải thực sự là ngày hội thể hiện năng lực chuyên môn, sư phạm và kỹ năng khác của giáo viên TCCN. c. Hội thi phải phản ánh được những chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về công tác dạy - học và động viên được đông đảo giáo viên tham gia. Điều 2. Các cấp Hội thi Hội thi GVDG THCN bao gồm: cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp toàn quốc. 1. Cấp cơ sở (cấp trường): được tổ chức mỗi năm một lần. 2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: được tổ chức ít nhất 2 năm 1 lần. 3. Cấp toàn quốc: được tổ chức 3 năm 1 lần. Điều 2. Các cấp Hội thi Hội thi GVDG TCCN bao gồm: cấp cơ sở, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh/thành phố) và cấp quốc gia. 1. Cấp cơ sở (cấp trường): được tổ chức mỗi năm một lần. 2. Cấp tỉnh/thành phố: được tổ chức ít nhất 2 năm 1 lần. 3. Cấp quốc gia: được tổ chức 4 năm 1 lần. Điều 3. Công nhận danh hiệu Giáo viên tham gia hội thi cấp nào, nếu đạt điểm số theo qui định của hội thi thì được công nhận và cấp giấy chứng nhận là GVDG cấp đó, cụ thể: 1. Cấp cơ sở: Hiệu trưởng nhà trường công nhận và cấp giấy chứng nhận. 2. Cấp tỉnh: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công nhận và cấp giấy chứng nhận. 3. Cấp toàn quốc: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT công nhận và cấp giấy chứng nhận. Điều 3. Công nhận danh hiệu Giáo viên tham gia Hội thi cấp nào, nếu đạt yêu cầu về điểm số theo qui định của Hội thi thì được công nhận và cấp giấy chứng nhận là GVDG cấp đó, cụ thể: 1. Cấp cơ sở: Hiệu trưởng nhà trường công nhận và cấp giấy chứng nhận. 2. Cấp tỉnh/thành phố: Giám đốc Sở GDĐT công nhận và cấp giấy chứng nhận. 3. Cấp quốc gia: Bộ trưởng Bộ GDĐT công nhận và cấp giấy chứng nhận. Chương II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ HỘI THI Chương II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ HỘI THI Điều 4. Nội dung, hình thức thi GVDG THCN 1. Nội dung thi Mỗi giáo viên dự thi thực hiện hai nội dung sau: - Thi giảng dạy; - Thi hiểu biết và ứng xử tình huống sư phạm. 2. Hình thức thi a. Giáo viên thực hiện một bài giảng tự chọn (lý thuyết hoặc thực hành) trong chương trình đào tạo THCN; b. Hình thức thi hiểu biết và ứng xử tình huống sư phạm do Ban Tổ chức Hội thi quyết định tuỳ theo mục đích, yêu cầu, nội dung và điều kiện tổ chức Hội thi. Điều 4. Nội dung, hình thức thi GVDG TCCN 1. Nội dung thi Mỗi giáo viên dự thi thực hiện ba nội dung sau: a. Thi giảng dạy: Nội dung bài giảng nằm trong chương trình đào tạo TCCN hệ chính quy; b. Thi hiểu biết; c. Thi ứng xử tình huống sư phạm. Tùy theo mục đích, yêu cầu, quy mô và điều kiện tổ chức Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi các cấp quyết định nội dung thi hiểu biết và ứng xử tình huống sư phạm. 2. Hình thức thi a. Thi giảng dạy: Mỗi giáo viên dự thi thực hiện một bài giảng tự chọn (lý thuyết hoặc thực hành); b. Thi hiểu biết: Thực hiện theo hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm. Tùy theo mục đích, yêu cầu, nội dung và điều kiện tổ chức Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi các cấp quyết định hình thức thi. c. Thi ứng xử tình huống sư phạm: Thực hiện theo hình thức thi vấn đáp. Giáo viên dự thi bốc thăm và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc phần thi giảng dạy. Điều 5. Điều kiện và đối tượng tham dự Hội thi GVDG THCN các cấp Tuỳ theo qui mô, yêu cầu, nội dung tổ chức Hội thi của các cấp, điều kiện và đối tượng tham dự Hội thi GVDG THCN như sau: 1. Cấp cơ sở Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy các bộ môn trong trường, có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt, được học sinh và đồng nghiệp thừa nhận, không vi phạm kỷ luật, có sức khoẻ, đều được đăng ký dự thi. 2. Cấp tỉnh Giáo viên dự thi phải hội đủ những điều kiện nói ở Khoản 1 và có ít nhất một lần đạt danh hiệu GVDG cấp trường. Mỗi trường (địa phương hoặc Trung ương) được thành lập một đội tuyển để tham dự và số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi qui định. 3. Cấp toàn quốc a. Giáo viên tham dự Hội thi cấp toàn quốc phải được lựa chọn từ những giáo viên xuất sắc nhất trong kỳ thi cấp tỉnh. Giáo viên đạt giải nhất Hội thi toàn quốc không được tham dự Hội thi toàn quốc lần kế tiếp. b. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập một đội tuyển và phải đăng ký với Ban tổ chức Hội thi toàn quốc theo qui định của Hội thi. Số lượng thành viên của mỗi đội tuyển tham dự Hội thi do Ban tổ chức Hội thi qui định theo nguyên tắc cân đối giữa số lượng trường và số lượng giáo viên trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 5. Điều kiện và đối tượng tham dự Hội thi GVDG TCCN các cấp Tuỳ theo qui mô, yêu cầu, nội dung tổ chức Hội thi của các cấp, điều kiện và đối tượng tham dự Hội thi GVDG TCCN như sau: 1. Cấp cơ sở Giáo viên tham gia giảng dạy chính thức tại trường của tất cả các bộ môn, có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và phẩm chất đạo đức tốt, được học sinh và đồng nghiệp thừa nhận, có sáng kiến trong quá trình dạy học, không vi phạm kỷ luật, có sức khoẻ, đều được đăng ký dự thi. 2. Cấp tỉnh/thành phố Giáo viên dự thi phải đạt giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Mỗi trường (kể cả các trường có đào tạo TCCN trực thuộc bộ ngành đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố) được thành lập một đội tuyển để tham dự Hội thi. Số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi qui định. 3. Cấp quốc gia a. Giáo viên tham dự Hội thi cấp quốc gia phải được lựa chọn từ những giáo viên xuất sắc nhất trong kỳ thi cấp tỉnh/thành phố. Giáo viên đã đạt giải nhất Hội thi cấp quốc gia không được tham dự Hội thi cấp quốc gia lần kế tiếp. b. Mỗi tỉnh/thành phố thành lập một đội tuyển và đăng ký với Ban tổ chức Hội thi cấp quốc gia theo qui định của Hội thi. Số lượng thành viên của mỗi đội tuyển tham dự Hội thi do Ban tổ chức Hội thi qui định theo nguyên tắc cân đối giữa số lượng trường và số lượng giáo viên trên địa bàn tỉnh/thành phố. Chương III. CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI THI Chương III. CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI THI Điều 6. Hội thi cấp cơ sở Hội thi cấp cơ sở do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trong việc xây dựng nội dung kế hoạch tổ chức Hội thi theo quy định tại Điều 12 của Điều lệ này. Điều 6. Hội thi cấp cơ sở Hội thi cấp cơ sở do nhà trường tổ chức. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi theo quy định tại Điều 12 của Điều lệ này. Điều 7. Hội thi cấp tỉnh Hội thi cấp tỉnh do Sở GD&ĐT tổ chức. Trước ngày tổ chức Hội thi 3 tháng, Sở GD&ĐT thông báo bằng văn bản cho các trường THCN và các cơ sở có đào tạo THCN về kế hoạch tổ chức Hội thi theo những nội dung qui định tại Điều 12 của Điều lệ này. Điều 7. Hội thi cấp tỉnh/thành phố Hội thi cấp tỉnh/thành phố do Sở GDĐT tổ chức. Trước ngày tổ chức Hội thi 3 tháng, các Sở GDĐT thông báo bằng văn bản cho các trường đào tạo TCCN trên địa bàn tỉnh/thành phố về kế hoạch tổ chức Hội thi theo những nội dung qui định tại Điều 12 của Điều lệ này. Điều 8. Hội thi cấp toàn quốc 1. Hội thi cấp toàn quốc do Bộ GD&ĐT chủ trì tổ chức. Trước ngày tổ chức Hội thi toàn quốc 4 tháng, Bộ GD&ĐT thông báo bằng văn bản cho các sở GD&ĐT, các trường THCN và các cơ sở có đào tạo THCN về kế hoạch tổ chức Hội thi theo những nội dung qui định tại Điều 12 của Điều lệ này. 2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào thông báo của Bộ GD&ĐT để thành lập đoàn giáo viên tham dự Hội thi toàn quốc (bao gồm giáo viên trong đội tuyển dự thi; cán bộ quản lý và giáo viên được cử đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong Hội thi). 3. Danh sách các đoàn tham dự Hội thi (theo tỉnh, thành phố) và các hồ sơ theo qui định của Ban Tổ chức Hội thi phải được gửi về Ban Tổ chức 2 tháng trước ngày khai mạc Hội thi toàn quốc. Điều 8. Hội thi cấp quốc gia 1. Hội thi cấp quốc gia do Bộ GDĐT chủ trì tổ chức. Trước ngày tổ chức Hội thi cấp quốc gia 4 tháng, Bộ GDĐT thông báo bằng văn bản cho các Sở GDĐT, các trường đào tạo TCCN về Kế hoạch tổ chức Hội thi theo những nội dung qui định tại Điều 12 của Điều lệ này. 2. Các tỉnh/thành phố căn cứ vào thông báo của Bộ GDĐT để thành lập đoàn giáo viên tham dự Hội thi cấp quốc gia (bao gồm giáo viên trong đội tuyển dự thi; cán bộ quản lý và giáo viên được cử đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong Hội thi). 3. Danh sách các đoàn tham dự Hội thi (theo tỉnh/thành phố) và các hồ sơ theo qui định của Ban Tổ chức Hội thi phải được gửi về Ban Tổ chức 2 tháng trước ngày khai mạc Hội thi cấp quốc gia. Điều 9. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Tổ chức Hội thi Lãnh đạo của các cấp Hội thi ra quyết định thành lập Ban Tổ chức Hội thi 1. Thành phần Ban tổ chức Hội thi gồm: Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các thành viên khác. a. Trưởng ban: - Cấp cơ sở: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo được Hiệu trưởng uỷ quyền. - Cấp tỉnh: Giám đốc Sở GD&ĐT hoặc Phó giám đốc Sở phụ trách đào tạo THCN được Giám đốc Sở uỷ quyền. - Cấp toàn quốc: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT hoặc Vụ trưởng được Thứ trưởng uỷ quyền. b. Phó trưởng ban: - Cấp cơ sở: Phó hiệu trưởng hoặc Trưởng phòng Đào tạo được Phó hiệu trưởng uỷ quyền. - Cấp tỉnh: Phó giám đốc Sở GD&ĐT (hoặc Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp được Phó giám đốc Sở GD&ĐT uỷ quyền) và Hiệu trưởng trường đăng cai. - Cấp toàn quốc: 01 đồng chí Lãnh đạo cấp Vụ - Bộ GD&ĐT, 01 đồng chí Lãnh đạo cấp Sở GD&ĐT tỉnh đăng cai và Hiệu trưởng trường đăng cai tổ chức Hội thi. 2. Các thành viên Ban Tổ chức Hội thi phải là những nhà sư phạm, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, các chuyên gia hoặc giáo viên có uy tín, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để điều hành và thực hiện nhiệm vụ của Hội thi. 3. Ban Tổ chức Hội thi cấp nào chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và điều hành toàn bộ Hội thi cấp đó theo qui định của Điều lệ này. Nội dung công việc gồm: a. Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi và gửi thông báo về kế hoạch và những nội dung cần thiết khác cho các đơn vị được mời tham dự Hội thi. b. Tổ chức triển khai kế hoạch Hội thi theo đúng qui định của điều lệ. c. Xây dựng kế hoạch về trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ cần thiết, đồng thời đảm bảo điều kiện, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và an toàn cho Hội thi. d. Soạn thảo chương trình hoạt động, nội qui và lịch thi của Hội thi. đ. Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi. e. Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thi và các hoạt động khác. 4. Ban tổ chức Hội thi tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng ban Tổ chức Hội thi a. Trưởng ban Tổ chức Hội thi có trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban Giám khảo, Ban Thư ký (tuỳ theo tình hình cụ thể của các cấp Hội thi có thể thành lập Tiểu ban Cơ sở vật chất - Phục vụ nếu cần). Các ban này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Tổ chức Hội thi theo chức trách được phân công. b. Trưởng ban Tổ chức Hội thi quyết định khung điểm đoạt giải và cơ cấu giải thưởng để trao các giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho giáo viên dự thi. c. Trưởng ban Tổ chức Hội thi có quyền quyết định cuối cùng trong việc điều chỉnh, bổ sung nội dung thi trong trường hợp đặc biệt và quyết định tước bỏ quyền dự thi của thí sinh, quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những qui định của Điều lệ Hội thi THCN. 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Ban Tổ chức Hội thi Phó trưởng ban Tổ chức Hội thi giúp Trưởng ban Tổ chức Hội thi theo nhiệm vụ được phân công và thay thế Trưởng ban Tổ chức Hội thi giải quyết công việc khi Trưởng ban Tổ chức Hội thi uỷ quyền. Điều 9. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tổ chức Hội thi 1. Thành phần a. Trưởng ban - Cấp cơ sở: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo được Hiệu trưởng uỷ quyền. - Cấp tỉnh/thành phố: Giám đốc Sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc Sở phụ trách đào tạo TCCN được Giám đốc Sở ủy quyền. - Cấp quốc gia: Thứ trưởng Bộ GDĐT hoặc Vụ trưởng Vụ quản lý chuyên môn được Thứ trưởng uỷ quyền. b. Phó trưởng ban - Cấp cơ sở: Phó Hiệu trưởng hoặc Trưởng phòng Đào tạo được Phó Hiệu trưởng uỷ quyền. - Cấp tỉnh/thành phố: Phó Giám đốc Sở GDĐT hoặc Trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp Sở GDĐT được Phó Giam đốc Sở ủy quyền và Hiệu trưởng trường đăng cai địa điểm tổ chức Hội thi. - Cấp quốc gia: Lãnh đạo cấp Vụ, Cục - Bộ GDĐT, Lãnh đạo cấp Sở GDĐT tỉnh đăng cai tổ chức Hội thi. c. Thành viên Ban Tổ chức Hội thi Các cán bộ quản lý giáo dục (Bộ, Sở, Trường); các giáo viên có uy tín, kinh nghiệm, đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; cán bộ Phòng Kế hoạch Tài chính của Sở, Trường; cán bộ hành chính của Trường hoặc Trường đăng cai tổ chức Hội thi để điều hành, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, phục vụ, bảo vệ và thực hiện nhiệm vụ của Hội thi. Số lượng người tham gia Ban Tổ chức Hội thi do Trưởng Ban Hội thi các cấp quy định tùy theo quy mô tổ chức Hội thi. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn a. Ban Tổ chức Hội thi Ban Tổ chức Hội thi cấp nào chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và điều hành toàn bộ Hội thi cấp đó theo qui định của Điều lệ này. Nội dung công việc gồm: - Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi, gửi thông báo về kế hoạch và những nội dung cần thiết khác cho các đơn vị được mời tham dự Hội thi. - Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thi và các hoạt động khác. - Tổ chức triển khai kế hoạch Hội thi theo đúng qui định của Điều lệ. - Xây dựng kế hoạch về trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện, dụng cụ cần thiết, đồng thời đảm bảo điều kiện, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và an toàn cho Hội thi. - Soạn thảo chương trình hoạt động, nội qui và lịch thi của Hội thi. - Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi. b. Trưởng ban Tổ chức Hội thi - Có trách nhiệm điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Giám khảo (tùy theo tình hình cụ thể của các cấp Hội thi có thể thành lập Tiểu ban Cơ sở vật chất - Phục vụ nếu cần). Các ban này làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng ban Tổ chức Hội thi theo chức trách được phân công. - Quyết định khung điểm và cơ cấu giải thưởng cho tập thể hoặc cá nhân tham gia dự thi. - Có quyền quyết định cuối cùng trong việc điều chỉnh, bổ sung nội dung thi trong trường hợp đặc biệt và quyết định tước bỏ quyền dự thi của giáo viên và quyền chấm thi của giám khảo nếu vi phạm những qui định của Điều lệ Hội thi TCCN. c. Phó trưởng Ban Tổ chức Hội thi Phó trưởng ban Tổ chức Hội thi giúp Trưởng ban Tổ chức Hội thi theo nhiệm vụ được phân công và thay thế Trưởng ban Tổ chức Hội thi giải quyết công việc khi Trưởng ban Tổ chức Hội thi uỷ quyền. Điều 10. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Thư ký Hội thi 1. Thành phần của Ban Thư ký Hội thi gồm: - Trưởng Ban Thư ký (cử một trong những thành viên của Ban Tổ chức Hội thi kiêm nhiệm); - Các thành viên (gồm thư ký tổng hợp của Hội thi và thư ký các Tiểu ban Giám khảo). 2. Ban Thư ký là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và có nhiệm vụ: a. Giúp Trưởng ban Tổ chức Hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban Tổ chức, dự thảo các văn bản cần thiết để tổ chức, chỉ đạo và triển khai Hội thi. b. Giới thiệu những người đủ năng lực để tham gia Ban Giám khảo và làm tờ trình đề nghị Trưởng ban Tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Ban Giám khảo. c. Liên hệ và giải quyết các yêu cầu với đơn vị tham dự Hội thi. d. Nhận, bảo quản hồ sơ dự thi của các đơn vị, cá nhân dự thi. đ. Lưu giữ các tài liệu phục vụ Hội thi. e. Viết báo cáo tổng kết Hội thi. g. Tuyệt đối không để lộ mọi thông tin về giáo án, đáp án, kết quả chấm thi và xếp giải của Hội thi. Điều 10. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký Hội thi 1. Thành phần - Trưởng Ban Thư ký: Do Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Tổ chức Hội thi kiêm nhiệm. - Các thành viên. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn a. Ban Thư ký Hội thi là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Coi thi và Ban Đề thi. b. Giúp Trưởng ban Tổ chức Hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban Tổ chức, Ban Coi thi và Ban Giám khảo; dự thảo các văn bản cần thiết để tổ chức, chỉ đạo và triển khai Hội thi. c. Giới thiệu những người đủ năng lực để tham gia Ban Giám khảo và làm tờ trình đề nghị Trưởng ban Tổ chức Hội thi ra quyết định thành lập Ban Giám khảo. d. Liên hệ và giải quyết các yêu cầu với đơn vị tham gia Hội thi. đ. Nhận, bảo quản hồ sơ dự thi của các đơn vị, cá nhân dự thi và lưu giữ các tài liệu phục vụ Hội thi. e. Quản lý, phân phối các giáo án bài giảng dự thi, biểu mẫu chấm thi và tài liệu cần thiết cho các Trưởng tiểu ban Giám khảo trong quá trình tổ chức chấm thi. g. Xử lý, thống kê kết quả chấm thi của các Tiểu ban, tổng hợp kết quả chấm thi của Hội thi (sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp) và báo cáo kết quả chấm thi cho Trưởng ban Giám khảo. k. Viết báo cáo tổng kết Hội thi. l. Bảo mật đề thi và tuyệt đối không để lộ mọi thông tin về giáo án, đáp án, kết quả chấm thi và xếp giải của Hội thi. Điều 11. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Đề thi 1. Thành phần - Trưởng Ban Đề thi: Do Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội thi hoặc thành viên của Ban Tổ chức Hội thi kiêm nhiệm. - Các thành viên: Tùy theo số lượng đề thi của phần thi hiểu biết và ứng xử tình huống sư phạm, Trưởng Ban Đề thi chỉ định Trưởng môn thi và các thành viên Ban Đề thi. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn a. Ban Đề thi - Giúp Trưởng Ban Tổ chức Hội thi xác định yêu cầu ra đề thi, tổ chức biên soạn đề thi, đáp án, thang điểm, hướng dẫn chấm thi, in, đóng gói, bảo quản và bàn giao cho Ban Coi thi sử dụng đề thi theo quy định của từng cấp Hội thi. - Ban Đề thi làm việc theo nguyên tắc độc lập và trực tiếp giữa Trưởng ban Đề thi với từng Trưởng môn thi, không làm việc tập thể toàn Ban. b. Trưởng ban Đề thi - Lựa chọn người tham gia Ban Đề thi và tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác đề thi theo quy định của từng cấp Hội thi. - Xét duyệt, quyết định chọn đề thi chính thức, đề thi dự bị, xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về đề thi và chịu trách nhiệm trước Ban Tổ chức Hội thi về chất lượng chuyên môn, phản biện, bảo mật đề thi và các công việc liên quan đến đề thi. c. Trưởng môn thi - Nắm vững, quán triệt đầy đủ yêu cầu của việc ra đề thi và dự kiến phương án chọn đề thi chính thức, dự bị (kể cả phần đáp án và thang điểm) để trình Trưởng ban Đề thi xem xét, quyết định. - Giúp Trưởng ban Đề thi giải đáp, xử lý các vấn đề liên quan đến đề thi do mình phụ trách trong các buổi thi và không tham gia quyết định chọn đề thi chính thức. Điều 12. Thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Coi thi 1. Thành phần - Trưởng Ban Coi thi: Do Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội thi kiêm nhiệm. - Các thành viên: Một số thành viên Ban Giám khảo, Ban Tổ chức và Ban Thư ký Hội thi. Tùy theo quy mô tổ chức Hội thi, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi các cấp quy định số lượng người tham gia vào Ban Coi thi. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn a. Ban Coi thi Điều hành toàn bộ công tác coi thi, thu bài, bàn giao bài thi và bảo đảm an toàn cho kỳ thi, bài thi của giáo viên dự thi. b. Trưởng ban Coi thi Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội thi, quyết định danh sách thành viên Ban Coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi. Điều 11. Tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám khảo 1. Tổ chức Ban Giám khảo a. Thành phần Ban Giám khảo gồm có: - Trưởng ban (do Trưởng ban Tổ chức Hội thi hoặc Phó trưởng ban Tổ chức Hội thi kiêm nhiệm); - Phó trưởng ban; - Các thành viên khác. b. Ban Giám khảo được chia thành các tiểu ban thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Mỗi tiểu ban có từ 3 đến 5 giám khảo trong đó có 1 Trưởng tiểu ban. 2. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Giám khảo a. Các Tiểu ban Giám khảo có nhiệm vụ chấm thi (cả phần thi giảng dạy lẫn hiểu biết và ứng xử tình huống sư phạm) cho các giáo viên dự thi; làm việc độc lập với Ban Tổ chức Hội thi và độc lập với nhau . b. Thành viên Ban Giám khảo phải là những giáo viên đã tham gia giảng dạy THCN, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực nhận xét, đánh giá các bài giảng của giáo viên một cách khách quan, chính xác và công bằng. c. Thành viên Ban Giám khảo không được tham gia công tác bồi dưỡng các giáo viên được cử đi dự thi. 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Ban Giám khảo - Là người lãnh đạo Ban Giám khảo; theo dõi và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động chấm thi, công bố kết quả của Hội thi và những vấn đề khác. - Liên hệ thường xuyên với Trưởng ban Tổ chức Hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh. - Phân chia các thành viên Ban Giám khảo thành các tiểu ban và chỉ định Trưởng tiểu ban. - Điều chuyển, bổ sung giám khảo, thư ký trong trường hợp cần thiết. - Báo cáo kết quả chấm thi của Hội thi cho Trưởng ban Tổ chức Hội thi. 4. Quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Ban Giám khảo Phó trưởng Ban Giám khảo giúp Trưởng Ban Giám khảo theo nhiệm vụ được phân công và thay thế Trưởng Ban Giám khảo giải quyết công việc khi Trưởng Ban Giám khảo uỷ quyền. 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng tiểu Ban Giám khảo - Điều khiển toàn bộ hoạt động chấm thi của Tiểu ban theo qui định của Hội thi. - Liên hệ với Trưởng ban Giám khảo để giải quyết mọi vấn đề liên quan. - Theo dõi tình hình chấm thi của Tiểu ban để phản ánh kịp thời và đề xuất với Trưởng ban Giám khảo những kiến nghị và điều chỉnh cần thiết về chuyên môn trong quá trình chấm thi. - Thay mặt Tiểu ban trả lời thắc mắc của các đoàn, các giáo viên về kết quả điểm thi và đánh giá giáo viên. - Thực hiện nhiệm vụ của một giám khảo. 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Ban Giám khảo: - Bảo mật đề thi; - Quản lý, phân phối các bài giảng dự thi, các tài liệu cần thiết cho giám khảo trong quá trình tổ chức chấm thi; - Xử lý kết quả về đ

File đính kèm:

  • docBan_doi_chieu_Du_thao_Dieu_le_Hoi_thi._doc.doc
Giáo án liên quan