Cách sử dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy môn Địa lí lớp 6

Xuất phát từ mục đích giáo dục của nhà trường XHCN là đào tạo con người mới có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng đất nước . Bởi vậy Hồ Chủ Tịch đã nói " muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải có con người mới Xã hội chủ nghĩa". Muốn tạo nên những con người mới đó thì chính là nhà trường XHCN- là cơ quan trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất. Mục tiêu giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh và truyền thụ lại những tri thức cơ bản, sâu sắc cho học sinh. Đây là vấn đề trọng tâm của giáo dục.

Chính vì vậy, để đáp ứng lại mục tiêu của giáo dục thì học sinh phải biết lựa chọn một con đường học vấn đúng đắn và có thể nói là hiệu quả nhất. Trong thời đại ngày nay rõ ràng các em học ở trường chưa đủ cho nên việc tự học là rất cần thiết. Bởi vì tự học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp học sinh ngoài việc nắm tri thức cơ bản ở trường còn giúp các em nắm kiến thức học ở ngoài xã hội sâu hơn , kĩ hơn. Để có kết quả học tập tốt thì mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình một nền tảng, một con đường, phương pháp học tập tốt, tức là phải tự xác định việc học là để cho ai ? học để làm gì ? . Đó là vấn đề đặt ra mà mỗi học sinh khi cắp sách đến trường phải nghĩ đến và xác định rõ cho bản thân mình. Nó giúp chúng ta nhanh chóng tiếp thu những tri thức mới. Đặc biệt trong thời đại phát triển thông tin của các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi các nước kém phát triển phải nhanh chóng thích ứng, tự học là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm, nhất là giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn , nhà trường, phụ huynh học sinh. Học sinh trong thời gian học ở trường các em chỉ nắm được các kiến thức cơ bản nhất , khái quát nhất. Tuy nhiên để nâng cao, mở rộng kiến thức cơ bản thì thời gian tự học có một vai trò rất quan trọng với bản thân học sinh, đây là yếu tố nhằm xác định cho các em có kĩ năng tự học, tự thực hành, tự vận dụng kiến thức vào cuộc sống ngoài những giờ trên lớp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách sử dụng phương pháp trực quan vào giảng dạy môn Địa lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Lý do khách quan : Xuất phát từ mục đích giáo dục của nhà trường XHCN là đào tạo con người mới có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng đất nước . Bởi vậy Hồ Chủ Tịch đã nói " muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội cần phải có con người mới Xã hội chủ nghĩa". Muốn tạo nên những con người mới đó thì chính là nhà trường XHCN- là cơ quan trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất. Mục tiêu giáo dục là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh và truyền thụ lại những tri thức cơ bản, sâu sắc cho học sinh. Đây là vấn đề trọng tâm của giáo dục. Chính vì vậy, để đáp ứng lại mục tiêu của giáo dục thì học sinh phải biết lựa chọn một con đường học vấn đúng đắn và có thể nói là hiệu quả nhất. Trong thời đại ngày nay rõ ràng các em học ở trường chưa đủ cho nên việc tự học là rất cần thiết. Bởi vì tự học có ý nghĩa rất quan trọng, giúp học sinh ngoài việc nắm tri thức cơ bản ở trường còn giúp các em nắm kiến thức học ở ngoài xã hội sâu hơn , kĩ hơn. Để có kết quả học tập tốt thì mỗi cá nhân phải xây dựng cho mình một nền tảng, một con đường, phương pháp học tập tốt, tức là phải tự xác định việc học là để cho ai ? học để làm gì ? . Đó là vấn đề đặt ra mà mỗi học sinh khi cắp sách đến trường phải nghĩ đến và xác định rõ cho bản thân mình. Nó giúp chúng ta nhanh chóng tiếp thu những tri thức mới. Đặc biệt trong thời đại phát triển thông tin của các nước phát triển trên thế giới đòi hỏi các nước kém phát triển phải nhanh chóng thích ứng, tự học làø một vấn đề luôn được mọi người quan tâm, nhất là giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn , nhà trường, phụ huynh học sinh. Học sinh trong thời gian học ở trường các em chỉ nắm được các kiến thức cơ bản nhất , khái quát nhất. Tuy nhiên để nâng cao, mở rộng kiến thức cơ bản thì thời gian tự học có một vai trò rất quan trọng với bản thân học sinh, đây là yếu tố nhằm xác định cho các em có kĩ năng tự học, tự thực hành, tự vận dụng kiến thức vào cuộc sống ngoài những giờ trên lớp. Quá trình học tập của các em đâu chỉ là học chữ mà học để làm người, làm một con người có đầy đủ phẩm chất năng lực , tư duy trí tuệ, đạo đức tốt... Vì vậy mà chính sách của Đảng và nhà nước ta là đưa Giáo dục và Đào tạo lên hàng đầu nhằm đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội mới. 2. Lý do chủ quan : Công việc tự học ở nhà đóng vai trò hết sức quan trọng và là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi học sinh. Với việc tự học các em hoàn toàn có thể làm chủ được vị trí của mình trên con đường học vấn. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu thêm về thời gian tự học của các em ở ngoài giờ trên lớp, tìm hiểu tư tưởng, ý thức tự học, khả năng tìm tòi sáng tạo cùng với nhận thức tầm quan trọng của việc học chính của các em. Tìm hiểu môi trường học tập và các tài liệu đáp ứng cho các em tự học, cần tìm hiểu thêm gia đình đã tạo điều kiện cho các em tự học như thế nào? Động lực giúp các em hứng thú học tập, phát huy tính tích cực trong vấn đề tự học. Chúng ta cần tìm hiểu vấn đề tự học của các em ở trường THCS hiện nay để qua đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, giải quyết những vướng mắc của các em, vạch rõ tầm quan trọng của việc tự học từ đó có biện pháp giúp đỡ các em nâng cao kết quả học tập. Nếu học sinh chăm chỉ, có năng lực tự học ở nhà thì nhà giáo dục sẽ khuyến khích và giảng dạy cho các em có chiều sâu hơn. Nhưng nếu học sinh yếu-kém, lười học thì nhà giáo dục phải có biện pháp nâng đỡ và hướng dẫn, theo dõi việc học tập của các em một cách chặt chẽ hơn. Cũng thông qua đó nhà giáo dục cần có sự quan tâm, liên hệ thường xuyên đến gia đình các em. Hiện nay, thực trạng của việc tự học ở nhà của học sinh vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm đến nhất là thời gian cho việc học bài cũ và chuẩn bị tìm hiểu bài mới rất hạn hẹp, thậm chí có lúc không có. Các em còn phải chịu chi phối từ nhiều hướng, các em có thể chạy theo việc học thêm và cùng với sự bề bộn công việc của gia đình làm cho các em không có thời gian tự học ở nhà hoặc có thể các em còn ham chơi. Việc thiếu thời gian tự học sẽ dẫn đến những vấn đề làm sa sút việc học tập. Ngoài ra các em còn phải nhồi nhét một lượng kiến thức khá nhiều mà chương trình đề ra làm cho các em mệt mỏi dẫn đến khó tiếp thu bài học. Sự quá tải trong chương trình học sẽ tạo nên sự căng thẳng thần kinh dẫn đến làm cho chất lượng học tập không cao. 3. Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài : Với bản thân là một giáo viên việc thực hiện đề tài này góp phần trong việc tìm hiểu và tìm biện pháp để nâng cao chất lượng việc tự học ở nhà của học sinh. Góp phần giúp cho các em thấy được vị trí, tầm quan trọng của vấn đề này trong học tập. Việc tự học ở nhà là điều kiện làm nền móng cần thiết để tác động tốt cho các em góp phần nâng cao chất lượng học tập cũng thông qua việc thực hiện đề tài sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thấy được vai trò của việc tự học mà có sự quan tâm đúng đắn hơn đến việc tự học của con em.Tôi nghĩ rằng, qua việc thực hiện đề tài này nó cũng giúp cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác. II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN : 1. Đối tượng : Đối tượng thực hiên đề tài là tình hình tự học ở nhà của học sinh ở trường THCS. 2. Phạm vi : Vì điều kiện khó khăn nên tôi tìm hiểu tình hình tự học ở nhà của học sinh chỉ ở một số lớp thuộc Trường THCS Bình Minh , quá trình thực hiện tôi tìm hiểu qua phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. III/ MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN : 1. Mục đích : Mục đích cuối cùng của đề tài là giúp cho các em phát huy được việc tự học ở nhà và thông qua việc nghiên cứu nắm được tình hình tự học cụ thể của các em để từ đó có biện pháp tác động tích cực giúp các em nâng cao chất lượng việc tự học ở nhà. * Tìm hiểu thực tế tìmh hìmh tự học của học sinh như : - Tìm hiểu điều kiện tự học của học sinh . - Tìm hiểu môi trường tự học. - Thời gian tự học, thái độ tự học của học sinh. Qua đó giúp học sinh có ý thức trong việc tự học và có biện pháp giúp các em về vấn đề tự học ở nhà. - Ý thức tự học đối với bản thân. Từ đó có những biện pháp giúp cho việc tổ chức hình thức tự học của học sinh có hiệu quả hơn. 2. Nhiệm vụ : * Khảo sát thực trạng của vấn đề tự học của học sinh như : + Thời gian tự học + Môi trường tự học + Hình thức tự học * Tìm hiểu vấn đề có liên quan như : + Tự học, tự giáo dục + Đặc điểm của hình thức tự học + Vai trò của giáo viên đối với việc tổ chức các hình thức tự học + Ý nghĩa của việc tự học dối với sự phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Trên cơ sở đó để rút ra các giải pháp hữu hiệu để tổ chức quá trình tự học của học sinh có hiệu quả hơn. IV/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN : Qua việc thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau : - Phương pháp điều tra : Thông qua nhà trường, gia đình và địa phương nơi học sinh ở - Phương pháp trò chuyện : Tạo ra các buổi sinh hoạt để biết được việc tự sắp xếp thời gian học ở nhà như thế nào, để từ đó nắm được tình hình tự học của các em ở nhà để đối chiếu với kết quả học tập trên lớp. - Phương phápthống kê : Thành lập các phiếu điều tra để từ đó rút ra được số liệu của việc tự học của học sinh. PHẦN II NỘI DUNG THỰC HIỆN I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận : Cùng với sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu trên chặng đường chạy đua trí tuệ trong thế kỉ XXI đang đòi hỏi sự đổi mới của giáo dục mà trong đó cơ bản là sự đổi mới về phương pháp dạy và học. Song song với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, thông tin liên lạc thì mỗi con người không ngừng nâng cao trình độ học vấn, rèn luyện đạo đức để trở thành chủ nhân của đất nước. Bác Hồ đã nói với thiếu nhi nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng :" Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, Dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần công học tập của các cháu ". Song đó mới chỉ là lí thuyết, còn mỗi người có thực hiện được mục đích của việc học hay không là ở vấn đề thực hành. Bước vào thời kì đổi mới, đất nước ta chuyển từ chế độ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN, học sinh và phụ huynh đã dần thích ứng với quan niệm học để kiếm công ăn việc làm và chấp nhận việc làm cả trong khu vực nhà nước và tư nhân thay cho mục đích cứng nhắc trước kia là học để trở thành cán bộ trong biên chế nhà nước có việc làm ổn định suốt đời. Thay cho tâm lí ỷ lại sẽ là sự tháo vát tự xoay xở cùng với những điều chỉnh trong xã hội về sử dụng lao động, tiền lương đãi ngộ, khắc phục các tiêu cực....Học sinh sẽ ý thức được rằng học giỏi trong nhà trường sẽ hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời, phấn đấu trong học tập chủ động để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi người đạt tới mục đích cuộc sống phù hợp với năng lực của mình. Với một tâm lí như vậy học sinh sẽ tự lao vào học không biết mệt mỏi, song đó chỉ là suy nghĩ của những người tương đối trưởng thành còn đối với học sinh THCS việc xác định ý nghĩa của việc học vẫn còn đơn giản.Với lượng kiến thức trong nhà trường hiện nay sẽ không đáp ứng được đòi hỏi của thời đại mới. Vì vậy các em phải tự học. Vậy tự học là gì ?-Tự học là tự chính bản thân các em nổ lực tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ của mình. Ngoài giờ học chính khóa các em có thể học qua sách báo, qua mạng Internet, qua các phương tiện thông tin đại chúng hay qua mọi người xung quanh. Qua đó các em chọn lọc, đúc kết những tri thức cần thiết và ghi nhớ chúng nhằm làm phong phú thêm bài học cho mình. Muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học thì cần rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, coi đây không chỉ là một phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà là một mục tiêu quan trọng của dạy học. Để đạt được kết quả cao trong học tập thì phải rèn luyện cho học sinh có được kỉ năng , phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã họcvào những tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người. Bồi dưỡng ý chí và năng lực tự học là cách có hiệu quả để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tính tích cực học tập của học sinh biểu hiện ở " sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập của trẻ"-( L.V Rrêbrôva, 1975 ). Học tập là "một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên "-(D.N.Ordoniev, 1971 ). Chính các em phải phát huy khả năng của chính mình. Tính tích cực học tập bắt nguồn từ khát vọng, cố gắng trí tuệ và nghị lực của các em. Bên cạnh đó việc tự học của các em cũng bắt nguồn từ hứng thú và lòng say mê. Vai trò của hứng thú nhận thức trong quá trình học tập đã được các nhà sư phạm quan tâm từ lâu. Akomensky xem việc tạo hứng thú là một trong các con đường chủ yếu đê û" làm cho học tập trong nhà trường trở thành nguồn vui ". K.Dusinsky xem hứng thú là một cơ chế bên trong đảm bảo học tập có hiệu quả. Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác học tập. Hứng thú và tự giác là những yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực và độc lập trong học tập. Theo khuyến cáo của UNESCO, cách mạng về học phải được tiến hành theo các tư tưởng chỉ đạo chiến lược học suốt đời, học cách học, học để hiểu, học để làm, học để chung sống và học để làm người. Từ tư tưởng đó mà nghị quyết TW- IV Khóa VIII đã đề ra định hướng giải quyết khơi dậy và phát huy tối đa nội lực- một nội lực hết sức lợi hại có tính quyết định đối với chất lượng , hiệu quả và qui mô phổ cập giáo dục đã không được phát huy đúng mức nội lực của người học. Năng lực tự học ,sáng tạo của học sinh là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân, năng lực tự học, sáng tạo có ý nghĩa và vai trò quyết định trong toàn bộ hoạt động học.Năng lực tự học là vấn đề cực kì quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách sáng tạo của học sinh, phát huy năng lực tự học vừa là mục tiêu vừa là phương pháp giáo dục, vừa là con đường phát triển giáo dục. Kết hợp quá trình đào tạo và quá trình tự học, tự đào tạo là con đường ngắn nhất để tạo ra nội lực cần thiết cho sự phát triển con người học sinh. Cùng với sự cố gắng của chính bản thân các em thì sự giúp đỡ tạo điều kiện của nhà trường, gia đình cũng không kém phần quan trọng. Thời gian tự học là khoảng thời gian các em ôn lại những kiến thức đã học ở trường và mở mang kiến thức mới. Môi trường và các phương pháp học tập cũng góp phần quyết định kết quả của việc học tập. Các em có thể tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kiến thức. Qua cuộc sống các em có thể học được nhiều điều bổ ích và lấy đó làm kinh nghiệm cho bản thân. Có những cách học thật đơn giản như học ở ông bà, cha mẹ và bạn bè..., có nhiều cách học thật ngẫu nhiên như khi ta đang xem một chương trình nào đó hay đọc một tờ báo mà trước đó ta chỉ xem hoặc đọc nó để giải trí. Có muôn vàn cách học, điều quan trọng là học thế nào để dem lại kết quả cao nhất. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học- kĩ thuật, các em có điều kiện tự học hơn. Với sự mới mẻ đó sẽ kích thích tính tò mò của lứa tuổi thích tìm kiếm, khám phá cái mới. Nó sẽ trở thành động lực tạo ra cho các em tính tích cực và hứng thú học tập. Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa của việc dạy phương pháp học. Nhà giáo dục Disterverg người Đức đã viết"Thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giỏi dạy cách tìm ra chân lý". Giáo viên không chỉ truyền thụ những tri thức có sẵn chỉ cần nhớ mà còn định hướng tổ chức cho học sinh tự mình khám phá ra kiến thức mới, giúp cho học sinh không chỉ nắm vững được nội dung kiến thức mà nắm phương pháp đi tới kiến thức đó. Như vậy, việc tự học là một vấn đe àlớn quan trọng đối với học sinh. Nó còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài hay chính bản thân học sinh. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn trong thời đại ngày nay thì cần xem xét trong thực tiễn. 2. Cơ sở thực tiễn: Ngoài những cơ sở về mặt lý luận đã nêu trên, khi thực hiện đề tài này, qua một thời gian tìm hiểu thực tế từ học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh cộng với những người có uy tín trong học sinh, tôi nhận thấy rằng tự học ở nhà rất quan trọng đối với các em trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Qua việc học ở nhà các em sẽ thấy rõ được vấn đề nào cần thiết, vấn đề nào không cần thiết, những vấn đề nào chưa hiểu hoặc hiểu còn lung tung , chưa rõ ràng để từ đó các em tự nghiên cứu hoặc có thể hỏi bạn bè, thầy, cô giáo để các lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Qua thực tế tìm hiểu tình hình tự học ở nhà của học sinh THCS Bình Minh đã giúp cho bản thân tôi rất nhiều trong việc thực hiên đề tài này.Trường THCS Bình Minh tổng số trên 900 học sinh , chia ra làm 22 lớp học. Nhìn chung chất lượng học tập chua thật sự cao so với một số trường trong địa bàn huyện Bình Sơn, nên tỉ lệ học sinh yếu về học lực còn khá cao. Điều đó cho thấy vấn đề tự học ở nhà của học sinh là chưa thực sự tốt. Tình hình tự học ở nhà củacác em học sinh lớp chủ nhiệm(6E), được tôi tìm hiểu cụ thể bằng nhiều phương pháp: Trước tiên tôi đã dùng phương pháp đàm thoại với học sinh. Qua trò chuyện ở các buổi sinh hoạt cho thấy các em hầu hết về nhà đều dành một khoảng thời gian tự học. Có em thì có thời gian biểu, có em thì không có thời gian biểu mà rảnh hồi nào thì học hồi ấy. Điều đó có thể nói rằng các em vẫn biết tự học ở nhà nhưng các em chưa thấy được tầm quan trọng của việc này. Qua thực trạng cho thấy bước đầu đã xuất hiện một số chiều hướng tốt đáng động viên trong việc tự học của một số em. Để tiến hành công việc được cụ thể, tôi đã dùng phiếu điều tra gửi các em theo mẫu: * Thời gian học buổi sáng : (Từ mấy giờ đến mấy giờ). * Thời gian học buổi chiều : * Thời gian học buổi tối : * Có bố trí góc học tập hay không ? * Khi rảnh em làm gì ? Phiếu điều tra phát ra 40 phiếu và thu vào 40 phiếu. Qua thống kê phiếu trả lời của các em cụ thể như sau : - Đối với câu hỏi thứ nhất thì có 15 em có giờ tự học buổi sáng từ 4h30 đến khoảng 5h30 (Tuy nhiên các em cũng đã học vào buổi tối trước đó) - Đối với câu hỏi thứ hai thì có 25 em dành thời gian tự học vào buổi tối từ khoảng 19h30 đến 21h30. - Đối với câu hỏi thứ ba thì tất cả các em đều có học vào buổi tối nhưng hầu hết không có giờ giấc cụ thể. - Đối với câu hỏi thứ tư thì có 32 em có góc học tập. - Đối với câu hỏi thứ năm thì có 29 em trả lời là những khi rảnh rổi thì phụ giúp công việc cho gia đình. Qua điều tra cho thấy tuy các em hầu hết là con em nhà nông , suốt ngày lam lũ với ruộng đồng hoặc làm những việc khác thế nhưng các em vẫn có ý thức đối với việc tự học ở nhà. Tiếp theo là tôi xâm nhâïp thưcï tế bằng việc đến thăm nhà học sinh( Đến thăm được 34/40 gia đình học sinh), tôi nhận thấy rằng việc tự học ở nhà của các em tương đối tốt. Đơn cử như em Nguyễn Thị Như Sang, mặc dù gia đình còn khó khăn , bản thân em còn phải phụ giúp gia đình nhiều công việc nhưng ngoài giờ học ở trường em cũng dành một khoảng thời gian để học ở nhà bằng việc sắp xếp thời gian hợp lí. Em nói rằng, nếu như có công việc nào đột xuất xảy ra ảnh hưởng tới giờ học thì em sẽ học bù vào thời gian khác. Điều đó cho thấy em rất coi trọng việc tự học ở nhà. Phải nói rằng, bên cạnh những em có ý thức và phương pháp tự học ở nhà tốt vẫn có nhiều em chưa thực hiện tốt. Từ thực tế đó, bản thân giáo viên cần phải nói chuyện, trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh về việc quan tâm , tạo điều kiện để con em tự học ở nhà tốt hơn. Để nâng cao ý thức tự học ở nhà, khi vào đầu giờ học tôi còn cho các em kiểm tra, truy bài lẫn nhau và cho tới nay công việc thực hiện đạt được kết quả khá khả quan. Vì trong quá trình truy bài lẫn nhau nếu em nào không thuộc bài thì sẽ thấy xấu hổ với bạn bè và quan trọng hơn là qua đó các em giúp nhau được nhiều hơn trong việc học. Vấn đề tổ chức cho lớp các buổi trao đổi kinh nghiệmhọc tập thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng rất cần thiết và có hiệu quả. Cụ thể, qua việc phát phiếu điều tra, thăm gia đình học sinh, nói chuyện trao đổi với phụ huynh, thực hiện việc truy bài và tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập giữa học sinh đã thúc đẩy việc tự học của học sinh rất nhiều. Kết quả là đa số các em đều có tiến bộ trong học tập. Vấn đề ở đây là các em thực hiện việc tự học ở nhà như thế nào. Đó là vấn đề mà cả nhà trường, phụ huynh đều phải quan tâm. Nói đến tự học là phải nói đến sự tự vận động trong quá trình tiếp thu kiến thức ở nhà, hình thành cho bản thân kĩ năng và phương pháp học bài. Qua đối chiếu kết quả học tập của các em ở trường với việc tự học ở nhà cho thấy chất lượng học tập không đều. Chứng tỏ rằng nếu em nào tiến hành việc học ở nhà tốt thì kết quả học tập ở trên lớp thể hiện khá cao, thậm chí rất cao. Và để có được kết quả như thế thì sự quan tâm, theo dõi, động viên,tạo điều kiện của gia đình đối với việc học ở nhà của con em là hết sức cần thiết. Tuy vậy, có một số em mặc dù gia đình rất quan tâm hoặc có em cũng đã tự học ở nhà nhưng kết quả học tập không cao. Điều đó cố thể nói rằng do sự phát triển tâm sinh lí của các em có nhiều chuyển biến nên thường biểu hiện tâm lí chóng quên hoặc ham chơi. Đây là một tình trạng đang tồn tại ở lớp 6E, tuy số này chiếm tỉ lệ không lớn nhưng nó có ảnh hưởng bất lợi đến vấn đề tự học của lớp. Thực hiện đề tài này có thể nói cho ta thấy được toàn cảnh về việc tự học của học sinh ở nhà là rất đa dạng và không giống nhau .Tất nhiên cái ta muốn đạt đến là chất lượng học tập của học sinh được nâng cao . Kiến thức vốn đa dạng, phong phu ùvà quan trọng đối với mỗi học sinh, nó không dừng lại ở chỗ khi ta học xong bài , xong chương trình mà phải học, phải nghiên cứu, nghiền ngẫm mãi mới thấy rõ dược vấn đề và tiếp thu kiến thức kĩ hơn, sâu hơn. Thực trạng về tình hình tự học của học sinh ở các lớp khác, qua sự hỏi thăm các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thì tôi được biết những em có kết quả học tập cao là hầu các em đó đều thực hiện việc tự học ở nhà tốt, đến lớp phát biểu sôi nổi, nhanh hiểu bài. Còn những em đến lớp thường xuyên không thuộc bài thì qua các buổi họp phụ huynh học sinh họ cho biết về nhà các em này phải làm việc phụ giúp gia đình hoặc không làm gì nhưng do ham chơi, ít quan tâm đến sách vở. Có em học rồi nhưng lại quên ngay vì không tập trung suy nghĩ. Tất cả những điều đó đã gây nên sự chán học ở các em. Vì thế chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp nhằm nâng cao ý thức tự học ở nhà đối với học sinh. II/ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TỰ HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH : Việc tự học ở nhà được tìm hiểu thông qua học sinh, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn là một vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là nền tảng, nền móng, là cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh ở trên lớp. Qua đó bản thân tôi, các giáo viên khác cũng như phụ huynh học sinh rút ra được nhiều kinh nghiệm, biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng và khả năng tự học ở nhà, đó là: Thứ nhất là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để cho các em tự học ở nhà đồng thời tạo ra môi trường, tâm lí thoải mái để cho các em học tập. Thứ hai là phải giáo dục cho các em thấy giá trị và sự cần thiết của vấn đề tự học, phải rèn luyện kĩ năng làm chủ và t

File đính kèm:

  • docSKKN nang cao y thuc tu hoc cho HS.doc