Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT vòng tỉnh môn Ngữ Văn

A.Nội dung kiến thức:

* Những điểm cần lưu ý:

- Về nội dung kiến thức sẽ đề cập đến toàn bộ chương trình bậc THPT từ lớp 10 đến hết lớp 12 (Trước đây chỉ giới hạn đến hết học kì 1 lớp 12).

- Ở các trường dạy chương trình cơ bản cần tham khảo chương trình chuyên sâu trường THPT chuyên. Chương trình chuyên sâu trường THPT môn Ngữ văn bao gồm:

+ Chương trình nâng cao lớp 10, 11, 12.

+ Hệ thống chuyên đề chuyên sâu và tài liệu chuyên 10, 11, 12.

- Cần tham khảo những đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong những năm gần đây.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT vòng tỉnh môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT VÒNG TỈNH MÔN NGỮ VĂN A.Nội dung kiến thức: * Những điểm cần lưu ý: Về nội dung kiến thức sẽ đề cập đến toàn bộ chương trình bậc THPT từ lớp 10 đến hết lớp 12 (Trước đây chỉ giới hạn đến hết học kì 1 lớp 12). Ở các trường dạy chương trình cơ bản cần tham khảo chương trình chuyên sâu trường THPT chuyên. Chương trình chuyên sâu trường THPT môn Ngữ văn bao gồm: + Chương trình nâng cao lớp 10, 11, 12. + Hệ thống chuyên đề chuyên sâu và tài liệu chuyên 10, 11, 12. Cần tham khảo những đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia trong những năm gần đây. * Nội dung kiến thức: I. Về văn học sử + lý luận văn học: Lớp Yều cầu về kiến thức Yê cầu về kỹ năng 10 * Tổng quan về VHVN qua các thời kì lịch sử. * Phần văn học dân gian: 1.Cần nắm vững đặc trưng của từng thể loại. 2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các thể loại VH dân gian: truyền thuyết, cổ tích, sử thi, ca dao, dân ca, truyện thơ… Các chuyên đề: -Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết. -Tinh thần nhân văn qua truyện cổ dân gian. -Thi pháp ca dao- dân ca, truyện cổ DG. * Văn học trung đại: - Ngoài tác phẩm đọc văn riêng lẻ, cần tập trung vào hai tác giả chính: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. - Các chuyên đề: + Đặc trưng thi pháp của VH trung đại + Nguyễn Trãi , nhà tư tưởng, nhà văn lớn. + Nguyễn Du-thơ chữ Hán và Truyện Kiều (Chủ nghĩa nhân đạo, ngôn ngữ thơ, xây dựng nhân vật,..) * Đặc trưng cơ bản thi pháp Thơ Đường * Lý luận VH: văn học-nhà văn và quá trình sáng tác - Kỹ năng đọc hiểu văn bản, nhất là văn bản văn học trung đại. - Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. - Kỹ năng viết đoạn. - Kỹ năng liên kết văn bản. 11 * Phần VH trung đại VN ( tiếp theo) - Ngoài các tiết đọc văn riêng lẻ, cần tập trung vào hai tác giả chính: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. - Trào lưu nhân văn trong VH trung đại giai đoạn TK XVIII-XIX. - Con người cá nhân trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,… * Phần văn học: từ đầu TK XX đến 1945. - Tập trung vào các thể loại sau: + Văn xuôi: tác phẩm của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. + Thơ: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử. Hồ Chí Minh với tập thơ “ Nhật ký trong tù”, Tố Hữu. + Kịch: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) - Các chuyên đề: + Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới. + Các khuynh hướng thơ siêu thực, tượng trưng trong phong trào Thơ mới. + Các tác giả văn xuôi VN hiện đại: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… -Kỹ năng phân tích đề , lập dàn ý văn nghị luận xã hội. - Xây dựng luận điểm và lập luận trong văn nghị luận. - Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận. - Chú ý hai thao tác lập luận: bác bỏ và bình luận. 12 * VHVN từ CMT8/1945 đến TK XX: - Thơ: Ngoài các bài thơ của Quang Dũng, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, cần tập trung vào hai tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu. - Ký: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Truyện: Kim Lân, Tô Hoài, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu. - Kịch: Lưu Qunag Vũ. - Chuyên đề văn học Việt Nam sau 1975. * Lý luận VH: - Tiếp nhận VH và các giá trị văn học. - Quá trình VH và phong cách VH. Chú ý phong cách một số nhà thơ, nhà văn hiện đại. - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề nghị luận. - Kỹ năng kết hợp yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm. - Kỹ năng đặt vấn đề và kết thúc vấn đề. - Phân tích đề mở và cách trình bày đề mở. II.Làm văn: Về nghị luận VH: * Vận dụng kiến thức lý luận vào các đề văn nghị luận. * Đề mở và luyện tập viết văn theo đề mở. 2. Về nghị luận XH: * Rèn luyện kiến thức và kỹ năng cho học sinh theo 3 dạng đề: - NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - NL về một vấn đề về hiện tượng đời sống, xã hội. - NL về một vấn đề đời sống XH trong tác phẩm VH. * Rèn luyện kỹ năng cho học sinh: - Kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý nghị luận xã hội. - Hướng giải quyết các đề mở. - Tranh luận, bác bỏ vấn đề. * Chú ý vấn đề đời sống xã hội: - Hiện tượng tiêu cực hay tấm gương tốt, xu hướng của thời đại. - Các vấn đề như: văn hóa, đạo đức, lối sống, lý tưởng của thế hệ trẻ. - Các giá trị, phẩm chất con người. B. Các tài liệu tham khảo: * Hệ thống đề mở: lớp 10,11,12. * Chuyên đề chuyên sâu K10,11,12. * Tài liệu chuyên K10,11,12. * Với những nội dung cụ thể giáo viên cần tìm các tài liệu tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau. C. Cấu trúc đề thi: - Đề thi gồm 2 phần, thang điểm 20, được phân bố như sau: 1. Nghị luận XH: 1 câu (8 điểm) 2. Nghị luận VH: 1 câu (12 điểm) - Thơ - Văn xuôi. - Văn nghị luận - Lý luận VH hoặc VH sử.

File đính kèm:

  • docCau truc de thi HSG Ngu van Tay ninh.doc
Giáo án liên quan