Chủ điểm: những con vật đáng yêu

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

1. Dinh dưỡng – sức khỏe:

- Trẻ biết một số món ăn được chế biến từ động vật

- Kể tên một số món ăn trong bữa ăn hàng ngày (CS19)

- Trẻ biết giữ gìn VSMT

- Trẻ biết ích lợi của nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu đối với sức khỏe.

- Trẻ biết làm nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu

2/ Phát triển vận động :

-Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp thông qua BTTDS,VĐCB và TCVĐ

- Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6591 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ điểm: những con vật đáng yêu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ NHA TRANG TRƯỜNG MẦM NON BÌNH KHÊ – ¯ — Chủ điểm: Ô Giaùo vieân : Nguyeãn Thò Minh Haèng Lôùp : Maãu giaùo lôùn Naêm hoïc : 2013 - 2014 Chủ điểm: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU THỰC HIỆN : 4 TUẦN Từ ngày 18/11/2013 đến ngày 13/12/2013 TUẦN 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Từ ngày 18/11/2013 đến ngày 22/11/2013) TUẦN 2: CÔN TRÙNG - CHIM (Từ ngày 25/11/2013 đến ngày 29/11/2013) TUẦN 3: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC ( Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013) TUẦN 3: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG ( Từ ngày 9/12/2013 đến ngày 13/12/2013) Chủ điểm: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU Thời gian thực hiện : 4 tuần (Từ ngày 18/11/2013 đến 13/12/2013) ( Chỉsố: 10,19, 56,57,64,68,75,85,92,101,102,103) MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Dinh dưỡng – sức khỏe: - Trẻ biết một số món ăn được chế biến từ động vật - Kể tên một số món ăn trong bữa ăn hàng ngày (CS19) - Trẻ biết giữ gìn VSMT - Trẻ biết ích lợi của nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu đối với sức khỏe. - Trẻ biết làm nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu 2/ Phát triển vận động : -Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp thông qua BTTDS,VĐCB và TCVĐ - Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động - Tham gia tích cực vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian - Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt: nặn ,vẽ, xé, dán- lắp ráp II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Biết được một số đặc điểm và mối quan hệ đơn giản giữa các con vật với môi trường sống ( thức ăn, sinh sản, vận động..) của chúng. - Gọi tên nhóm con vật theo đặc điểm chung (CS 92) - Biết ích lợi cũng như tác hại của chúng đối với đời sống con người. - Có sự quan tâm và hiểu biết đơn giản về thời tiết - Biết so sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp - Biết tên gọi, đặc điểm của các hình và mối liên hệ giữa các hình - Biết tách gộp trong phạm vi 4, 5 - Biết thực hiện vở BLQVT qua con số: Thêm 1 - Biết làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát - Biết cách chơi và chơi tích cực các trò chơi học tập III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP - Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, thơ ca, đồng dao phù hợp với độ tuổi (CS64) - Biết kể chuyện theo tranh (CS 85 ) - Chờ đến lượt trong trò chuyện không nói leo, không ngắt lời người khác (CS 75) - Biết sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (CS 68) - Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng , mạch lạc, lễ phép - Nhận biết và tập tô chữ cái m, n - Biết tô nét xoắn - Nhận biết dấu hơi, dấu ngã. IV/ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - Biết phối hợp các kỹ năng (vẽ, cắt, xé dán) để tạo thành bức tranh có màu sắc hải hòa, bố cục cân đối. - Biết phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành sản phẩm có bố cục cân đối. - Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm đơn giản.(CS102) - Biết nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình(CS103) - Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với bài hát, bản nhạc.(CS 101) - Biết lựa chọn dụng cụ gõ đệm phù hợp. V/ PHÁT TRIỂN TC-XH - Có ý thức giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp học. - Trẻ yêu thích các con vật nuôi. - Biết bảo vệ, chăm sóc vật nuôi sống gần gũi trong gia đình - Có ý thức bảo vệ môi trường sống và các con vật quí hiếm - Nhận xét một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường ( CS 56) -Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (CS57). - Chơi tích cực và sáng tạo vai chơi của mình ở các góc chơi. I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 1. Dinh dưỡng – sức khỏe: - Trò chuyện về một số món ăn được chế biến từ động vật. - Trò chuyện về các món ăn được chế biến từ các con vật sống dưới nước. - GDVSMT: Bỏ rác đúng nơi quy định. - Trò chuyện về ích lợi của nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu đối với sức khỏe. - BTLNT: Làm nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu 2/ Phát triển vận động : - Thực hiện các bài tập về nhóm cơ, hô hấp trong TDS: Tập theo nhạc bài “ Chị ong nâu và em bé” * VĐCB: + Bật liên tục vào 4-5 vòng + Đập và bắt bóng bằng 2 tay (CS 10) + Ném trúng đích thẳng đứng + Chuyền, bắt bóng bên phải, bên trái – Chạy chậm 100m * TCVĐ: Bắt bướm, bắt vịt con, bắt chước, tạo dáng, kéo co, ô tô và chim sẻ, trú mưa, gà trong vườn rau, lùa vịt, con muỗi, cò bắt ếch, con chuồn chuồn, mèo và chim sẻ, cáo và thỏ, cua kẹp, câu cá, ếch dưới ao, cá bơi, bắt cá,cáo ơi ngủ à, ngựa đổi chuồng, chạy tiếp cờ, chuyền bóng. * TCDG: Lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, gieo hạt, chi chi chành chành, kéo co, mèo bắt chuột, chim bay - cò bay. II/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và ích lợi của các con vật nuôi. - Trò chuyện về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. - Trò chuyện về đặc điểm, ích lợi và tác hại của những loại chim - côn trùng mà trẻ biết. - Trò chuyện về vòng đời của một số loại chim - côn trùng. - Trò chuyện về mối liên hệ đơn giản giữa số loại chim - côn trùng với môi trường sống. - Vòng đời của bướm - Quan sát đàn kiến - Trò chuyện với trẻ về đặc điểm, ích lợi của những con vật sống dưới nước. - Tìm hiểu về loài cá - Quan sát cá trong bể - Trò chuyện về đặc điểm của những loại động vật sống trong rừng mà trẻ biết. - Trò chuyện về mối liên hệ giữa các con vật sống trong rừng với môi trường sống của chúng. - Khám phá cuộc sống loài voi - Nối các con vật với ích lợi của nó - Gạch chéo các con vật không cùng nhóm - Chơi lô tô về các con vật nuôi - Xếp hình, ghép hình các con vật - Đánh số vào các hình vẽ theo thứ tự phát triển của các con vật - Xem video clip về một số động vật nuôi trong gia đình - Chơi lôtô về các loại côn trùng - Cắt dán các con vật cùng nhóm vào cùng một hàng. - Nối các con vật với thức ăn của chúng - Đánh dấu các con vật có ích cho cây. - Xếp hình, ghép các con vật sống dưới nước. - Khoanh tròn các con vật không cùng môi trường sống - Chơi lô tô về các con vật sống dưới nước. - Làm album về các con vật sống dưới nước. - Khoanh tròn các con vật không cùng môi trường sống - Cắt và dán các con vật có cùng loại thức ăn. - Quan sát và trò chuyện về thời tiết, bầu trời - So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp - BLQVT qua hình vẽ: Hình và mối liên hệ giữa các hình - Tách gộp trong phạm vi 4, 5 - Thực hiện vở BLQVT qua con số: Thêm 1 - KPKH: Trứng chìm, trứng nổi. Nước đổi màu - Chơi trò chơi HT: Ai chọn nhanh nhất, Xếp theo yêu cầu, Thi xem tổ nào nhanh, Tổ nào nhanh hơn, Dán quá trình lớn lên của bướm, Chia thức ăn cho mèo, Đưa thú về rừng, Vũ điệu rừng xanh III/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP - Đọc thơ: + Kiến tha mồi + Hổ trong vườn thú - Kể chuyện: Con gà trống kiêu căng, Cá diếc con - Xem tranh truyện, kể chuyện sáng tạo từ các con vật sống trong rừng. - Đọc đồng dao “Con cua mà có hai càng” - Đọc đồng dao, ca dao về các loại côn trùng - Làm quen chữ cái m, n - Bé tập tô chữ cái m, n - Tập tô nét xoắn - LQCV: Dấu hỏi, dấu ngã IV/ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - Vẽ đàn gà - Vẽ con chim - Vẽ con vật sống trong rừng - Làm con nghé bằng lá cây - Vẽ các con vật nuôi trên sân - Vẽ những côn trùng mà trẻ thích trên sân - Vẽ các con vật sống dưới nước mà trẻ thích trên sân - Vẽ, cắt, xé dán đàn gà và những con vật nuôi mà bé thích. - Nặn gà, vịt, chó, mèo... - Tô màu tranh cá bơi, tô tượng các con vật. - Xếp hột hạt thành hình các con vật nuôi trong gia đình. - Làm album ảnh động vật nuôi trong gia đình, trang trí tranh chủ điểm. - Nhặt lá khô xếp hình con cá - Nhặt lá tạo hình các con vật từ lá - Vẽ, tô màu,năn, xé dán các con vật sống dưới nước. - Làm tranh con vật bằng cát màu, màu nước - Gấp và trang trí con cá - Ghép hình các con vật ở biển bé thích bằng lá cây - Vẽ, xé, dán, tô màu các con vật sống trong rừng - Nặn các con vật theo ý thích - In các con thú rừng - Cắt, dán tranh các con vật sống trong rừng từ họa báo làm album * Dạy hát : Chim chích bông, Chú voi con ở Bản Đôn, Tôm – cá - cua thi tài. * Vỗ tay theo tiết tấu chậm bài : Chim chích bông * VĐTN: Đàn gà trong sân, Đàn gà con, Cá vàng bơi, Gọi bướm, Con chim non, Tôm cá cua thi tài, Chú dê trắng, Con gà trống, Gọi bướm, Ta đi vào rừng xanh * Nghe nhạc,nghe hát : + Chim bay + Con chim vành khuyên * TCÂN : + Sol mi + Bao nhiêu bạn hát + Bé làm ca sĩ V/ PHÁT TRIỂN TC-XH - Vệ sinh quanh lớp học - Trò chuyện về cách chăm sóc và bảo vệ các con vật sống dưới nước. - Trò chuyện về việc bảo vệ các loại động vật sống trong rừng. - Chăm sóc cây trong vườn trường * Góc phân vai: - Gia đình : Đi chợ, nấu các món ăn từ thịt, trứng, chăm sóc em bé; mua sắm, chăm sóc chim cảnh, dọn dẹp nhà cửa, xịt muỗi, dán; mua hải sản về nấu ăn, dẫn bé đi chơi; chở con đi chơi vườn bách thú - Bán hàng: + Bán thức ăn cho vật nuôi. Bán các loại mật ong, cửa hàng chim cảnh. Bán các loại thuốc diệt muỗi, dán. Bán hải sản, bán thức ăn cho tôm cá. Bán vé vào tham quan vườn bách thú, bán nước giải khát, trái cây... - Chơi bác sĩ thú y: Tiêm phòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi. * Góc xây dựng : - Xây dựng trang trại chăn nuôi. Xếp hình các con vật nuôi - Xây vườn chim quốc gia. Xây vườn cho các loại côn trùng - Xây hồ cá Trí Nguyên. Xây trại nuôi tôm giống, cá giống. - Xây vườn bách thú. Xây, xếp chuồng cho các con vật: Voi, hổ, khỉ, gấu... CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG –HỌC LIỆU * CÔ - Sưu tầm các nguyên vật liệu, phế liệu có sẵn: các loại hột hạt, lá khô, giấy loại, hộp sữa, rơm rạ, len vụn, mùn cưa… - Các loại sách báo, tạp chí cũ. - Tranh minh hoạ truyện: Tại sao gà trống gáy, Cá diếc con; thơ: Đom đóm, Hổ trong vườn thú. - Tranh LQCC và tranh tập tô chữ cái: m, n - Băng, đĩa hình, đĩa nhạc về chủ điểm động vật. - Viết bài thơ: Đom đóm, Hổ trong vườn thú. - Tranh chủ điểm, tranh cô cháu cùng làm. * TRẺ - Các vật liệu phế thải mang đến lớp để hoạt động: vỏ nắp chai , hộp sữa, quả bóng bàn… * PHỤ HUYNH: - Chuẩn bị cho trẻ mang đến lớp tranh ảnh, sách báo, tạp chí có hình ảnh về các loại động vật. Môû chuû ñieåm - Trò chuyện với trẻ, giới thiệu về chủ điểm: Con thích con vật gì? Vì sao con thích? Con vật đó sống ở đâu? Nó có những đặc điểm nào? Nó giúp ích gì cho chúng ta? - Cho cháu quan sát tranh ảnh cô dán trên tường, cho trẻ nêu nhận xét về những gì quan sát được. - Cô hát và đọc thơ cho trẻ nghe một số bài hát, bài thơ trong chủ điểm: Con chim vành khuyên, Đom đóm. - Cô và trẻ cùng trang trí lớp, chuẩn bị một số đồ dùng đồ chơi cho chủ điểm mới. CHỦ ĐIỂM: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU KẾ HOẠCH TUẦN I: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH (Từ ngày 18/11/2013 – 22/11/2013) Thứ /HĐ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Trò chuyện sáng - Trò chuyện với trẻ về đặc điểm và ích lợi của các con vật nuôi. - Trò chuyện về một số món ăn được chế biến từ động vật. - Trò chuyện về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thể dục sáng * Khởi động: Đi, chạy kết hợp đi các kiểu chân, đến lấy vòng tập các động tác thể dục theo nhạc. * Trọng động: Tập theo nhạc bài “Chị ong nâu và em bé” + Hô hấp: Thổi bóng + Tay: 2 tay cầm vòng để xuôi, đưa ra phía trước, đưa lên cao, về tư thế ban đầu. + Bụng: 2 tay cầm vòng đưa lên cao, nghiêng người sang phải, sang trái. + Chân: 2 tay cầm vòng để trước ngực, ngồi xổm, đứng lên. + Bật: Đặt vòng trước mặt, bật vào vòng, bật ra khỏi vòng. * Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng. Hoạt động chung * Bật liên tục vào 4-5 vòng * Làm con nghé bằng lá cây * Chơi TC: - Bắt vịt con - Trú mưa * Chơi tự do * LQCC: m, n Nghỉ lễ 20/11 * Hát và vận động: Đàn gà trong sân * Kể chuyện: Con gà trống kiêu căng Hoạt động ngoài trời * Vẽ các con vật nuôi trên sân * Chơi TC: - Gà trong vườn rau - Lộn cầu vồng * Chơi tự do. Nghỉ lễ 20/11 * KPKH: Trứng chìm, trứng nổi. * Chơi TC: - Cáo ơi ngủ à! - Chi chi chành chành * Chơi tự do * Chăm sóc cây trong vườn trường * Chơi TC: - Mèo bắt chuột - Ngựa đổi chuồng * Chơi tự do Hoạt động góc * Góc phân vai: - Gia đình : Đi chợ, nấu các món ăn từ thịt, trứng, chăm sóc em bé… - Bán hàng: Bán thức ăn cho vật nuôi - Chơi bác sĩ thú y: Tiêm phòng bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi. * Góc xây dựng: - Xây dựng trang trại chăn nuôi - Xếp hình các con vật nuôi * Góc tạo hình: - Vẽ, cắt, xé dán đàn gà và những con vật nuôi mà bé thích. - Nặn gà, vịt, chó, mèo... - Tô màu tranh cá bơi, tô tượng các con vật. - Xếp hột hạt thành hình các con vật nuôi trong gia đình. - Làm album ảnh động vật nuôi trong gia đình, trang trí tranh chủ điểm. * Góc học tập: - Nối các con vật với ích lợi của nó - Gạch chéo các con vật không cùng nhóm - Chơi lô tô về các con vật nuôi - Xếp hình, ghép hình các con vật - Đánh số vào các hình vẽ theo thứ tự phát triển của các con vật Hoạt động chiều - Xem video clip về một số động vật nuôi trong gia đình - Vẽ đàn gà Nghỉ lễ 20/11 - So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp - Sinh hoạt văn nghệ Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013 Lĩnh vực phát triển thể chất BẬT LIÊN TỤC VÀO 4 – 5 VÒNG I/ Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết bật liên tục qua 4-5 vòng. - Trẻ chụm 2 chân khi bật, chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân, chân không chạm vòng. - Trẻ không tranh giành đồ dùng với bạn. II/ Chuẩn bị: - Vòng thể dục cho cô và trẻ - Đĩa nhạc bài hát “ Chị ong nâu và em bé” - Bóng, rổ III/ Tiến hành: 1. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm theo hiệu lệnh. 2. Trọng động: * BTPTC: Tập với vòng theo nhạc bài “ Chị ong nâu và em bé” + Hô hấp: Thổi bóng (6-8l) + Tay: 2 tay cầm vòng để xuôi, đưa ra phía trước, đưa lên cao, về tư thế ban đầu. (2lx8n) + Bụng: 2 tay cầm vòng đưa lên cao, nghiêng người sang phải, sang trái. (2lx8n) + Chân: 2 tay cầm vòng để trước ngực, ngồi xổm, đứng lên. (4lx8n) + Bật: Đặt vòng trước mặt, bật vào vòng, bật ra khỏi vòng. (6-8l) * VĐCB: Bật liên tục vào 4 – 5 vòng - Cô giới thiệu tên VĐ “Bật liên tục qua 4 – 5 vòng ” - Cô làm mẫu lần 1 không giải thích. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích: + TTCB: Đứng dưới vạch chuẩn, 2 tay chống hông + Thực hiện: Khi nghe hiệu lệnh, bật chụm chân liên tục vào các vòng, chạm đất nhẹ bằng đầu bàn chân, chú ý khi bật chân không chạm vào vòng. Sau đó đi về đứng cuối hàng. - Cho 2,3 trẻ khá lên thực hiện cho các bạn xem. - Lần lượt cô cho từng nhóm lên thực hiện. - Cho tốp nhóm thi đua với nhau. - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô luôn bao quát để giúp đỡ và động viên trẻ. * TCVĐ : Chuyền bóng - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Trẻ đứng thành 1 hàng dài, trẻ đứng đầu sẽ cầm bóng. Khi có hiệu lệnh, dùng 2 tay chuyền bóng qua đầu ra phía sau cho bạn, bạn đứng sau đón bóng bằng tay và tiếp tục chuyền cho bạn tiếp theo. Cứ thế cho đến bạn cuối cùng. + Luật chơi: không được làm rơi bóng, bóng phải được chuyền qua đầu. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 3. Hồi tĩnh: cho trẻ đi lại vung tay hít thở nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG CHIỀU XEM VIDEO CLIP VỀ MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH Nhận xét cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ LÀM QUEN CHỮ CÁI M, N (CS91) I.Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái m, n. - Trẻ phát âm đúng, rõ ràng một số từ có chứa chữ cái m, n. - Trẻ biết được sự giống nhau và khác nhau giữa 3 chữ m, n. II. Chuẩn bị: - Thẻ chữ m, n. Tranh có từ: gà mẹ, con nai - Bảng gài từ và các thẻ chữ rời. - Bài thơ chữ to “Gà mẹ đếm con”, bút dạ. - Mỗi trẻ một rổ nhựa đựng chữ m, n; lô tô có tên chứa chữ m, n; một số loại hột hạt. III.CÁCH TIẾN HÀNH. Hoạt động 1 : Làm quen chữ cái m, n * Làm quen chữ n: - Cô xuất hiện tranh và hỏi trẻ: Đây là con gì? - Cô giới thiệu hình ảnh có chứa từ “con nai”. - Cô đọc mẫu từ “con nai” dưới tranh và cho cả lớp đọc theo cô (2-3l). - Cô giới thiệu chữ n trong từ “con nai” và đưa thẻ chữ cái n cho trẻ nhận biết. - Cô phát âm “n” - Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô giới thiệu cấu tạo chữ n: Chữ n bao gồm 2 nét móc ngược nối tiếp nhau. - Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ N in hoa, n viết thường cho trẻ xem. - Cho trẻ tìm chữ n, lô tô có tên chứa chữ n. * Làm quen chữ m: - Cô đọc câu đố: Có cánh mà chẳng bay xa Đẻ trứng “Cục tác, cục ta” từng hồi Ấp trứng khi trứng nở rồi Suốt ngày “Cục cục” kiếm mồi nuôi con. Là con gì? - Cô xuất hiện hình ảnh có chứa từ “gà mẹ”. Hỏi trẻ: Đây là con gì? - Cô đọc mẫu từ “gà mẹ” dưới tranh và cho cả lớp đọc theo cô (2-3l). - Cô giới thiệu chữ m trong từ “gà mẹ” và đưa thẻ chữ cái m cho trẻ nhận biết. - Cô phát âm “m” - Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Cô giới thiệu cấu tạo chữ m: Chữ m bao gồm 3 nét móc ngược nối tiếp nhau. - Cô giới thiệu cho trẻ biết chữ M in hoa, m viết thường cho trẻ xem. - Cho trẻ tìm thẻ chữ m, lô tô có tên chứa chữ m. * So sánh n, m: + Giống nhau: Đều viết bằng những nét móc ngược + Khác nhau: Chữ n có 2 nét móc ngược còn chữ m thì có 3 nét móc ngược. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Xếp theo yêu cầu”, “ Thi xem tổ nào nhanh” Trò chơi 1: “Xếp theo yêu cầu” - Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ dùng hột hạt xếp thành hình chữ n, m. - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô chú ý cho trẻ phát âm chữ cái mà trẻ vừa xếp. Trò chơi 2: “ Thi xem tổ nào nhanh” + Cách chơi: chia trẻ thành 2 nhóm, cô treo bức tranh chữ to bài thơ “ Gà mẹ đếm con”, trong khoảng thời gian 1 phút 2 đội sẽ lần lượt lên chọn và khoanh tròn vào chữ cái m, n có trong bài thơ. Hết thời gian đội nào khoanh được nhiều chữ đúng hơn thì đội đó thắng - Cô cho trẻ chơi. - Nhận xét buổi hoạt động. HOẠT ĐỘNG CHIỀU VẼ ĐÀN GÀ I/ Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết vẽ đàn gà theo ý tưởng của trẻ. - Trẻ biết phối hợp các nét đã học ( nét cong, nét tròn, nét thẳng, nét xiên...) để vẽ đàn gà và tô màu bức tranh hài hòa, sắp xếp bố cục cân đối. - Trẻ biết vẽ và tô màu cẩn thận. II/ Chuẩn bị: - 2-3 tranh vẽ gợi ý - Vở bé tập tạo hình, giấy màu, hồ dán, khăn lau tay. (những đồ dùng này để làm gì?) - Bài hát “ Đàn gà con”. III/ Cách tiến hành Hoạt động 1: Vẽ đàn gà - Cô tập trung trẻ, cùng trẻ VĐTN bài “Đàn gà con” ( 1-2 lần) - Hỏi trẻ: + Bài hát nói về con gì? Đàn gà con đi đâu? + Đàn gà con trông như thế nào? + Gà mẹ có hình dáng ra sao? + Gà ăn gì? - Cho trẻ xem tranh gợi ý và hỏi trẻ: + Tranh 1: Cô gợi ý để trẻ nhận xét về hình dáng, đường nét, các chi tiết như : đầu, mào, mỏ, cổ, thân, cánh, đuôi, chân... của gà trống, gà mái, gà con. + Tranh 2: Cô gợi ý để trẻ nói về hoạt động và tư thế của các chú gà (kiếm mồi, dạo chơi, trú mưa...) + Tranh 3 : Cô gợi ý để trẻ nói bố cục xa gần, màu sắc, cảnh vật xung quanh. - Cô hỏi lại trẻ cách vẽ gà trống, gà mái, gà con và cách lựa chọn màu sắc, sắp xếp bố cục. * Trẻ thực hiện: - Cô cho trẻ tự lấy đồ dùng về bàn ngồi vẽ - Trong lúc trẻ thực hiện cô quan sát gợi ý trẻ vẽ, khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo, sử dụng màu sắchài hòa, sắp xếp các chi tiết trên bức tranh cân đối. - Gợi ý trẻ có thể vẽ nhiều con gà con, vẽ mồi (thóc, giun), vẽ cây cỏ xung quanh... * Trưng bày sản phẩm: Cho trẻ mang sản phẩm lên giá treo và cho trẻ sản phẩm mình thích * Nhận xét sản phẩm: - Mời 2-3 trẻ tự nhận xét sản phẩm, hỏi trẻ: + Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con thích? + Tranh đàn gà của bạn có mấy con? Bạn vẽ như thế nào? - Cô nhận xét những trẻ vẽ đẹp, bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, sáng tạo. Động viên những trẻ vẽ yếu, chọn màu chưa hài hòa, bố cục chưa cân đối... * Kết thúc: Trẻ cùng cô thu dọn đồ dùng Nhận xét cuối ngày: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ NDTT: HÁT VÀ VẬN ĐỘNG BÀI : ĐÀN GÀ TRONG SÂN (Nhạc Pháp) NDKH: TCÂN“BAO NHIÊU BẠN HÁT?” I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết tên và hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát “ Đàn gà trong sân”, nhạc Pháp - Trẻ hát diễn cảm và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. - Biết yêu quý và chăm sóc các động vật gần gũi bên mình. II. Chuẩn bị: - Đĩa nhạc có lời bài : Đàn gà trong sân - Đàn organ. Xắc xô,trống lắc, phách gõ.. III. Tiến hành: * Hoạt động 1: Hát và vận động theo nhạc bài : “ Đàn gà trong sân ” – Nhạc Pháp - Cho đàn cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc không lời, hỏi trẻ: + Đây là bài hát gì? + Bài hát này do ai sáng tác? + Bài hát nói về con vật gì? - Cho cả lớp hát lại bài hát 1-2 lần - Để bài hát hay hơn cô sẽ vừa hát vừa vận động theo bài hát cho trẻ xem. - Cô hát và vận động theo bài hát cho trẻ xem 1 lần. + Gà mà không gáy là con gà con: 2 tay để phía sau lưng hơi cúi + Gà mà gáy sáng là con gà cha: 2 tay đưa lên miệng giả làm gà gáy + Đi loanh quanh ….có con gà có con gà: Đi vòng tròn - Cho trẻ hát và múa cùng cô 2 lần. - Cho trẻ vận động theo bài hát với nhiều hình thức: Tập thể, nhóm, cá nhân. - Hỏi trẻ có cách vận động nào khác. Cho 2-3 trẻ lên vận động minh họa cho cả lớp xem. - Mở nhạc có lời cho cả lớp vận dộng 2-3 lần. - Trong khi trẻ vận động cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ vận động theo nhịp bài hát. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Bao nhiêu bạn hát?” - Cô nêu tên trò chơi và cho trẻ nhắc lại cách chơi – luật chơi + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi đội hình vòng tròn và cho 1 trẻ đội mũ chóp đứng ở giữa vòng tròn. Cô mời 1 hoặc vài bạn hát các bài hát trong chủ điểm. Cô yêu cầu trẻ đội mũ chóp đoán được số bạn hát. + Luật chơi: Sau khi bạn hát hết bài mới được đoán số lượng bạn hát. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần HOẠT ĐỘNG CHIỀU Lĩnh vực phát triển nhận thức SO SÁNH, PHÁT HIỆN QUY TẮC SẮP XẾP I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ biết so sánh và phát hiện quy tắc sắp xếp của các sự vật, hiện tượng. - Trẻ nhận biết sự giống và khác nhau về hình dáng, cách sắp xếp của các sự vật, hiện tượng qua ước lượng bằng mắt. II.Chuẩn bị: - Vở BLQVT qua hình vẽ trang 8 - Các cặp hình con vật bằng bìa cứng III.Cách tiến hành: * Hoạt động 1 : Nhận biết sự giống và khác nhau - Cô mở 1 đoạn nhạc và cho cháu tìm xung quanh lớp những cặp con vật giống nhau hoặc khác nhau. - Kết thúc nhạc cho trẻ quan sát những cặp con vật đó xem chúng giống và khác nhau ở những điểm nào, nêu nhận xét. * Hoạt động 2: So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp - Cho trẻ quan sát bức tranh trang trại chăn nuôi gia súc, hỏi trẻ: Trang trại này nuôi những con gì? Những con vật đó được nhốt ở đâu? Chuồng của con bò (vịt, heo, thỏ) được xếp bằng hàng rào có hình dạng như thế nào? Các con hãy tìm những cặp hàng rào giống nhau và tô cùng 1 màu. - Cho trẻ tìm và tô màu các cặp hàng rào giống nhau. - Cho trẻ quan sát tranh các cặp bò và nêu nhận xét: Cặp bò nào giống nhau? Giống nhau ở điểm nào? (đốm trên lưng, hướng đứng...) Các con hãy tìm những cặp bò giống nhau và nối chúng lại. - Cho trẻ thực hiện vở BLQVT qua hình vẽ trang 8, 9. - Nhận xét: Cho trẻ treo vở lên và cùng cô nhận xét: Bạn nào làm đúng? Bạn nào làm chưa đúng? Chưa đúng chỗ nào? Con giúp bạn sửa lại ra sao? Cô khen ngợi những trẻ làm đúng và động viên những trẻ yếu cố gắng chú ý để làm đúng hơn những bài sau. * Kết thúc: Cô và trẻ cùng VĐTN bài “Đàn gà con” Nhận xét cuối ngày: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ 6 ngày 22 tháng 11 năm 2013 Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ KỂ CHUYỆN: CON GÀ TRỐNG KIÊU CĂNG ( Trần Thị Ngọc Trâm) I/Mục đích yêu cầu - Trẻ nhớ tên truyện “Con gà trống kiêu căng”, tên tác giả Trần Thị Ngọc Trâm và tên các nhân vật trong câu chuyện. - Trẻ hiểu được nội dung truyện: Gà trống kiêu căng nghĩ rằng nhờ tiếng gáy mình mà tất cả muôn loài đều được đánh thức, nhưng khi gà bị đau không gáy được thì mọi việc vẫn diễn ra bình thường. - Trẻ biết kể lại truyện theo trình tự và có thay đổ

File đính kèm:

  • docCHU DIEM THDV MGL.doc