Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 7

1. Chọn câu đúng:

A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng

B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng

C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng

D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng

2. Để nhìn thấy một vật:

A. Vật ấy phải được chiếu sáng

B. Vật ấy phải là nguồn sáng

C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt

D. Vật vừa là nguồn sáng vừa là vật sáng

3. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí như thủy tinh, ta thấy vật trong suốt là vì:

A. Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta

B. Vật không nhận ánh sáng chiếu đến

C. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng

D. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra

4. Điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng là:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: QUANG HỌC NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG 1. Chọn câu đúng: A. Vật được chiếu sáng là nguồn sáng B. Vật sáng tự nó không phát ra ánh sáng C. Vật được chiếu sáng không phải là nguồn sáng D. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng 2. Để nhìn thấy một vật: A. Vật ấy phải được chiếu sáng B. Vật ấy phải là nguồn sáng C. Phải có các tia sáng đi từ vật đến mắt D. Vật vừa là nguồn sáng vừa là vật sáng 3. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí như thủy tinh, ta thấy vật trong suốt là vì: A. Vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta B. Vật không nhận ánh sáng chiếu đến C. Vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng D. Có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra 4. Điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng là: A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng phát ra rất mạnh C. Mắt nhận biết được ánh sáng vào ban ngày D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi mắt không đeo kiếng 5. Phát biểu nào là đúng khi nói về vật sáng và nguồn sáng? A. Các vật không tự phát ra ánh sáng được gọi là các vật sáng B. Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng C. Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng D. Các phát biểu A, B, C đều đúng 6. Vật nào dưới đây được xem là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy sáng B. Mặt trăng C. Chiếc ô tô D. Chiếc đàn ghita 7. Trong những trường hợp sau đây, rường hợp nào mắt ta nhận biết được ánh sáng? A. Ban đêm trong phòng kín, mở mắt và không bật đèn B. Ban đêm trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt nhắm C. Ban ngày trời nắng, mở mắt D. Ban ngày có Mặt trời, nhắm mắt 8. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể nhìn rõ vật? A. Vật tự phát ra ánh sáng nhưng giữa vật và mắt cách nhau một bức tường xây gạch B. Vật không phát ra ánh sáng và đặt trong phòng tối C. Vật tự phát ra ánh sáng, đặt trước mặt người quan sát D. Vật ra ánh sáng và đặt sau lưng người quan sát 9. Phát biểu nào sai? A. Ta nhìn thấy một vật vì: “nhìn thấy mọi vật là chức năng của mắt” B. Ta nhìn thấy một vật vì vật đặt trước mắt ta C. Ta nhìn thấy một vật khi vật đó là một vật sáng D. Các phát biểu A, B, C đều sai 10. Vì sao ta nhận ra vật đen? A. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng, cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó và nó được đặt gần những vật khác B. Vì vật đó không tự phát ra ánh sáng được C. Vì vật đó không trắng D. Vì vật đó có tên gọi là “vật đen” 11. Vào buổi tối các xe ô tô chạy trên đường bật đèn sáng. Ánh sáng do đen pha ô tô có thể quan sát rõ hơn trong điều kiện nào sau đây? A. Mùa hè, nhiệt độ cao B. Đường không có nhiều bụi C. Trời có mưa phùn D. Mùa đông trời lạnh giá. 12. Quan sát các vì sao lấp lánh vào ban đêm, một số học sinh đưa ra các phát biểu sau: HS1: Tất cả các vì sao đều là những nguồn sáng HS2: Tất cả các vì sao đều là những vật sáng HS3: Chỉ có một số vì sao tự phát sáng mới được gọi là nguồn sáng, các vì sao còn lại chì là những vật được chiếu sáng. A. Cả 3 HS đều đúng B. Chỉ có HS1, HS2 đúng C. Chỉ có HS3 đúng D. Cả 3 HS đều sai 13. Điền từ thích hợp sau: vật, vật sáng, vật đen, nguồn sáng vào (…) Về mặt quang học, Mặt trời và các vì sao gọi là các ……………………………… Những vật có thể tự phát ra ánh sáng hoặc không tự phát ra ánh sáng nhưng nó có thể hắt lại ánh sáng chiếu vào nó gọi là …………………………….. Ban đêm ta nhìn thấy trăng sáng, ta nói Trăng là một ………………………… 14. Hình nào mô tả đúng đường đi của tia sáng? U (đèn) U (đèn) U (đèn) N(mắt) N(mắt) N(mắt) (A) (B) (C) Bài tập: 1. Trong các trường hợp sau: Trái đất, Mặt trời, ngôi sao, sao Mai, mắt người, Sao Chổi, hãy cho biết đâu là nguồn sáng, đâu là vật sáng? 2. Em hãy tìm 5 nguồn sáng tự nhiên, 5 nguồn sáng nhân tạo. 3. Em hãy kể các sinh vật phát ra ánh sáng mà em biết? SỰ TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG 15. Trong một môi trường trong suốt nhưng không đồng tính thì ánh sáng: A. Luôn truyền theo đường thẳng B. Luôn truyền theo một đường cong C. Luôn truyền theo đường gấp khúc D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc 16. Chùm tia song song là chum tia gồm: A. Các tia sáng không giao nhau B. Các tia sáng gặp nhau ở vô cực C. Các tia sáng không hội tụ cũng không phân kỳ D. Các câu A, B, C đều đúng 17. Chùm ánh sáng chiếu ra từ một cây đèn pin là: A. Chùm tia song song B. Chùm tia hội tụ C. Chùm tia phân kỳ D. Có thể tạo ra một trong 3 chùm sáng nếu chỉnh đèn hợp lý. 18. Đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất là: A. Đường gấp khúc B. Đường cong bất kỳ C. Đường thẳng D. Có thể là đường thẳng hoặc đường cong 19. Vật nào sau đây không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn? A. Tấm vải B. Tấm bìa cứng C. Tấm gỗ D. Các vật đều không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn 20. Phát biểu nào sau đây là sai với định nghĩa về chùm sáng song song? A. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không thể xuất phát từ một điểm B. Trong chùm sáng song song các tia sáng không giao nhau C. Trong chùm sáng song song các tia sáng luôn song song với nhau D. Trong chùm sáng song song các tia sáng luôn vuông góc với nhau 21. Phát biểu nào đúng? A. Chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kỳ có điểm giống nhau là các tia sáng có giao nhau B. Trong chùm sáng hội tụ, các tia sáng đều cùng xuất phát từ một điểm C. Trong chùm sáng phân kỳ, các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng D. Cả A, B, C đều đúng 22. Vận tốc của ánh sáng trong chân không là: A. 280.000km/s B. 350.000km/s C. 300.000km/s D. 275.000km/s 23. Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vuông góc vào một tấm bìa cứng, hiện tượng nào sẽ xảy ra? A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm bìa B. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường cong C. Ánh sáng đi vòng qua tấm bìa theo đường gấp khúc D. Ánh sáng không truyền qua được tấm bìa 24. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng là tia sáng B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng là tia sáng C. Chùm tia sáng gồm vô số các tia sáng hợp thành D. Có 3 loại chùm tia sáng: chùm hội tụ, chùm phân kỳ, chùm song song 25. Vì sao người ta thường chọn vị trí cao để đặt Đèn Biển (đèn hải Đăng)? A. Cho đẹp B. Làm cho các tàu thuyền có thể nhìn thấy đèn ở khoảng cách từ xa B. Làm sáng cho khu vực dân cư xung quanh D. Cả A, B, C đều sai Bài tập: 4. Em hãy tìm các vật phát ra chùm tia hội tụ, chùm tia phân kỳ? 5. Ánh sáng có truyền được trong chân không không? Em hãy cho ví dụ minh họa ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG 26. Một nguồn sáng điểm chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là: A. Vùng tối B. Vùng nửa tối C. Cả vùng tối lẫn vùng nửa tối D. Vùng tối và vùng nửa tối xen kẻ lẫn nhau 27. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng: A. Hình thành bóng đen trên Trái đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời B. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời C. Hình thành bóng đen trên Trái đất khi Trái đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt trời D. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt trời 28. Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng: A. Hình thành bóng đen trên Trái đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời B. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời C. Hình thành bóng đen trên Trái đất khi Trái đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt trời D. Hình thành bóng đen trên Mặt Trăng khi Trái đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt trời 29. Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất ta thấy: A. Một phần của Mặt trời chưa bị che khuất B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kỳ tia sáng nào của Mặt trời C.Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tai lửa xung quanh Mặt trời D. Một phần Mặt trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tai lửa xung quanh mặt trời 30. Nếu ở một nơi nào đó trên Trái Đất có hiện tượng nhật thực toàn phần thì: A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban ngày B. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt Trời C. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Mặt trăng D. Cả A, B, C đều đúng 31. Nếu ở một nơi nào đó trên TRái Đất có hiện tượng nguyệt thực. Phát biểu nào sai? A. Thời điểm xảy ra hiện tượng là ban đêm B. Chỉ có thể xảy ra đúng lúc nửa đêm tức là 0 giờ C. Người đứng tại nơi đó không nhìn thấy Mặt Trăng D. Nơi đó nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất 32. Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát trên bức tường thấy xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Đó là: A. Do ánh sáng có thể đi vòng qua kẽ giữa các ngón tay B. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng C. Do ánh sáng có thể truyền theo đường gấp khúc D. Do một nguyên nhân khác 33. Tại sao trong lớp học người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? A. Để cho lớp học đẹp hơn B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài D. Để học sinh không bị chói mắt ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG 34. Nội dung nào sau đây không thuộc định luật phản xạ ánh sáng? A. Góc phản xạ bằng góc tới B. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới C. Tia phản xạ bằng tia tới D. Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến bằng góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến. 35. Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng? A B C D 36. Phát biểu nào đúng? A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới B. Tia phản xạ, tia tới, và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng C.Mặt phẳng chức tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng chứa tia phản xạ D. Các câu trên đều đúng. 37. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu? A. i’ = 60o B. i’ = 45o C. i’ = 30o D. Một giá trị khác 38. Mặt phẳng nào được xem là gương phẳng? A. Mặt kính B. Mặt tấm kim loại nhẵn bóng C. Mặt nước phẳng lặng D. Cả A, B, C đều đúng 39. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng? A. Trang giấy trắng B. Giấy bóng mờ C. Kính đeo mắt D. Tấm kim loại phẳng được đánh bóng 40. Với điều kiện nào thì mặt phẳng được xem là gương phẳng? A. Mặt rất phẳng B. Bề mặt nhẵn bóng, phản xạ tốt ánh sáng chiếu đến nó C. Bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng chiếu đến nó D. Bề mặt vừa có thể phản xạ vừa có thể hấp thụ ánh sáng chiếu đến nó 41. Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng? A. Gương soi mặt B. Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng C. Miếng kim loại phẳng làm bằng thép không rỉ (inox) D. Tấm kim loại phẳng được quét sơn trắng 42. Ảnh của vật qua gương phẳng: A. Luôn nhỏ hơn vật B. Luôn lớn hơn vật C. Luôn bằng vật D. Có thẩ lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật tùy vào vật ở xa hay gần 43. Phát biểu nào đúng? A. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo vì vậy ta không nhìn thấy được ảnh này B. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo vì vậy ta không thể dùng máy ảnh để chụp ảnh này C. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo vì vậy ta có thể nhìn thấy và chụp được ảnh này D. Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh thật vì vậy ta nhìn thấy được ảnh này 44. Chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng, chùm phản xạ là: A. Chùm sáng song song B. Chùm sáng phân kỳ C. Chùm sáng hội tụ D. Có thể là chùm hội tụ, phân kỳ hay song song tùy vào cách đặt gương 45. Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên. Đó là vì: A. Ảnh của vật qua gương là ảnh ảo B. Ảnh và vật có kích thước bằng nhau C. Ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương D. Ảnh và vật không giống nhau 46. Khi nhìn vào vũng nước, một HS thấy ảnh của một cột điện ở xa. Vì sao? A. Vì mặt nước đóng vai trò là một gương phẳng B. Vì mặt nước có thể hấp thụ ánh sáng C. Vì mặt nước có thể truyền được hình ảnh D. Vì mặt nước có thể tạo ảnh của các vật bằng hiện tượng phản xạ ánh sáng 47. Trong trường hợp nào tia phản xạ trùng với tia tới? A. Tia tới hợp với mặt gương một góc 45o B. Tia tới vuông góc với mặt gương C. Tia tới song song với mặt gương D. Khi góc tới bằng 90o 48. Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến sự phản xạ ánh sáng? A. Ô tô chuyển động trên đường B. Nhìn lên bảng nhẵn HS thường bị chói mắt C. Người bị cận thị đọc sách phải đeo kiếng D. Người họa sĩ vẽ tranh trên tấm vải 49. Phát biểu nào đúng? A. Ảnh và vật luôn nằm về hai phía đối với gương phẳng B. Ảnh của vật không thể hứng được trên màn C. Ảnh và vật luôn đối xứng nhau qua gương phẳng D. Cả A, B, C đều đúng GƯƠNG CẤU LỒI 50. Gương cầu lồi là: A. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi B. Mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lỏm C. Mặt cấu lồi trong suốt D. Mặt cầu lồi hấp thụ ánh sáng tốt 51. Hình dạng của mặt cầu lồi là: A. Mặt gương cấu lồi là một phần mặt phía trong của quả cầu rỗng B. Mặt của gương cầu lồi có dạng hơi lồi ra C. Mặt của gương cầu lồi có dạng cong D. Mặt của gương cầu lồi là một phần phía ngoài của quả cầu 52. Vật nào sau đây là gương cầu lồi? A. Kiếng chiếu hậu của ô tô B. Gương đặt ở các đoạn đường gấp khúc C. Mặt dưới của cái thìa bằng inox D. Cả A, B, C đều đúng 53. Nếu nhìn vào gương thấy ảnh nhỏ hơn vật thì kết luận: A. Gương phẳng B. Gương cầu lồi C. Gương cầu lõm D. Câu A hoặc B 54. Vật nào sau đây có thể xem gần đúng là một gương cầu lồi? A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc B. Chóa đèn pin C. Mặt trong của chiếc nồi D. Đáy của chậu nhựa 55. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống (...): a) Đặt một vật .............. một gương cầu lồi và nhìn vào gương, ta thấy ................. của vật. Ảnh này ............... hứng được trên màn nên gọi là ................. b) Ảnh của một vật qua gương cầu luôn .................... chiều với vật và có kích thước .................... vật. c) Khi đứng trước một ............................. ta thấy ................. của mình trong ..............., ảnh này là .................. vì ta không thể ................... được trên ............................ d) Vật và ảnh của nó qua gương luôn đối xứng nhau qua gương. Khi vật .................................. gương thì ảnh cũng tiến ra xa gương và ngược lại, khi vật tiến lại gần gương thì ảnh cũng tiến lại .................................. 56. Nếu tia tới có đường kéo dài đi qua tâm C của gương cầu lồi thì tia phản xạ: A. Song song với trục chính B. Trùng với tia tới C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 57. Nếu tia tới song với trục chính của gương cầu lồi thì tia phản xạ: A. Song song với trục chính B. Trùng với tia tới C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 58. Nếu tia tới đi qua đỉnh O của gương cầu lồi thì tia phản xạ A. Song song với trục chính B. Trùng với tia tới C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 59. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương cầu lồi? A. Một chùm tia sáng song song khi đến gặp gương cầu lồi bị phản xạ, chùm tia phản xạ cũng là chùm song song B. Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh sáng chỉ đúng cho trường hợp gương phẳng mà thôi C. Một tia sáng đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì không bị phản xạ, vì lúc đó ta không nhìn thấy tia sáng phản xạ D. Cả A, B, C đều sai. 60. Phát biểu nào sai về ảnh của một điểm sáng trong gương cầu lồi? A. Ảnh của một điểm sáng cũng là một điểm sáng và có thể hứng được trên màn ảnh B. Ảnh của một điểm sáng không bao giờ nằm cùng một phía với điểm sáng đó đối với gương C. Ảnh của một điểm sáng luôn nằm gần với trục chính hơn so với điểm sáng đó D.Ảnh của một điểm sáng không thu được trên màn, nhưng nhìn vào gương ta có thể thấy ảnh đó. GƯƠNG CẦU LÕM 61. Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống (...) a) Gương cầu lõm có mặt ................... là mặt ............. của một phần hình tròn b) Một vật đặt trước một gương cầu lõm, tùy vào vị trí mà nó có thể cho ảnh ........... hoặc ảnh ......... của vật. Ảnh thật của vật có thể ............... được trên màn, ảnh ảo không thể hứng được trên màn nhưng ................. vào gương ta có thể thấy được ảnh này. 62. Gương cầu lõm là: A. Mặt cầu lõm phản xạ tốt ánh sáng B. Mặt cầu lồi phản xạ tốt ánh sáng C. Mặt cầu lõm hấp thụ tốt ánh sáng D. Mặt cầu lồi trong suốt 63. Các mặt nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm? A. Chóa đèn pin B. Chóa đèn ô tô C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt trời D. Câu A, B, C đếu đúng 64. Nếu nhìn vào gương thấy ảnh lớn hơn vật thì đó là: A. Gương cầu lồi B. Gương phẳng C. Gương cầu lõm D. Cả A, B, C đều đúng 65. Lần lượt đặt ngón nến trước gương cầu lồi, gương cầu lõm, gương phẳng. Chọn câu đúng A. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương phẳng nhỏ hơn qua gương cầu lõm B. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương cầu lõm C. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lồi nhỏ hơn qua gương phẳng D. Kích thước ảnh ngọn nến qua gương cầu lõm và gương cầu lồi là bằng nhau 66. Những vật nào sau đây được xem gần đúng một phần gương cầu lõm? A. Mặt ngoài chiếc cốc tráng bạc B. Mặt ngoài chiếc nồi được đánh nhẵn bóng C. Mặt trong thành nồi được đánh nhẵn bóng D. Đáy của chậu nhựa 67. Nếu tia tới đi qua đỉnh O của gương cầu lõm thì tia phản xạ: A. Song song với trục chính B. Đi qua tâm C của gương C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 68. Nếu tia tới đi qua tiêu điểm F của gương cầu lõm thì tia phản xạ: A. Song song với trục chính B. Đi qua tâm C của gương C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 69. Nếu tia tới song song với trục chính của gương cầu lõm thì tia phản xạ: A. Song song với trục chính B. Đi qua tâm C của gương C. Đi qua tiêu điểm F D. Đối xứng với tia tới qua trục chính 70. Phát biểu nào đúng? Sai? Khi nói đường đi của một tia sáng đến gương cầu lõm? A. Các tia sáng khi đến gặp gương cầu lõm đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng B. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng phân kỳ C. Chùm tia sáng song song đến gương cầu lõm sẽ cho chùm tia phản xạ là một chùm sáng hội tụ D. Khi phản xạ trên gương cầu lõm, tia tới và tia phản xạ không bao giờ trùng nhau 71. Chiếu một chùm sáng phân kỳ vào gương cầu lõm, thì chùm tia phản xạ là: A. Chùm hội tụ B. Chùm phân kỳ C. Chùm song song D. Cả A, B, C đều đúng. CHƯƠNG II: ÂM HỌC NGUỒN ÂM 72. Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật sợi dây cao su đó, ta nghe âm thanh. Nguồn âm là: A. Sợi dây cao su B. Bàn tay C. Không khí D. Tất cả các vật nêu trên 73. Dùng búa gõ xuống mặt bàn, ta nghe âm thanh của mặt bàn. A. Mặt bàn không phải là vật dao động vì ta thấy mặt bàn đứng yên B. Mặt bàn là nguồn dao động vì mặt bàn dao động rất nhanh và ta không thấy được. C. Búa là nguồn dao động vì nhờ có búa mới tạo ra âm thanh D. Tay là nguồn âm vì ta dùng búa gõ xuống bàn làm phát ra âm thanh 74. Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó A. Sáo B. Kèn hơi C. Khèn D. Các nhạc cụ trên 75. Điền vào chổ trống: màng nhĩ, dao động, não Khi một vật .................................. các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho ................................ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên .................... khiến ta cảm nhận được âm thanh 76. Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh? A. Một vật đang chuyển động thẳng đều B. Một vật đang dao động C. Một vật đang đứng yên D. Một vật đang chuyển động trên đường tròn 77. Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm? A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn C. Cái trống để trong sân trường D. Cái còi trọng tài bóng đá đang cầm 78. Âm thanh được phát ra từ những trường hợp nào sau đây? A. Dây đàn rung động B. Thổi hơi vào một cái lọ C. Chiếc kèn đang để trên bàn D. Dùng búa đập vào chiếc kẻng 79. Khi nghe đài âm thanh phát ra từ đâu? A. Từ chiếc loa có màng đang dao động B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh C. Từ cái nút chỉnh âm thanh D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài 80. Khi đánh trống, tại sao người ta thường gõ dùi trống vào mặt trống một cách dứt khoát? A. Để mặt trống có thể dao động ngay và tạo ra âm thanh B. Để mặt trống không bị hỏng C. Để mặt trống ít bị rung D. Để mặt trống rung mạnh hơn 81. Khi bay một số côn trùng như ong, ruồi, muỗi... tạo ra những tiếng vo ve là vì: A. Chúng vừa bay vừa kêu B. Chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt C. Hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh D. Những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh 82. Sáo phát ra âm thanh khi thổi vào nó là vì: A. Cột không khí trong sáo dao động và phát ra âm thanh B. Thân sáo dao động và phát ra âm thanh C. Cột không khí trong sáo chuyển động và phát ra âm thanh D. Thân sáo chuyển động và phát ra âm thanh 83. Người ta chọn kim loại có tính đàn hồi tốt để làm âm thoa vì: A. Làm cho âm thoa đẹp hơn B. Làm cho âm thoa cứng hơn C. Làm cho âm thoa có thể dao động lâu hơn D. Làm cho âm thoa ít dao động hơn 84. Khi gõ vào chiếc âm thoa, âm thanh phát được phát ra khi nào? A. Ngay khi gõ vào âm thoa B. Khi âm thoa dao động C. Khi âm thoa thôi không dao động D. Không có âm thanh 85. Chọn từ phù hợp điền vào chổ trống Khi dùng dùi gõ vào mặt trống, mặt trống sẽ .............................. và phát ra âm thanh. Khi mặt trống hết dao động thì âm thanh cũng ............ Các vật .................................... là nguồn gốc của âm thanh ĐỘ CAO CỦA ÂM 86. Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng: A. Trầm B. Bổng C. Vang D. Truyền đi xa 87. Tần số dao động càng cao thì: A. Âm nghe càng trầm B. Âm nghe càng to C. Âm nghe càng vang xa D. Âm nghe càng bổng 88. Vật nào đang dao động? A. Cành cây đu đưa trong gió nhẹ B. Quả lắc đồng hồ đang chạy C. Mặt trống đang rung khi ta gõ vào D. Các vật nêu trên đều đang dao động 89. Chuyển động nào không được coi là dao động? A. Xe ô tô đang chạy trên đường B. Một người ngồi trên võng đu đưa C. Quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy D. Chuyển động của nhánh âm thoa khi gõ vào 90. Tần số của dao động là? A. Số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây B. Số dao động mà vật thực hiện trong 1 giây C. Số dao động mà vật thực hiện trong 1 giờ D. Số dao động mà vật thực hiện trong 1 ngày 91. Đơn vị của tần số? A. Ki lô mét (km) B. Giờ (h) C. Héc (Hz) D. Mét trên giây (m/s) 92. Trong 20 giây một lá thép thực hiện được 4000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép? A. 20Hz B. 4000Hz C. 200Hz D. 80000Hz 93. Một vật thực hiện dao động với tần số 8Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 120 dao động B. 8 dao động C. 15 dao động D. 23 dao động 94. Hạ âm là gì? A. Là các âm có tần số dưới 200Hz B. Là các âm có tần số dưới 20Hz C. Là các âm có tần số dưới 2Hz D. Là các âm có tần số dưới 0,2Hz 95. Siêu âm là gì? A. Là các âm có tần số trên 200Hz B. Là các âm có tần số trên 20Hz C. Là các âm có tần số trên 2000Hz D. Là các âm có tần số trên 20000Hz 96. Tai con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào? A. Từ 2Hz đến 2000Hz B. Từ 20Hz đến 2000Hz C. Từ 20Hz đến 20000Hz D. Từ 200Hz đến 20000Hz 97. Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Hình dạng nhạc cụ B. Vẻ đẹp nhạc cụ C. Kích thước của nhạc cụ D. Tần số của âm phát ra 98. Trong 4 giây một lá thép thực hiện được 1200 dao động. Câu nào đúng? A. Tần số dao động của lá thép là 4800Hz B. Tai người nghe được âm thanh của lá thép C. Âm thanh lá thép phát ra là siêu âm D. Âm thanh lá thép phát ra là hạ âm 99. Để thay đổi tần số dao động của dây đàn ghi-ta, người ta thực hiện động tác nào? A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn C. Thay đổi tư thế ngồi D. Thay một chiếc đàn khác 100. Điền vào chổ trống (..) từ thích hợp: a) Khi vật dao động....................... thì tần số dao động của vật thực hiện trong một giây càng lớn, tức là ................ dao động càng lớn. b) Vật nào có ................... dao động ........................ thì nó dao động càng ch

File đính kèm:

  • doccac cau trac nghiem vat ly 7.doc