Chuẩn kiến thức Ngữ văn lớp 7 – Phần văn bản

-Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn

xã hội.

-Cổng trường mở ra là VB nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình,

nhà trường và trẻ em. -Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con:

+Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho

kịp giờ )

+Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường.

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được:

+Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học

 thật sự có ý nghĩa.

+Hồi tưởng lại kỉ niệm

sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học.

+Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai.

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức Ngữ văn lớp 7 – Phần văn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUẨN KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 7 – PHẦN VĂN BẢN (Theo Tài liệu chuẩn của Bộ GD – ĐT) * VĂN BẢN NHẬT DỤNG STT Tên VB Tìm hiểu chung Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Cổng trường mở ra (Lí Lan) -Giáo dục có vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam ngày nay, giáo dục đã trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. -Cổng trường mở ra là VB nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và trẻ em. -Những tình cảm dịu ngọt người mẹ dành cho con: +Trìu mến quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp Một (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức về việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ…) +Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con ngày đầu tiên đến trường. - Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: +Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự có ý nghĩa. +Hồi tưởng lại kỉ niệm sâu đậm, không thể nào quên của bản thân về ngày đầu tiên đi học. +Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai. -Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của người mẹ nói với con. -Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. VB thể hiện tấm lòng của người mẹ đối với con ; đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 2 Mẹ tôi -Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-11908) là nhà văn I-ta-li-a. Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, trong đó nhân vật trung tâm là một thiếu niên, được viết bằng một giọng văn hồn nhiên, trong sáng. -VB gồm 2 phần, phần 1 là lời kể của En-ri-cô, phần 2 là toàn bộ bức thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. -Hoàn cản h nguời bố viết thư : En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm, bố đã viết thư cho En-ri-cô. -Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến En-ri-cô xúc động vô cùng. Mỗi dòng thư đều là những lời của người cha : +Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của En-ri-cô. +Gợi lại hình ảnh lớn lao cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình. +Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm. -Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện :En-ri-cô mắc lỗi với mẹ. -Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con. -Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con. -Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. -Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 3 Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) -Tình trạng ly hôn là một thực tế đau lòng mà nạn nhân đáng thương là những đứa trẻ. -Cuộc chia tay của những con búp bê là một VB nhật dụng viết theo kiểu VB tự sự. -Hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện : bố mẹ Thành và Thủy ly hôn. - Truyện chủ yếu kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy : +Những giọt nước mắt xót xa ngậm ngùi của hai anh em trong đêm. +Kỉ niệm về người em trong trí nhớ của người anh. +Diễn biến các sự việc : hai anh em nhường nhau đồ chơi. Thành đưa Thủy đi chào cô giáo và các bạn, Thủy phải lên xe theo mẹ, Thủy tụt xuống xe để đặt búp bê Em Nhỏ bên cạnh Vệ Sĩ. -Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành và Thủy. -Xây dựng tình huống tâm lý. -Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể : nhân vật tôi trong truyện kể lại câu chuyện của mình nên những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực. -Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ (Thành và Thủy), qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử của những người làm cha, làm mẹ. Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc. * THƠ DÂN GIAN VIỆT NAM : CA DAO, DÂN CA STT Tên VB Tìm hiểu chung Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Những câu hát về tình cảm gia đình -Dân ca :những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng. -Ca dao : lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. -Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống, tình cảm của người Việt Nam. -Nhân vật trữ tình trong các bài ca dao về tình cảm gia đình : +Người ông, bà, cha, mẹ (đối với con cháu) +Người con, cháu (đối với ông bà, cha mẹ) ; người anh, em (đối với nhau) -Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình : +Tình yêu thương +Lòng biết ơn +Nỗi nhớ... -Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp... -Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm. - Diễn tả tình cảm qua những môtip. -Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể ... Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người. 2 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam. -Tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thế, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. -Tình yêu chân chất, tinh tế, niềm tự hào đối với con người, lịch sử, truyền thống văn hóa của quê hương đất nước. -Sử dụng kết cấu hỏi đáp, lời chào mời, lời nhắn gửi ... thường gợi nhiều hơn tả. -Có giọng điệu tha thiết, tự hào. -Cấu tứ đa dạng, độc đáo. -Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể... Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước. 3 Những câu hát than thân -Hiện thực về đời sống của người lao động dưới chế độ cũ: nghèo khó, vất vả, bị áp bức… -Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân. -Nhân vật trữ tình trong những bài hát than thân: + Người phải nước non lận đận một mình. + Người mang thân phận con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc. + Người phụ nữ tự ví mình như trái bần trôi… -Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ. - Nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh buồn đau. -Sử dụng các cách nói : thân cò, thân em, con cò, thân phận … -Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi… - Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ… Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực. 4 Những câu hát châm biếm Ca dao than thân, châm biếm thể hiện hai thái độ ứng xử, hai cách biểu hiện tình cảm trái ngược mà thống nhất của người bình dân Việt Nam trong hiện thực cuộc sống : -Than thở, trữ tình - Cười cợt, châm biếm. -Ca dao châm biếm ghi lại một số hiện tượng trong đời sống xã hội như lười nhác, khoe khoang, dốt nát, mê tín ... -Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những người có thói hư, tật xấu những hủ tục lạc hậu... -Sử dụng các hình thức giễu nhại. -Sử dụng cách nói có hàm ý. -Tạo nên cái cười châm biếm, hài hước... Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân. * THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM STT Tên VB Tìm hiểu chung Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa 1 Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt (?)) -Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể :thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát ...Đường luật là luật thơ có từ đời Đường ở Trung Quốc. -Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật : một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. -Nam quốc sơn hà là một bài thơ chữ Hán viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Theo truyền thuyết tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lý Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. -Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước : + Nước Nam là của người Nam. + Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam trong thiên thư. - Ý chí kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc : +Thái độ rõ ràng, quyết liệt : coi kẻ xâm lược là nghịch lỗ. + Chỉ rõ : bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. -Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước. - Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến. - Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép. -Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. - Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 2 Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải) -Ngũ ngôn tứ tuyệt : một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 5 tiếng, có niêm luật chặt chẽ. -Dưới thời Trần, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang. Thượng tướng thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. - Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, tác giả phò hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài này. - Đây cũng là một trong số những bài thơ tỏ chí của văn học trung đại, người viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng, tình cảm qua tác phẩm. -Hào khí của dân tộc ta ở thời Trần được tái hiện qua những sự kiện lích sử chống giặc Mông – Nguyên xâm lược : chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương. -Phương châm giữ nước vững bền : + Thể hiện khát vọng về đất nươc thái bình thịnh trị. + Thể hiện sự sáng suốt của vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực, giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước. -Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc. - Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả. - Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng. - Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần. 3 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng – Trần Nhân Tông) -Trần Nhân Tông (1258-1308) : một vị vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược, vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần. -Bài thơ có thể được viết vào dịp nhà thơ về thăm quê cũ ở phủ Thiên Trường. -Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã : + Không gian, thời gian. + Ánh sáng, màu sắc, âm thanh. +Sự sống yên bình của thiên nhiên và con người hòa quyện. - Con người nhà thơ: + Cái nhìn vãn vọng của vị vua – thi sĩ. + Tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị. + Xúc cảm sâu lắng. -Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hòa. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị. -Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ bình dị. Bài thơ thể hiện tâm hồn thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông. 4 Bài ca Côn Sơn (Trích Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi) -Nguyễn Trãi – người anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới, là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ phong phú. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị giết thảm khốc và năm 1464, ông được Lê Thánh Tông rửa oan. - Căn cứ vào nội dung VB, có thể xác định Côn Sơn ca được sáng tác trong khoảng thời gian ông bị chèn ép, đành cáo quan về sống ở Côn Sơn. Bài thơ vốn được viết bằng chữ Hán. - Thể thơ lục bát (sáu – tám) không hạn định về số câu, chữ cuối của câu 6 chữ bắt vần với chữ thứ 6 của câu 8 chữ, chữ cuối của câu 8 chữ bắt vần với chữ cuối của câu 6 chữ tiếp theo... Thể thơ lục bát cũng có luật bằng trắc, cứ hai câu thì đổi vần mà là vần bằng. - Cảnh trí Côn Sơn mang tính chất khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ : có suối nước, đá rêu phơi, ghềnh thông, trúc... -Hình tượng nhân vật ta : +Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. +Tâm hồn cao đẹp : thanh thản, tràn đầy thi hứng trước cảnh vật Côn Sơn. -Sử dụng đại từ xưng hô ta. -Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người. -Bản dịch theo thể thơ lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật. -Giọng điệu nhẹ nhàng êm ái. Lưu ý : nhịp thơ lục bát (bản dịch) có tác dụng nhất định trong việc thể hiện giọng điệu của bài thơ trong nguyên tác. Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi. 5 Sau phút chia ly (Trích Chinh phụ ngâm khúc – Nguyên tác: Đặng Trần Côn; Dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm) -Đặng Trần Côn người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội, sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. - Ngâm khúc là thể loại văn học xuất hiện ở giai đoạn chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Ở dạng tiêu biểu nhất, ngâm khúc được sáng tác theo thể song thất lục bát – thể thơ do người Việt sáng tạo. -Chinh phụ ngâm khúc được sáng tác bằng chữ Hán là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chiến trận. Thành công của bản dịch đã góp phần làm cho tác phẩm được phổ biến rộng rãi cho nhân dân . Vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc hiện vẫn còn nhiều ý kiến . -Tâm trạng của người chinh phụ sau phút chia ly được diễn tả ở nhiều mức độ khác nhau : + Người chinh phụ cảm nhận về nỗi xa cách vợ chồng . + Người chinh phụ thấm thía sâu sắc tình cảnh oái oăm, nghịch chướng : tình cảm vợ chồng nồng thắm mà không được ở bên nhau. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ được tái hiện như những đợt sóng tình cảm triền miên không dứt . - Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với nỗi niềm của người chinh phụ : + Thấu hiểu tâm trạng của người chinh phụ có chồng đi chiến trận . + Đồng cảm với mong ước hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. -Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người. - Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng cách điệu. - Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ... góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương. Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích còn thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ. 6 Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) -Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ viết bằng chữ Nôm ngày càng được sáng tác nhiều và có giá trị . - Với những sáng tạo độc đáo, Hồ Xuân Hương đươc coi là Bà chúa thơ Nôm. Bánh trôi nước là một trong những bài thơ tiêu biểu. Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa : - Ý nghĩa tả thực thực : hình ảnh bánh trôi nước trắng, tròn,chìm, nổi - Ngụ ý sâu sắc : + Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ + Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ . -Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường luật . - Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày, với thành ngữ , mô típ dân gian . - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. Bánh trôi nước là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ. 7 Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) -Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. - Thất ngôn bát cú Đường Luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối. - Đèo Ngang nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, phân cách địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. -Bức tranh cảnh vật : + Thời gian : buổi chiều tà. +Không gian : trời, non, nước cao rộng, bát ngát. +Cảnh vật có cỏ cây, đá, hoa, tiếng chim kêu, nhà chợ bên sông … hiện lên tiêu điều, hoang sơ. -Tâm trạng con người: +Hoài cổ, nhớ nước, thương nhà + Buồn, cô đơn. - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. -Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình gợi cảm. -Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình. Bài thơ thể hiện tấm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. 8 Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) -Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. - Đề tài : tình bạn . - Bố cục độc đáo của bài thơ Bạn đến chơi nhà. -Lời chào bạn đến chơi nhà . - Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn . -Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà. - Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm. -Lập ý bất ngờ . -Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện . Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay . 9 Xa ngắm thác núi Lư (Lí‎ Bạch) - Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, được mệnh danh là thi tiên. Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do, phóng khoáng. Hình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. - Hương Lô là tên một ngọn núi cao phía tây bắc của dãy Lư Sơn. Xa ngắm thác núi Lư viết về thác nước ở đây và là một trong những tác phẩm thơ hay nhất của Lí Bạch viết về thiên nhiên. - Vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước chảy từ đỉnh Hương Lô: + Toàn cảnh núi Hương Lô dưới phản quang của ánh nắng mặt trời. + Những vẻ đẹp khác nhau của thác nước. - Tâm hồn thi nhân: + Trí tưởng tượng bay bổng trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước. + Tình yêu thiên nhiên đằm thắm. - Kết hợp tài tình giữa cái thực và cái ảo, thể hiện cảm giác kì diệu do hình ảnh thác nước gợi lên trong tâm hồn lãng mạn Lí Bạch. - Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại. - Liên tưởng tưởng tượng sáng tạo. - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh. - Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ khắc họa được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của Lí Bạch. 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch) - Cổ thể: một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc. - Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo. - 2 câu đầu chủ yếu tả cảnh: + Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng. + Cảm nhận về ánh trăng: ngỡ là sương trên mặt đất. - 2 câu cuối nghiêng về tả tình : + Tâm trạng nhớ cố hương được thể hiện qua tư thế cử chỉ. + Xúc cảm của nhà thơ – chủ đề tác phẩm được dồn nén, thể hiện rõ nhất ở câu thơ cuối cùng. - Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng nhau). - Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn tình cảm người xa quê. 11 Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương) - Hạ Tri Chương (659-744) là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường. Ông là bạn vong niên của Lí Bạch. - VB là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương. - Các bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều chuyển sang thể thơ lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát. - Ý nghĩa của nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ. - 2 câu đầu: + Lời kể của tác giả về quãng đời xa quê làm quan (từ lúc còn trẻ đến lúc già). + Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã rụng. - 2 câu sau: + Tình huống bất ngờ, trẻ nhỏ tưởng nhà thơ là khách lạ. + Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên quê hương mảnh đất quê hương. - Sử dụng các yếu tố tự sự . - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp đối hiệu quả. - Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. - Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. 12 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ) - Đỗ Phủ (712- 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc. Tp của ông được viết theo bút pháp hiện thực, thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả, có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau. - Bài thơ được sáng tác dựa trên sự việc có thật tronmg cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô (Tứ Xuyên). - Giá trị hiện thực của tp thể hiện qua sự việc: + Tái hiện lại tình cảnh của kẻ sĩ nghèo trong đêm mưa tháng tám, gió thu thổi bay mái nhà tranh, lũ trẻ con hàng xóm cướp tranh chạy, nhà dột, nhà thơ không ngủ được . + Khái quát về hiện thực cuộc sống của người nghèo khổ. - Giá trị nhân đạo của tp được thể hiện qua việc tác giả bày tỏ: + Sự thấm thía sâu sắc nỗi thống khổ của người nghèo. + Mơ ước về ngôi nhà rộng vững chắc muôn ngàn gian có thể che nắng, che mưa cho tất cả người nghèo. + Niềm vui của bản thân trước niềm hân hoan của những người nghèo khổ có nhà (dù trong mơ tưởng). - Viết theo bút pháp hiện thực, tái hiện những chi tiết sự việc nối tiếp, từ đó khắc họa bức tranh về canh ngộ những người nghèo khổ. + Sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả,biểu cảm. - Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực. 13 Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) – Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh (1890- 1969) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của Việt Nam. - Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ – chiến sĩ cao đẹp. - Đây là những bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc (1947, 1948) a/ Cảnh khuya: - Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng: âm thanh tiếng suối trong như tiếng hát, ánh trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa… Cản vật sống động, có đường nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sắc sáng – tối. - Con người: tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn; đồng thời vẫn canh cánh bên lòng nỗi niềm lo cho nước, cho cách mạng. b/Rằm tháng giêng: - Cảnh bầu trời dòng sông hiện lên lồng lộng, sáng tỏ tràn ngập ánh trăng đêm rằm tháng giêng. Không gian bát ngát, cao rộng và sắc xuân hòa quyện trong từng sự vật, trong dòng nước, trong màu trời. - Hiện thực về cuộc kháng chiến chống Pháp: Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và nhà nước ta bàn bạc việc quân tại chiến khu Việt Bắc. a/ Cảnh khuya: - Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo. - Sử dụng các phép tu từ so sánh, điệp từ (tiếng … tiếng…; lồng … lồng…; chưa ngủ - chưa ngủ) có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm. - Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1, 4. b/Rằm tháng giêng: - Viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ của Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát. - Sử dụng điệp từ có hiệu quả. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm. a/ Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. b/Rằm tháng giêng: - Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp còn nhiều gian khổ. 14 Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Xuân Quỳnh (1942- 1988) là nhà thơ trưởng thành trong thời chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế mà sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, những khát vọng cao đẹp. - Tiếng gà trưa trích từ tập Hoa dọc chiến hào (1968) – tập thơ đầu tay của tg. - Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ hiệm tuổi thơ không thể nào quên của người chiến sĩ. - Những kỉ niệm về ngwofi bà đượ ctasi hiện qua nhiều sự việc ( bà soi trứng, dành dụm chiu chắt mua áo mới cho cháu khi tết đén xuân về). - Tâm niệm của người chiến sĩ trên đường ra trận về trách nhiệm, nghĩa vụ chiến đấu cao cả. - Sử dụng hiệu quả điệp ngữ Tiếng gà trưa, có tác dụng nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về. - Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tâm tình. -Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho chười chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận. 15 Một thứ quà của lúa non: CỐM ( Thạch Lam) - Thạch Lam (1910 - 1942), sinh tại Hà Nội, là nhà văn lãng mạn trong nhóm Tự Lực văn đoàn, được biết đế

File đính kèm:

  • docCHUAN KIEN THUC VB 7 HKI.doc