Bổ trợ Ngữ văn lớp 9 - Bài 4 đến bài 6

Câu 1: Tóm tắt truyện:

Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem vàng cưới nàng về làm vợ. Biết TS vốn tính đa nghi nên Vũ nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì hoạ chiến tranh xảy đến. TS phải đi lính, VN ở nhà nuôi con và mẹ già. Khi mẹ già mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng như với mẹ đẻ của mình. Năm sau giặc tan, TS về nhà gặp lại vợ can. Khi chàng bế con, bé Đản có nói có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. TS đã cố chấp đa nghi nên chàng đẽ đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vấn ở bến Hoàng Giang. Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với VN, sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, sống dưới thủy cung, nàng đã gặp người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã đưa chiếc thoa vàng về trần gian cho chàng TS để làm tin. TS đã lập đàn giải oan nhưng VN chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại đi.

Câu 2: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ

- ông chưa rõ năm sinh năm mất, là người huyện Thanh Miện, Hải Dương.

- ông là học trò của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

- Ông sống vào nửa đầu TK thứ XVI, đây là thờ kỳ triều đình Nhà Lê bắt đầu khủng hoàng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra một cuộc chiến kéo dài .

- Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá, đó là cách phản kháng của những người trí thức đương thời.

- Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn nhưng có giá trị to lớ, trong nền văn học VN, nhất là Truyền kỳ mạn lục.

- Ông được xem là một trong những người khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc.

 

doc18 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bổ trợ Ngữ văn lớp 9 - Bài 4 đến bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG Nguyễn Dữ Câu 1: Tóm tắt truyện: Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương, có nhan sắc và đức hạnh nên Trương Sinh đem vàng cưới nàng về làm vợ. Biết TS vốn tính đa nghi nên Vũ nương hết sức giữ gìn khuôn phép. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì hoạ chiến tranh xảy đến. TS phải đi lính, VN ở nhà nuôi con và mẹ già. Khi mẹ già mất, nàng lo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng như với mẹ đẻ của mình. Năm sau giặc tan, TS về nhà gặp lại vợ can. Khi chàng bế con, bé Đản có nói có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. TS đã cố chấp đa nghi nên chàng đẽ đẩy vợ mình đi đến chỗ tự vấn ở bến Hoàng Giang. Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi. Riêng với VN, sau khi trẫm mình xuống bến Hoàng Giang, sống dưới thủy cung, nàng đã gặp người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã đưa chiếc thoa vàng về trần gian cho chàng TS để làm tin. TS đã lập đàn giải oan nhưng VN chỉ hiện về trong chốc lát rồi lại đi. Câu 2: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ - ông chưa rõ năm sinh năm mất, là người huyện Thanh Miện, Hải Dương. - ông là học trò của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Ông sống vào nửa đầu TK thứ XVI, đây là thờ kỳ triều đình Nhà Lê bắt đầu khủng hoàng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra một cuộc chiến kéo dài . - Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hoá, đó là cách phản kháng của những người trí thức đương thời. - Ông để lại một sự nghiệp văn học khiêm tốn nhưng có giá trị to lớ, trong nền văn học VN, nhất là Truyền kỳ mạn lục. - Ông được xem là một trong những người khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc. Câu 3: nêu ý nghĩa nhan đề TKML và xuất xứ truyện? * TKML là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, truyện truyền kỳ thường mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn được lưu truyền trong dân gian, sau đó được nhà văn sáng tạo lại, vì vậy truyện có nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn giàu tình hiện thực và giá trị nhân đạo. Tóm lại: Tên tác phẩm TKML có nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền. * Xuất xứ của truyện TKML: - Truyện có nguồn gốc từ 1 truyện dân gian “Vợ chồng chàng Trương” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. - Là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩn nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ có tên là truyền kì mạn lục. Tác phẩm được xem là một áng “Thiên cổ kỳ bút”, một đỉnh cao của thể loại này. Câu 4: Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện? * Giá trị nội dung: - Truyện kể về cuộc đời và cái chết thương tâm của VN, từ đó thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. - Truyện còn thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc * Giá trị nghệ thuật: - Truyện có thắt nút và mở nút rất bất ngờ và hợp lý. - Những lời thoại, lời tự bạch được sắp xếp rất đúng chỗ làm câu chuyện chở nên sinh động, góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lý và tính cách nhân vật. - Những yếu tố kỳ ảo vừa thể hiện tính chất truyền kỳ vừa làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của nhân vật VN, tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về cuộc sống công bằng. Câu 5: Bố cục của truyện: Gồm 2 phần - Phần 1: Nói lên vẻ đẹp và bi kịch của VN. - Phần 2: Những yếu tố kỳ ảo hoang đường (cuộc sống của VN dưới thuỷ cung) => MỘt bố cục rất hợp lý giúp người đọc hiểu được thể truyền kỳ, ước mơ ngàn đời của nhân dân, đồng thời tạo nên một kết thúc có hậu. Câu 6: Vẻ đẹp tâm hồn của VN trong từng hoàn cảnh? Khi mới lấy TS làm chồng: - VN luôn giữ gìn khuôn phép, trong cuộc sống vợ chồng không lúc nào nàng để dẫn đến bất hoà. Như vậy nàng đã sống đúng với dung hạnh của 1 người phụ nữ có phẩm chất, không có cơ sở để TS phải nghi ngờ. - Khi tiễn chồng đi lính, nàng đã thể hiện rõ tình cảm ân cần, đằm thắm với chồng, đặc biệt thể hiện khát vọng hạnh phúc vô bờ của một người phụ nữ bình dị, không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được bình an trở về. Cảm thông sâu sắc nỗi khổ của người chồng khi ra đi sẽ phải chịu đựng, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình. * Khi chồng vắng nhà (khi xa chồng) - Là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng. - Thay chồng làm và lo toan mọi việc trong gia đình: là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, một mình vừa nuôi con vừa tận tình chăm sóc mẹ già lúc đau yếu. Khi mẹ chồng ốm, nàng lo thuốc thang,cầu khấn thần phật, lúc nào cũng dịu dàng, ân cần “lấy lời ngọt ngào, không khéo để khuyên lơn”. Mẹ chồng chết, nàng lo ma chay chu đáo như với chính cha mẹ đẻ của mình. * Khi bị chồng nghi oan: - Lúc đầu nàng khóc và phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng của mình. Nàng đã nói đến thân phận của mình, đến tình nghĩa vợ chồng v à khẳng định tấm lòng thuỷ chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vớ. - Sau đó, TS vẫn cố chấp không nghe, đuổi nàng đi, nàng đã phải nói lên nỗi đau đớn, thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng, làng xóm bênh vực cho. Càng đau đớn hơn khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, tình yêu không còn và không thể làm lại được. - Cuối cùng, vì quá tuyệt vọng, nàng tắm gội cho sạch rồi chạy ra bến sông Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất, cho tấm lòng trong sạch của mình. Lời than ấy còn thể hiện nối thất vọng đến tột cùng, nối đau đớn không có gì diễn tả nổi của một người phụ nữ phẩm giá nhưng đã bị đẩy đến cái chết bức tử. Câu 7: Phân tích số phận nhỏ nhoi, đầy bi kịch của VN? - VN là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại là con nhà nghèo, nàng không có vị thế cao trong xã hội nên phải chịu những oan ức (thân phận…) - Lấy TS là người có tính đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để cho gia đình phải dẫn đến bất hoà. - Cuộc sum vầy vợ chồng chưa được bao lâu thì chồng phải đi lính xa nhà. Một mình nàng phải nuôi mẹ già, con nhỏ, làm mọi việc thay thế cho người đàn ông. Mẹ chồng ốm, nàng chăm sóc chu đáo. Mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. - Vì nhớ chồng nên đã chỉ bóng mình trên tường nói đùa với đứa con nhỏ, không ngờ lời nói đùa ấy đã dẫn đến oan uổng và đau đớn cho nàng. - Nàng bị chồng mắng nhiếc và đánh đập đuổi đi, buộc phải tìm đến cáu chết bức tử để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình. * Duyên cớ khiến VN phải chết: - Do lời nói đùa với con nhỏ làm cho đứa con tin là sự thật. - Do người chồng đa nghi, thô bạo, ít học, ít hiểu biết và sử sự hồ đồ. - Do XH phong kiến trọng nam kinh nữ đã không để cho người phụ nữ được phân trần, lý giải. - Do chiến tranh phi nghĩa đã khiến vợ chồng phải xa nhau. Câu 8: nhận xét về nghệ thuật của truyện: * Cách dẫn dắt tình tiết: - Trong phần giới thiệu, nhà văn đã hé mở ít nhiều về cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng qua chi tiết TS đem trăm lạng vàng cưới nàng về và câu nói của VN “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu…”. Và cái thế vốn có của người đàn ông, người chồng trong xã hội phong kiến khiến TS càng tăng thêm uy thế cùng với tính đa nghi nên TS đã “đối với vợ phòng ngừa quá sức” - Sau đó chiến tranh đã diễn ra khiến vợ chồng phải xa nhau. Khi trở về tâm trạng TS đã có phần nặng nề, không vui “ cha về bà đã mất, lòng cha buồn lắm rồi” - Tâm trạng ấy đã song song cùng với sự đa nghi khi nghe lời nói ngây thơ của đứa bé chứa đựng một sự kiện đáng ngờ. Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của đứa trẻ khi thấy mình có những hai người cha một người biết nói còn một người chỉ “nín thin thít khi bị gạn hỏi thì đứa trẻ mới nói đấy là “một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi” thông tin xác thực và gay cấn này như đổ thêm dầu vào lửa, tính đa nghi của chàng Trương có cớ để phân tích thêm một bước mới. - Từ đó Trương Sinh xử sự hồ đồ và độc đoán chàng không đủ bình tĩnh để nghe những lời phân trần của cô, không tin cả những nhân chứng bênh vực nàng, cũng không nhất quyết không nói ra duyên cớ cho vợ có cơ hội minh oan. - Cuối cùng nút thắt câu chuyện càng chặt, kịch tính đạt đến cao trào, Trương Sinh trở lên Vũ phu thô bạo mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết đó khác nào bức tử, một sự bức tử hợp lý tự nhiên diễn ra cho số phận Vũ Nương qua cách dẫn dắt của Nguyễn Dữ. - Và rồi một lần nữa “cái bóng” xuất hiện, “cái bóng” của Trương Sinh đã mở nút cho câu chuyện, Vũ Nương được giải oan và Trương Sinh cảm thấy day dứt vì những việc mình đã đối xử với vợ. => Cách dẫn dắt tình tiết thắt nút và mở nút rất hợp lý nó làm câu chuyện trở lên hấp dẫn. * Nhận xét về những lời trần thuật và lời thoại. - Ngôi kể: kể theo ngôi thứ 3. người kể dấu mình. - Lời thoại: có đối thoại, có độc thoại. => Tất cả những lời trần thuật và lời thoại ở trên đều góp phần làm nổi bật vẻ đẹp trong tính cách của Vũ Nương. Câu 9: Phân tích cái hay của chiếc bóng trên vách. Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. “Cái bóng” thứ nhất là của Vũ Nương vì nhớ chồng nên đã chỉ “Cái bóng” của mình trên vách cho đứa con và nói là Cha nó. Đã là đầu mối trực tiếp dẫn đến sự nghi ngờ của Trương Sinh với Vũ Nương, chính nó mà Trương Sinh đã hiểu lầm, đánh đập vợ mình buộc nàng phải tìm đến cái chết. * “Cái bóng” thứ hai là của Trương Sinh nó cũng là đầu mối giải toả sự nghi ngờ của Trương Sinh và Vũ Nương sau khi nàng đã mất, “Cái bóng” đã làm Chàng cảm thấy day dứt vì những hành động của mình trước kia. * “Cái bóng” xuất hiện hai lần trong truyện, là những mắt xích quan trọng vừa làm câu chuyện triển khai hợp lí, có thắt nút có mở nút, vừa làm câu chuyện có kịch tính hấp dẫn tự nhiên. - Hình ảnh chiếc bóng đã khái quát tấm lòng của người Vợ khi Vũ Nương đùa con chỉ bóng mình trên vách bảo rằng đó là cha Đản đã thể hiện cảnh ngộ đau khổ cô đơn của người vợ xa chồng. - “Cái bóng” với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ sự hiểu lầm của người Chồng đa nghi nên nó vừa là niềm vui, vừa là nỗi buồn, vừa thực, vừa ảo. - Lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, câu chuyện đồng thời thể hiện bi kịch của con người. Có thể nói, chi tiết “Cái bóng” vừa thể hiện cảm hứng hiện thực, vừa thể hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Dữ. Câu 10. Ý kiến của Em về chi tiết kì ảo kết thúc tác phẩm là: Ngay trong cái lung linh kì ảo chính là tính bi kịch của truyện vẫn đang tiềm ẩn. Mặc dù Vũ Nương đã trở về nhưng nàng chỉ trở về trong giây lát rồi lại đi ngay, chính vì vậy mà người đọc nhận ra một điều: Ngay trong cái lung linh kỳ ảo truyện vẫn thể hiện tính bi kịch, đó chính là bi kịch về cuộc đời, về số phận của người phụ nữ hay hiểu cụ thể hơn, cho dù câu chuyện có cách kết thúc phần nào có hậu, Vũ Nương được sống một cuộc sống khác. Một thế giới giàu sang, nàng được tôn trọng, được yêu thương nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh, chỉ là ước mơ của tác giả và của một người về một xã hội công bằng, những người ở hiền gặp lành. Mặc dù đã trở về rực rỡ uy nghi cũng chỉ là thấp thoáng ẩn hiện ngậm ngùi. Lời từ tạ của nàng: “Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” mới là sự thật. Bởi lẽ người đã chết rồi thì không thể sống lại được nữa, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được đó chẳng phải là bi kịch cho cuộc đời nàng hay sao? Điều đó đã một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả không chỉ dành riêng cho (Người) Vũ Nương mà còn cho tất cả số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đồng thời tác giả đã phê phán chế độ nam quyền tàn nhẫn, vũ phu và xã hội ấy không có chỗ cho những con người như Vũ Nương nương thân. Câu 11. Chép thuộc lòng những lời thoại của Vũ Nương trong tác phẩm. Lời thoại 1: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Lời thoại 2: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa”. Lời thoại 3: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm Ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. * Ý nghĩa của từng lời thoại. - Lời thoại 1: Thể hiện lúc đầu tiên khi bị chồng nghi oan. Đây là lời đối thoại của Vũ Nương với chồng mình. Nàng khóc phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, cầu xin Trương Sinh đừng nên nghi oan đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng chung thuỷ, trong trắng, nghĩa là nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. - Lời thoại 2: Đây là lời đối thoại của Vũ Nương với chồng. Vũ Nương đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếc và đuối đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng. Hạnh phúc gia đình, niềm khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ, tình yêu không còn “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió” và cả nỗi đau khổ chờ chồng mòn mỏi trước đây cũng còn có thể làm lại được nữa. - Lời thoại 3: Đây là lời độc thoại, nàng nói một mình, nói với thần sông khi những lời phân trần của mình bị chồng bỏ ngoài tai. Lời độc thoại này như một lời than, lời nguyền để xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng nỗi đau cùng cực của một người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên bị đẩy tới chỗ tận cùng là cái chết thật đau thương. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH ___ Phan Đình Hổ___ Câu 1. Tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” “Vũ trung tuỳ bút” có nghĩa là tuỳ bút viết trong những ngày mưa. Là một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động hấp dẫn hiện thực đen tối của nước ta vào khoảng đầu đời Nguyễn (đầu TK XIX). Tác phẩm gồm 88 mẩu truyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút bàn về các thứ lễ nghi phong tục tập quán…Ghi chép những việc xảy ra trong xã hội lúc bấy giờ, có khi còn viết về một số n.v, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư. Tác phẩm được thể hiện một cách giản dị sinh động và hấp dẫn. Câu 2. Thói ăn chơi xa sỉ của chúa Trịnh và quan hầu cận trong phủ chúa được miêu tả: Chúa cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở nhiều nơi để thoả ý thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp. Việc xây dựng đình đài cứ liên miên hao tiền tốn của không sao kể siết. Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ diễn ra thường xuyên tháng ba bốn lần, huy động rất đông người hầu hạ: binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ (trong khi đó Hồ Tây rất rộng), với đầy đủ các nội thần các quan hộ giá, nhạc công … lại bày đặt ra nhiều trò giải trí lố lăng, tốn kém “Các nội thần ăn mặc giả đàn bà bày bán hàng quanh hồ, thuyền ngự dạo trên hồ chốc chốc lại ghé vào bờ mua bán, dàn nhạc bố trí khắp nơi quanh hồ để tấu nhạc làm vui. Việc tìm thu mà thực chất là cướp đoạt những của quý trong, thiên hạ với đủ loại, chim quý, thú lạ, cây cổ thụ, những hòn đá hình dáng kì lạ, chậu hoa cây cảnh để đem về tô điểm cho phủ chúa đến mức không thiếu thứ gì. Câu 3. Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa hiệu lên là: Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sùng ái bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi hướng lạc. Do thế mà chúng đã ỉ vào thế của nhà chúa để hoàng hành, tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là vừa ăn cướp vừa la làng vu oan, giá họa cho nhân dân để cướp tới 2 lần. Để trong thủ đoạn đê tiện của bọn chúng nhiều người trong đó có cả gia đình của tác giả đã phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. => Như vậy bọn quan lại nhà chúa vừa tham lam vơ vét đầy túi lại được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa. Câu 4. Cảnh khu vườn trong phủ chúa ở một số câu văn hoặc một số từ ngữ. “Trong phủ, tuỳ chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. * Nhận xét về cách miêu tả trong đoạn văn. - Cảnh thực của khu vườn nhà chúa được miêu tả rất là rộng toàn những thứ quý, thứ hiếm trong thiên hạ và được bày vẽ tô điểm như của tự nhiên vốn sẵn có. Nhưng những âm thanh trong vườn lại gợi ra một cảm giác ghê rợn. - Cảnh vật ở khu vườn được tác giả tô đậm ở màu sắc dị dạng cổ quái đến bất thường, ở âm thanh gợi cảm giác ghê rợn, báo hiệu cái mà tác giả gọi là triệu bất tường. - Cảnh vật ấy không hề nói lên sự bình yên phồn thực mà đã gợi nên sự tan tác đau thương, gợi những điềm gở chẳng lành, nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết lo đến chuyện ăn chơi hưởng lạc trên mồ hôi xương máu của dân lành. Câu 5. Kết thúc văn bản tác giả kể lại chuyện. Tác giả đã kể lại sự việc đã từng xảy ra ngay tại gia đình mình. Bà mẹ của tác giả đã phải sai người chặt đi một cây lê và hai cây lựu quý trong vườn nhà mình để tránh gặp tai hoạ. * Chuyện ấy có ý nghĩa. Chi tiết chân thực này có sức mạnh rất lớn trong việc miêu tả hiện thực, đồng thời tỏ thái độ bất bình và phê phán kín đáo mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm. Cách miêu tả các thứ cây quý rất đẹp, rất được trân trọng này nhằm tạo nên sự tương phản rõ rệt với việc đành phải chặt bỏ vì bọn hoạn quan đê tiện của nhà chúa. Cảm xúc của tác giả đó là thái độ bất bình phê phán cũng được gửi gắm kín đáo qua đó. Câu 6. Nhận xét về NT miêu tả trong văn bản. Tác giả miêu tả các sự vật sự kiện, con người một cách cụ thể tỉ mỉ và công phu: các nội thần thì bịt khăn mặc áo đàn bà, bọn nhạc công ngồi trên gánh chuông chùa Trấn Quốc hay dưới bóng cây bến được Cây đa cổ thụ to, cành lá rườm rà, rễ dài đến vài trượng… Các sự việc đưa ra đều rất cụ thể khách quan chân thực được liệt kê có khi lại miêu tả tỉ mỉ vài chỗ cần thiết để khắc hoạ không xen lời bình của tác giả vì vậy, mà chuyện có giá trị hiện thực cao. Câu 7. So sánh sự khác nhau về mặt thể loại của văn bản: “Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” và “Chuyện người con gái Nam Xương”. Chuyện người con gái Nam Xương - Truyền kỳ mạn lục. - Thuộc thể loại truyện vì thế hiện thực của cuộc sống được phản ánh thông qua số phận con người cụ thể cho nên nó có cốt truyện và nhân vật. - Cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc hoạ nhờ một hệ thống chi tiết NT phong phú đa dạng bao gồm chi tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình nhân vật, chi tiết tính cách, thậm chí cả những chi tiết tưởng tượng hoang đường. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Vũ Trung tuỳ bút. Tác phẩm là một thể loại tuỳ bút tức là một thể loại ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể có thực, qua đó tác giả có thể bộc lộ cảm súc, suy ngẫm, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống một cách trực tiếp. Việc ghi chép ở thể loại này tuỳ theo cảm hứng chủ quan có thể tản mạn không gò bó theo hệ thống kết cấu nào nhưng vẫn theo một tư tưởng hay một cảm xúc chủ đạo. BÀI 5 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (Hồi thứ 14) -Ngô gia văn phái- Câu 2. Giới thiệu đôi nét về nhóm tác giả Ngô gia văn phái. Đây là tên gọi của một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả, Thanh Oai nay thuộc Hà Tây. Nhóm tác giả này gồm 2 tác giả chính. + Ngô Thì Chí: Sinh năm 1753 - mất năm 1788 em ruột của Ngô Thì Nhậm, Ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. + Ngô Thì Du: (1772 – 1840) là Anh Em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, Ông viết 7 hồi tiếp. + Còn lại 3 hồi cuối có thể do một người khác viết vào. Câu 3. Trình bày hiểu biết về tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. * Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Hoàng Lê Nhất Thống Chí là ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê. * Tác phẩm. - Tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm 17 hồi ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê. - Tác phẩm đã tái hiện lại một cách chân thực và sinh động, giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. - Đây là giai đoạn mà các tập đoàn phong kiến thối nát cực độ sự trành giành quyền lực của các phe phái diễn ra quyết liệt dữ dội dẫn đến cuộc nổi dậy như bão táp của nhân dân Tây Sơn. Quang Trung - Nguyễn Huệ thống nhất đất nước đánh tan giặc xâm lược Xiêm La và Mãn Thanh. Cơ nghiệp Tây Sơn tan rã và nhà Nguyễn ra đời. - Đây là tác phẩm viết về những sự kiện lịch sử chịu ảnh hưởng của lối tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. Tác phẩm viết bằng văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt NT. Câu 10. Cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đoạn trích đã xây dựng hình tượng người anh hùng. Trong lịch sử dân tộc * Từ đầu đến cuối đoạn trích Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. - Nghe tin giặc chiếm Thăng Long, mất cả vùng đất rộng lớn nhưng vẫn không hề nao núng, lại “định thân chinh cầm quân đi ngay”. - Trong một thời gian ngăn, hơn một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến 30 tháng chạp). Nguyễn Huệ đã làm nhiều việc như: + “Tế các trời đất” lên ngôi Hoàng Đế + Đốc suất đại binh ra Bắc. + Gặp gỡ “người công sĩ ở huyện Sơn La” + Tuyển mô quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An. + Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. * Ông còn là một con người sáng suốt và nhạy bén. - Ngay khi mấy vạn quân thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “Ngàn cân treo sợi tóc” Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi Hoàng Đế để chính danh vị, để cho nghĩa quân có niềm tin. Ông lấy niên hiệu là Quang Trung. - Việc lên ngôi vua đã được tính kì lưỡng với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh em tài giỏi, quan trọng hơn là để “Yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được nhân dân ủng hộ. * Ông cũng vô cùng sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa địch và ta (được thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An). - Quang Trung đã chỉ rõ: “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng ắt khác”. Ông đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc phương Bắc. - Ông còn tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không ai chịu nổi ai cũng muốn đuổi chúng đi. - Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu quả cảm chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa như Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. - Quang Trung đã dự kiến việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho mọi người phủ Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc, Ông đã kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai”. * Quang Trung còn là người sang suốt trong việc xét đoán bề tôi, cách dùng người, điều đó thể hiện rất rõ qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. Qua những lời nói ta thấy rõ Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì: “Quân thua tại tướng” nhưng Ông hiểu lòng họ, sức mình ít, không địch được quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Đối với Ngô Thì Nhậm, Ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “Đa mưu túc trí”. Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao. Điều này chứng tỏ Ông rất hiểu sở trường, sở đoảng của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc…..khiến tất cả quân tướng nể phục. * Quang Trung có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. - Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, mới khởi binh đánh giặc, chưa dành được tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói như đinh đóng cột là “Phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”. - Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch đối với địch trong 10 năm tới, đối với địch, thường ch

File đính kèm:

  • docBo tro ngu van 9.doc