Chuẩn kiến thức kỹ năng ngữ văn lớp 11. kì I. tuần 1

I, Mức độ cần đạt:

Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngoi bút ký sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh.

II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1, Kiến thức:

- Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh chua Trịnh Cán.

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi.

- Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật, lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ.

2, Kỹ năng:

Đọc hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại.

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng ngữ văn lớp 11. kì I. tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG NGỮ VĂN LỚP 11. KÌ I. TUẦN 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự - LÊ HỮU TRÁC) I, Mức độ cần đạt: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngoi bút ký sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1, Kiến thức: - Bức tranh chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ, tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào phủ chúa chữa bệnh chua Trịnh Cán. - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y, nhà nho, thanh cao, coi thường danh lợi. - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát, miêu tả sinh động những sự việc có thật, lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chọn lựa chi tiết đặc sắc, đan xen văn xuôi và thơ. 2, Kỹ năng: Đọc hiểu thể kí (kí sự) trung đại theo đặc trưng thể loại. III, Hướng dẫn thực hiện: 1, Tìm hiểu chung: a. Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y, nhà văn, nhà thơ lớn nửa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải Thượng y tông tâm lĩnh. b. Tác phẩm: Đoạn trích được rút ra từ Thượng kinh kí sự - tập ký bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783, xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh – ghi lại việc tác giả được triệu vào phủ chúa để khám bệnh kê đơn cho thế tử. 2. Đọc – hiểu văn bản: a. Nội dung: - Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa. + Quang cảnh tráng lệ, tôn nghiêm, lộng lẫy (đường vào phủ chúa khuộ viên vườn hoa, bên trong phủ và nội cung của thế tử...) + Cung cách sinh hoạt, nghi lễ, khuôn phép (cách đưa đón thầy thuốc, cách xưng hô, kẻ hầu người hạ, cảnh khám bệnh...) - Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật “tôi”. + Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khi trời và không khí tự do. + Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh trói buộc. Nhưng sau đó, ông thẳng thắn đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y. - Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác, một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, y đức cao; xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm. b. Nghệ thuật: - Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, miêu tả cụ thể, sống động, chọn lựa được những chi tiết “đắt”, gây ấn tượng mạnh. - Lời kể hấp dẫn, chân thực, hài hước. - Kết hợp văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện một cách kín đáo thái độ của người viết. c, Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh phản ánh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa, hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, quyền quý của tác giả. 3, Hướng dẫn tự học: - Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích - Nêu suy nghĩ về hình ảnh thế tử Trịnh Cán. ..................... CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - HOC MAI 1, Lối viết kí của Lê Hữu Trác trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có nét đặc sắc gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Sử dụng các hình ảnh, biểu tượng đa nghĩa. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp, mạnh mẽ. C. Có nhiều chi tiết, sự việc mang tính hư cấu cao. D. Bộc lộ thái độ một cách kín đáo qua việc miêu tả khách quan. 2, Ngoài tác phẩm Thượng kinh kí sự, trong nền văn học Việt Nam còn có một tác phẩm nữa cũng đề cập đến cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh. Đó là tác phẩm nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. B. Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái. C. Truyện Kiều của Nguyễn Du. D. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. 3, Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác kể về việc Chọn câu trả lời đúng: A. ngắm cảnh đẹp nơi phủ chúa, tác giả tức cảnh làm thơ. B. tác giả về kinh đô thăm hỏi bạn bè. C. tác giả được triệu vào kinh đô để chữa bệnh cho thế tử Cán. D. tác giả được mời vào phủ chúa để thưởng ngoạn cảnh đẹp. 4, Câu văn nào dưới đây trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh không nói về sự giàu sang của phủ Chúa? Chọn câu trả lời đúng: A. "Qua dãy hành lang phía tây, đến một cái nhà lớn thật là cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập đặt một cái võng điếu. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy". B. "Qua mấy lần cửa mới đến cái điếm "Hậu mã quân túc trực". Điếm làm bên cái hồ, có những cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp". C. "Đâu đâu cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". D. "Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình mới chỉ nghe nói thôi". 5, Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác, tác giả đã thể hiện được khá đầy đủ phẩm chất của những ai? Chọn câu trả lời đúng: A. Nhà văn, nhà thơ, ông quan. B. Nhà văn, thầy thuốc, ông quan. C. Nhà nho, nhà thơ, ông quan. D. Nhà nho, nhà thơ, thầy thuốc. 6, Dụng ý của Lê Hữu Trác khi dùng từ "thánh thượng" trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh là Chọn câu trả lời đúng: A. đề cao vị thế và uy quyền của vua Lê. B. nói lên ân đức to lớn của vua Lê đối với đất nước. C. phản ánh sự lộng quyền của chúa Trịnh lúc bấy giờ. D. cách gọi trang trọng chỉ ngôi thứ của quan. 7, Bút pháp miêu tả mà Lê Hữu Trác sử dụng trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nhằm làm nổi bật Chọn câu trả lời đúng: A. sự ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của phủ chúa. B. cảnh sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh. C. uy quyền to lớn của chúa Trịnh. D. sự trang nghiêm của phủ chúa. 8, Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã lật đổ sự thống trị của chúa Trịnh ở Bắc Hà? Chọn câu trả lời đúng: A. Khởi nghĩa Tây Sơn. B. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu. C. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. 9, Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của việc Lê Hữu Trác đưa bài thơ vào đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh? Chọn câu trả lời đúng: A. Làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm. B. Làm tăng tính hàm súc của tác phẩm. C. Thể hiện tài năng thơ ca của tác giả. D. Thể hiện tính ngẫu hứng trong cảm xúc của tác giả. 10, Dòng nào không có trong lời nhận xét của tác giả Lê Hữu Trác ở tác phẩm Thượng kinh kí sự về căn nguyên bệnh trạng của thế tử? Chọn câu trả lời đúng: A. Ăn quá no. B. Ở trong chốn màn che trường phủ. C. Luôn có phi tần chầu chực xung quanh. D. Mặc quá ấm. TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I, Mức độ cần đạt: - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân. - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết. II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1, Kiến thức: - Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm nhưng đơn vị ngôn ngữ chung (âm, tiếng, từ, ngữ cố định...) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị và tạo lập các sản phẩm (cụm từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân là những sản phẩm được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ chung để giao tiếp. - Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng: trong lời nói cá nhân vừa có yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có nét riêng, có sự sáng tạo của cá nhân. - Sự tương tác: ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển. 2, Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói. - Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân (tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội. - Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng cá nhân. III, Hướng dẫn thực hiện: 1, Tìm hiểu chung: - Những nét chung của ngôn ngữ xã hội trong lời nói của cá nhân, âm, tiếng, từ, ngữ cố định, quy tắc và phương thức ngữ pháp chung.... - Những nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi dùng ngôn ngữ chung: giọng nói, vốn từ, sự chuyển nghĩa cho từ, việc tạo từ mới... - Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: đó là quan hệ giữa phương tiện và sản phẩm, giữa cái chung và cái riêng. Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, ngôn ngữ cũng cấp vật liệu và các quy tắc để tạo ra lời nói. Còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ, tạo ra sự biến đổi và phát triển của cho ngôn ngữ. 2, Luyện tập: - Nhận xét và phân tích biểu hiện của cái chung thuộc ngôn ngữ xã hội trong lời nói cá nhân. - Phát hiện và phân tích nét riêng, sự sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói. - Sử dụng ngôn ngữ cho đúng với các chuẩn mực và quy tắc chúng, tránh lỗi do vi phạm quy tắc chung. - Sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, có nét riêng mà vẫn tuân thủ quy tắc chung. 3, Hướng dẫn tự học: - Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống. Ví dụ: quan hệ giữa một mô hình thiết kế chung của một kiểu áo với những sản phẩm cụ thể (những cái áo khác nhau về màu sắc, số đo...) - Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. Ví dụ: cơn bão gió cấp 12 – cơn bão tài chính – cơn bão giá... .................................. Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Kiến thức và Luyện tập 1. Ngôn ngữ chung có thể là tiếng nói của dân tộc tiếng nói phổ thông của một quốc gia, cũng có thể là ngôn ngữ của một cộng đồng rộng lớn hơn. Ví dụ, nước ta 54 dân tộc (Kinh, Mường, Thái, Ba Na, Khơ me,…) thì mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng; nhưng người Việt Nam lại có tiếng nói phổ thông là tiếng Việt. Tiếng Anh là ngôn ngữ của một cộng đồng rộng lớn, không chỉ riêng người Anh nói tiếng Anh mà còn có hơn một tỉ người trên hành tinh nói tiếng Anh. Ngôn ngữ chung bao gồm số lượng từ ngữ, cách đặt câu dùng từ, cách biểu cảm. Có nắm được ngôn ngữ chung ở một mức độ nào đó thì mới nói và nghe được, nói và viết được. Có hai cách học hỏi: học ngôn ngữ qua giao tiếp tự nhiên, hằng ngày; học hỏi qua nhà trường, sách vở, báo chí. "Trẻ lên ba cả nhà học nói"; trẻ em lên 6, 7 tuổi đã có thể sử dụng giao tiếp tiếng mẹ đẻ một cách khá đông đủ, trôi chảy. Học một ngoại ngữ thường phải mất vài năm. Nói và viết là yêu cầu cao hơn nói và nghe. Học tiếng, học phát âm, học viết đúng chính tả, học ngữ pháp học diễn đạt… mới có thể nói là đã làm chủ ngôn ngữ. Còn như tiếng bồi, vừa nói vừa lồng tay ra hiệu, vừa gật đầu… thì chưa gọi là "lời nói cá nhân" được. 2. Lời nói cá nhân thể hiện ở hai dạng: nói - nghe; nói - đọc - viết. Phải có một vốn từ ngữ nhất định, phải nắm được ngữ pháp và cách diễn đạt, phải biết biểu cảm, và nói được thứ tiếng mà ta đang giao tiếp. Năm 1905, cụ Phan Bội Châu sang Nhật pahỉ dùng hình thức bút đàm. Ở một trình độ cao hơn là phải biết nói, biết đọc, biết viết (đặt câu, dùng từ, biết tạo lập văn bản). Nếu còn "ấm ớ", còn "mô tê" thì lời nói cá nhân chưa hoàn chỉnh. Qua lời nói cá nhân (giao tiếp hoặc xem văn bản) ta biết được cái tầm trí tuệ, học vấn của người đó. Lời nói cá nhân bao giờ cũng in đậm cá tính: nói nhanh liến thoáng, nói chậm từ tốn, vừa nói vừa múa tay, nói to, nói nhẹ nhàng,… Do đó ta phải tập nói, tập viết, biết khiêm tốn nói ít nghe nhiều, biết "học ăn, học nói, học gói, học mở". Sống trong thời đại kinh tế trí thức, ta phải biết làm chủ lời nói cá nhân của mình. Lời nhắc của ôg cha không nên quên, đừng quên:       "Người khôn nói ít nghe nhiều, Đừng như người dại lắm điều rởm tai".       Luyện tập A. Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". 1. Chúng ta phải học nói. - Nói năng suy cho cùng là một hành vi đạo đức. Nó thể hiện nếp sống văn hoá và phẩm chất trí tuệ, tâm hồn con người. - ý thức được điều đó, ông cha ta đã để lại một số lượng đáng kể, những lời răn dạy về cách thức nói năng trong giao tiếp và cư xử. Tiêu biểu là câu tục ngữ sau đây: “Học ăn học nói, học gói học mở”. 2. Muốn sống đẹp ta phải biết làm chủ bản thân. - Muốn được như vậy, không có cách nào khác là phải học “Học ăn học nói, học gói học mở”. “Ăn, nói, gói, mở” là những hành vi của con người. Trước hết có thể hiểu theo nghĩa đen của từ để thấy rằng việc gì cũng phải học để biết và hành động thành thạo – nhất là những việc thể hiện rõ trình độ văn hóa: “ăn – nói” và những việc thể hiện rõ kĩ sảo “gói – mở”. - Nhưng cũng có thể hiểu câu tục ngữ trên chỉ tập trung răn dạy con người cần học hỏi để thực hiện tốt hành vi nói năng. Xưa nay, nhân dân ta cũng thường dùng từ ghép “ăn nói” để chỉ về hành vi sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, việc “gói, mở” có thể hiểu là cách nêu vấn đề và kết thúc vấn đề trong hành vi nói năng. Đó là một kĩ năng thể hiện tài nghệ vận dụng ngôn ngữ của người nói – người viết trong giao tiếp. - Biết “ăn, nói, gói, mở” một cách khiêm nhường, lễ phép, biết nói ít nghe nhiều, biết sống có ý tứ, biết “gói, mở” trong ứng xử là sự thể hiện một nhân cách văn hoá cao đẹp. 3. Lời nói là vàng ngọc. Ta phải có ý thức “học ăn, học nói, học gói, học mở”. - Lời nói là sự vận dụng những quy tắc ngôn ngữ của cộng đồng trong từng cá nhân. Nó là nghệ thuật ứng xử nhưng lại góp phần bộc lộ rõ nhất tư tưởng – tình cảm – thái độ và vốn văn hoá của mỗi người. - Câu tục ngữ trên mãi mãi là lời khuyên có giá trị giúp cho ta tránh những thiếu xót, khiếm khuyết và sự thô thiển trong lời ăn, tiếng nói. B. Hãy bình luận câu tục ngữ sau: -                               "Đất tốt trồng cây rườm rà, Những người thanh lịch nói ra dịu dàng". -                             "Đất xấu trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu". Gợi ý làm bài I. Mở bài. Sống đẹp là mục tiêu phấn đấu của mỗi chúng ta. Nghệ thuật ứng xử, giao tiếp là một trong những biểu hiện của sống đẹp. Tục ngữ là kho tàng quý báu của nhân dân cho ta nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học về ứng xử, giao tiếp, nhất là về mặt lời ăn tiếng nói. Mỗi điều khen, chê mà tục ngữ nêu ra thật vô cùng chí lý. Để giao dục cách ăn nói cho mọi người, tục ngữ có câu:         "Đất tốt trồng cây rườm rà, Những người thanh lịch nói ra dịu dàng". Và còn có câu: "Đất xấu trồng cây khẳng khiu, Những người thô tục nói điều phàm phu". II. Thân bài: 1. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa: Hai câu tục ngữ trên đều nêu lên một nhận xét rất sâu sắc về cách ăn nói của hai loại người trong xã hội: Người thanh lịch và người thô tục. Câu thứ nhất: Đất có tốt tươi, màu mớ thì mới có thể trồng được "cây rườm rà", cành lá sum sê, tươi tốt. Trong xã hội cũng vậy, chỉ có những người thanh lịch, văn minh, có văn hóa, có nhân cách mới biết ăn nói "dịu dàng", êm ái, nhẹ nhàng, dễ nghe. Câu thứ hai: Đất xấu, cằn cỗi, chỉ có thể mọc lên "cây khẳng khiu" lá cành xơ xác. Còn người cũng thế, kẻ thô tục, vô học, kém đạo đức luôn luôn nói ra những "điều phàm phu", thô lỗ, xằng bậy, tục tằn: Hai câu tục ngữ trên, bằng cách so sánh cụ thể, lấy đất và cây trồng để so sánh với hai loại người có hai cách ăn nói, hai lối sống đối lập, từ đó nêu lên nhận xét, biểu thị thái độ khen, chê, đưa ra một lời khuyên về cách ăn nói sao cho văn minh, lịch sự, không được thô lỗ, tục tằn,  biết nói lời hay, ý đẹp trong giao tiếp, ứng xử. 2. Bình luận: a. Bình: Hai câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng. Trong xã hội, kẻ thô tục tất nói điều phàm phu, thô lỗ. Kẻ thô tục vì đạo đức kém, thiếu nhân cách, không được giáo dục, lại vô học nên nói năng bừa bãi, thiếu suy nghĩ. Họ bị mọi người coi khinh. Đáng buồn thay, kẻ thô tục ăn nói thô lỗ không hề biết tự xấu hổ. Trái lại, người thanh lịch là người có nhân cách, có đạo đức, có văn hoá biết kính trên nhường dưới, ăn nói có suy nghĩ chín chắn. Họ hiểu rõ mục đích nói và làm. Họ biết học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân để diễn đạt tư tưởng một cách sâu sắc, ý nhị. Nói với ai, nói điều gì, nói như thế nào là ba câu hỏi tự hỏi mình trước lúc nói. Ngôn ngữ là tài sản quý báu lâu đời của nhân dân. Ngôn ngữ phát triển theo hướng đi lên của lịch sử. Nó là công cụ giao tiếp, diễn đạt tư tưởng, biểu lộ tình cảm giữa con người với con người. Nhờ học tập và tự rèn luyện, chúng ta mới có ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển. Ăn nói tục tằn, thô lỗ vì vô học và vô đạo đức. Qua lời ăn tiếng nói, ta dễ dàng đánh giá được nhân cách của mỗi người. Tóm lại, hai câu tục ngữ trên cho ta bài học quý báu về ứng xử, giao tiếp. Nói năng phải nhẹ nhàng, khiêm tốn, lịch sự; phải biết xấu hổ về cách ăn nói thô lỗ, tục tằn. b. Luận: Ngôn ngữ, cách ăn nói phản ánh tâm hồn, tư cách, trình độ của mỗi người. Quan hệ xã hội có thân, sơ, khinh, trọng, trên, dưới. Giao tiếp, ứng xử, nói năng phải dựa trên môi quan hệ à hoàn cảnh giao tiếp cụ thể ấy: Ông bà ta rất coi trọng việc dạy đỗ con cháu cách ăn nói. Tục ngữ, lời ca được các cụ thường xuyên nhắc đến làm bài học đạo lý thấm thía: - "Học ăn, học nói, học gói, học mở" - "Gọi dạ bảo vâng". - "Lời nói chẳng mất tiền mua     Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau". - "Người khôn đón trước rào sau,     Để cho người dại biết đâu mà dò". - vân vân… Muốn nói lời hay ý đệp thì trước hết phải tu dưỡng đạo đức, biết "Tiên học lễ, hậu học văn", khiêm tốn học hỏi cách ăn nói của mọi người. Đọc sách, học tập thơ văn kết hợp lời ăn tiếng nói của nhân dân để trau dồi ngôn ngữ. Thi hào dân tộc Nguyễn Du, tác giả "Truyện Kiều" từng tâm sự: "Nghe khúc hát thôn quê học được lời nói trong nghề trồng dâu gai". Xã hội đang đổi mới. Văn hóa, kinh tế, khoa học nước nhà phát triển mạnh mẽ. ở bất cứ cương vị nào, đứa con trong gia đình, người học sinh dưới mái trường, người công dân ngoài xã hội, đều phải có ý thức học tập giao tiếp, thể hiện một nhân cách văn hóa mang bản sắc dân tộc.  Ăn nói "dịu dàng" không có nghĩa là "hoa hoè hoa sói" vô lối, ăn nói bợ đỡ, xu nịnh, tự làm giảm nhân cách trong giao tiếp. Chúng ta phê phán cách ăn nói thô tục, xu nịnh; luôn luôn đề cao thái độ chân thật, trung thực trong ứng xử. III. Kết luận: Đạo đức là cái gốc của con người. Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói, cách ứng xử được nhân dân ta coi trọng nhằm giáo dục nhân cách. Hai câu tục ngữ trên cho chúng ta bài học sâu sắc trong giao tiếp. Sự khôn ngoan, lịch thiệp được thể hiện rất rõ qua cử chỉ và lời ăn tiếng nói của mỗi người. Giáo dục ngôn ngữ chính clà giáo dục đức hạnh. Hướng về văn minh, tiến bộ để sống đẹp, lịch sự hơn. Thanh thiếu nhi chúng ta, thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạngc ủa cha anh trên lộ trình bước sang thế kỷ XXI, cần học thêm ngoại ngữ nhưng không được coi nhẹ cách nói, cách viết để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Con người thanh lịch phải là con người giỏi tiếng Việt, rất yêu tiếng Việt.. Nguồn internet. goEdu ................................ TỰ TÌNH (BÀI II – HỒ XUÂN HƯƠNG) I, Mức độ cần đạt: - Cảm nhận được tâm trạng bi kịch, tính cách và bản lĩnh Hồ Xuân Hương. - Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. II, Trong tâm kiến thức, kĩ năng: 1, Kiến thức: - Tâm trang bi kịch, tính cách và bản lĩnh Hồ Xuân Hương. - Khả năng Việt hóa thơ Đường: dùng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động; đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ ca. 2, Kỹ năng: Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. III. Hướng dẫn thực hiện: 1, Giới thiệu chung: a. Tác giả: - Hồ Xuân Hương là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh. - Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. b, Tác phẩm: Nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình (liên hệ với hai bài thơ khác trong chùm thơ Tự tình) 2, Đọc hiểu văn bản: a, Nội dung: - Hai câu đề: + Câu 1: bối rối không gian, thời gian. + Câu 2: nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vậ trữ tình. - Hai câu thực: + Câu 3: gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn tròn đêm khuya vắng lặng với bao xót xa, cay đắng. + Câu 4: nỗi chán chường, đau đớn, ê chề (chú ý mối tương quan giữa vầng trăng và thân phận thi sĩ) - Hai câu luận: Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bãn lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương. - Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. b, Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn; tả cảnh sinh động, đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ (khai thác nghệ thuật đảo ngữ, tương phản và sắc thái của các từ ngữ: trơ, văng vẳng, cái hồng nhan, với nước non) c, Ý nghĩa văn bản: Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. 3, Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. - Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong những vần thơ buồn tê tái này/

File đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC KY NANG NGU VAN LOP 11 KI I TUAN 1.doc
Giáo án liên quan