Câu hỏi môn vật lý 9 có đáp án

B.NỘI DUNG ĐỀ

Câu 1: ( M1)

 Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 2: ( M1)

 Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì

A. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi môn vật lý 9 có đáp án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI MÔN VẬT LÝ 9 A.MA TRẬN: Nội dung Các cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn 1,2,3,4,5,6 7,8 8 Điện trở dây dẫn- Định luật Ohm 9,10,11,12 13,14,15,16 17,18,19,20 12 Sử dụng an tòan và tiết kiệm điện 21,22,23,24 25 26 6 Nam châm vĩnh cửu 27,28,29,30,31,32 6 Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường 33,34,35,36 4 Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng 37,38,39,40,41,42 6 Tổng 30 câu 7 câu 5 câu 42 câu B.NỘI DUNG ĐỀ Câu 1: ( M1) Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó? Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 2: ( M1) Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 3: ( M1) Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần. Câu 4: ( M1) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ . một đường cong đi qua gốc tọa độ. một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 5: ( M1) Để tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ta tiến hành thí nghiệm đo hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn ứng với các hiệu điện thế khác nhau đặt vào hai đầu dây dẫn. đo điện trở của dây dẫn với những hiệu điện thế khác nhau. đo điện trở của dây dẫn với những cường độ dòng điện khác nhau. Câu 6: ( M1) Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có mối quan hệ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Câu 7: ( M2) Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện tăng 2,4 lần. cường độ dòng điện giảm 2,4 lần. cường độ dòng điện giảm 1,2 lần. cường độ dòng điện tăng 1,2 lần. Câu 8: ( M2) Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là 1A. 1,5A. 2A. 3A. Câu 9: ( M1) Đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính giá trị U/I, ta thấy giá trị U/I càng lớn nếu hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn càng lớn. không xác định đối với mỗi dây dẫn. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng nhỏ. càng lớn với dây dẫn nào thì dây đó có điện trở càng lớn. Câu 10: ( M1) Điện trở R của dây dẫn biểu thị cho tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây. tính cản trở hiệu điện thế nhiều hay ít của dây. tính cản trở electron nhiều hay ít của dây. tính cản trở điện lượng nhiều hay ít của dây. Câu 11: ( M1) Nội dung định luật Ohm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Câu 12: ( M1) Biểu thức đúng của định luật Ohm là: . . . U = I.R. Câu 13: ( M2) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R = 6Ω là 0,6A. Khi đó hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 3,6V. 36V. 0,1V. 10V. câu 14: ( M2) Mắc một dây dẫn có điện trở R = 12Ω vào hiệu điện thế 3V thì cường độ dòng điện qua nó là 36A. 4A. 2,5A. 0,25A. câu 15: ( M2) Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A. Dây dẫn ấy có điện trở là 3Ω. 12Ω. 0,33Ω. 1,2Ω. Câu 16: ( M2) Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau: 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ 1MΩ = 1000kΩ = 1.000.000Ω 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ Câu 17: ( M3) Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là 2A. Nếu tăng hiệu điện thế lên 1,5 lần thì cường độ dòng điện là 3A. 1A. 0,5A. 0,25A. Câu 18: ( M3) Đặt vào hai đầu một điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, khi đó cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,2A. Nếu giữ nguyên hiệu điện thế nhưng muốn cường độ dòng điện qua điện trở là 0,8A thì ta phải tăng điện trở thêm một lượng là 4,0Ω. 4,5Ω. 5,0Ω. 5,5Ω. Câu 19: ( M3) Khi đặt hiệu điện thế 4,5V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ 0,3A. Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm 3V nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là 0,2A. 0,5A. 0,9A. 0,6A. câu 20: ( M3) Một dây dẫn khi mắc vào hiệu điện thế 5V thì cường độ dòng điện qua nó là 100mA. Khi hiệu điện thế tăng thêm 20% giá trị ban đầu thì cường độ dòng điện qua nó là 25mA. 80mA. 110mA. 120mA. Câu 21: ( M1) Đối với học sinh trung học sơ sở chỉ làm các thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. trên 40V. dưới 220V. trên 220V. Câu 22: ( M1) Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể? 6V. 12V. 24V. 220V. Câu 23: ( M1) Để đảm bảo an tòan khi sử dụng điện, ta cần phải: mắc nối tiếp cầu chì loại bất kỳ cho mỗi dụng cụ điện. sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện. rút phích cắm đèn ra khỏi ổ cắm khi thay bóng đèn. làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 220v. Câu 24: ( M1) Cách sử dụng nào sau đây là tiết kiệm điện năng? Sử dụng đèn bàn có công suất 100W. Sử dụng các thiết bị điện khi cần thiết . Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện . Sử dụng các thiết bị điện để chiếu sáng suốt ngày đêm . Câu 25: ( M 2) Bóng đèn ống 20W sáng hơn bóng đèn dây tóc 60W là do dòng điện qua bóng đèn ống mạnh hơn. hiệu suất bóng đèn ống sáng hơn. ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn ống hợp với mắt hơn. dây tóc bóng đèn ống dài hơn. Câu 26: ( M3) khi dùng bóng đèn ống để thắp sáng, biện pháp tiết kiệm và an toàn nhất là dùng đúng qui định về hiệu điện thế của nhà sản xuất. dùng ở hiệu điện thế lớn hơn 10% quy định của nhà sản xuất để tăng hiệu suất bóng đèn. dùng ở hiệu điện thế nhỏ hơn 10% quy định của nhà sản xuất để tăng tuổi thọ bóng đèn. luôn luôn thắp sáng một bóng đèn ống và bóng đèn dây tóc cùng một lúc để cho áng sáng tốt nhất. Câu 27: ( M1) Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây? Sắt, đồng , bạc. Sắt, nhôm, vàng. Sắt, thép, niken. Nhôm, đồng, chì. Câu 28: ( M1) Bình thường kim nam châm chỉ hướng Bắc – nam. Đông – Nam. Tây – Bắc. Tây - Nam. Câu 29: ( M1) Trên thanh nam châm, chỗ hút sắt mạnh nhất là tại điểm giữa thanh nam châm. tại cực bắc của thanh nam châm. tại cực nam của thanh nam châm. tại hai cực từ của thanh nam châm. Câu 30: ( M1) Sự tương tác giữa hai nam châm là các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. các cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau. các cực cùng tên không hút nhau cũng không đẩy nhau; các cực khác tên thì đẩy nhau. các cực cùng tên thì hút nhau; các cực khác tên không hút nhau cũng không đẩy nhau. Câu 31: ( M1) Nam châm vĩnh cửu có đặc tính hút đồng. hút sắt. hút gỗ. hút vàng. Câu 32: ( M1) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nam châm? Nam châm luôn có hai cực Bắc và Nam. Nam châm có tính hút được sắt, niken. Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau. Khi bẻ đôi một nam châm, ta được hai nam châm khác. Câu 33: ( M1) Ở đâu không có từ trường? Xung quanh một nam châm. Xung quanh một dây dẫn có dòng điện chạy qua. Xung quanh điện tích đứng yên. Mọi nơi trên Trái Đất. Câu 34: ( M1) Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn được bố trí song song với kim nam châm. vuông góc với kim nam châm. tạo với kim nam châm một góc nhọn. tạo với kim nam nam châm một góc bất kỳ. Câu 35: ( M1) Quan sát từ phổ ta sẽ biết được tên các cực của nam châm. vị trí các cực của nam châm. nguồn gốc của nam châm. vật liệu làm nam châm. Câu 36: ( M1) Người ta có thể dùng nam châm thử để nhận biết từ phổ của nam châm. nhận biết từ tính của nam châm. nhận biết đường sức từ của nam châm. nhận biết từ trường của nam châm. Câu 37: ( M1) Hiện tượng nào sau đây thể hiện năng lượng đã được chuyển hóa thành công hoặc nhiệt năng? Ánh sáng chiếu đến tấm kim loại làm tấm kim loại nóng lên. Ánh sáng chiếu đến gương và phản xạ toàn bộ trở lại. Tảng đá nằm yên trên mặt đất. Pin mới xuất xưởng, chưa sử dụng. Câu 38: ( M1) Máy sấy tóc đang hoạt động, đã có sự biến đổi điện năng thành cơ năng. điện năng thành quang năng. điện năng thành nhiệt năng. điện năng thành hóa năng. Câu 39: ( M1) Ta nhận biết trực tiếp vật có cơ năng khi vật có khả năng phát sáng. làm nóng các vật khác. hút được các vật khác. làm các vật khác chuyển động. Câu 40: ( M1) Nhà máy xay xát lúa hoạt động dựa vào sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng sang cơ năng. quang năng sang cơ năng. nhiệt năng sang điện năng. hóa năng sang điện năng. Câu 41: ( M1) Trường hợp dưới đây thể hiện vật có nhiệt năng là: vật có phản xạ ánh sáng tốt. vật bị chìm hoàn toàn trong nước. vật làm nóng vật khác khi tiếp xúc với nhau. vật rất dễ bị biến dạng. Câu 42: ( M1) Thiết bị tích lũy điện năng dưới dạng hóa năng là đi- na- mô xe đạp. Ắc quy. pin mặt trời. máy phát điện một chiều. ĐÁP ÁN câu 1: B câu 2: D câu 3: C câu 4: A câu 5: B câu 6: A câu 7: D câu 8: C câu 9: D câu 10: A câu 11: C câu 12: B câu 13: A câu 14: D câu 15: B câu 16: B câu 17: A câu 18: C câu 19: B câu 20: D câu 21: A câu 22: D câu 23: C câu 24: B câu 25: B câu 26: A câu 27: C câu 28: A câu 29: D câu 30: B câu 31: B câu 32: C câu 33: C câu 34: A câu 35: B câu 36: D câu 37: A câu 38: C câu 39: D câu 40: A câu 41: C câu 42: B

File đính kèm:

  • docNGAN HANG DE-VẬT Lᅪ 9.doc