Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9

I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:

Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một việc làm thường xuyên. Để có học sinh giỏi văn thì cần thành lập đội tuyển. Xuất phát từ những yêu cầu đó, phòng GD- ĐT Đông Hải chủ trương phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là điều rất cần thiết. Trong khi chất lượng học sinh giỏi văn của huyện ta còn khiêm tốn thì việc bồi dưỡng cho giáo viên được ưu tiên tiến hành.

Đứng trước yêu cấp bách đó , là giáo viên dạy văn ta phải suy nghĩ gì ? Có hành động như thế nào để nâng cao chất lượng dạy văn?

Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo thật sự quan tâm trong bối cảnh dạy văn hiện nay!

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

- Chất lượng học sinh giỏi văn của chúng ta chưa cao.

- Học sinh chưa thật sự yêu thích môn văn, nếu được chọn vào môn văn thì các em miễn cưỡng đi học.

- Để có được học sinh giỏi văn thì cần có một thời gian bồi dưỡng nhất định.

- Về phía giáo viên: nhìn chung là có quyết tâm cao, nhưng còn một số đồng chí chưa có nhiệt huyết trong việc bồi dưỡng mà chỉ xem là nhiệm vụ được phân công.

- Về chế độ bồi dưỡng học sinh giỏi thì ở một số trường việc này giao cho giáo viên nào còn thiếu tiết. Vì thế dẫn đến có một số giáo viên chưa có tinh thần trách nhiệm cao khi bồi dưỡng.

- Việc bồi dưỡng chưa được thực hiên liên tục, mà còn mang tính phong trào, đến hẹn lại lên.

- Giáo viên trong toàn huyện chưa có cách nhìn thống nhất quan điểm bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi người mỗi cách chưa đồng nhất.

- Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9” để giáo viên có diễn đàn cùng nhau trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh vào những năm sau đạt hiệu quả hơn.

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN A : PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một việc làm thường xuyên. Để có học sinh giỏi văn thì cần thành lập đội tuyển. Xuất phát từ những yêu cầu đó, phòng GD- ĐT Đông Hải chủ trương phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là điều rất cần thiết. Trong khi chất lượng học sinh giỏi văn của huyện ta còn khiêm tốn thì việc bồi dưỡng cho giáo viên được ưu tiên tiến hành. Đứng trước yêu cấp bách đó , là giáo viên dạy văn ta phải suy nghĩ gì ? Có hành động như thế nào để nâng cao chất lượng dạy văn? Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo thật sự quan tâm trong bối cảnh dạy văn hiện nay! II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Chất lượng học sinh giỏi văn của chúng ta chưa cao. - Học sinh chưa thật sự yêu thích môn văn, nếu được chọn vào môn văn thì các em miễn cưỡng đi học. - Để có được học sinh giỏi văn thì cần có một thời gian bồi dưỡng nhất định. - Về phía giáo viên: nhìn chung là có quyết tâm cao, nhưng còn một số đồng chí chưa có nhiệt huyết trong việc bồi dưỡng mà chỉ xem là nhiệm vụ được phân công. - Về chế độ bồi dưỡng học sinh giỏi thì ở một số trường việc này giao cho giáo viên nào còn thiếu tiết. Vì thế dẫn đến có một số giáo viên chưa có tinh thần trách nhiệm cao khi bồi dưỡng. - Việc bồi dưỡng chưa được thực hiên liên tục, mà còn mang tính phong trào, đến hẹn lại lên. - Giáo viên trong toàn huyện chưa có cách nhìn thống nhất quan điểm bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi người mỗi cách chưa đồng nhất. - Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9” để giáo viên có diễn đàn cùng nhau trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh vào những năm sau đạt hiệu quả hơn. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng : - Đội ngũ giáo viên cốt cán chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi THCS. - Học sinh giỏi của khối 9. 2. Phạm vi đề cập : - Tất cả những vấn đề cần phải bàn xung quanh việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn. - Với thời gian có hạn, chuyên đề tập trung giải quyết hai câu hỏi: + Thứ nhất : Thế nào là bài văn hay? + Thứ hai : Làm thế nào để viết bài văn hay ? IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Thông qua chuyên đề này, mục đích của chúng tôi là tạo ra một diễn đàn cho các đồng chí giáo viên dạy ngữ văn trao đổi và rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. - Định hướng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi những năm tiếp theo. PHẦN B : PHẦN NỘI DUNG: I. CỞ SỞ LÍ LUẬN : Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng… Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, buông lỏng trong quản lí, dẫn tới điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng việc dạy văn hóa sao cho học sinh học thật giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ , bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode,… tệ hại hơn các em còn hành hung thầy cô giáo ngay trên bục giảng… Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” . Công văn số 307/KH-Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như một làn gió mới mang đến sự lạc quan và là kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng tổ chức xây dựng chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, ngành giáo dục Đông Hải đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bồi dưỡng HSG, góp phần vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà, cho tỉnh. Bồi dưỡng HSG là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm dạy học. Chương trình bồi dưỡng được nâng cao so với chương trình giáo dục chính khóa của Bộ GDĐT; Thời gian và phương pháp bồi dưỡng được các trường vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể …Có thể nói đây là hoạt động dạy học ở trình độ cao, đòi hỏi người dạy và người học phải có năng lực và tố chất cần thiết; đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục phải có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng giải pháp phù hợp với đặc thù của công tác bồi dưỡng HSG. Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng HSG gặp nhiều khó khăn . Vì thế thành tích và chất lượng của HSG bị giảm sút so với trước đây và nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh. Đây chính là thời điểm để toàn ngành giáo dục huyên Đông Hải nhìn lại mình, tự đánh giá và nổ lực vươn lên. Từ những thực tế trên Phòng GDĐT quyết định tổ chức mở chuyên đề về công tác bồi dưỡng HSG để cho các đồng chí dạy văn và bồi dưỡng HSG văn bàn bạc và trao đổi nhằm nâng cao chất lượng HSG cho những năm tới . Cũng với tinh thần đó, chuyên đề này nêu lên thực trạng và kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp để giúp các đồng chí dạy văn có thêm cơ sở để tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng thi HSG. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Bước 1: Về công tác tổ chức . 1. Xây dựng kế hoạch : - Nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG vào đầu năm học, các kế hoạch này phải mang tính kế thừa. - Kế hoạch cần phải chi tiết, cụ thể từng nội dung. - Kế hoạch cần có sự đóng góp xây dựng các tổ trưởng, đặc biệt là những người được phân công bồi dưỡng HSG. 2. Phân công giáo viên giảng dạy : - Chú trọng phân công giáo viên có năng lực , có tâm huyết với nghề. - Bố trí thời gian, địa điểm hợp lí để giảng dạy nâng cao chất lượng. - Yêu cầu giáo viên được phân công giảng dạy soạn và thông qua đề cương giảng dạy bộ môn mình phụ trách. 3. Công tác phối hợp: Cần phải phối hợp các tổ chức trong nhà trường, kết hợp chặt chẻ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường và phụ huynh của các em trong đội tuyển HSG của trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. 4. Thành lập đội tuyển : Việc thành lập đội tuyển phải dựa trên cơ sở năng lực thật sự của các em. Ngoài ra , chúng ta cần chú ý đến tâm lí của các em, tìm hiểu xem các em có yêu thích môn văn không? Vì HSG thì đa số là các em đều giỏi ở nhiều môn, ta cần chọn các em vào đội tuyển dựa trên sự tự nguyện của các em, tránh áp đặt. Môn văn có đặc thù nghiêng về cảm xúc, nếu các em không yêu thích thì kết quả học tập không cao. Bước 2 :Xác định nội dung cần bồi dưỡng: I. Khái quát kiến thức lí thuyết. A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9. - Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. - Giống nhau : trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ sung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau: - Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét. - Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9. Nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 có hai loại : - Nghị luận chính trị xã hội. - Nghị luận văn học. Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiểu bài văn nghị luận, còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới . B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý. * Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội. 1. Phân loại : - Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. + Nghị luận về một hiện tượng xã hội. + Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 2. Một số điểm giống nhau: 2.1. Loại: Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích: - Mục đích: Nhằm để hiểu - Các bước: + Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì? hiện tượng đó biểu hiện ra sao? dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì? + Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao? + Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, các bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh: - Mục đích: Tạo sự tin tưởng. - Các bước: + Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. + Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận: - Mục đích: Tạo sự đồng tình. - Các bước: + Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. + Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. 3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài 3.1. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 3.1.1. Đề tài: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, thái độ vô cảm, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ, tình thương và hạnh phúc...). - Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). - Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...). 3.1.2. Dàn ý lí thuyết nghị luận tư tưởng đạo lí: a. Mở bài : Gợi – Đưa- Báo Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận. Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra. Báo : Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (Có tính chuyển ý ) b. Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh. Giải: Giải thích các tư tưởng đạo lí tác động đến hoàn cảnh xung quanh, giải thích từ , giải thích khái niệm. Phân : Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí (Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh). Bác : Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí ( dùng dẫn chứng từ trong cuộc sống và văn học để chứng minh) Đánh : Đánh giá ý ngĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận. 3. Kết bài : Tóm – Rút – Phấn Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề nghị luận. Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống. Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận. 3.1.3. Một số đề tham khảo . - Đề 1:Suy nghĩ về thái độ vô cảm của giới trẻ hiện nay. - Đề 2: Em có cảm nhận gì về lòng nhân ái. - Đề 3: Suy nghĩ của erm về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn. - Đề 4: Quan điểm của em về lòng yêu quê hương. - Đề 5 : Suy nghĩ của em về câu thơ “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn” ( Một khúc ca – Tố Hữu) - Đề 6 : Tình thương là hạnh phúc của con người. - Đề 7 : Em có suy nghĩ về lòng trung thực. - Đề 8 : “Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”, em cảm nhận câu này như thế nào ? - Đề 9 : Nêu suy nghĩ về Bác Hồ vị lảnh tụ vĩ đại. 3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 3.2.1.Đề tài: - Chấp hành luật giao thông. - Sự biến đổi khí hậu. - Ô nhiễm môi trường. - Nạn bạo hành trong gia đình. - Bạo lực học đường. - Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn. - Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng. - Những tấm gương người tốt việc tốt. - Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. - Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ. - Tiêu cực trong học tập và các tệ nạn trong XH. - Sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay. * Lưu ý: - Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ để dễ nhận diện: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). - Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). - Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...). 3.2.2. Dàn ý lí thuyết nghị luận xã hội: a. Mở bài : Gợi – Đưa - Báo Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần ngị luận. Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra. Báo : Là báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( Có tính chuyển ý ). b. Thân bài : Thực- Nguyên – Hậu – Biện Thực : Nêu lên thực trạng đời sống đưa ra nghị luận. Nguyên : Là nguyên nhân nào xãy ra hiện tượng đời sống đó.( nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan). Hậu : Là hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả xấu. Biện : Là biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặng ( nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển ( nếu hậu quả tốt) c. Kết bài : Tóm- Rút- Phấn Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề ngị luận. Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống. Phấn : Phấn đấu , bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận. 3.2.3. Một số đề tham khảo: - Đề 1: Em có suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. - Đề 2 :Quanh em có một số bạn lơ là trong học tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn. - Đề 3 : Hiên tượng chán học của học sinh hiện nay. - Đề 4 : Suy nghĩ của các em về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất ,sóng thần, núi lửa…đang gây nên hiểm họa khôn lường cho nhân loại. - Đề 5: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập unesco đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự hoàn thiện mình. - Đề 6 : Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. - Đề 7 : “Hãy nói không với thuốc lá và ma túy trong nhà trường!” Quan điểm và suy nghĩ của em về hành động đó. - Đề 8: Suy nghĩ của em về bệnh “vô cảm”trong đời sống hiện nay. - Đề 9: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông. - Đề 10: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miến Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước lập quỹ giúp đở các nạn nhân nhằm phần nào cải thiên cuộc sống và xoa dịu nổi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó. 3.3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 3.3.1.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học,(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học). 3.3.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát: a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). 3.3.3.Một số đề tham khảo -Đề 1 : Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh Châu. -Đề 2: “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao! Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam. -Đề 3 : Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết : “ Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều.” Quan điểm của em về tình yêu quê hương * Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học 1. Phân loại: Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Khái niệm: - Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể. - Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy. 3. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm văn học. Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm: - Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tác phẩm là gì? Tác phẩm có mấy luận điểm? Những luận cứ nào làm sáng tỏ những luận điểm đó. Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v Bước 2: Trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung): - Phân tích đặc điểm nhân vật. - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật. - Phân tích một vấn đề của tác phẩm văn học. - Phân tích tác phẩm văn học. Bước 3: Lập dàn ý lí thuyết: a. Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích. - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. - Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). b. Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó). - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Bước 4 :Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ. 1. Phép so sánh (tu từ): a. Định nghĩa : Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra để đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn, có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn. Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật, có hai vế, vế so sánh và vế được so sánh. Giữa hai vế thường có từ so sánh: như , tựa bằng , đồng Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa A B b- Khi phân tích ta làm như sau: * Cách viết: tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc . Bài tập: Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì, nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ đó . Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá) * Cách làm: Cách so sánh của nhà thơ Huy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “mặt trời xuống biển” so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn. Từ đó thêm yêu quý đất nước của chúng ta . 2. Phép ẩn dụ : a. Định nghĩa: Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo, người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm. đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) . Ví dụ : Thân em vừa trắnng lại vừa tròn (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) - Nghĩa đen: bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng - Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn . b. Khi phân tích ta làm như sau: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc . c. Bài tập : Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác) Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? Phân tích giá trị biểu cảm ? Cách viết: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đọc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng), một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh, đem lại cơm no áo ấm cho dân tộc Việt Nam. Từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. 3. Phép nhân hoá : a. Định nghĩa: Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gắn cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người. Đó là phép nhân hoá . * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn. (Tố Hữu – Bác ơi) b. Bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau : - Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã gắn hành động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi cảm xúc … - Thực hành : cho câu thơ sau : Sóng đã cài then đêm sập cửa ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá ) - Tìm phép nhân hoá ? - Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ? - Cách phân tích: Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gắn hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về

File đính kèm:

  • docchuyen de van9.doc