Chủ đề 5: Phương tiện và quy định giao thông - Nhánh 1: Một số phương tiện giao thông

 I- YÊU CẦU:

 1. Phương tiện giao thông đường bộ

- Các loại phương tiện: đi bộ, xe( xe đạp, xe máy, xe hơi, xe taxi, xe tải ), phương tiện thô sơ( máy cày, xe lu, xe bò ).

- Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu của các loại phương tiện giao thông.

- Nơi hoạt động: trển đường, bến xe, trạm chờ, gara

- Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: Tài xế, cảnh sát giao thông, người soát vé, kỹ sư.

 2. Phương tiện giao thông đường thủy

- Các loại phương tiện: tàu, ca-nô, thuyền, ghe, đò, tàu hỏa.

- Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu của các loại phương tiện trên.

- Người điều khiển phương tiện giao thông trên: thủy thủ, thuyền viên, thuyền trưởng, người lái tàu

- Nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy: dưới nước, bến tàu, bén cảng, nhà ga, trên đường sắt.

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8277 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề 5: Phương tiện và quy định giao thông - Nhánh 1: Một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG NHÁNH 1: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ( Từ ngày 23/12/2013 – 03/01 /2014 ) I- YÊU CẦU: 1. Phương tiện giao thông đường bộ - Các loại phương tiện: đi bộ, xe( xe đạp, xe máy, xe hơi, xe taxi, xe tải…), phương tiện thô sơ( máy cày, xe lu, xe bò…). - Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện giao thông. - Nơi hoạt động: trển đường, bến xe, trạm chờ, gara… - Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: Tài xế, cảnh sát giao thông, người soát vé, kỹ sư. 2. Phương tiện giao thông đường thủy - Các loại phương tiện: tàu, ca-nô, thuyền, ghe, đò, tàu hỏa. - Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện trên. - Người điều khiển phương tiện giao thông trên: thủy thủ, thuyền viên, thuyền trưởng, người lái tàu… - Nơi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy: dưới nước, bến tàu, bén cảng, nhà ga, trên đường sắt. 3. Phương tiện giao thông đường hàng không - Các loại phương tiện giao thông hàng không: máy bay, trực thăng… - Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, kích thước, âm thanh, màu sắc, tốc độ, nhiên liệu… của các loại phương tiện trên. - Nơi hoạt động: bay trên trời, sân bay. - Người điều khiển phương tiện giao thông hàng không: phi công, tiếp viên, phi hành gia. TT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng - Đón trẻ: + Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về gia đình. Trẻ biết: - Biết một số phương tiện giao thông phổ biến, nơi đậu đỗ và ích lợi của một số phương tiện giao thông. - Biết khi tham gia giao thông trên đường cần phải đội nón bảo hiểm -Thể dục đầu giờ: a Khởi động : -Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, sau đó về 3 tổ dãn cách đều, tập kết hơp với bài: “Chú bộ đội ” với các động tác: b.Trọng động: -Hô hấp : Hai tay dang ngang ,đưa tay ra phía trước,giơ lên cao hạ xuống (hít sâu ) -Tay vai 5: Luân phiên từng tay giơ lên cao -Lưng ,bụng 4: Cúi người về trước ngửa ra sau - Chân 4 : Nâng cao ,chân gập gối c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” -Khám tay –Điểm danh * Ăn sáng: Cho trẻ ăn sáng động viên trẻ ăn hết xuất. 2 Hoạt động học Thứ hai 23/12/2013 PTNT: MTXQ -Một số phương tiện giao thông phổ biến Thứ ba 24/12/2013 PTTC: TD: -Đi và đập băt bóng TCVĐ: Bánh xe quay Thứ tư 25/12/2013 PTNN: LQCV: -Làm quen P – Q Thứ năm 26/12/2013 PTNN: LQVT -Thao tác đo độ dài 1 đối tượng Thứ sáu 27/12/2013 PTTM: AN -DH: Đèn xanh đèn đỏ TCAN: Nghe tiếng hát tìm đồ vật. NH: Bài học sang đường 3 Hoạt động góc *Yêu Cầu: - Biết về nhóm để chơi, biết phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi. - Biết thể hiện các hành động chơi như : Mẹ đi chợ, nấu cơm, … - Biết đóng vai cô giáo dạy trẻ… - Biết sử dụng các nguyên liệu khác nhau để xây doanh trại bộ đội - Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm khi xây dựng. - Biết sử dụng màu tô phù hợp, biết sử dụng các kỹ năng tạo hình : nặn dọc, xoay tròn, xé dải … (tùy theo các hoạt động của bài học trong tuần). - Nghe nhạc và hát các bài hát về chủ đề nhánh “ Bé yêu chú bộ đội”. -Yêu thiên nhiên chăm sóc cây, tưới nước cho cây.. I/GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán PTGT II/ GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP: Xây bến xe III/GÓC ÂM NHẠC : Hát múa theo chủ đề IV/GÓC TẠO HÌNH : Vẽ, nặn, cắt dán theo chủ đề V/GÓC SÁCH, TRUYỆN: Xem tranh, sách về chủ đề VI/GÓC THIÊN NHIÊN/KHOA HỌC : -Trẻ bổ sung tập toán, Chăm sóc cây xanh. 4 Hoạt động ngoài trời Thứ hai 23/12/2013 Quan sát : Tranh chủ đề. Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Chèo thuyền Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Nhặt lá rụng. - Chăm sóc góc thiên nhiên. Thứ ba 24/12/2013 Quan sát : Quan sát tranh 1 số phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Người tài xế giỏi Thứ tư 25/12/2013 - Quan sát : Quan sát tranh 1 số phương tiện giao thông đường bộ. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Người tài xế giỏi Thứ năm 26/12/2013 - Trò chuyện: Trò chuyện về cách đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường. - Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động : Người tài xế giỏi Thứ sáu 27/12/2013 - Quan sát : Quan sát tranh 1 số phương tiện giao thông đường bộ. - Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian : Chèo thuyền 5 Vệ sinh Ăn trưa *Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn - Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. *Trong khi ăn: - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. - Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. *Sau khi ăn: - Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. - Có đủ nệm gối cho trẻ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Vệ sinh-Ăn xế - Cho trẻ làm một vài động tác nhẹ nhàng. - Trẻ đi vệ sinh, cô cho trẻ thay quần áo và chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ. - Tiến hành cho trẻ ăn xế. 8 Sinh hoạt chiều Thứ hai - Làm quen với trò chơi dân gian: “Chèo thuyền” - Làm quen với kĩ năng múa bài “Đi và đập bắt bóng” - Ôn kiến thức cũ Thứ ba - Làm quen với nhóm chữ cái p - q Chơi vận động: “ Thi đi nhanh” - Ôn kiến thức cũ Thứ tư -Trò chơi học tập: “Bịt mắt nghe tiếng” - Làm quen với kĩ năng thao tác đo độ dài 1 đối tượng. - Ôn kiến thức cũ Thứ năm - Xem phim hoạt hình. - Làm quen với bài hát “Đèn xanh đèn đỏ” - Ôn kiến thức cũ Thứ sáu - Trò chơi dân gian: “Chèo thuyền” - Trò chuyện về một số quy định giao thông. - Ôn kiến thức cũ 9 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ -Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. -Cho trẻ đi vệ sinh. *Nêu gương cuối ngày. -Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. -Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. -Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I/ YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghĩ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II/ TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghĩ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Đọc thơ : “Cháu hứa với cô” - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Hát bài “sáng thứ hai” - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: +Đi học đều, đúng giờ. +Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. +Không xả rác trong lớp và ngoài sân. +Chú ý lên cô. Không nói leo. +Trả lời to, rõ, tròn câu. + Biết đoàn kết nhóm chơi. Chơi không làm ồn + Biết lấy cất đồ dùng đúng chỗ. - Hát “Mây và gió”, đọc thơ “Mưa” - Cô giới thiệu chủ điểm nhánh mới: “Một số hiện tượng thời tiết” HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN I. YÊU CẦU - Trẻ nhận biết và phân loại, gọi tên được một số loại phương tiện giao thông phổ biến. - Nhận biết được đặc điểm rõ nét về cấu tạo, tiếng còi, động cơ, tốc độ, nơi hoạt động. So sánh được đặc điểm giống và khác nhau rõ nét giữa các PTGT. - Biết được ích lợi của chúng và đời sống con người. - Phát triển tư duy ngôn ngữ và sự nhạy cảm của các giác quan. II. CHUẨN BỊ - Hình ảnh một số phương tiện giao thông. - Tranh lô tô 1 số phương tiện giao thông. - Giấy vẽ, bút màu… - Bài hát trong chủ điểm ( Anh phi công ơi!...) - Tích hợp: Âm nhạc; Tạo hình. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ * HOẠT ĐỘNG 1 : Ổn định, gây hứng thú - Cho trẻ ngồi gần cô đọc bài thơ : “ Em đi qua ngã tư đường phố” - Ở giữa ngã tư đường phố con thấy gì? - Con biết được những loại xe nào? - Ngoài xe ra, con còn biết loại phương tiện giao thông nào nữa? - Các con có muốn tìm hiểu, trò chuyện về những loại phương tiện giao thông này không? - Vậy hôm nay cô và các con cùng trò chuyện về một số phương tiện giao thông phổ biến nhé! - Cho trẻ nhắc lại tên bài 2 lần. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Xe qua lại... - Trẻ tự kể... - Tàu, thuyền, ca nô, máy bay... - ...... - Nhắc tên bài theo yêu cầu của cô. * HOẠT ĐỘNG 2 : Trò chuyện về một số phương tiện giao thông. - Hát “Bác đưa thư vui tính” - Các con vừa hát bài hát nói về PTGT nào vậy? - Các con xem cô có tranh vẽ phương tiện gì? - Xe đạp thuộc nhóm phương tiện giao thông nào? - Xe đạp có những đặc điểm gì? - Muốn xe đạp di chuyển được chúng ta phải làm gì? - Xe đạp thường lưu thông ở đâu? - Xe đạp dùng để làm gì? - Xe đạp chở được mấy người? - Cô củng cố lại những kiến thức vừa đàm thoại. - Pin! Pin! Pin!... Con xem xe gì đang tới? - Cô giới thiệu tranh xe ô tô khách và hỏi trẻ : Đây là xe gì? - Ai có thể nói được về đặc điểm của xe ô tô? - Xe ô tô có mấy bánh? Bánh xe ô tô có dạng hình gì? - Muốn xe ô tô chạy được thì chúng ta phải làm gì? - Các con thấy người ta thường chạy xe ô tô ở đâu? - Xe ô tô dùng để làm gì? - Xe ô tô chở được ít hay nhiều người? - Vậy xe ô tô, xe đạp là PTGT đường gì nè? Vì sao con biết? - Cô tóm ý. - Ngoài xe đạp, xe ô tô ra, con còn biết loại PTGT đường bộ nào nữa? So sánh xe đạp và xe ô tô khách? + Xe đạp và xe ô tô khách giống nhau ở điểm nào? + Xe đạp và xe ô tô khách khác nhau ở điểm nào? - Cô đố!... “Cái gì cánh sắt mà bay Ngồi trên bé thấy rừng cây cánh đồng” - Nhìn xem! Cô có tranh gì đây? - Con thấy máy bay chưa? Thấy nó ở đâu? - Khi bay tiếng nó như thế nào? - Máy bay có những bộ phận nào? - Máy bay dùng để làm gì? - Bay nhanh hay chậm? Chở ít hay nhiều người? - Người lái máy bay gọi là gì? - Lớn lên con có thích làm phi công không? Vì sao? - Cô mở băng bài “Anh phi công ơi!” - Cô tóm ý: Máy bay bay ở trên không nên được gọi là “PTGT đường hàng không” - Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Cô đố cái mà cô đố!... “Không chân mà chạy Không cánh mà bay Trong bụng sủi nước Ngoài mũi mây bay?” - Đó là PTGT đường gì? - Tàu thủy chạy ở đâu? - Tàu thuỷ có những đặc điểm gì nào? - Tàu thuỷ thuộc nhóm phương tiện giao thông nào? - Tàu thuỷ chở được nhiều người hay ít người? - Tàu thuỷ thường lưu thông ở đâu? - Cô tóm ý. - Con xem, cô có tranh gì nữa? - Xuồng chạy ở đâu? Dùng để làm gì? - Đi chậm hay nhanh? Vì sao? - Ngoài ra, con còn biết PTGT nào chạy dưới nước nữa? - Thế các phương tiện con vừa kể thuộc nhóm PTGT gì? - Cô nhấn mạnh lại 3 loại PTGT và giới thiệu thêm xe lửa chạy trên đường ray. - Cô gắn 3 tranh: Ô tô chở khách, máy bay, xuồng cho trẻ so sánh điển giống và khác nhau. Qua đó, giáo dục trẻ tầm quan trọng của các loại PTGT trong cuộc sống của mỗi người. * HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi : Thi vẽ các loại phương tiện giao thông. - Cô chuẩn bị giấy vẽ, bút màu - Tổ chức cho trẻ thi vẽ các loại phương tiện giao thông theo nhóm. Nhóm 1: Vẽ PTGT đường bộ. Nhóm 2: Vẽ PTGT đường thủy. Nhóm 3: Vẽ PTGT đường hàng không. - Quan sát tranh. - Xe đạp - Phương tiện giao thông đường bộ. - Có 2 bánh dạng hình tròn, tay lái, ghi đông, bàn đạp, yên xe, chỗ ngồi phía sau… - Dùng chân đạp liên tục vào bàn đạp. - Trên đường bộ. - Chở người và hàng hoá. - 2 người. - Lắng nghe cô khái quát. - Xe ô tô khách. - 2, 3 trẻ nêu nhận xét. - Xe ô tô khách có 4 bánh, bánh có dạnh hình tròn. - Đổ xăng, nổ máy, vào số… - Trên đường bộ. - Chở người và hàng hóa. - Chở được nhiều người... - Trẻ tự trả lời... - Trẻ kể tên những phương tiện giao thông mà trẻ biết theo yêu cầu của cô. +Đều là PTGT đường bộ... + Trẻ tự kể... - Máy bay. - Trẻ trả lời. - Phi công. - Trẻ trả lời. - Trẻ nhắc “PTGT đường hàng không” - PTGT đường thủy. - Dưới nước. - Trẻ trả lời. - Chiếc xuồng. - Dưới nước, để chở người và hành hóa. - Chậm, vì... - Trẻ tự kể. - PTGT đường thủy. -......... -.......... - Trẻ chia nhóm, ngồi 3 vòng tròn và chơi theo yêu cầu của cô. * HOẠT ĐỘNG 4 : Kết thúc - Hát bài “Ô tô khách”, đi lại với cô. - Chúng ta vừa tìm hiểu về gì? - Các con có thích được đi trân các PTGT kể trên không? Vì sao? - Giáo dục: Các con biết không, các loại PTGT giúp mọi người đi lại dễ dàng. Ngày nay, do nhu cầu trong cuộc sống nên xe cộ có rất nhiều nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe... nếu không chấp hành tốt các quy định giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận, cảnh giác khi tham gia và sử dụng PTGT nhé! - Lắng nghe cô củng cố và giáo dục. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI - Hát theo băng bài hát : “ Em tập lái ô tô.” - Cho cháu làm đoàn tàu nhỏ xíu về chỗ ngồi. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài : ĐI VÀ ĐẬP BẮT BÓNG I/ YÊU CẦU: Trẻ biết đi vừa đập bắt bóng, đón bắt bóng gọn bằng 2 tay. Không ôm bóng vào ngực, không làm rơi bóng. Thông qua các bài tập, giúp trẻ rèn luyện khả năng khéo léo của đôi tay, khả năng ước lượng bằng mắt và dùng sức vừa phải khi đi vừa đập bắt bóng Biết tuân theo hiệu lệnh của cô. II/ CHUẨN BỊ: 2 quả bóng cao su mềm x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Băng nhạc, máy casset. 1 vòng tròn nhỏ làm vô lăng. Sân rộng thoáng mát. Tích hợp: III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỐNG 1: Khởi động. Cho cháu làm máy bay bay ù ù… Các con vừa chơi trò chơi gì thế ? Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? Ngoài ra, con còn biết được phương tiện giao thông đường bộ nào nữa? Ở giữa ngã tư đường thường hay đặt tín hiệu đèn, đố các con các tín hiệu đèn đó dùng để làm gì? Cô tóm ý - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “Em tập chãi răng”) - Cháu vận động cùng cô. - … - Trẻ tự trả lời… - Trẻ tự trả lời… - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: Tay - vai 2 : Đưa tay ra phía trước, sau (3x8) Lưng - bụng 2: Đứng quay người sang bên (2x8) Chân 3: Nâng cao chân, gập gối (2x8) Cô dùng hiệu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Đi và đập bắt bóng. Các con ơi! Các con xem cô có gì nè? Ngoài quả bóng ra lớp mình còn có những đồ dùng, đồ chơi nào nữa? Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với quả bóng, các con có thích không? Ai biết được quả bóng chơi được những trò chơi gì nè? Hôm nay chúng ta cùng nhau thực hiện “Đi và đập bắt bóng” nhé ! Cô làm mẫu lần 1 Lần 2 phân tích: + TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng. + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh chân cô bước lên 1 bước rồi nem nhẹ bóng xuống đất trước mặt cách mũi chân khoảng 25-30cm. Khi bóng nảy lên, cô dùng 2 bàn tay bắt lấy bóng, rồi lại bước tiếp và đập bóng xuống đất; Cô thực hiện như vậy 5 lần. Khi thực hiện các con thực hiện từ 3-5 lần. Cô mời 1-2 trẻ khá thực hiện cho lớp xem Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). Cô bao quát, động viên, sửa sai. Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động “Bánh xe quay”. - Chia trẻ lên chơi làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn. - Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt. - Cho trẻ chơi 1 vài lần. - Cô nhận xét. - Trẻ tập theo cô. - Quả bóng. - Trẻ tự kể. - Mời 1,2 trẻ thực hiện theo vốn hiểu biết của trẻ. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. -Trẻ thực hiện. -Trẻ thực hiện. - Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi. - Chơi theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hít thở sâu. - Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu. IV- HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Làm máy bay ù ù… ra sân --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 25 tháng 12 năm 2013 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài : LÀM QUEN P – Q I/ YÊU CẦU: Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái p – q Nhận ra âm và chữ cái p – q trong tiếng và từ trọn vẹn thể hiện nội dung chủ đề. Biết chơi trò chơi nhận biết và phát âm chữ cái p – q. Trật tự trong khi chơi, lấy cất đồ dùng gọn gàng. II/ CHUẨN BỊ: Bảng cài có gắn chữ cái p – q , u – ư cho mỗi cháu 1 cái trống, 1 cái dùi. Nhóm chữ cái to đang học ( 2 chữ cái) để trong 4 cái rổ. 4 cái bì thư có chứa chữ cái đang học Mẫu chữ cái to p – q cho cô. Mẫu chữ cái p – q (in hoa, in thường, viết thường) cho cô. Nét chữ cái rời (nét thẳng đứng, nét cong tròn, nét ngang ngắn) Tập tô, chì màu cho trẻ. Hình ảnh và từ ghép: “Pí po pí pô ” “ Bé qua đường” - Tích hợp: AN, LQVH, MTXQ. III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1 :Ốn định- giới thiệu bài - Cho trẻ vận động “Em tập lái ô tô” - Bạn nhỏ trong bài hát tập làm gì vậy các con? - Ô tô là PTGT đường gì? Khi chạy trên đường xe ô tô thường thường có tiếng còi ra sao? - Ngoài ô tô ra, còn phương tiện nào chạy trên đường bộ nữa? - Khi chạy đến ngã tư đường phố, gặp đèn giao thông qui định điều gì? - Trẻ vận động cùng cô. - Trẻ tự trả lời. HOẠT ĐỒNG 2 : Làm quen với nhóm chữ cái p- q *Làm quen chữ cái p: - Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây? - À, bạn nhỏ đang tập lái ô tô để khi lớn lên bạn chở cô giáo đi chơi đó các con. Con có biết tiếng còi xe của bạn kêu như thế nào không? - Để chỉ hình ảnh bạn nhỏ đang tập lái ô tô, phía dưới cô cũng có từ “Pí po pí pô ” - Cô ghép từ, đọc từ 1 - 2 lần. - Trong từ “Pí po pí pô ” có chữ cái các con đã học, bạn nào lên tìm cho cô chữ cái đã học trong từ “Pí po pí pô” nè ? - Đây là chữ cái p hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. - Cô có chữ cái p to hơn để các con dễ nhìn. - Cô phát âm 2 lần. - Đây là chữ cái p in hoa, đây là chữ cái p in thường và đây là chữ cái p viết thường. - Chữ cái p có nét gì ? - Cô nhắc lại cấu tạo và kết hợp chỉ vào chữ. *Làm quen chữ cái q: - Các con biết không chữ cái q khi ta đổi chiều của nét cong tròn từ bên phải đổi sang bên trái thì ta sẽ được chữ cái khác,các con có biết đó là chữ cái gì không? - Cô đổi chiều nét cong tròn chữ cái q biến thành chữ cái gì ? - Cô sẽ cho các con làm quen chữ cái q nhé. - Cô phát âm 2 lần. - Đây là chữ cái q in hoa, đây là chữ cái q in thường và đây là chữ cái q viết thường. - Chữ cái q có nét gì ? - Cô nhắc lại cấu tạo và kết hợp chỉ vào chữ. *So sánh chữ cái: p – q - Nhìn xem chữ cái nào xuất hiện ? Cô gắn 2 chữ cái to p – q lên bảng: + Chữ p – q giống nhau ở điếm nào? + Khác nhau ở điểm nào? - Cho cháu phát âm lại chữ cái p – q - Cho cháu phát âm lại chữ cái p – q - “Pí po pí pô ” - Trẻ rự trả lời. - Trẻ đọc từ. - Cháu tìm chữ cái đã học: i, o, ô. -Tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ (cô sửa sai cho trẻ) -Có 1 nét thẳng đứng và 1 nét cong tròn. - Trẻ tự trả lời… - Lớp phát âm, cá nhân phát âm - Có 2 nét: 1 nét cong tròn và 1 nét thẳng đứng… - Chữ cái p - q + Giống: đều có 1 nét thẳng đứng và 1 nét cong tròn + Khác: chữ p có nét cong tròn phía trên bên phải., chữ q có nét cong tròn phía trên bên trái. HOẠT ĐỘNG 3 : TRÒ CHƠI VỚI CHỮ CÁI. * Trò chơi động. “Truyền tin” - Cô cho cháu xếp thành 4 đội, đứng 4 hàng ngang dọc, (mỗi đội 7-8 trẻ) . Phía trên cô chuẩn bị 4 bì thư có chứa chữ cái và 4 cái rỗ đựng chữ cái. Bạn đầu hàng sẽ lên chọn 1 bì thư mà con thích, sau đó bí mật mở ra xem và trao lại bì thư đó cho cô và về lại đầu hàng “truyền tin” (đọc lại chữ cái vừa nhân được trong bì thư) cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 truyền tin cho bạn thứ 3… cứ như thế cho đến cuối hàng. Bạn cuối hàng sẽ chạy lên đây tìm và đọc to chữ cái bạn vừa truyền tin cho mình. Đội nào truyền tin nhanh, đúng là đội đó thằng cuộc, các con hiểu cách chơi chưa? Cháu chơi 1-2 lần, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. * Trò chơi tĩnh. “Đánh trống truyền loa” - Cho trẻ chơi: “Nghe phát âm tìm chữ cái. - Cách chơi. Cho trẻ nắm tay thành vòng tròn .Cô là người đánh trống cô phát cho trẻ 1 thẻ chữ cái (p, q hoặc u , ư) cô đánh trống nhanh trẻ truyền chữ cái qua cho bạn khi nghe cô khẽ mạnh tiếng trống xuống, thì trẻ cầm thẻ chữ cái đó đưa lên phát âm. - Cho trẻ chơi nhiều lần. - Cho trẻ dẹp bảng cài. * Trò chơi động: “Cánh cửa kì diệu” Cô cho cháu xếp thành 2 đội 2 hàng ngang đối diện, mới 2 trẻ cao nhất lớp nắm tay nhau làm “cổng” cô đứng phía trước cổng tay cầm thẻ chữ cái p - q , lần lược cho 2 trẻ lên đứng trước “cổng”, cô giơ 1 thẻ số trong tay lên, trẻ phát âm chữ cái đó. Nếu 2 trẻ phát âm đúng cánh cửa sẽ tự động mở ra cho 2 trẻ đi qua, nếu phát âm không đúng thì không được đi qua cửa… Trò chơi tiếp tục. Cháu chơi, cô và cả lớp quan sát, nhận xét. - Trẻ nghe cô nói cách chơi. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cả lớp làm máy bay ù ù…đến bàn ngồi thực hiện trên quyển tập tô --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 14 tháng 03 năm 2013 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài : ĐO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU CÙNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO I. YÊU CẦU: Cháu biết đo độ dài của 1 đối tượng. Đo các đối tượng có độ dài khác nhau bằng 1 đơn vị đo để so sánh chiều dài II. CHUẨN BỊ : Mỗi trẻ 3 băng giấy không dài bằng nhau, 1 que tính, thẻ số từ 5-10. Đồ dùng của cô giống của trẻ, nhưng to hơn. Tập tô, tập tạo hình, quyển toán, thước đo (que tính ) Tích hợp: Âm nhạc. III. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết kết quả đo - Cô cùng cháu chơi trò chơi “Con thỏ”. - Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Cô đố cái mà cô đố… “ Mùa gì nóng bức Trời nắng chang chang Đi học đi làm Phải mang nón, mũ? Đố là mùa chi? Đố là mùa chi? - Mùa hè có gì vui nào? - Các con giỏi lắm, cô sẽ cho các con tham gia 1 trò chơi rất thú vị, để khi mùa hè đến các con rũ bạn mình cùng chơi trò chơi này ở nhà nhé! - Đó là trò chơi : “Tìm nhà” Cách chơi : Ở đâu cô có các ngôi nhà mang thẻ số 5,6,7,8,9,10. Cô phát cho mỗi bạn 1 băng giấy, các con sẽ dùng gang tay đo chiều dài băng giấy này xem nó dài gấp mấy lần gang tay, sau đó chay nhanh về nhà có thẻ số tương ứng số lượng vừa đo được. - Cho trẻ chơi vài lần, lần 2: Trẻ đổi băng giấy cho nhau. HOẠT ĐỘNG 2: Tập đo các đối tượng có độ dài khác nhau bằng thước đo. - Con xem trong rỗ có gì? - Con xem 3 băng giấy này như thế nào với nhau? - Các con thấy băng giấy nào là băng giấy dài nhất? Dài hơn? Và ngắn nhất? - Để biết được chiều dài của băng giấy ta phải làm sao? - Nào, bây giờ các con hãy lấy thước ra đo chiều dài của 3 băng giấy nhé! Khi đo xong băng giấy nào thì con hãy chọn thẻ số tương ứng đặt vào băng giấy đó nhé! - Cô hỏi lại trẻ thao tác đo. - Cả lớp đo, cô bao quát sửa sai. - Băng giấy dài nhất dài gấp mấy lần thước đo? - Băng giấy ngắn hơn dài gấp mấy lần thước đo? - Băng giấy ngắn nhất dài gấp mấy lần thước đo? - Vậy băng giấy nào có số lần đo nhiều nhất? - Băng giấy nào có số lần đo ít nhất ? - Băng giấy nào có số lần đo nhiều hơn? - Vậy là với 3 băng giấy có đô dài khác nhau thì số lần đo cũng khác nhau chỉ với 1 thước đo. - Các con thấy cô có gì? - Con thấy quyển nào dài hơn? - Quyển nào ngắn hơn? - Ai giỏi lên đo chiều dài của 2 quyển này, xem chúng dài gấp mấy lần thước đo? Cô mời 1 trẻ, cô và cả lớp quan sát. Cho cháu nói kết quả đo từng quyển So sánh kết quả đo. - Tương tự, cô cho cháu đo tren 2 bảng toán (lớp lá, mầm) PHẦN 3: Luyện tập - Chơi “đo cùng bạn” Lần 1: Cho cháu đo chiều dài của mặt ghế thể dục bằng thước đo. Cô mời 2 đội lên chơi, mỗi đội 5 bạn, từng bạn lần lược lên đặt thước đo, rồi bạn kế tiếp lên đặt thước đo liền kề bạn thứ nhất… cứ như thế đo cho hết chiều dài mặt ghế. Khi đo xong thì đội trưởng lên đếm xem được mấy lần thước đo và đặt thẻ số tương ứng. Lần 2: Cho cháu lên đo liền kề bằng bước chân cửa ra vào, bảng, chiều dài bàn, kệ… Nểu trẻ con hứng thú cô cho trẻ tự chọn cách đo, tìm vật tự đo. - Trẻ

File đính kèm:

  • doc1 so PTGTTuan 17.doc
Giáo án liên quan