Câu hỏi trắc nghiệm Văn 12

Câu 1: Tổ chức giáo dục – khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Hồ Chí Minh là “ anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn” vào dịp nào trong các thời điểm sau đây:

a. Năm 1954, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

b. Năm 1969, khi Người qua đời.

c. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người.

d. Năm 1975, khi nước nhà hoàn toàn thống nhất.

Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ chí Minh được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào ?

a. Văn học là vũ khí chến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

b. Văn học phải có tính chân thật, tính dân tộc.

c. Người cầm bút phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

d. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trong bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” của Hồ Chí Minh có hai câu thơ:

“ Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Ý của hai câu thơ trên thể hiện quan niệm nào trong các quan niệm sau đây?

a. Văn chương nghệ thuật là một mặt trận.

b. Nhà thơ, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.

c. Văn chương phải có tính chiến đấu.

d. Cả ba quan niệm trên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4955 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi trắc nghiệm Văn 12. Câu 1: Tổ chức giáo dục – khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã ghi nhận và suy tôn Hồ Chí Minh là “ anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn” vào dịp nào trong các thời điểm sau đây: Năm 1954, khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Năm 1969, khi Người qua đời. Năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Năm 1975, khi nước nhà hoàn toàn thống nhất. Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ chí Minh được biểu hiện qua những điểm chủ yếu nào ? Văn học là vũ khí chến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Văn học phải có tính chân thật, tính dân tộc. Người cầm bút phải xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Tất cả các đáp án trên. Câu 3: Trong bài “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” của Hồ Chí Minh có hai câu thơ: “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Ý của hai câu thơ trên thể hiện quan niệm nào trong các quan niệm sau đây? a. Văn chương nghệ thuật là một mặt trận. b. Nhà thơ, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá. c. Văn chương phải có tính chiến đấu. d. Cả ba quan niệm trên. Câu 4 : Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh được viết bằng ngôn từ nào trong các thứ tiếng sau đây ? Tiếng Pháp b.Tiếng Hán c.Tiếng Việt d.Cả ba thứ tiếng trên. Câu 5: Sáng tác của Hồ Chí Minh bao gồm những thể loại nào trong các thể loại sau đây? Văn chính luận. bTruyện kí. C.Thơ ca. d.Cả ba thể loại trên. Câu 6: Văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh được viết ra chủ yếu với mục đích nào trong các mục đích sau đây? Đấu tranh chính trị nhằm trực diện với kẻ thù. Thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng chặng đường lịch sử. Cả hai mục đích trên đều đúng. Cả hai mục đích trên đều sai. Câu 7: Từ những năm 1920 của thế kỉ XX, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người đã viết những bài văn chính luận đăng trên tờ báo nào trong các tờ báo sau đây ở Pháp? a.Người cùng khổ b.Nhân đạo c.Đời sống thợ thuyền d.Cả ba tờ báo trên. Câu 8: Tác phẩm nào sau đây của Nguyễn Ái Quốc được viết năm 1923? Lời than vãn của bà Trưng Trắc. c..Vi hành Con người biết mùi hun khói d.Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu Câu 9: Trong các dữ kiện sau đây, dữ kiện nào là sai? Lời than vãn của bà Trưng Trắc( 1922) Vi hành ( 1922) Con người biết biết mùi hun khói ( 1922) Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu ( 1925). Câu 10: Trong số các bài thơ sau đây, bài thơ nào được viết trước cách mạng tháng Tám? Cảnh khuya b.Nguyên tiêu c.Thướng sơn d.Tức cảnh Pác Bó. Câu 11: Bài thơ nào có bút pháp, giọng điệu khác với các bài thơ còn lại ? Pác Bó hùng vĩ b.Ca sợi chỉ c.Cảnh khuya d.Nguyên tiêu. Câu 12: Đọc “ Nhật kí trong tù”, Giáo sư Đặng Thai Mai đã có lời nhận xét như thế nào? “ một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” “ thực sự cảm thấy đứng trước một thi sĩ và một con người cao cả vĩ đại” “ánh đèn toả rạng mái đầu xanh” “ánh sáng vẫn ngời lên, ánh sáng của một tấm lòng thương người và yêu đời vô hạn”. Câu 13: Đặc sắc nổi bật nhất của tập thơ “ Nhật kí trong tù” là màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Điều đó có được thể hiện trong bài thơ “ Chiều tối” không? Nêu những biểu hiện cụ thể của nó. Câu 14: Bài thơ “ Lai Tân” có nội dung nào trong các nội dung sau đây? Nghị lực phi thường Tâm hồn luôn khát khao tự do hướng về Tổ quốc Nhạy cảm trước mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người Con mắt sắc sảo nhìn thấy những nghịch lí của một chế độ xã hội thối nát để tạo ra những tiếng cười đầy trí tuệ. Câu 15: Phần lớn các bài thơ trong “ Nhật kí trong tù” cũng như thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ nào sau đây? Thơ tự do c.Thơ Đường luật tứ tuyệt Thơ lục bát d. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Câu 16: Hình ảnh “ mây” trong bài thơ “ Chiều tối” của Hồ Chí Minh được hiểu một cách chính xác nhất so với nguyên bản là hình ảnh nào trong các hình ảnh sau đây? Chim bay về rừng c.Chòm mây cô đơn bay chầm chậm Chòm mây lẻ loi lững lờ trôi . d. Chòm mây lẻ loi, đơn độc trôi chầm chậm. Câu 17: Nét đẹp nào ở Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật nhất trong bài “ Chiều tối”? Tinh thần kiên cường bất khuất Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị của con người. Phong thái ung dung Cười cợt với gian khổ. Câu 18: Màu sắc cổ điển của bài thơ “ Chiều tối” không thể hiện ở điểm nào sau đây? Thể thơ tứ tuyệt Thi liệu cổ( chim bay về rừng) Bút pháp miêu tả theo lối chấm phá cốt ghi lấy linh hồn của cảnh. Nhân vật trữ tình là người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Câu 19: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “ Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là gì? Tình huống truyện độc đáo c.Viết dưới hình thức một bức thư Nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo d.Nghệ thuật trần thuật linh hoạt Tất cả các đáp án trên. Câu 20: Trong tác phẩm “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu”, Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi như thế nào về cụ Phan. “ Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng” Chính câu nói của Va- ren: “Ông Phan Bội Châu, tôi biết rõ tâm hồn cao thượng và cuộc đời đầy hi sinh nhiều nguy nan của ông, và chính tôi… tấm lòng rất mực quý trọng ông”. Phan Bội Châu: kiên cường bất khuất, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.( Phan im lặng, hiên ngang, khinh bỉ, phớt lờ trước những lời dụ dỗ của Va- ren.). Câu 21: Truyện “ Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu” được viết khi nào? Trước khi Va- ren sang Việt Nam để nhận chức Toàn quyền Đông Dương. Nhân dịp Va- ren sang Việt Nam. Khi Va- ren đến Sài Gòn. Khi Va- ren qua kinh đô Huế và đến Hà Nội có gặp Phan ở nhà tù Hà Nội. Câu 22 : Trong truyện ngắn «  Vi hành”, tác giả đã nói đến sự nhầm lẫn Nguyễn Ái Quốc là Khải Định của những đối tượng nào ? Đôi thanh niên nam nữ người Pháp. C.Người dân Pháp Chính phủ Pháp. D Tất cả các đáp án trên. Câu 23 : Trong truyện ngắn «  Vi hành”, tác giả đã khắc hoạ được những điều gì về Khải Định ? Trang phục, trang sức. C.Dáng dấp, tư cách. Nơi xuất hiện. D. Tâm địa. Câu 24 : Hãy chỉ ra tính hiện đại và chất trí tuệ của truyện ngắn «  Vi hành » ? Câu 25 : Hai câu thơ cuối của bài thơ «  Chiều tối » trong nguyên văn Hán Việt có sử dụng biện pháp tu từ nào ? Tượng trưng b.Tương phản c.Điệp liên hoàn d.Không có biện pháp tu từ nào. Câu 26 : Bài thơ «  Chiều tối » được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Bác đang bị giam trong ngục tối. Bác đang trên đường bị giải từ nhà lao Long an đến nhà lao Đồng Chính Bác đang trên đường bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bác đang trên đường bị giải từ nhà lao Đức Bảo đến nhà lao Ung Ninh. Câu 27: Ý nào sai khi nói về từ “ hồng”, nhãn tự của bài thơ? Giới thiệu được hoạt động của cô gái với những vòng quay liên tục của cối xay cho đến khi lò than rực hồng. Tương phản với bóng tối, giúp người đọc nhận ra trời đã tối rất nhanh, rất bất ngờ Xua tan bóng tối, làm ấm không gian, đọng lại gam màu hồng chủ đạo trong đêm. Chuyên chở cái nhìn lạc quan, tin tưởng của người tù đối với cuộc sống lao động. Câu 28; Ý nào không phản ánh đúng nội dung của tập thơ “ Nhật kí trong tù”? Tái hiện bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc và cho thấy một phần thực trạng xã hội TQ những năm 1942- 1943. Hiện lên rõ nét bức chân dung tự hoạ về một con người có nghị lực phi thường, lòng yêu nước tha thiết, luôn khát khao tự do, một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, trí tuệ linh hoạt. Hiện lên hình ảnh Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại cần lao. Đủ sắc thái trào lộng: đùa vui nhẹ nhàng, tự trào hóm hỉnh, mỉa mai chua chát, châm biếm sắc sảo, đả kích quyết liệt,… Câu 1: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng tới sự phát triển của văn học 1945- 1975. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộcvô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài rất thuận lợi, phong phú. Chịu ảnh hưởng lớn về văn hoá, văn học của phe xã hội chủ nghiã. Văn học được phát triển theo đường lối chỉ đạo đúng đắn của Đảng. Câu2: Ý nào không phải là đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975? Nền văn học phục vụ cách mạng cổ vũ chiến đấu. Nền văn học hướng về đại chúng. Nền văn học có sự phân hoá phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Câu 3: Thể loại nào mở đầu cho văn xuôi kháng chiến? Tiểu thuyết. b.Kịch c.Truyện ngắn và kí d.Lí luận, nghiên cứu phê bình. Câu 4: Tác giả nào tiêu biểu cho “hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần”? Tố Hữu b.Nguyễn Đình Thi c.Quang Dũng d.Hoàng Cầm. Câu 5: Tố Hữu đã có những đóng góp gì cho sự đổi mới của thơ ca kháng chiến chống Pháp? tìm tòi cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội,tự do không vần hoặc rất ít vần. lá cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hoá, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống. khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Ca ngợi con người kháng chiến, tình yêu quê hương đất nước. Câu 6: Tác phẩm “ Vùng mỏ” được tặng giải thưởng truyện kí của Hội văn nghệ Việt Nam năm 1951- 1952 là của tác giả nào? Nguyễn Đình thi c. Võ Huy Tâm Nguyễn Văn Bổng d. Nguyễn Huy Tưởng. Câu 7: Những tác phẩm nào được tặng đạt giải Nhất trong giải thưởng truyện kí năm 1954- 1955? Vùng mỏ, Xung kích c.Đất nước đứng lên, Truyện Tây Bắc Vùng mỏ, Truyện Tây Bắc d. Đất nước đứng lên, Xung kích. Câu 8: Đối tượng nào không phải là nhân vật trung tâm của văn học Việt Nam 1945- 1975? Người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân du kích, dân công thanh niên xung phong. Những trí thức với đầy nỗi niềm thế sự, vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Hình ảnh quần chúng nhân dân lao động. Câu 9: Tác phẩm nào đã xác định rõ nhất đối tượng cần tìm hiểu và ca ngợi của nền văn học mới là nhân dân lao động? Tuyên ngôn Độc lập ( Hồ Chí Minh) b. Đôi mắt ( Nam Cao) Đất nước( Nguyễn Đình Thi) d.Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài). Câu 10: Tác phẩm nào không thuộc chủ đề khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng? Vợ nhặt ( Kim Lân) c.Vợ chồng APhủ ( Tô Hoài) Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân) d.Mùa lạc ( Nguyễn Khải). Câu 11: Văn học Việt Nam 1945- 1975 không đi theo xú hướng nào sau đây? Tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong văn học truyền thống. Ngôn ngữ văn học bình dị trong sáng dễ hiểu. Phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Phát triển lối viết biểu tượng, đa nghĩa, cầu kì. Câu 12: Văn học 45- 75 đã phát huy rõ nét nhất truyền thống tư tưởng nào của dân tộc? Yêu nước b..Nhân đạo c..Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. d.Ý a, c. e. Ý a,b.c đều đúng. Câu 13: Văn hoc Việt Nam 1945- 1975 đạt thành tữuuất sắc hơn cả là ở thể loại nào? Thơ và tiểu thuyết. c.Thơ trữ tình và truyện ngắn. Truyện ngắn và tuỳ bút d. Thơ, truyện ngắn, kịch. Câu 14: Thành tựu nổi trội nhất của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp là ở thể loại nào? Truyện ngắn b.Thơ c.Tiểu thuyết d.Kí sự. Câu 15: Nhà văn nào sau đây thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp? Nguyễn Khải b.Bùi Hiển c.Nguyễn Duy d.Xuân Quỳnh. Câu 16: Trong số các nhà văn vùng địch tạm chiếm, ai là tác giả của truyện “ Bút máu Vũ Bằng b.Vũ Hạnh c.Sơn Nam d.Lê Vĩnh Hoà. Câu 17: Chủ đề nào sau đây ít được phổ biến trong văn học từ sau 1975? Phơi bày những tiêu cực trong xã hội. Khẳng định sự đổi đời của những số phận khổ đau bất hạnh. Phản ánh những tổn thất nặng nề trong chiến tranh. Đề cập đến những bi kịch cá nhân. Câu 18: Văn học từ sau 1975 kết tinh nghệ thuật nhất ở thể loại nào? Truyện ngắn và thơ. C.Thơ và tiểu thuyết Truyện ngắn và tiểu thuyết. d.Thơ và kịch. Câu 19: Nhà văn nào sau đây là tác giả của tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh”? Ma Văn Kháng b.Bảo Ninh c.Lê Lựu d.Nguyễn Huy Thiệp. Câu 20: Ngay sau 1975 trong lĩnh vực sáng tác thơ ca nổi bật lên hiện tượng gì đặc biệt? Nổi lên phong trào viết trường ca c.Nổi lên phong trào viết thơ lục bát Nổi lên phong trào viết thơ tứ tuyệt d.Nổi lên phong trào viết thơ thất ngôn bát cú. Câu 21: Vở kịch nào sau đây ra đời trước năm 1975? Rừng trúc ( Nguyễn Đình Thi) Nguyễn Trãi ở Đông Quan ( Nguyễn Đình Thi) Tôi và chúng ta ( Lưu Quang Vũ) Quê hương ( Xuân Trình) Câu 22: Ý nào chưa đúng với đặc điểm của con người Việt Nam trong văn học sau 1975? Được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường. Được nhấn mạnh ở tính giai cấp chứ không phải ở tính nhân loại. Được thể hiện cả ở phương diện con người tinh thần và con người tự nhiên, ở nhu cầu bản năng. Được thể hiện ở cả phương diện ý thức và phương diện tâm linh. Câu 23: Đánh giá nào sau đây về văn học Việt Nam từ sau 1975 là chưa đúng? Cảm hứng thế sự giảm dần. Cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần. Bút pháp hướng nội được phát huy. Ngôn ngữ văn học gần với hiện thực đời thường hơn. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 1: Câu văn nào sau đây đã đảm bảo tốt nhất sự trong sáng của tiếng Việt? Yêu nước, thương dân, nhưng Bác không chỉ yêu nước mình, thương dân mình mà Bác còn yêu thương cả nhân loại cần lao. Yêu nước, thương dân, tình thương của Bác không hẹp hòi ở quốc gia mà Bác yêu thương cả nhân loại cần lao. Yêu nước, thương dân, Bác không chỉ yêu thương đất nước mình, thương yêu dân mình mà Bác còn yêu thương cả nhân loại cần lao. Yêu nước, thương dân, nhưng Bác không chỉ giành cho đất nước mình, nhân dân mình mà Bác còn giành cho tất cả nhân loại cần lao. Câu 2: Câu văn nào sau đây còn thiếu tính trong sáng? Phan Bội Châu là một người đầu tiên hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. Phan Bội Châu là một trong những người đầu tiên đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. Phan Bội Châu là người đầu tiên đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. Phan Bội Châu chính là người đầu tiên mà ông đã hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ nữ đối với cách mạng. Câu 3: Trong số các trích dẫn sau đây, trích dẫn nào không phạm lỗi? Lời bác là lời nói có tình, nhưng tình không ồn ào, không lộ liễu. Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù , yêu nước của dân tộc Việt Nam. Qua thực tế khách quan cho ta thấy: thành công chỉ có thể có qua những lần rút kinh nghiệm, khắc phục từ những thất bại bước đầu. Câu 4: Câu văn nào sau đây không vi phạm lỗi? Qua mỗi lần như vậy, người ta sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và thành công nhất định về sau. Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ lao động. Cùng với các nhà văn ưu tú khác, Nguyễn Công Hoan đã mạnh dạn bóc trần cái hiện thực đen tối của xã hội thực dân phong kiến thời bấy giờ. Nếu như không phát huy cao độ những đức tính tốt đẹp của người đời xưa, thì phụ nữ ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. Câu 5: Xác định câu văn không vi phạm tính trong sáng của tiếng Việt? Anh thanh niên dừng xe lại đánh tên cướp, giật cái túi của cô gái. Tác phẩm Tắt đèn đã đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam. Nguyễn Trãi, nhà thơ yêu nướccủa dân tộc Việt Nam. Con mồi bị trúng tên giãy giụa, chạy thục mạng khiến lũ vịt trời hốt hoảng bay loạn xạ. Câu 6: Dòng nào không nói đúng lí do mà tác gả Tuyên ngôn Độc lập lí giải vì sao chỉ có Việt Minh- đại diện của nhân dân Việt Nam- mới là chủ nhân chân chính của nước Việt Nam? Vì Việt Minh đã được nhân dân thế giới ủng hộ. Vì Pháp đã hai lần bán rẻ nước ta cho Nhật, còn Việt Minh đứng lên kháng Nhật và giành được chủ quyền từ tay phát xít Nhật. Vì thực dân Pháp cực kì phản động. Vì Việt Minh rất giàu tinh thần nhân đạo. Câu 7: Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện chủ yếu ở phương diện nào sau đây? Tính chuẩn mực, sáng rõ theo những quy tắc và phương thức chung của tiếng Việt. Sự không lai căng pha tạp. Tính lịch sự văn hoá trong lời nói. Cả a,b,c. Câu 8: Hãy phát hiện ra các lỗi sai và đề nghị cách chữa với các câu sau đây. Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác. Lời nhận xét ấy có đúng không? Đúng quá đi chứ! Nào mời bạn cùng tôi đi phân tích tác phẩm để hiểu rõ vấn đề. Có thể nói Chí Phèo có thể trở thành người lương thiện nếu xã hội Chí Phèo sống là một xã hội khác. Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho Người quên nỗi vất vả trên đường đi. Người dân đã mượn trí tưởng tượng của mình xây dựng những hình tượng kì vĩ. Trong các câu chuyện ấy, người nguyên thuỷ đã được nhân cách hoá rất sinh động. Đề tài, chủ đề, nội dung của các bài thơ đa dạng, khác nhau. Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Kiều dõi theo cánh buồm thấp thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình. Nghĩa quân những người “ chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, trong chiến đấu với lòng nồng nàn yêu nước.Với bài điếu Trương Địnhcủa ông đã nói lên lòng yêu nước sâu sắc của tầng lớp sĩ phu lúc bấy giờ. Lời thơ của ông, lời thơ như có lửa ở bên trong, lửa nóng bỏng của nhiệt tình yêu nước, lửa ấm áp của tình thương đồng bào. Tuy Nguyễn Du xuất thân từ tầng lớp quyền quý. Cha và anh trai ông đều làm quan to trong triều. Bản thân ông cũng từng tham gia bộ máy cai trị phong kiến. Trong những năm loạn lạc, ông có điều kiện sống gần dân, nếm trải đủ mùi cay đắng. Vì thế ông rất đồng cảm với người dân cùng khổ. Đây là những năm tháng đất nước ta lần lượt rơi vào ách xâm lăng của thực dân Pháp. Thông qua những cảnh ngộ đau lòng của nhiều tầng lớp lao động, từ anh tá điền lương thiện bị lưu manh hoá, ông lão nghèo cùng kế tự vẫn đến những trí thức nhỏ kéo dài kiếp sống mòn.

File đính kèm:

  • docCau hoi trac nghiem 12(1).doc
Giáo án liên quan