Biện pháp giúp bài học Lịch sử hấp dẫn hơn

A/. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tình hình học tập hiện nay, HS ít mặn mà với bộ môn lịch sử nên trong giờ học sử thường hay có hiện tượng HS xin ra ngoài, hay lơ đãng chính vì điều đó mà những người GV dạy sử thường hay trăn trở. Là một GV được trực tiếp dạy môn sử nhiều năm, tôi cũng rút được một vài kinh nghiệm để tăng tính hấp dẫn trong bài học lịch sử.

B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Những phương pháp dạy học môn Lịch sử, hầu hết GV dạy sử đều đã nắm được. Xong việc áp dụng nó một cách linh hoạt và phù hợp thì còn nhiều điều phải bàn trong tất cả các phương pháp dạy học lịch sử ấy có: phương pháp đàm thoại, phương pháp phát vấn, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp miêu tả, phương diễn giảng đều có tác dụng rất tốt trong vấn đề khai thác kiến thức trong bài học lịch sử.

Để thực hiện ý đồ của GV là giúp HS nắm bài một cách sâu sắc, có ý thức tìm tòi lôi cuốn HS trong tiết học, bớt căng thẳng và ham muốn học môn Lịch sử. Tôi xin trao đổi một vài biện pháp để đạt ý đồ đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp giúp bài học Lịch sử hấp dẫn hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/. ĐẶT VẤN ĐỀ: Tình hình học tập hiện nay, HS ít mặn mà với bộ môn lịch sử nên trong giờ học sử thường hay có hiện tượng HS xin ra ngoài, hay lơ đãng… chính vì điều đó mà những người GV dạy sử thường hay trăn trở. Là một GV được trực tiếp dạy môn sử nhiều năm, tôi cũng rút được một vài kinh nghiệm để tăng tính hấp dẫn trong bài học lịch sử. B/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Những phương pháp dạy học môn Lịch sử, hầu hết GV dạy sử đều đã nắm được. Xong việc áp dụng nó một cách linh hoạt và phù hợp thì còn nhiều điều phải bàn… trong tất cả các phương pháp dạy học lịch sử ấy có: phương pháp đàm thoại, phương pháp phát vấn, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp miêu tả, phương diễn giảng… đều có tác dụng rất tốt trong vấn đề khai thác kiến thức trong bài học lịch sử. Để thực hiện ý đồ của GV là giúp HS nắm bài một cách sâu sắc, có ý thức tìm tòi… lôi cuốn HS trong tiết học, bớt căng thẳng và ham muốn học môn Lịch sử. Tôi xin trao đổi một vài biện pháp để đạt ý đồ đó. So sánh đối chiếu các vấn đề, các sự kiện Lịch sử. Để giờ học thêm hấp dẫn, lôi cuốn HS vào khám phá kiến thức, cũng là để HS liên kết các chuỗi sự kiện lịch sử, GV nên đưa các câu hỏi nhằm đối chiếu, so sánh các vấn đề, các sự kiện… có nét tương đồng và khác biệt trong cùng một phạm trù để HS nắm bắt và nhận thức về Lịch sử. Thao tác này nếu muốn thực hiện được thì phải thông qua PP thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực sáng tạo của HS; đây cũng là rèn luyện kỹ năng đánh giá, phân tích, nhận định… các vấn đề, các sự kiện lịch sử để tìm ra các nguyên lý phát triển của Lịch sử. Ví dụ 1: Khi ta dạy bài “các nước Mỹ La tinh”, Lịch sử 9. thì có thể nêu câu hỏi để tìm tính chất của phong trào cách mạng ở các nước Mỹ La tinh như sau; Em hãy so sánh phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á và các nước Châu Phi với phong trào cách mạng ở các nước Mỹ La tinh có điểm gì giống và khác nhau? Sau khi HS thảo luận thì sẽ tìm ra được tính chất phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mỹ La tinh là đấu tranh chống lệ thuộc vào đế Quốc Mỹ, chống chính quyền tay sai thân Mỹ, để xây dựng chính quyền của nhân dân: độc lập, tự chủ, tự do. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn”, lịch sử 7 có thể đặt câu hỏi đối chiếu so sánh để rút ra cách đánh giặc đặc biệt của nghĩa quân Tây Sơn. Em hãy so sánh lần chống quân xâm lược Xiêm với lần chống quân Thanh xâm lược để tìm xem cách đánh giặc của quân Tây Sơn có gì giống nhau? Sau khi HS thảo luận sẽ rút ra được là cả hai lần quân Tây sơn đều dựa vào yếu tố bất ngờ làm địch không kịp trở tay; quân ta toàn thắng mà ít thiệt hại về người và của. Như vậy ta đã tạo được tính tích cực của HS. Nhưng trong tiết học lịch sử lại phải kết hợp nhiều phương pháp mới có thể thành công. Với biện pháp đối chiếu so sánh, ta có thể giúp HS hiểu biết sâu về các vấn đề, các sự kiện lịch sử. Nhưng để HS lôi cuốn vào tiến trình bài học lịch sử một cách say mê thì phải thêm một biện pháp nữa. Kể chuyện lịch sử có liên quan đến bài học. Mỗi bài lịch sử thường hay có những con người của lịch sử, lên cũng thường có những câu chuyện gắn vào những sự kiện lịch sử ấy. Như ta đã biết lứa tuổi HS phổ thông rất hay có tính tò mò muốn khám phá cái mới lạ. Đây là tâm lý chung của lứa tuổi. Để tránh sự nhàm chán, giáo viên lên dành chút thời gian (nếu có thể) để kể cho các em nghe những câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của những con người gắn với những sự kiện lịch sử trong bài học, hay những biến động của những sự kiện lịch sử. Nhằm minh hoạ cho bài học một cách sinh động hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài “sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền, thế kỷ thứ XVI – XVIII”, lịch sử 7. Giáo viên có thể kể câu chuyện của Nguyễn Hoàng trong bối cảnh phải tìm cách thoát khỏi nanh vuốt của anh rể Trịnh Kiểm. Sau khi HS nghe xong câu chuyện sẽ hiểu vì sao Nguyễn Hoàng phải xây dựng thế lực chống lại Họ Trịnh, HS cũng hiểu thêm vì sao đất nước chia cách và cuộc sống lầm than của nhân dân. Ví dụ 2: Khi dạy bài “các nước Mỹ La tinh”, lịch sử 9. Giáo viên có thể kể câu chuyện về nhà lãnh đạo tài ba Phidencaxtơro. Sau khi HS nghe hết câu chuyện sẽ hiểu ý chí kiên cường và sự quyết tâm của con người này và nguyện vọng của nhân dân Cuba muốn chống lại chế độ độc tài thân Mỹ. Mỗi bài lịch sử có thể có rất nhiều những câu chuyện, kể cho HS nghe những câu chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lại vô cùng lớn. Song cái lớn nhất mà người thầy đạt được đó là lôi cuốn HS học môn lịch sử, tránh nhàm chán, tránh nặng nề. Làm cho HS ham thích môn lịch sử hơn. Nhưng muốn đạt được điều đó, người giáo viên phải lập kế hoạch dạy học một cách chu đáo, làm sao vừa đạt được nội dung kiến thức bài học, vừa lồng ghép được những câu chuyện. Hơn nữa người GV phải rèn luyện kỹ năng kể chuyện một cách hấp dẫn – đây là năng lực sư phạm để khẳng định vị trí người thầy trên bục giảng. Câu chuyện định kể phải có ý nghĩa nhất định, phù hợp nội dung bài, phù hợp tâm lý lứa tuổi, tránh phản cảm, phản giáo dục. C/. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Cả hai biện pháp trên có thể áp dụng hầu hết các bài dạy môn lịch sử để tăng tính hiệu quả và hấp dẫn trong tiết học sử. Tôi đã áp dụng các biện pháp này ở rất nhiều bài, rất nhiều khối lớp khác nhau, kết quả đạt được là khá khả quan, các em rất chăm chú khi tôi kể chuyện, rất hăng say tìm hiểu, suy nghĩ, phát biểu khi tôi đưa ra những câu hỏi so sánh đối chiếu các sự kiện, các vấn đề lịch sử. Tuy vậy nhưng ta linh hoạt, phối hợp với các biện pháp khác để tăng tính hiệu quả tiết dạy. Nếu không sẽ đơn điệu và nhàm chán.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem gay hung thu hoc sinh yeu thich mon Lich su.doc