Chủ điểm: giao thông - Đề tài một số phương tiện giao thông (lớp: mầm)

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết một số loại phương tiện giao thông, phân biệt và gọi tên các loại phương tiện giao thông.

- Luyện kỹ năng quan sát, so sánh. Ôn luyện kỹ năng đếm. Kỹ năng so sánh to, nhỏ.

- Trẻ nhận biết một số phương tiện giao thông theo nơi hoạt động của chúng.

- Phát triển ngôn ngữ, khuyến khích trẻ nói nguyên câu.

- Giáo dục thái độ lễ phép với cô giáo, hòa đồng với bạn và biết nhường nhịn bạn.

II. Chuẩn bị:

- Một số đồ chơi phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ôtô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, ca nô

- Mỗi trẻ một tờ giấy có vẽ các phương tiện giao thông đủ loại, hoạt động ở các nơi khác nhau.

- Bút sáp, dạ, chì màu.

- Các thẻ hiènh các phương tiện giao thông.

- Bảng nỉ, hoặc bảng giấy rô ki có dán gai dán, 2 bảng, mỗi bảng được chia làm 3 phần theo khu vực hoạt động của các phương tiện giao thông: đường thủy (sông), đường bộ, đường không.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ điểm: giao thông - Đề tài một số phương tiện giao thông (lớp: mầm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm: Giao thông Đề tài: Một số phương tiện giao thông Lớp : Mầm I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết một số loại phương tiện giao thông, phân biệt và gọi tên các loại phương tiện giao thông. - Luyện kỹ năng quan sát, so sánh. Ôn luyện kỹ năng đếm. Kỹ năng so sánh to, nhỏ. - Trẻ nhận biết một số phương tiện giao thông theo nơi hoạt động của chúng. - Phát triển ngôn ngữ, khuyến khích trẻ nói nguyên câu. - Giáo dục thái độ lễ phép với cô giáo, hòa đồng với bạn và biết nhường nhịn bạn. II. Chuẩn bị: - Một số đồ chơi phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ôtô, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy, ca nô… - Mỗi trẻ một tờ giấy có vẽ các phương tiện giao thông đủ loại, hoạt động ở các nơi khác nhau. - Bút sáp, dạ, chì màu. - Các thẻ hiènh các phương tiện giao thông. - Bảng nỉ, hoặc bảng giấy rô ki có dán gai dán, 2 bảng, mỗi bảng được chia làm 3 phần theo khu vực hoạt động của các phương tiện giao thông: đường thủy (sông), đường bộ, đường không. III. Hoạt động: 1. Hoạt động 1: Bé làm quen với các phương tiện giao thông. Cho trẻ cầm xem các phương tiện giao thông đã chuẩn bị. Đàm thoại để trẻ nhận biết: Tên gọi của từng loại phương tiện Đặc điểm bên ngoài của chúng: to hay nhỏ, có mấy bánh? Có bao nhiêu cửa (ô tô) Cho trẻ so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa ô tô và xe máy? Giống nhau: đều là phương tiện vận chuyển người, vật dụng và hàng hóa. Khác nhau: ô tô có 4 bánh xe, xe máy có 2 bánh (đếm), khác nhau về kích thước (cho trẻ so sánh), khác nhau về đặc điểm bên ngoài. Vì sao ô tô chở được nhiều hơn xe máy? Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm phương tiện theo yêu cầu: Chia trẻ thành 2 nhóm, khi cô nói cô cần cô cần, trẻ đáp cần gì? cần gì? Cô yêu cầu nhóm một tìm một loại phương tiện giao thông, nhóm 2 tìm một loại phương tiện giao thông (những thẻ hình phương tiện giao thông được cô để xung quanh lớp. Sau khi trẻ lấy cc1 phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô, cô và trẻ cùng về một góc và chơi trò chơi tiếp theo. Trò chơi: phương tiện nòa biến mất Cô giới thiệu với trẻ lần lượt từng loại phương tiện giao thông mà lúc nãy trẻ đã tìm để lên bàn. Cho trẻ quan sát và đếm xem trên bàn có bao nhiêu phương tiện. Sau đó cô yêu cầu trẻ nhắm mắt và cất một phương tiện đi, yêu cầu trẻ tìm ra phương tiện vừa biến mất. Trò chơi bắt đầu với 5 phương tiện giao thông và kết thúc khi chỉ còn 1, 2 phương tiện trên bàn. Hoạt động 3: Xem ai xếp đúng. Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm xếp thành hàng dọc đứng trước vạch xuất phát cách bảng 1,5m Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu hàng chạy qua vạch xuất phát, đến 2 vòng xếp liên tiếp nhau, bật qua 2 vòng, chạy đến bảng, chọn phương tiện giao thông trong rổ và dán đúng vạch hoạt động của phương tiện đó. Kết thúc trò chơi, kiểm tra kết quả mỗi nhóm. Kết thúc: nhận xét, đánh giá giờ học.

File đính kèm:

  • docPT GT.doc