Bộ đề 10 ôn tập văn học

 

Câu 1 (2đ)

Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”.

Câu 2 (3đ):

Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về thực tế sau: Hiện nay ở nước ta có những cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập và rèn luyện. vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Câu 3 (5đ):

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tràng giang’ của Huy Cận.

 

Câu 1 (2đ)

Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”.

* Yêu cầu đề bài:

- Tác giả (Tác giả, phong cách, tác phẩm chính, chủ đề tiêu biểu )

- Tác phẩm “Rừng xà nu” (Nội dung và nghệ thuật).

* Định hướng:

a- Tác giả:

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), tên thật là Nguyễn Văn báu, sinh 1932. Cả 2 cuộc kháng chiến, ông đều tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam. Tây Nguyên là nơi ông gắn bó, yêu mến và hiểu biết sâu sắc về con người và mảnh đất này.

- Tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” và truyện ngắn “Rừng xà nu” khẳng định vị trí của Nguyễn Trung Thành trong nền văn xuôi hiện đại.

- Với vị trí là người đầu tiên viết về vùng đất Tây Nguyên và cho tới nay ông vẫn là cây bút văn xuôi viết hay nhất về miền rừng núi ấy.

b- Tác phẩm:

-“Rừng xà nu’ viết 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”, là tác phẩm nổi tiếng trong số các tác phẩm của Nguyên Ngọc, trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

- “rừng xà nu” hội tụ tất cả những vể đẹp của con người Tây Nguyên, con người với lí tưởng và hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để bảo vệ quê hương, đất nước.

- Chủ đề tác phẩm: Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình anh, cùng cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đã tái hiện không khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kì lịch sử trong phong trào cách mạng miền Nam những năm 1955- 1959.

- “Rừng xà nu” đã rút ra một chân lí: kẻ thù càng tàn bạo bao nhiêu, càng khơi sâu lòng hận thù và ý chí cầm sung tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc lập tự do của dân tộc bấy nhiêu.

 

doc27 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2158 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ đề 10 ôn tập văn học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề 10 Câu 1 (2đ) Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”. Câu 2 (3đ): Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về thực tế sau: Hiện nay ở nước ta có những cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập và rèn luyện. vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Câu 3 (5đ): Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tràng giang’ của Huy Cận. Câu 1 (2đ) Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Trung Thành và tác phẩm “Rừng xà nu”. * Yêu cầu đề bài: - Tác giả (Tác giả, phong cách, tác phẩm chính, chủ đề tiêu biểu…) - Tác phẩm “Rừng xà nu” (Nội dung và nghệ thuật). * Định hướng: a- Tác giả: - Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), tên thật là Nguyễn Văn báu, sinh 1932. Cả 2 cuộc kháng chiến, ông đều tham gia hoạt động ở chiến trường miền Nam. Tây Nguyên là nơi ông gắn bó, yêu mến và hiểu biết sâu sắc về con người và mảnh đất này. - Tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” và truyện ngắn “Rừng xà nu” khẳng định vị trí của Nguyễn Trung Thành trong nền văn xuôi hiện đại. - Với vị trí là người đầu tiên viết về vùng đất Tây Nguyên và cho tới nay ông vẫn là cây bút văn xuôi viết hay nhất về miền rừng núi ấy. b- Tác phẩm: -“Rừng xà nu’ viết 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”, là tác phẩm nổi tiếng trong số các tác phẩm của Nguyên Ngọc, trong những năm kháng chiến chống Mĩ. - “rừng xà nu” hội tụ tất cả những vể đẹp của con người Tây Nguyên, con người với lí tưởng và hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để bảo vệ quê hương, đất nước. - Chủ đề tác phẩm: Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú và gia đình anh, cùng cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man đã tái hiện không khí dữ dội, nghẹt thở của một thời kì lịch sử trong phong trào cách mạng miền Nam những năm 1955- 1959. - “Rừng xà nu” đã rút ra một chân lí: kẻ thù càng tàn bạo bao nhiêu, càng khơi sâu lòng hận thù và ý chí cầm sung tiêu diệt kẻ thù, giành lại độc lập tự do của dân tộc bấy nhiêu. Câu 2 (3đ): Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về thực tế sau: Hiện nay ở nước ta có những cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập và rèn luyện. vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. 1- Yêu cầu đề bài: Chú ý tập trung vào thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ hiện nay và ý nghĩa của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang, cơ nhỡ. 2- Định hướng làm bài: MỞ BÀI * Nêu vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em lang thang, cư nhớ là trách nhiệm của toàn xã hội. THÂN BÀI - Nêu thực trạng trẻ em lang thang, cơ sở VD (có số liệu cụ thể). - Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao, rơi vào tệ nạn xã hội. - Nguy cơ phạm tội ngày càng gia tăng; nạn ăn xin tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đo thị. Bị bóc lột sức lao động và nguy cơ xâm hại tình dục rất cao. * Nguyên nhân trẻ em lang thang cơ nhỡ: + Đói nghèo: trẻ em lang thang cơ nhỡ hầu hết xuất hiện các gia đình nông dân. + Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đạp. + Do mồ côi hoặc bố mẹ li hôn. * Khẳng định lại vấn đề: hiện nay nhiều mái ấm tình thương đang xuất hiện nhiều ở nước ta…. Lành mạnh, tốt đẹp. * ý nghĩa của hành động đầy tinh thần nhân đạo này: + Là tình thương nhân ái, lá lành đùm lá rách… biểu hiện truyền thống nhân đạo ngàn đời của dân tộc Việt Nam. + Ý nghĩa quan trọng nhất; giúp các em hướng thiện, đưa các em đi đúng quĩ đạo phát triển tích cực của xã hội. * Một số biện pháp góp phần bảo vệ và chăm sóc trẻ em lang thang cơ nhỡ: - Về nhận thức: + Có cái nhìn đúng đắn về trẻ em lang thang cơ nhỡ, từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng đó. + Lên án kịp thời đối với những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em. Hành động: + Tuyên truyền, kêu gọi các nhân, tổ chức quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện. + Tham gia tích cực các hoạt động từ thiện để góp công sức của mình vào giúp đỡ các em. KẾT LUẬN Khẳng định lại vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân. Câu 3 (5đ): Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài “Tràng giang’ của Huy Cận. 1- Yêu cầu: Đề bài yêu cầu rõ ràng phana tích đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Tuy nhiên, muốn phân tích được phải chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là gì. Nét đặc sắc trong tác phẩm chính là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. Tập trung phân tích hai đặc điểm này. 2- Dàn ý A- MỞ BÀI - Giới thiệu khái quát về tác giả. - Giới thiệu thi phẩm và nêu vấn đề phân tích: nét đặc sắc của bài thơ này là sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và hiện đại. B- THÂN BÀI a- Màu sắc cổ điển: Màu sắc cổ điển đậm đà in dấu ấn toàn diện tạo nên vẻ độc đáo của một bài thơ hiện đại. - Cổ điển ở nhan đề: Bài thơ mới lại có nhan đề bằng chữ Hán “Tràng” (một âm đọc khác của “trường”) gợi sự cổ kính. “Giang” là tên chung chỉ dòng sông. => Hai chữ này gợi một không gian cổ kính, trang trọng, bát ngát như trong Đường thi, gợi nhớ câu thơ nổi tiếng của Lí Bạch “Duy kiến trường giang thiến tế lưu” (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng), - Cổ điển ở đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”: + “trời rộng” gợi cảm giác về sự vô biên của vũ trụ. + “sông dài” tạo ấn tượng về cái vô cùng của không gian. + “trời rộng” và “sông dài” mở ra không gian ba chiều gợi cảm giác rợn ngợp của người cô đơn, nhỏ bé trước cái mênh mang, bất tận của trời đất. + Tâm trạng này từng đã được diễn một cách trong những vần thơ cô đọng, đầy ám ảnh của Trần Tử Ngang trong “Đăng U Châu đài ca”: Tiền bất kiến cổ nhân Hận bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi chi du Độc thương nhiên nhì thế hạ (Người trước không thấy ai Người sau thì chưa tới Ngẫm trời đất thật vô cùng Một mình xót xa mà rơi lệ) - Cổ điển ở tứ thơ sóng đôi: Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hững không gian sóng đôi: + Có dòng Tràng giang thuộc về thiên nhiên trong tư cách của một không gian hữu hình và cũng có dòng Tràng gian tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. => Đây chính là cấu tứ quen thuộc của Đường thi. + Tiếp cận Tràng giang trong tư cách một dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ “nước”, “con nước”, “dòng”; thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợn”, “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh”, “bãi vàng”… + Tiếp cận Tràng giang với tư cách là dòng sông cảm xúc tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp), gió đầy tử khí (đìu hiu), nước với nỗi buồn trải khắp không gian (sầu trăm ngả). - Cổ điển ở nghệ thuật đối: sử dụng nghệ thuật đối của Đường thi nhưng khá linh hoạt và phóng túng: VD sóng gợn / con thuyền; nắng xuống/ trời lên; sông dài / trời rộng… + Nghệ thuật đối được sử dụng một cách triệt để bằng hai hình ảnh tương phản giữa một bên là những sự vật nhỏ bé gợi suy ngẫm về cái hữu hạn của một kiếp người: thuyền, củi, bến, bèo, cánh chim…>< và một bên là những hình ảnh lớn lao gợi liên tưởng về cái vô hạn của vũ trụ: sông dài, trời rộng, lớp lớp mây cao, núi bạc… - Sử dụng hệ thống từ láy gợi âm hưởng cổ kính (10 lần / 16 dòng thơ, cách ngắt nhịp truyền thống 3/4). + Hệ thống từ láy dàn trải khắp bài thơ: tràng gian, điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp, dợn dợn… + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng sáng tạo thi liệu của Đường thi với rất nhiều hình ảnh và chất liệu quen thuộc. Đặc biệt câu kết mượn thẳng ý thơ của Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu” “Yên ba giạng thưởng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Tuy nhiên điểm khác biệt của hai tác giả: nỗi nhớ nhà của Thôi Hiệu được gợi từ hình ảnh “khói sóng”, còn nỗi nhớ của Huy Cận không cần sự tác động của ngoại giới (không khói hoàng hôn) vì đã là yếu tố nội tâm thường trực. Đây là nét khác biệt cơ bản của hai cách phô diễn cảm xúc tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp thơ trung đại và thi pháp thơ hiện đại. b- Màu sắc hiện đại: Cho dù in đậm màu sắc cổ điển, chất liệu hiện đại vẫn là nét chính trong thi phẩm. Bởi cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn mênh mang, sâu lắng của cái cô đơn trước vũ trụ được bộc một cách trực tiếp qua cách diễn đạt cô đọng và hàm súc. Tâm trạng của một cái tôi lãng mạn lại được thể hiện qua bút pháp tả thực vừa phá vỡ qui tắc ước lệ truyền thống vừa đem đến một phong cách trữ tình mới. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nỗi buồn đó được thể hiện đa dạng, nhiều cung bậc và hết sức tinh tế. - Ngay trong khổ thơ đầu, nỗi sầu muộn đã thấm đẫm vào cảnh vật. Tuy thuyền và nước song song nhưng “thuyền về” ngược hướng với “nước lại” gợi liên tưởng về sự ngổn ngang trăm mối trong lòng. Hình ảnh gây ấn tượng chính là “Củi một cành khô lạc mấy dòng”=> Chi tiết giàu chất thực đó mang đến cho câu thơ một màu sắc hiện đại. Hình ảnh “củi” không chỉ tạo ấn tượng mà còn gợi suy ngẫm về kiếp người lam lũ, tủi cực, lênh đênh… - mạch cảm xúc trong khổ thơ được tiếp theo diễn tả nỗi ám ảnh về cái hờ hững, mất liên lạc giữa con người và tạo vật cùng cảm giác trống trải của tâm hồn con người trước cái thế giới hoang vắng với hình ảnh bóng cây “lơ thơ” trên những cù lao nhỏ nhoi, trơ trọi và ngọn gió hiu hắt buồn thổi từ nghìn năm trước. Cảm giác trống trải trước một không gian hoang sơ, vắng lặng càng được tô đậm khi tác giả sử dụng nghệ thuật diễn tả cái động để làm nổi bật cái tĩnh: Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều - Câu thơ tiếp theo “Nắng xuống trời lên sâu chót vót” thực sự gây ấn tượng mạnh bởi cách sử dụng nghệ thuật tiểu đối, lối dùng từ mới mẻ, táo bạo (cách dùng từ hình dung “sâu chót vót” thay cho cách diễn đạt thông thường “cao chót vót”) vừa mở ra chiều mênh mang đến thăm thẳm của bầu trời vừa diễn tả nỗi cô đơn của cái tôi trữ tình, đặc biệt là cảm giác rợn ngợp của con người hữu hạn trước vũ trụ vô biên. - Câu tiếp “Sông dài trời rộng bến cô liêu” sử dụng nhịp 2/2/3 cùng hàm ý nhấn mạnh các tình từ miêu tả không gian: sông dài, trời rộng, bến cô liêu… nghe tựa như một tiếng thở dài đầy bang khuâng và sầu muộn của cái tôi trước tạo vật hững hờ. * Nỗi sầu muộn đó sẽ còn tiếp tục gây ám ảnh trong các khổ thơ tiếp theo khi cái tôi trữ tình đối diện với một thiên nhiên gần như ngoảnh mặt làm ngơ với bao nỗi niềm chia sẻ của con người. “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” =>+ Khổ thơ trên có những câu hỏi, không có câu trả lời như để khơi sâu thêm nỗi buồn, cảm giác hẫng hụt và đặc biệt là tình bơ vơ của cái gì trước thế giới không còn là nơi nương tựa quen thuộc như nghìn năm trước nữa. + Diễn tả sự đối lập cao độ giữa con người và vũ trụ. Cái mênh mông của không gian “lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tương phản gay gắt với hình ảnh “chim nghiêg cánh nhỏ bóng chiều sa” => cánh chim ở đây rợn ngợp trước hoàng hôn gợi ám ảnh về cái hữu hạn của kiếp người trước không gian vô hạn của tạo hoá. + Nhu cầu tìm về một hình ảnh quen thuộc, sưởi ấm lòng người trong bối cảnh cô đơn đang tràn ngập tâm trạng như sắp dìm đi cái tôi trữ tình vào một nỗi buồn vừa mang tính muôn thuở vừa chưa từng trải chưa bao giờ sẽ là một tất yếu. KẾT BÀI Khẳng định lại một lần nữa nét đặc sắc của việc kết hợp nét cổ điển và hiện đại- điềm làm nên một “Tràng giang”- một trong số không nhiều những thi phẩm tuyệt tác của phong trào trơ mới. Bộ đề 11 Câu 1 (2đ) Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thi và những đứa con trong gia đình. Câu 2 (3đ): Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều quí báu nhất cho tâm hồn mình”. Câu 3 (5đ): Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” qua hình tượng người vợ nhặt. ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI Câu 1 (2đ) Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thi và những đứa con trong gia đình. 1- Yêu cầu đề bài: Nêu những nét chính về: - Tác giả Nguyễn Thi. - Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”. 2- Hướng dẫn làm bài: - Tác giả: + Nguyễn Thi (1928- 1968) còn có bút danh Nguyễn Ngọc Tấn- một trong những cây bút hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ. + Sáng tác của Nguyễn Thi nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng lại trở thành nhà văn nhân dân Nam bộ, ông xứng đáng là nhà văn nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. + Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, ông có khả năng nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật, miêu tả rất chân thật đời sống tâm lí, tư tưởng tình cảm của họ. + Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực quyết liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm chất trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, goác cạnh, đậm chất Nam Bộ. + Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là người nông dân bản chất vừa hồn nhiên, trung hậu, vừa có bản lĩnh gan góc, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương đất nước. + Tác phẩm chính: Truyện và kí (1978), Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi toàn tập (4 quyển- 1996). Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - Tác phẩm + “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở Táp chí văn nghệ giải phóng. + với nghệ thuật trần thuật đặc sắc, với khả năng phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, với ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Thi đã đem đến cho người đọc những trang viết đầy đau thương, hi sinh gian khổ, nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cưáu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu quê hương đất nước, cách mạng; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân Nam Bộ nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại. Câu 2 (3đ): Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều quí báu nhất cho tâm hồn mình”. 1- Yêu cầu về đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của De Cusen: “Giống như người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều quí báu nhất cho tâm hồn mình”. 2- Hướng dẫn làm bài: MỞ BÀI - Từ xưa đến nay sách luôn luôn được coi là kho báu của trí tuệ nhân loại. Hơn thế nữa sách còn là liều thuốc về tinh thần vô cùng to lớn. - Sách giúp ta “tách khỏi con người thú vật để gần con người hơn” (M. Gorki). Và kí diệu hơn “Giống như người lặn xuống biển mò ngọc trai, chúng ta tìm thấy trong sách những điều quí báu nhất cho tâm hồn mình”. THÂN BÀI a- Giải thích ý nghĩa câu nói: - Sách là một bản in bằng giấy có nội dung rất phong phú (có thể chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó hoặc là sách thường thức nói chung). - Tâm hồn là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. - Điều quí báu nhất trong tâm hồn theo quan niệm mỗi người có thể khác nhau. Nhưng hạt nhân có thể là những tình cảm cao đẹp (như tình yêu, sự chia sẻ, niềm hạnh phúc…). Ngoài ra còn là sự hoàn thiện nhân cách, khả năng nhân đạo hoá của con người. - So sánh việc đọc sách giống như “người xuống biển mò ngọ trai” bởi việc đọc sách là một quá trình khó nhọc đòi hỏi công phu, nghiêm túc. Nhưng kết quả của sự gian lao, khó khăn ấy là sự tìm kiếm được những hạt ngọ ẩn chứa vô cùng quí giá. => Câu danh ngôn đã bàn về vai trò quan trọng của việc đọc sách, trong việc bồi đắp hoàn thiện tâm hồn, nhân cách của con người. b- Nêu ý kiến của bản thân về câu nói trên: - Đọc sách có thể giúp chúng ta tìm thấy những điều quí giá nhất trong tâm hồn, bởi vì: Bản thân nội dung những quyển sách hướng tới sự nhân đạo hoá tâm hồn con người và đề cập đến những vấn đề xoay quanh việc hoàn thiện vẻ đẹp của tâm hồn con người. + Sách giúp con người thanh lọc tâm hồn, nhờ đó con người có thể cảm nhận được điều quí báu trong tâm hồn mình. Sách còn giúp cho con người bừng tỉnh khỏi cõi mê để nhận ra chân lí mà tâm hồn hướng tới. + Đọc sách là giúp sự giao lưu giữa tâm hồn những người đọc với nhau. Nhờ sự đồng điệu với sách và giữa tâm hồn, người đọc nhận ra mình coi trọng nhất điều gì, đâu là điều quí giá nhất của tâm hồn mình. Từ đó trân trọng, nâng niu, giữ gìn vẻ đẹp đó. “Sau một ngày đọc sách thì nỗi đau khổ nào của tôi cũng biến mất” (Môngtexkiơ). - Tuy nhiên, chúng ta có thể khám phá tâm hồn mình thông qua sách nhưng tránh trường hợp bị chìm đắm trong thế giới mà sách tạo nên dẫn đến xa rời thực tế, tránh sa vào lí thuyết suông. - trong thời đại hiện nay cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe nhìn lấn át. Nhiều bạn trẻ đánh mất thói quen đọc sách. Đây là một hiện tượng rất đáng lo ngại bởi nếu không chịu đọc sách con người sẽ trở nên hời hợt, thiếu tư duy tưởng tượng và thiếu trải nghiệm cần thiết. Và đặc biệt, con người sẽ thật nghèo nàn về tâm hồn. - Nhận thức được vai trò của sách, rèn luyện cho mình thói quen đọc sách, đọc để tích luỹ kiến thức, đọc để hiểu biết hơn về cuộc sống. Từ đó, để tìm hiểu, khám phá được điều quí giá nhất trong tâm hồn mình. KẾT BÀI Sách muôn đời vẫn là cầu nối để con người tìm hiểu khám phá bản thể của mình. BỘ ĐỀ 12 Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu 2 (3đ): Anh (chị) hiểu câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” như thế nào? Câu 3 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca được thể hiện qua bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo). HƯỚNG DẪN LÀM BAI Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 1- Yêu cầu đề bài: - Giải thích ý nghĩa nhan đề “chiếc thuyền ngoài xa” vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa mang ý nghĩa hàm ẩn, biểu tượng. 1- Định hướng: - Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa hàm ẩn, biểu tượng: + Nghĩa thực của chiếc thuyền ngoài xa như nó vốn có và cũng là hình ảnh của chiếc thuyền nghệ thuật. Chiếc thuyền trong mờ xa mù sương khi đi vào ảnh là tĩnh vật, thứ tĩnh vật thơ mộng của thiên nhiên ban tặng cuộc đời. Dưới góc chụp của người nghệ sĩ , cảnh thiên nhiên càng thêm thơ mộng đem lại giá trị tinh thần cho con người, gợi ra bao đắm say, cảm xúc, tình yêu cuộc sống. + Góc nhìn cận cảnh, chiếc thuyền hay kiếp người lênh đênh, dập dềnh sóng gió trên biển cả- biển đời biết bao khó khăn gian khổ mà kiếp người phải trải qua như cuộc sống gia đình làng chài kia? Người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa chiều, toàn diện để phát hiện bản chất sự thật và góp phần cải tạo cuộc sống. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, cho cuộc đời. Phùng- người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp của nghệ thuật nhưng anh cũng biết trăn trở, nghĩ suy, yêu ghét, buồn vui trước lẽ đời, biết hành động để cho cuộc sống xững đáng với con người. => Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được chủ đề, ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Câu 2 (3đ): Anh (chị) hiểu câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” như thế nào? 1- Yêu cầu làm bài: - Trình bày mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan, giữa hoàn cảnh và ý chí, nghị lực của con người. Cần tập trung một số ý sau: + Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. + Nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ: Trong trường hợp này, cần khẳng định rằng câu tục ngữ mới chỉ đúng một phần, vẫn còn hạn chế ở một số khía cạnh và dùng lời lẽ, dẫn chững để giải thích và chứng minh. 2- Định hướng làm bài: MỞ BÀI - Trong cuộc sống không phải ai cũng có hoàn cảnh thuận lợi. Hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn khiến người ta không thể thực hiện được những ý đồ lớn. Như vậy, hoàn cảnh thừng hạn chế khả năng của con người. - Dân gian có câu “Cái khó bó cái khôn”, câu tục ngữ ấy liệu có hoàn toàn đúng? Một số bạn gia đình có hoàn cảnh khó khăn thường mượn câu tục ngữ đó để biện hộ cho sự chểnh mảng, bê trễ trong học tập của mình, như thế có nên không? Vậy chúng ta nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào? THÂN BÀI a- Giải thích khái niệm: - “Cái khó” là những khó khăn trong thực tế đời sống - “Bó cái khôn” là bó buộc, trói buộc, ảnh hưởng, chi phối “cái khôn”. -“Cái khôn’ là khả năng suy nghĩ, sáng tạo, tìm tài, phát triển trong công việc của con người. - Ý nghĩa câu tục ngữ: khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. b- Bình luận câu tục ngữ: - Câu tục ngữ có một phần đúng, bởi sự phát triển chủ quan bao giờ cũng phụ thuộc, chịu ảnh hưởng, tác động của khách quan. VD: điều kiện học tập tốt phải có thời gian, sách vở, dụng cụ đầy đủ, thầy giỏi, trường tốt, gia đình kinh tế vững…. Ngược lại điều kiện khó khăn thì kết quả cũng hạn chế. Rõ ràng, hoàn cảnh thuận lợi sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển khả năng của con người. - Tuy nhiên, câu tục ngữ nhìn nhận vấn đề có chiều phiến diện, chưa nhìn thấy và đánh giá đúng mức tài năng, sự vượt khó, sự nỗ lực, ý chí quyết tâm, những yếu tố quyết định của con người. Vì thế “Cái khó bó cái khôn” còn là “cái khó ló cái khôn”. VD: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Kí và vô vàn tấm gương khác trong thực tế đã chứng minh ý chí, nghị lực của họ để vươn tới sự vinh quang. - Nếu chúng ta quá lệ thuộc vào điều kiện khách quan (những cái có sẵn) thì khi gặp rủi ro, bất trắc sẽ không biết cách ứng xử như thế nào cho đúng. Nếu không có ý chí, nghị lực rất dễ trượt dốc, thất bại.. - Cuộc sống vốn đầy khó khăn, trắc trở, đòi hỏi con người phải có nghị lực để vượt qua, không nên thấy gia đình khó khăn mà trở nên chán nản, bê trễ học hành, như thế khiến cho hoàn cảnh càng lâm vào khó khăn hơn. Cuộc sống có biết bao tâm gương “nghèo vượt khó”, “tàn mà không phế”, họ đã vượt lên hoàn cảnh và ý chí của mình đẻ học tốt, trở thành những tấm gương cho mọi người noi theo. => Câu tục ngữ chỉ đúng với những người “lực bất tong tâm”, hoàn cảnh “bất khả kháng”, còn những người thông minh, tài năng, năng động, dám nghĩ dám làm, có chí tiến thủ, họ sẽ vượt qua tất cả để giành chiến thắng. KẾT BÀI Hãy nhớ lời khuyên của Bác “Vật chất tuy đau khổ/ không nao núng tinh thần” “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Có ý chí, nghị lực, có ước mơ, khát vọng bạn sẽ vượt lên tất cả để giành chiến thắng. Câu 3 (5đ): Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca được thể hiện qua bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo). Yêu cầu - Về nội dung: Trên cơ sở nắm được những nét cơ bản về phong cách thơ của Thanh Thảo và thân thế, sự nghiệp của Lor-ca => khám phá bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Hiểu được cái chết đầy bi tráng của Lor-ca- nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài Tây ban Nha, Thanh Thảo muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó với tấm lòng đầy xót thương, ngưỡng mộ. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong tư duy của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và đương nhiên không dễ hiểu vì nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực mà Thanh Thảo học tập từ chính nhà thơ Lor-ca. Vì thế, khi phân tích, học sinh xác lập ý sao cho phù hợp với nội dung và mạch cảm xúc của bài thơ. - Phương pháp: phân tích, bình giảng và nêu suy nghĩ, cảm nhận của người viết. 2- Dàn ý: MỞ BÀI - Nhà thơ thanh Thảo được công chúng yêu mến qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh thời hậu chiến. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của một người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Phong cách thơ phóng khoáng đem đến cho người đọc một xúc cảm hiện đại với hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Điều đó được thể hiện rất tiêu biểu qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. - Bài thơ viết về cái chết của Lor-ca- nhà thơ, nhà hoạ sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu thiên tài của Tây ban Nha. Thanh thảo muốn tái hiện thời khắc bi tráng đó với tấm lòng tri ân đầy xót thương và ngưỡng mộ. THÂN BÀI a- Hình tượng Lor-ca và hình thức biểu hiện của bài thơ: - Lor-ca được coi như bậc thầy của thi ca hiện đại thế giới, đại biểu cho một thế hệ nghệ sĩ đầy tinh thần công dân và ý thức trách nhiệm xây dựng nền nghệ thuật mới. Vì thế, cái chết của ông không chỉ gây chấn động ở Tây Ban Nha mà còn lan toả trên toàn thế giới trong nhiều năm sau. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó với tấm lòng tri âm đầy xót thương, ngưỡng mộ qua biểu tượng nghệ thuật quen thuộc mà độc đáo: đàn ghi ta. - Viết “Đàn ghi ta của Lor-ca”, Thanh Thảo không muốn dừng lại ở hình thức thông thường mà muốn thể hiện hình thức mới, gần gũi với mạch tượng trưng và siêu thực (Lor-ca là một thành viên). Đó là sự hoà kết giữa tự sự và trữ tình, giữa thơ và nhạc; giữa màu sắc thơ viếng phương Đông và chất bi tráng trong nhạc giao hưởng phương Tây; giữa hệ thống thi ảnh của Lor-ca và hệ thi ảnh của chính tác giả. => Tấ

File đính kèm:

  • docde van 12 3.doc
Giáo án liên quan