Chuyên đề Chủ đề 3: sức khỏe gia đình

Dinh dưỡng sức khoẻ

- Phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản.

- Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt.

- Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định

 

doc173 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Chủ đề 3: sức khỏe gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH (Thời gian thực hiện: 5 tuần từ ngày 28/ 10 đến ngày 29/ 11/ 2013) I. MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất * Dinh dưỡng sức khoẻ - Phân biệt ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, biết lựa chọn các thực phẩm theo sở thích của gia đình, kể được tên 1 số món ăn ở nhà và cách chế biến đơn giản. - Biết giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và người thân trong gia đình. Có thói quen và thực hiện các thao tác rửa tay bằng xà phòng, đánh răng, rửa mặt. - Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết. Biết tự thay tất, quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi quy định. - Nhận biết được 1 số vật dụng, nơi nguy hiểm và cách phòng tránh. - Biết nói với người lớn khi ốm, mệt và đau. * Thể dục vận động - Thực hiện và phối hợp nhịp nhàng các hoạt động: - Bật sâu, bật xa, ném xa, đi, chạy.... - Thực hiện được các vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay. Tự rót nước không đổ ra ngoài. 2. Phát triển nhận thức - Biết họ tên, một số đặc điểm và sở thích của người thân trong gia đình. - Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình. - Biết công việc của mỗi thành viên trong gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ. - Phát hiện sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ. - Sở thích của người thân trong gia đình - Phân biệt được đồ dùng gia đình theo 2,3 dấu hiệu. Biết so sánh các đồ dùng, vật dụng trong gia đình và sử dụng các từ to nhất - to hơn - thấp hơn - thấp nhất… - Biết về ngày hội của các thầy các cô ngày 20/11 3. Phát triển ngôn ngữ - Biết bày tỏ tình cảm, nhu cầu, mong muốn, suy nghĩ của mình bằng lời nói. - Biết lắng nghe, đặt và trả lời câu hỏi. - Kể lại được 1 số sự kiện của gia đình theo trình tự, có logíc. - Có thể miêu tả mạch lạc về đồ dùng, đồ chơi của gia đình. - Thích sách và chọn sách theo ý thích về chủ đề. - Thích nghe đọc thơ, đọc sách và kể chuyện diễn cảm về gia đình. - Biết sử dụng lời nói, có kĩ năng giao tiếp, chào hỏi lễ phép lịch sự. - Nhận biết kí hiệu chữ viết. 4. Phát triển về tình cảm xã hội - Biết tạo ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hoà về các đồ dùng gia đình, các kiểu nhà, các thành viên trong gia đình. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp với tác phẩm có liên quan đến chủ đề gia đình. - Nhận ra cái đẹp của nhà cửa qua việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Biết thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát, múa, vận động theo nhạc. - Biết ơn các cô 5. Phát triển thẩm mỹ - Nhận biết cảm xúc của người thân trong gia đình, biết thể hiện cảm xúc phù hợp. - Thực hiện một số quy tắc trong gia đình: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi. - Biết cách ứng xử với các thành viên trong gia đình: lễ phép, tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết. - Có ý thức về những điều nên làm không nên làm, khoá nước khi rửa tay xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, cất đồ dùng đúng nơi quy định. - Mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày. II. MẠNG NỘI DUNG - Bố mẹ, anh chị em - Công việc của các thành viên trong gia đình - Họ hàng (ông, bà, cô, dì, chú, bác) họ hàng bên nội, bên ngoại. - Cách gọi bên nội, bên ngoại - Những ngày họ hàng thường tập trung (ngày giỗ, lễ tết…). - Biết gia đình cần được vui vẻ hạnh phúc. - Trẻ được tham gia vào các hoạt động cùng mọi người- Đồ dùng và phương tiện đi lại - Biết các thực phẩm cần thiết cho gia đình. - Biết cần ăn uống hợp lý và giữ vệ sinh. - Nhu cầu tình cảm của gia đình: - Hoạt động thường ngày và ngày nghỉ của gia đình. - Trẻ biết ngày 20/ 11 là ngày nhà giáo việt nam. Biết tình cảm của cô dành cho các bé và công việc của cô giáo. - Trẻ biết kính trọng, biết lễ phép, biết lớp học là gia đình lớn của bé Nhu cầu gia đình Gia đình bé Ngày hội 20/11 GIA ĐÌNH Ngôi nhà gia đình ở Đồ dùng gia đình - Địa chỉ của gia đình. - Ngôi nhà gia đình ở và cùng chung sống. - Biết dọn dẹp sạch sẽ, ngọn ngàng. - Biết có nhiều kiểu nhà khác nhau, biết một số vật liệu làm được nhà ở. + Nhà được làm bằng những loại vật liệu khác - Trẻ biết gia đình cần đồ dùng gì - Công dụng, chất liệu của đồ dùng gia đình mình. - Phân loại đồ dùng theo công dụng, chất liệu. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG Chủ đề nhánh: Đồ dùng gia đình (Thực hiện 1 tuần từ ngày 11/11 đến ngày 15/11/2013) Âm nhạc: - Hát vận động: Nhà của tôi, Bé quét nhà, Bà còng đi chợ… - Nghe hát: Ru con mùa đông, Bàn tay mẹ Tạo hình: - Vẽ , cắt, nặn, xé dán theo chủ đề. - Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ những đồ dùng trong gia đình - Trò chuyện tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo công dề một số đồ dùng trong gia đình - Lễ phép, lịch sự với người thân trong gia đình. - Trò chuyện về ngày 20/11 - Trẻ biết ý nghĩa ngày hội dành riêng cho các thầy cô giáo - Biết được tình cảm của cô dành cho các bạn PTTM PTNT PTTC-XH ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH PTNN PTTC * Thơ: - Giữa vòng gió thơm, Làm anh, chia bánh * Truyện: - Ba cô gái, Hai anh em, Ai đáng khen nhiều hơn - LQCC: e, ê Dinh dưỡng: - Giới thiệu món ăn trong gia đình: các thực phẩm cần dùng cho gđ và lợi ích. - Giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để cơ thể khoẻ mạnh. Thể dục: - Ném xa bằng hai tay - Đi, chạy, đi kết hợp các kiểu chân, tập các động tác tay, chân, bụng, bật… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN Chủ đề nhánh : Đồ dùng gia đình (Thực hiện 1 tuần từ ngày 11/11 đến ngày 15/11/2013) Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ TDS - Nhắc trẻ chào cô, chào bố, mẹ, cất đồ dùng cá nhân vào tủ. Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề gia đình - Thứ 2, 5 tập TD toàn trường. - Thứ 3, 4, 6 tập với bài hát: “ Đồ dùng bé yêu” TCDG - Rồng rắn lên mây, chi chành, nu na nu nống, mèo đuổi chuột, kéo co. Hoạt động học PTNT: KPKH: Tìm hiểu khám phá một số đồ dùng trong gia đình PTTC Thể dục: Ném xa bằng hai tay PTNN LQCC: e, ê PTNN Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn PTTM Âm nhạc: Bé quét nhà Hoạt động ngoài trời QS: Vườn rau - TCVĐ: Cuốc đất gieo hạt - CTD QS: Công việc của các cô cấp dưỡng TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - CTD QS: Thời tiết TCVĐ: Mèo đuổi chuột - CTD QS: Đồ dùng để uống TCVĐ: Rồng rắn lên mây - CTD QS: Đồ dùng để ăn TCVĐ: Kéo co - CTD Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bán hàng, bác sỹ, nấu ăn, mẹ con - Góc học tập: Xem sách và tranh truyện về chủ đề - Góc nghệ thuật: Trẻ hát các bài hát về gia đình. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt lá sâu, úa, tưới cây cảnh Hoạt động chiều Ôn kỹ năng đánh răng Ôn các bài hát về chủ đề Ôn chữ cái Sắp xếp lại giá góc Nêu gương cuối tuần KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh : Đồ dùng gia đình TT Tên góc Yêu cầu Chuẩn bị Tiến hành 11 Góc xây dựng: Trẻ xây dựng ngôi nhà của bé Trẻ biết lắp ghép các kiểu nhà khác nhau để tạo thành một làng xóm nơi bé ở Đồ lắp ghép, nút hình, gạch xây hàng rào - Trẻ dùng gạch xây hàng rào và lắp ghép ngôi nhà gia đình mình, dùng nút hình xây các khu vực khác nhau: vườn rau, aocá, khu chăn nuôi - Trồng cây xanh, cây hoa, cây ăn quả ở ngôi nhà bé 22 Góc phân vai: Trẻ chơi bán hàng, bác sỹ, nấu ăn, mẹ con Trẻ thực hiện vai chơi, thể hiện được tính cách nhân vật Đồ dùng, đồ chơi: Vỏ hộp thuốc, hoa, quả rau, bếp ga, xoong, nồi, bát đũa bằng nhựa - Chơi gia đình đưa con đi học - Cửa hàng bán đồ dùng, đồ chơi - Bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân 33 Góc học tập: Trẻ xem sách về chủ đề Trẻ biết cách giở sách đúng cách: từng trang một, không làm rách sách Một số tranh truyện, sách về chủ đề cho trẻ xem - Trẻ ngồi bàn và xem sách, truyện tranh, trò chuyện cùng nhau về nội dung có trong tranh 44 Góc nghệ thuật: Trẻ hát múa các bài hát về gia đình Trẻ thể hiện các bài hát tình cảm về gia đình Sắc xô, phách gõ, trống lắc - Múa hát các bài hát về chủ đề kết hợp với dụng cụ âm nhạc 55 Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây Trẻ biết chăm sóc cây cảnh Bình tưới, sọt rác, khăn lau - Cô hướng dẫn trẻ chăm sóc cây, lau lá cây, nhặt bỏ lá sâu, lá úa THỂ DỤC SÁNG Tập kết hợp theo lời bài hát: “ Đồ dùng bé yêu ” 1. Mục đích yêu cầu - Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác nhịp nhàng kết hợp với lời bai hát “ Đồ dùng bé yêu” - Kỹ năng : Phát triển cơ tay chân, trẻ tập dứt khoát, phù hợp -Thái độ: Thường xuyên tập thể dục sáng, rèn luyện sức khỏe. 2. Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng, sắc xô 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Khởi động + Cho trẻ đi các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô, chạy nhanh, chạy chậm, đi khom người. *Hoạt động 2: - Hô hấp “ Thổi bóng bay” * BTPTC: Tập KH theo lời bài hát: “Đồ dùng bé yêu” + Động tác tay: Hát lần 1: Nhịp 1 hai tay đưa sang ngang, chân rộng bằng vai, nhịp 2 tay cao, mắt hướng theo tay, nhịp 3 về tư thế nhịp 1, nhịp 4 về TTCB + Động tác chân: Hát lần 2: Nhịp 1 hai tay sang ngang, nhịp 2 tay đưa ra trước, khuỵu gối, nhịp 3 về tư thế nhịp 1, nhịp 4 về TTCB + Động tác lườn: Hát lần 3: Nhịp 1 hai tay sang ngang lòng bàn tay ngửa, nhịp 2 tat trái chống hông tay phải dưa lên cao nghiêng sang trái, nhịp 3 như nhịp 1, nhịp 4 về TTCB. + Động tác bật: Hát lần 4: bật chụm tách chân *Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ *Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng - Trẻ thực hiện (Đội hình 2 hàng ngang) x x x x x x x x x x X - Trẻ tập theo cô - Trẻ tập theo cô - Trẻ tập theo cô - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện Thứ 2, ngày 11 tháng 11 năm 2013 I. Đón trẻ - trò chuyện - thể dục sáng - Đón trẻ: Cô giáo gợi ý hướng trẻ vào góc chơi - Trò chuyện: Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề - Thể dục sáng: Trẻ tập thể dục toàn trường II. Hoạt động học PTNT: Trò chuyện tìm hiểu về một số đồ dùng trong gia đình 1. Mục đích yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số đồ dùng trong gia đình ( Bát, đũa - thìa, đĩa, xoong, cốc, chén...) * Kỹ năng : - Trẻ phân loại được một số đồ dùng gia đình theo công dụng (đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để đun nấu....) - Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý, và ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ qua các trò chơi. *Thái độ - Giúp trẻ thêm mạnh dạn tự tin, biết phối hợp chơi cùng bạn trong nhóm - Giáo dục trẻ biết cách sử dụng và ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình. 2. Chuẩn bị: a. Đồ dùng của cô: - Máy tính, một số hình ảnh về đồ dùng trong gia đình - Bài hát “ Niềm vui gia đình, bài hát: “Đồ dùng bé yêu” - Một số đồ dùng bằng vật thật: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc, chén, ấm… b. Đồ dùng của trẻ: - Hình vẽ các đồ dùng gia đình: bàn là, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bát, thìa, quần, áo, ... - Mỗi nhóm có: bát, đũa, đĩa, xoong, cốc chén, ấm…. 3. Cách tiến hành Hoạt động cô Hoạt động trẻ * Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú. - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề gia đình - Cho trẻ kể về một số đồ dùng mà bé biết trong gia đình bé. - Cô có món quà tặng các con đấy các con có muốn bíết cô tặng chúng mình quà gì không? + Vậy các bạn cùng thành lập thành 3 nhóm, nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3. - Các nhóm đã sẵn sàng chưa? Vậy mời các nhóm cùng chơi trò chơi với cô nhé. Đó là trò chơi “ Thử tài đoán vật ” - Các nhóm cùng nhìn lên màn hình và đoán nhanh tên các đồ vật nhé. - Ban tổ chức tặng cho mỗi nhóm một hộp quà Tất cả các nhóm cùng tham gia một phần thi . Đó là phần thi "Cùng khám phá ". * Hoạt động 2: "Khám phá". - Cùng tìm hiểu về : Bát, đũa, xoong, chảo, ấm, cốc Cô hướng dẫn cách chơi. Chia làm 3 tổ, tổ 1 chiếc hộp kỳ diệu. Bên trong có: Bát, đũa, đĩa, xoong, cốc, các nhóm bàn bạc thảo luận xem trong hộp có những gì? đặc điểm của đồ vật đó như thế nào? - Đồ vật đó dùng để làm gì? Cho trẻ quan sát và trò chuyện trong 2 phút. Sau đó các nhóm mang chiếc hộp lên cho cô giáo. Cô sẽ đưa ra nhiều câu hỏi tổ nào có nhiều câu trả lời đúng tổ đó sẽ được đến với trò chơi tiếp Bây giờ mời các tổ ý nghe câu hỏi: * Bát: - Đây là cái gì? - Ai có nhận xét gì về cái bát? - Ai có nhận xét khác? ( Bát được làm từ chất liệu gì? dùng để làm gì?) - Cái bát là loại đồ dùng gì? + Đây là gì? Con biết gì về cái bát ? + Cái bát này có đặc điểm gì ? (miệng bát tròn, có viền hoa, có chôn bát giúp bát đứng được) + Cái bát này làm bằng gì ? - Đồ sứ rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình phải như thế nào ? (cẩn thận, nhẹ tay) - Ngoài bát làm bằng sứ chúng ta còn biết những loại bát làm bằng gì khác ? =>Cô chốt lại: Cái bát làm bằng sứ. Đây là đồ dùng để ăn + Ngoài bát làm bằng sứ ra con còn biết bát được làm bằng những chất liệu gì khác? (làm bằng sứ ra thì còn có bát làm bằng inốc, bát phíp, bát thuỷ tinh) * Cho trẻ lần lượt quan sát: đũa, đĩa, xoong, cốc Câu hỏi tương tự như trên *Đũa: - Cái gì đây? - Ai có nhận xét gì về đôi đũa? - Tổ nào nhận xét khác ? - Cách sử dụng đũa như thế nào? ( và cơm, gắp thức ăn, xào nấu) - Có những loại đũa nào? => Chốt lại: Đũa khi dùng phải dùng 2 chiếc thành một đôi đũa mới có thể gắp thức ăn được + Mở rộng: Ngoài chất liệu làm bằng tre gỗ ra thì còn có đôi đũa cũng được làm bằng i nốc. * So sánh bát và đũa : - Bát và đũa có gì giống nhau ? + Giống : Dùng để ăn + Khác : Bát có miệng hình tròn, đứng được, để đựng thức ăn. Đũa để gắp thức ăn, phải dùng 2 chiếc mới gắp được. - Ngoài ra, còn rất nhiều đồ dùng để ăn khác nữa : đĩa, âu, muôi, dĩa... => Khái quát : Các con ạ, bát, đĩa, thìa, đũa...là những đồ dùng trong GĐ dùng để ăn. Bát để đựng cơm, đựng canh. Đĩa để đựng rau, đựng thịt. Thìa để xúc cơm, đũa dùng để gắp thức ăn. Bát đĩa làm từ sứ, thủy tinh rất dễ vỡ nên khi sử dụng chúng mình cần cẩn thận, dùng xong nhớ để vào nơi quy định nhé. * Đĩa: - Cách sử dụng? =>Cô chốt lại. Đĩa có lòng không sâu như bát. Đĩa dùng để đựng thức ăn + Mở rộng: Ngoài đĩa làm từ sứ còn có đĩa men, đĩa phíp, đĩa inốc, đĩa nhựa. * Xoong - Có đặc điểm gì? - Cách sử dụng? + Cô chốt lại: Xoong là đồ dùng để đun nấu thức ăn. + Mở rộng: Xoong làm bằng i nốc, ngoài ra có chất liệu khác như gang, nhôm. * Cho trẻ quan sát cốc câu hỏi tương tự - Con biết những loại cốc nào? - Khi sử dụng cốc chúng mình phải như thế nào? + Cô chốt lại: Cốc làm bằng thuỷ tinh.Cái cốc dùng để uống *So sánh: Cái bát và cái cốc - Cái bát và cái cốc có đặc điểm gì giống và khác nhau? =>Cô chốt lại: cái bát và cái cốc giống nhau đều là đồ dùng gia đình.Cái bát dùng để ăn cơm còn cái cốc dùng để uống. Cái bát làm bằng sứ, cái cốc làm bằng thuỷ tinh. * Hoạt động 3: Ôn luyện, củng cố, trò chơi * Mở rộng: Ngoài đồ dùng để phục vụ ăn uống các con còn biết những đồ dùng nào khác? *Giáo dục: - Chúng ta được khám phá những đồ dùng gì? - Chúng ta cần sử dụng những đồ dùng đó như thế nào? - Giáo dục trẻ biết cách sử dụng khi dùng đồ dùng gia đình xong phải biết giữ gìn sạch sẽ cất gọn gàng . Chú ý khi sử dụng những đồ dùng làm bằng sành, sứ, thuỷ tinh không làm rơi vỡ. Trò chơi : Đội nào nhanh nhất Cách chơi: Mỗi tổ sẽ là một đội đứng xếp thành hàng. Khi có tín hiệu bắt đầu chạy lên và lấy 1 hình ảnh đồ dùng gia đình dán lên bảng. Sau 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều hình ảnh thì sẽ giành chiến thắng Luật chơi: Mỗi thành viên chỉ được lấy 1 hình ảnh trong mỗi lần chơi, trò chơi mở đầu và kết thúc bằng một bản nhạc. - Cô bao quát và thưởng quà sau khi chơi. - Cô nhận xét các nhóm - Chuyển hoạt động khác. Hát: “ Tổ ấm gia đình” - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ kể - Có ạ - Trẻ tạo thành 3 nhóm - Rồi ạ - Trẻ quan sát và đoán - Trẻ lắng nghe - Gọi 2- 3 trẻ trả l ời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nêu ý kiến - 2-3 trẻ tr ả l ời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý kiến. - Trẻ lắng nghe và khám phá cùng cô - Trẻ trả lời - 2-3 Trẻ nêu ý kiến - Trẻ trả lời bằng tre, gỗ - 2-3Trẻ nhận xét . - Trẻ lắng nghe - Trẻ nêu ý kiến - Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô - Trẻ lắng nghe và tham gia trò chơi. - Trẻ lắng nghe và tham gia trò chơi - Trẻ hát III.Hoạt động ngoài trời Quan sát vườn rau .1. Mục đích yêu cầu * Kiến thức : - Giúp trẻ biết tên, đặc điểm của một số loại rau có trong vườn. - Biết ăn uống đủ chất, vệ sinh sạch xẽ. * Kỹ năng : - Rèn kỹ năng quan sát * Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ vườn rau, ăn hết xuất đủ chất để cho cơ thể khỏe mạnh. 2. Chuẩn bị - Địa điểm quan sát, vườn rau. - Giầy dép cho trẻ 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề gia đình - Hát khúc hát dạo chơi dẫn trẻ đi đến địa điểm quan sát. * Hoạt động 2: Quan sát - Cô trò chuyện với trẻ về một số loại rau có trong vườn . + Các con nhìn xem trong vườn rau có những loại rau gì? + Ai có nhận xét gì về vườn rau này? Có những loại rau gì? + Lá có mầu gì? + Người ta trồng rau để làm gì? + Các con đã từng được ăn những loại rau này chưa? - Tại sao chúng mình phải ăn rau? - Điều gì sảy ra khi chúng mình không ăn rau hàng ngày? - Cho trẻ so sánh rau cải và rau ngót để tìm ra điểm giống và khác nhau? - GD trẻ phải trồng rau và chăm sóc rau, ăn rau có nhiều vitamin. * Hoạt động 3: TCVĐ: Cuốc đất gieo hạt - Cô nói cách chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi * Hoạt động 4: Chơi tự do - Cho trẻ chơi với phấn vẽ, hột hạt. Cô nhắc trẻ vẽ đồ dùng trong gia đình mình. - Cô nhận xét sau giờ hoạt động - Trẻ trò chuyện cùng cô -Trẻ ra ngoài quan sát - Trẻ trả lời - Có nhiều rau - Mầu xanh. - Trẻ trả lời - Cung cấp đầy đủ vitamin - Trẻ trả lời - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ vui chơi tự chọn IV. Hoạt động góc - Trẻ chơi theo 5 góc + Góc XD: Xây ngôi nhà của bé + PV: Chơi trò chơi gia đình, Nấu ăn, Chơi bán hàng các đồ dùng gia đình. + Góc HT: Đọc các bài ca dao,tục ngữ về gia đình.Làm sách về gia đình bé, đoán người theo tranh vẽ. +Góc NT: Múa hát các bài về gia đình. Vẽ, xé dán tranh về gia đình. + Góc TN: Chăm sóc vườn hoa cây cảnh V. Hoạt động trưa. - Vệ sinh trẻ - lớp - Chuẩn bị bàn khăn mặt chỗ ngủ cho trẻ - Tổ chức cho trẻ ngủ VI. Hoạt động chiều * Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn phụ * Hoạt động có chủ đích: “ Ôn kỹ năng đánh răng” 1.Mục đích yêu cầu - Trẻ biết đánh răng theo quy trình từng bước một. 2. Chuẩn bị - Mô hình hàm răng, bàn trải, thuốc đánh răng, cốc. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề gia đình, cùng trò chuyện về cách đánh răng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện - Cô làm mẫu cho trẻ nghe, xem 1 lần - Tổ chức cho cả lớp cùng thực hiện - Giáo dục vệ sinh răng miệng sạch xẽ - Trẻ trò chuyện cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe * Cho trẻ chơi trò chơi: Chi chi chành chành * Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ Nhận xét cuối ngày - Sĩ số của lớp là 29 trẻ: Có mặt...........Vắng.............Lý do.............................................. - Sức khỏe của trẻ trong ngày:.............................................................................................. - Hoạt động trẻ thực hiện tốt:................................................................................................ - Hoạt động trẻ chưa thực hiện tốt:...................................................................................... - Biện pháp khắc phục : .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * * * * * * * * * * * * * * * * * Thứ 3, ngày 12 tháng 11 năm 2013 I. Đón trẻ - trò chuyện - thể dục sáng - Đón trẻ: Cô giáo gợi ý hướng trẻ vào góc chơi - Trò chuyện: cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề - Thể dục sáng: Trẻ tập kết hợp theo lời bài hát: “ Đồ dùng bé yêu” II. Hoạt động học PTTC: TD: Ném xa bằng hai tay 1. Mục đích - yêu cầu *Kiến thức - Trẻ biết ném xa bằng hai tay, và dùng sức ném mạnh về phía trước. *Kỹ năng - Rèn sự khéo léo kết hợp nhịp nhàng giữa tay, mắt. * Thái độ - Biết tác dụng của việc tập thể dục, trẻ có thói quen rèn luyện thân thể - Hứng thú tham gia hoạt động 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Phấn, cờ, xắc xô - Đồ dùng của trẻ: Túi cát, rổ 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Khởi động - Vào mỗi buổi sáng chúng mình được xuống sân làm gì? - Tập thể dục có tác dụng gì? - Bây giờ cô và các con cùng nhau tập thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh. + Cô cho trẻ đi các kiểu chân, chạy nhanh, chạy chậm, nâng cao đùi ( Đội hình vòng tròn) *Hoạt động 2: Trọng động - BTPTC: Tập kết hợp theo lời bài hát: “ Đồ dùng bé yêu” + Động tác tay: Hát lời 1 lần 1: Nhịp 1 hai tay đưa sang ngang, chân rộng bằng vai, nhịp 2 tay cao, mắt hướng theo tay, nhịp 3 về tư thế nhịp 1, nhịp 4 về TTCB + Động tác chân: Hát lời 1 lần 2: Nhịp 1 hai tay sang ngang, nhịp 2 tay đưa ra trước, khuỵu gối, nhịp 3 về tư thế nhịp 1, nhịp 4 về TTCB + Động tác lườn: Hát lời 1 lần 3: Nhịp 1 hai tay sang ngang lòng bàn tay ngửa, nhịp 2 tat trái chống hông tay phải dưa lên cao nghiêng sang trái, nhịp 3 như nhịp 1, nhịp 4 về TTCB. + Động tác bật: Hát lời 1 lần 4: bật chụm tách chân - VĐCB: Đội hình hai hàng ngang đứng đối diện nhau - Cô làm mẫu 2 lần - Lần 1 cô làm mẫu hoàn chỉnh không giải thích - Lần 2 cô vừa tập vừa giải thích: Khi có hiệu lệnh “ Vào chỗ ” các con đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát, có hiệu lệnh “Chuẩn bị” hai chân đứng rộng bằng vai hai tay cầm túi cát đưa cao lên đầu hơi gập tay ở phía sau gáy . Khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” thì dùng sức ném mạnh theo về hướng trước, mỗi lần ném 2-3 túi cát. Sau đó nhặt túi cát để vào giổ rồi đi về cuối hàng đứng. - Chúng mình đã rõ cách tập chưa nào? - Gọi 2 trẻ lên tập trước - Lần lượt từng trẻ ở 2 hàng lên thực hiện + Cô quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện. Chú ý sửa sai cho trẻ - Chúng mình vừa được tập bài tập gì? - Tập như thế nào? - Cho trẻ thi đua giữa hai tổ xem tổ nào thực hiện được giỏi hơn, nhanh hơn. - Cô nhận xét hai tổ tập - Trò chơi - trò chơi * Hoạt động 3: TCVĐ: Truyền bóng - Cô phổ biến cách chơi - Cho trẻ chơi theo hình thức thi đua giữa 2 tổ xem tổ nào nhảy nhanh hơn. *Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1- 2 vòng sân - Tập thể dục - Để có sức khỏe tốt x x x x x x x x x x X - Trẻ thực hiện x x x x x x x x x x x x - Trẻ quan sát - Trẻ nghe - Rồi ạ - Trẻ thực hiện - Ném xa bằng hai tay - Trẻ thực hiện - Chơi gì - chơi gì - Trẻ chơi - Trẻ đi lại nhẹ nhàng III. Hoạt động ngoài trời Quan sát công việc của các cô cấp dưỡng 1. Yêu cầu * Kiến thức: - Trẻ biết tên các cô, quan sát và nhận xét về công việc của các cô đang làm *Kỹ năng: - Trẻ được quan sát, ghi nhớ có chủ đích * Thái độ - Trẻ biết ơn tới các cô cấc bác cấp dưỡng, ăn uống lịch sự, hết xuất, không đánh đổ rơi vãi cơm. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm quan sát - Đồ dùng của trẻ: Trang phục cho trẻ, đồ chơi tự do. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích - Chúng mình đang đứng ở đâu? - Trước mặt các con là gì đây? - Chúng mình thấy có những ai đang làm việc ? - Các cô đang làm gì? Nấu cơm cho ai ăn? - Các con nhìn trong nhà xem thấy có những gì? - Những đồ dùng đó dùng để làm gì? - Các con thấy công việc của các cô như thế nào? Có vất vả không? - Điều gì sảy nếu chúng ta không có cơm ăn, không có nước uống? - Chúng mình phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới công lao của các cô? => giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh , ngọn ngàng, sạch xẽ, ăn hết xuất. *Hoạt động 2: TCVĐ: Bịt mắt bắt dê - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần *Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi theo ý thích: Nhặt lá, vẽ phấn, chơi với đồ chơi ngoài trời - Ở trên sân trường - Nhà bếp - Con thấy các cô - Trẻ trả lời - Có bát, xoong - D ựng và nấu thức ăn - Trẻ trả lời - Không sống được - Ngoan, ăn hết xuát , không rơi vãi cơm - Cả lớp chơi. - Trẻ chơi theo ý thích IV. Hoạt động góc + Trẻ chơi theo 5 góc - Góc xây dựng: Trẻ xây dựng ngôi nhà bé ở - Góc phân vai: Trẻ chơi bán hàng, bác sỹ, nấu ăn - Góc học tập: Trẻ xem sách và tranh ảnh về gia đình - Góc nghệ thuật: Trẻ hát các bài hát về gia đình - Góc thiên nhiên: Trẻ chăm sóc cây: nhặt lá sâu, úa, tưới cây V. Hoạt động trưa - Vệ sinh trẻ - lớp - Chuẩn bị bàn ăn - khăn mặ

File đính kèm:

  • docChu de Gia dinh.doc