Chuyên đề 1: ôn tập về thơ

Phần A: Ôn tập củng cố lại kiến thức cơ bản về : tác giả - tác phẩm - các bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 11.

1. Lập bảng thống kê tác giả - tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 11 theo mẫu:

TT Tên tác phẩm Tên tác giả Kiến thức cần nhớ

 

 

 

2. ở mục kiến thức cần nhớ, GV cung cấp những nét cơ bản về tác phẩm:

- Thuộc giai đoạn văn học nào.

- Hoàn cảnh ra đời.

- Đặc điểm nghệ thuật, nội dung.

* Gợi ý cụ thể:

Chương trình ngữ văn 11 quan tâm đến hai giai đoạn văn học trong tiến trình văn học Việt Nam.

- Văn học trung đại ( thời kì từ cuối TK 18 - hết TK 19 ).

- Văn học từ 1900 - 1945.

a) Giai đoạn văn học trung đại có các tác phẩm thơ:

- Tự tình( bài II) - HXH.

=> Bài thơ thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của thi sĩ qua tâm trạng đau buồn, phẫn uất và những gắng gượng mạnh mẽ trong hoàn cảnh éo le, bi kịch về duyên phận.

=> Ngôn ngữ táo bạo, mạnh mẽ, giàu hình ảnh, cách gieo vần chân với vần on độc đáo.

- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.

=> Bức tranh mùa thu với vẻ đẹp điển hình của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam: giản dị, thanh khiết, bình lặng.

=> Tâm sự yêu nước thầm kín và những trăn trở trước thời cuộc của cụ Tam nguyên Yên Đổ.

=> Ngôn ngữ gợi cảm, gợi hình( các từ láy), trong sáng, tinh tế.

- Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến.

=> Lúc đầu được viết bằng chữ Hán - tác giả tự dịch ra chữ Nôm, bản chữ Nôm phổ biến.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2007 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 1: ôn tập về thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên đề 1: Ôn tập về thơ. Phần A: Ôn tập củng cố lại kiến thức cơ bản về : tác giả - tác phẩm - các bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 11. 1. Lập bảng thống kê tác giả - tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn 11 theo mẫu: TT Tên tác phẩm Tên tác giả Kiến thức cần nhớ 2. ở mục kiến thức cần nhớ, GV cung cấp những nét cơ bản về tác phẩm: - Thuộc giai đoạn văn học nào. - Hoàn cảnh ra đời. - Đặc điểm nghệ thuật, nội dung. * Gợi ý cụ thể: Chương trình ngữ văn 11 quan tâm đến hai giai đoạn văn học trong tiến trình văn học Việt Nam. - Văn học trung đại ( thời kì từ cuối TK 18 - hết TK 19 ). - Văn học từ 1900 - 1945. a) Giai đoạn văn học trung đại có các tác phẩm thơ: - Tự tình( bài II) - HXH. => Bài thơ thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của thi sĩ qua tâm trạng đau buồn, phẫn uất và những gắng gượng mạnh mẽ trong hoàn cảnh éo le, bi kịch về duyên phận. => Ngôn ngữ táo bạo, mạnh mẽ, giàu hình ảnh, cách gieo vần chân với vần on độc đáo. - Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến. => Bức tranh mùa thu với vẻ đẹp điển hình của đồng bằng Bắc bộ Việt Nam: giản dị, thanh khiết, bình lặng. => Tâm sự yêu nước thầm kín và những trăn trở trước thời cuộc của cụ Tam nguyên Yên Đổ. => Ngôn ngữ gợi cảm, gợi hình( các từ láy), trong sáng, tinh tế. - Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến. => Lúc đầu được viết bằng chữ Hán - tác giả tự dịch ra chữ Nôm, bản chữ Nôm phổ biến. => Thể hiện tình cảm xót thương sâu sắc trước sự ra đi của người bạn tri âm tri kỉ. => Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm ( từ láy ), câu hỏi tu từ, thể thơ song thất lục bát-> cảm xúc buồn đau. - Thương vợ - Tú Xương. => Một trong những bài thơ hay, cảm động nhất của TX. => Thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn của nhà thơ với người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. => Cách sử dụng từ ngữ giàu giá trị biểu cảm ( thành ngữ, eo sèo, lặn lội,mom...), lời thơ giản dị, sâu sắc,tính tự trào độc đáo. - Vịnh khoa thi Hương - TX. => Cảnh trường thi nhốn nháo, lộn xộn -> hiện thực của xã hội thực dân nửa phong kiến ở VN và tâm trạng phẫn uất, mỉa mai của tác giả về chế độ khoa cử trong giai đoạn đó. => Bút pháp trào phúng độc đáo: ngôn ngữ biểu cảm, nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, phép đối. ( Tiếng cười quyết liệt và đậm vị chua chát là đặc trưng của thơ trào phúng TX.) - Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ. => Bài thơ khắc hoạ phong thái ung dung, ngất ngưởng đầy bản lĩnh của nhà thơ. => Thể loại hát nói tự do,phóng khoáng, cách sử dụng từ ngữ mạnh dạn, đầy sáng tạo -> cá tính của tác giả. - Bài ca ngắn đi trên bãi cát - CBQ. => Thể hiện nỗi chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường và niềm khao khát thay đổi cuộc sống. => Htượng bãi cát dài có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc -> những suy tư về con đường khoa cử - gập ghềnh đầy bất trắc. - Đoạn trích: Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu. => Sự phân minh trong tình cảm ghét - yêu mà chung quy lại là tình cảm thương dân sâu sắc. => Lời thơ mộc mạc, giản dị, thấm đẫm cảm xúc đạo lí. - Chạy giặc - NĐC. => Cảnh tan tác tiêu điều của đất nước khi giặc Pháp xâm lược -> tình cảnh xót thương đối với nhân dân, kêu gọi tinh thần yêu nước. => Ngòi bút tả thực đặc sắc, ngôn từ giàu tính biểu cảm ( lơ thơ, dáo dác, tan,...) - Hương sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh. => Cảnh đẹp độc đáo của HS: hùng vĩ, tráng lệ, trữ tình, đậm chất thiền. => Tình yêu đất nước thầm kín là niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương. * Giai đoạn văn học 1900 - 1945. + 1900 - 1920: - Lưu biệt khi xuất dương _ PBC. => Vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của người chí sĩ CM những năm đầu TK 20 với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, nhiệt huyết sôi trào khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. => Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng yêu nước của thế hệ thanh niên VN. + 1920 -1930: - Hầu trời - Tản Đà. => Cái tôi cá nhân: ngông, phóng túng, tự ý thức sâu sắc về tài năng và giá trị của bản thân, khát khao khẳng định mình. => Ngôn ngữ giản dị, sinh động, hóm hỉnh. + 1930 - 1945: +) Sáng tác của các nhà yêu nước CM. - Chiều tối- HCM. => Cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đất khách vào thời điểm chiều tối -> tâm hồn yêu thiên nhiên và ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn gian khổ của người chiến sĩ CM. => Sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại làm nên phong cách độc đáo. - Lai tân - HCM. => Tố cáo sự thối nát của chế độ nhà tù và xã hội TQ dưới chế độ TGT. => Bút pháp trào phúng độc đáo: ý nhị và sâu sắc. - Từ ấy - Tố Hữu. => Tâm trạng vui sướng, niềm say mê lí tưởng của người thanh niên yêu nước khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. => Hình ảnh tươi sáng ngôn ngữ biểu cảm, giọng thơ giàu nhạc điệu với các biện pháp tu từ độc đáo. - Nhớ đồng - Tố Hữu. => Niềm khao khát tự do và tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, sâu sắc của người tù CM. => Giọng thơ đậm chất trữ tình, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. +) Sáng tác của các nhà thơ mới. - Vội vàng - XD. => Tình yêu đời và ham sống đến cuồng nhiệt -> khát vọng sống hết mình. => Sự kết hợp độc đáo giữa chất trữ tình và luận lí, giọng điệu sôi nổi say mê, ngôn ngữ độc đáo giàu hình ảnh. - Tràng Giang - Huy Cận. => Nỗi cô đơn của con người trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế và khát khao được hoà nhập với cuộc đời. => Nét cổ kính sang trọng trong bút pháp nghệ thuật,tứ thơ. - Đây thôn Vĩ Dạ - HMT. => Bức tranh thiên nhiên mơ mộng, tươi đẹp, tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến và phảng phất nỗi buồn, dự cảm chia xa của nhà thơ khi nhớ đến người tình đầu. => Sự vận động của tứ thơ, h/ả thơ: a/sáng - bóng tối, thực - hư đã đặc tả tâm trạng của chủ thể trữ tình. - Tương tư - Nguyễn Bính. => Một tâm trạng đặc biệt, niềm nhớ thương, khắc khoải trong t/y và khát vọng được sum họp, chung đôi. => Thể thơ lục bát đầy âm hưởng ca dao, ngôn ngữ bình dị và tinh tế. - Chiều xuân - Anh Thơ. => Bức tranh quê trong chiều xuân với vẻ đẹp yên bình, tươi sáng. => Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại -> đặc trưng độc đáo: ngôn ngữ, h/ả thơ giàu tính sáng tạo. => Lưu ý: Một vài đặc điểm của thơ mới: - Thể thơ sâu sắc, tinh tế cảm xúc, tâm trạng của cái tôi trữ tình trước c/s, thiên nhiên, t/y, đất nước... - Cái tôi trữ tình trong thơ Mới thường mang tâm trạng cô đơn, buồn bã nhưng cũng đầy khao khát. - Thơ mới đánh dấu sự đột phá trong nghệ thuật sáng tạo ngôn từ: ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, táo bạo, mới mẻ, vẫn phát huy được sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Bút pháp lãng mạn. Phần B: Cách phân tích một đoạn thơ, bài thơ. 1. Yêu cầu: - Bài viết có bố cục chặt chẽ ( 3 phần: MB, TB, KB ). - Làm rõ được nội dung, nét đặc sắc nghệ thuật và giá trị tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ. 2. Cách làm: a) MB: - Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ. - Trích dẫn chính xác đoạn thơ cần phân tích. b) TB: *Đối với việc phân tích một đoạn thơ: - Nêu khái quát nội dung bao trùm cả đoạn thơ. - Làm rõ nội dung cụ thể thông qua việc tìm hiểu các yếu tố nghệ thuật: + Từ ngữ ( h/ả, hình tượng, biểu tượng ): chọn lọc những từ ngữ đặc sắc, khái quát: -> Từ ngữ đó p/á, thể hiện cái gì ( giải mã ý nghĩa từ ngữ ). -> Từ ngữ đó gợi ra điều gì (giải mã các cấp độ biểu hiện của từ ngữ ) -> Việc sử dụng từ ngữ đó tạo ra ấn tượng cảm xúc gì. + Các biện pháp tu từ ( từ vựng, cú pháp ): -> Chỉ rõ biện pháp tu từ. -> Nêu tác dụng việc sử dụng biện pháp tu từ. -> Làm rõ hàm ý, nghĩa ẩn của câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ. - So sánh phương thức biểu hiện của tác giả ( cách dùng từ, biện pháp tu từ, chủ đề, đề tài được lựa chọn ) với phương thức biểu hiện của các nhà thơ khác ở những bài thơ cùng đề tài-> đặc trưng bút pháp nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật của tác giả. * Đối với một bài thơ: - Phân chia thành các phần. - Tiến hành phân tích từng phần. - Khái quát, tổng hợp về đặc điểm nội dung, nghệ thuật, tư tưởng... c) KL: - Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, bài thơ đã phân tích. 3. Lập dàn ý cho bài văn phân tích khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của HMT. a) MB: - HMT và mối tình đầu với người con gái Vĩ Dạ. - Bài thơ ĐTVD: những xao xuyến bâng khuâng và mối tình đầu đơn phương được thể hiện hết sức trong sáng. - Khổ thơ đầu: Sao anh... mặt chữ điền. b) TB: * Khổ thơ mở ra khung cảnh làng quê VD trong buổi sớm mai với những sắc màu tươi sáng, trong trẻo. - Câu thơ đầu: Câu hỏi tu từ- Lời mời gọi tha thiết. - Lời trách móc nhẹ nhàng. -> của người con gái VD ( trong tưởng tượng của nhà thơ ) - Cảnh thôn vĩ đẹp: + Hàng cau đón nắng-----Kg làng quê VN thân thương. Cái nhìn hướng về VD của người xa Cảnh bình minh đẹp hữu tình. + Nắng mới lên: nắng ban mai tinh khiết. + Vườn:- kg quen thuộc của xứ Huế. - vườn ai ( kg riêng ) - mướt: xanh mượt mà, nõn nà, tươi tốt. - biện pháp so sánh: xanh như ngọc-> trong trẻo, thanh quý. - Con người xứ Huế dịu dàng, e ấp, chan hoà với thiên nhiên: + mặt chữ điền - gợi nhiều liên tưởng- con gái: dịu dàng, e ấp. - con trai: mạnh mẽ, chân thật, phúc hậu. + lá trúc che ngang...: cảnh và người hài hoà, thân thiện. * Khổ thơ gợi lên một khung cảnh đẹp, một kg tươi tắn, trong trẻo, ấm cúng. Từ đó, thấy được tình yêu mến, khát vọng trở về của chủ thể trữ tình với VD. * Giọng thơ ngọt ngào, tha thiết. H/ả trong sáng, từ ngữ gợi cảm. c) KL: - Khổ thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc và đẹp đẽ. - Cảm nhận được t/y, những cảm xúc ngọt ngào của HMT khi hướng về VD, quê hương của người con gái trong trái tim nhà thơ. Phần C: Luyện tập. Thông qua bài tập củng cố lại kiến thức đã học. BT1. Tìm nội dung của các ô chữ hàng ngang bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Từ đó tìm ra từ chìa khoá chứa chủ đề ô chữ. Từ khoá là một từ gồm 15 chữ cái. 1 2 3 4 5 6 7 8 1. " Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm " là câu thơ trong sáng tác của ai? 2. " Tinh thần thơ xưa là ở chữ ta. Còn bây giờ là thời của..."? 3. Một tình cảm đặc biệt giữa con người. Thơ ca, nhạc, hoạ và hết thảy các nghệ thuật đều đề cao, ca ngợi và tôn vinh nó. 4. CM/8 của VNam nổ ra vào năm nào? 5. Trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư có h/ả một con vật ngơ ngác, lạc lối trong rừng thu. ở một bài thơ của XDiệu cũng có h/ả ấy. Đó là h/ả nào? 6. Từ diễn tả tính cách một con người mơ mộng, nhìn c/sống màu hồng và đôi khi có những ý nghĩ xa rời thực tế. 7. Tác giả của bài Nhớ rừng. 8. Tên cuốn sách của HThanh - Hoài Chân có ý nghĩa lí luận sâu sắc, khái quát được toàn bộ đặc điểm và chặng đường phát triển của một thời đại thi ca VNam. * Gợi ý đáp án: 1. XDiệu: một nhà thơ có phong cách độc đáo, mới nhất trong các nhà thơ mới. 2. Chữ tôi: Toàn bộ tinh thần thơ mới là ở chữ tôi. 3. Tình yêu: một đề tài lớn được nhiều nhà thơ mới thể hiện. 4. 1945: thời điểm kết thúc sự thịnh vượng của thơ mới. 5. Con nai: các nhà thơ mới thường thấy mình lẻ loi, cô đơn, lạc lõng giữa c/đời -> h/ả con nai ngơ ngác: Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô ( LTL ) Tôi như con nai bị chiều đánh lưới Chẳng biết đi đâu đứng sầu bóng tối ( XD ) 6. Lãng mạn: đặc trưng bút pháp nghệ thuật thơ mới. 7. Thế Lữ: Chủ soái đầu tiên của phong trào thơ mới. 8. Thi nhân VNam: khái quát đặc điểm và giới thiệu tinh hoa thơ mới. -> Từ khoá cần tìm: phong trào thơ mới. BT2: Tìm tên các nhà thơ được nói đến. 1. Sông Đà, núi Tản thành tên Nước non xa cách không quên lời thề. ( Tản Đà ) 2. Nhà thơ không có tuổi già Chiếc hôn tràn ngập sóng và biển xanh ( XD ) 3. Suốt đời sóng gió lênh đênh Câu thơ đắng chén rượu tình dở dang Con đò lỡ bước sang ngang Nét chân quê vẫn vẹn nguyên trong hồn( Nguyễn Bính ) 4. Trái tim đỏ thắm chia ba Phần cho thơ để đơm hoa cuộc đời ( Tố Hữu ) 5. Một mình một cõi ngông nghênh Nợ đời trả hết xông xênh bò vàng( Nguyễn Công Trứ ) 6. áo bông ngày nắng mặc vào Cười cay đắng để mắt trào lệ đau Cuộc đời lắm nỗi bể dâu Câu thơ còn mãi đậm sâu nhân tình ( TX ) 7. Trời sinh ra kiếp phong tình Nữ nhi gánh chịu một mình đắng cay Nổi trôi thân phận đoạ đày Dẫu lòng tan nát vẫn đầy khát khao( HXH ) 8. Trái tim mang nặng mối sầu Ngàn năm khát đợi cây cầu ngang sông ( HCận ) BT3: Điền vào chỗ trống trong văn bản dưới đây tên các bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn 11. Xin gửi lại mối sầu vạn thuở Tràng Giang mênh mông không bóng một con đò Không cầu nối cho hai bờ khát vọng Dẫu đợi chờ tình vẫn mãi như không Vầng trăng khuyết nhẹ trôi trên bến vắng Bóng ai ngang qua áo trắng đến nghẹn lòng Đây thôn Vĩ Dạ với hàng cau đón nắng Đợi ai về mà cứ mãi chờ mong Đành xa cách niềm tương tư bỏ lại Thôn Đoài - Thôn Đông cách mấy đoạn trường Mưa bụi đổ đường trơn em ngần ngại Để giàn trầu xanh mãi những yêu thương Tình yêu đến rồi đi không hẹn trước Mùa xuân sang rồi lặng lẽ xuân qua Ta dẫu muốn vội vàng không giữ được Ngày xuân qua hi vọng hoá hoang đường Thế là hết, chỉ mình ta lặng lẽ Con đường quê cỏ trắng xoá ngày mưa Chiều xuân ấy em đi không trở lại Một mình ta tưởng thiếu hoá ra thừa.

File đính kèm:

  • docOn tap van 11CD1.doc
Giáo án liên quan