Chủ đề nhánh: ngày nhà giáo việt nam 20/11 (lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

  Trẻ biết biết dùng sức bật liên tục vào 4-5 vòng mà không dẫm vào vòng

  Hứng thú chơi trò chơi “ Đi như gấu, bò như chuột”

  Phát triển cơ chân tay sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ

  Giúp trẻ khéo léo trong kỹ năng vận động

 - Trẻ có ý thức trong giờ tập, tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh.

II. CHUẨN BỊ.

  Đồ dùng của cô: rân bải rộng rải sạch sẽ ,10 cái vòng, 1 day thừng

  Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, có sức khoẻ, trẻ thực hiện theo cô

III. TIẾN HÀNH

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2834 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề nhánh: ngày nhà giáo việt nam 20/11 (lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày 13/11/2011 Dạy thứ 2 ngày 14/11/2011 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 12 CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 LỚP MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI KẾ HOẠCH NGÀY Tiết 1: LVPTTC: Bật liên tục vào 4 – 5 ô I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Trẻ biết biết dùng sức bật liên tục vào 4-5 vòng mà không dẫm vào vòng Hứng thú chơi trò chơi “ Đi như gấu, bò như chuột” Phát triển cơ chân tay sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ Giúp trẻ khéo léo trong kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong giờ tập, tập thể dục để có cơ thể khoẻ mạnh. II. CHUẨN BỊ. Đồ dùng của cô: rân bải rộng rải sạch sẽ ,10 cái vòng, 1 day thừng Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng, có sức khoẻ, trẻ thực hiện theo cô III. TIẾN HÀNH PHƯƠNG PHÁP CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức : - Cô cho trẻ hát bài “Cô và mẹ” - Cô trò truyện với trẻ về chủ ®Ò “Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” - Hướng trẻ vào bài. 2. Nội dung chính: A, Khởi động - Cho trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa hát - Kết hợp các kiểu đi, sau đó chuyển thành 2 hàng dọc :điểm số 1,2 ,bạn số 2 chuyển để thành 4 hàng B,Trọng động + Bài tập phát triển chung. - Động tác tay 1: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang - Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước. - Động tác chận 1: Ngồi xổm, đứng lên liên tục. - Động tác bật 2: Bật tách, khép chân. + Vận động cơ bản: GV giới thiệu bài vận động “Bật liên tục vào 4-5 vòng” - Cô làm mẫu lần 1: Toàn phần - Cô làm mẫu lần 2: Phân tích. Cô đứng trước vòng khi có hiệu lệnh 2 tay cô chống hông và bật nhẹ 2 bàn chân vào vòng thứ nhất và bật liên tục vào vòng thứ 2, 3 ,4 ,5 cô bật nhẹ nhàng không chạm vào vòng - Cô làm mẫu lần 3: Nhấn mạnh động tác khó. - Gọi 2 trẻ lên thực hiện giống cô. - Lần lượt gọi từng trẻ lên thực hiện (cô sửa sai). - Cho 2 tổ thi đua, nhóm thi đua. Cô chú ý sửa sai cho trẻ - Hỏi lại trẻ tên bài tập - Gọi một trẻ lên thực hiện lại + Trò chơi “ Đi như gấu bò như chuột”. - Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi vui vẻ, đoàn kết - Củng cố: Giáo viên hỏi trẻ tên trò chơi C, Hồi tinh : Đi nhẹ nhàng hít thở sâu - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện theo cô - Trẻ thực hiện theo cô mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát cô tập mẫu - 2 trẻ lên thực hiện mẫu Trẻ lần lượt lên thực hiện - Tổ, nhóm thực hiện - Trẻ trả lời - 1 trẻ lên thực hiện bài tập - Trẻ chơi trò chơi Trẻ trả lời và chơi tốt trò chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu Tiết 2 Thơ: Nghe lời cô giáo Nội dung tích hợp: - Âm nhạc. - Môi trường xung quanh. I. Mục đích, yêu cầu: - Mục tiêu chính nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ, đặc biệt là ngôn ngữ nói. Đồng thời phát triển ở trẻ 4 lĩnh vực sau: Phát triển nhận thức: trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Phát triển thẩm mỹ: Trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp qua các hình ảnh minh hoạ… - Phát triển thể chất: Trẻ được vận động qua các trò chơi. - Phát triển tình cảm xã hội: Trẻ thích đến lớp,yêu cô yêu bạn….. II. chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Cô thuộc thơ, giáo án điện tử máy vi tính - Tranh minh hoạ bài thơ: Cô giáo đang dạy các em hát, cô đang chơi cùng học sinh. 2. Đồ dùng của trẻ: - Trẻ được học bài thơ mọi lúc mọi nơi. - Dạy trẻ thuộc bài hát “ Nghe lời cô giáo” III. Phương pháp tổ chức: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động trò chuyện: - Cô cho trẻ hát bài hát: Cô và mẹ. - Hỏi trẻ: Bài hát nói về ai? - Cho trẻ trò chuyện về công việc của cô giáo. - Giáo dục trẻ yêu cô giáo, biết giúp cô giáo những công việc vừa sức: Cất dọn đồ chơi đúng nơi qui định, gập chiếu… 2. Hoạt động học tập: - Cô giới thiệu tên bài thơ “ Nghe lời cô giáo”, của tác giả Nguyễn văn Chương. - Cô đọc thơ lần 1: Thể hiện giọng đọc tình cảm. - Cô hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? do ai sáng tác? - Cô bật máy vi tính cho trẻ quan sát tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại về nội dung tranh: + Bức tranh vẽ những ai? + Cô giáo đang làm gì? - Cô đọc mẫu lần 2 cho trẻ quan sát tranh. - Cô cho trẻ đọc thơ thập thể 3 lần ( Cô sửa sai cho trẻ) - Cô giảng nội dung bài thơ: Bài thơ miêu tả hàng ngày các cháu đến trường, lớp được cô giáo dạy hát múa, dạy kỹ năng sống, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng ăn uống...Tình cảm của các bạn nhỏ dành cho cô. - Trích dẫn làm rõ ý: + 2 Câu thơ đầu miêu tả tính cách của bé khi được đi học mẫu giáo “Bé mới được đi học, về nhà hát rất ngoan ... + 2 câu thơ thứ 2 “ Rửa tay trước khi ăn...Cô giáo con bảo thế” nói lên về bạn nhỏ luôn nghe lời dạy bảo của cô giáo ở trên lớp + 2 câu thơ thứ 3 “ Ăn thì mời cha mẹ...nhường em bé phần hơn”.... + 2 câu thơ thứ 4 “ Không để rơi vãi cơm...” nói về bạn nhỏ luôn nghe lời dạy bảo của cô giáo ở trên lớp, khi về nhà bạn nhỏ rất ngoan biết hát cho ông bà bố mẹ nghe, biết rửa tay trước khi ăn, biết nhường em bé đồ chơi.. Qua nội dung bài thơ đã nói tình cảm và lên trách nhiệm của cô giáo trên lớp hàng ngày dạy dỗ các cháu là niềm tự hào của phụ huynh khi gửi con mình cho cô giáo được dạy những điều hay. Chính vì vậy để cảm ơn các thầy cô giáo hàng năm cứ đến ngày 20/11 các bậc phụ huynh, các cháu học sinh đến tặng hoa để cảm ơn và chúc mừng công dạy dỗ các cô giáo đấy - Cho trẻ đọc thơ theo tổ ( cô sửa sai cho trẻ ) - Cô hỏi trẻ: + Bài thơ viết về ai? + Cô giáo được miêu tả như thế nào? - Cho trẻ đọc thơ theo nhóm, cá nhân. - Cô hỏi trẻ: + Đến lớp cô dạy các em nhỏ như thế nào? + Về nhà bạn nhỏ nhắc lại lời cô giáo như thế nào? - Củng cố: Cô và trẻ độc thơ 1 lần. 3. Hoạt động góc: - Góc Xây dựng: Xây dựng sân khấu - Góc Phân vai: Trò chơi cô giáo - Góc Âm nhạc: Hát múa các bài trong chủ điểm - Trẻ hát tập thể. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ trò chuyện. - Trẻ lắng nghe cô giáo. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe cô đọc thơ. - Trẻ trả lời câu hỏi. - Trẻ quan sát tranh và nhận xét nội dung tranh. - Trẻ nghe cô đọc thơ và quan sát tranh. - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ lắng nghe cô giảng nội dung bài thơ. - Trẻ lắng nghe và quan sát tranh. - Trẻ lắng nghe và đọc từ khó. - Trẻ đọc thơ theo tổ. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ đọc thơ theo nhóm, cá nhân. - Trẻ trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ đọc thơ cùng cô. - Trẻ về góc hoạt động.

File đính kèm:

  • docke hoach tuan.doc