Chuyên đề giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật.

(Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường – Năm 2005)

- Môi trường tự nhiên: Đất, nước, khí quyển, các loại khoán sản .

- Vật chất nhân tạo bao quanh con người: nhà ở, phương tiện đi lại, công viên .

- Môi trường nhà trường: Lớp học, phòng thí nghiệm, nhà xe, sân chơi .

- Môi trường xã hội: Là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện bằng thể chế, luật lệ, cam kết .

- Môi trường sống của con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

b. Các chức năng cơ bản của môi trường: (Gồm 04 chức năng)

- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.

- Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN ˜&™ I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG: 1- Một số kiến thức về môi trường: a. Định nghĩa: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật. (Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường – Năm 2005) - Môi trường tự nhiên: Đất, nước, khí quyển, các loại khoán sản ... - Vật chất nhân tạo bao quanh con người: nhà ở, phương tiện đi lại, công viên ... - Môi trường nhà trường: Lớp học, phòng thí nghiệm, nhà xe, sân chơi ... - Môi trường xã hội: Là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện bằng thể chế, luật lệ, cam kết ... - Môi trường sống của con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. b. Các chức năng cơ bản của môi trường: (Gồm 04 chức năng) - Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật. - Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. c. Thành phần của môi trường: - Thạch quyển. - Thủy quyển. - Khí quyển. - Sinh quyển. 2- Tình hình môi trường hiện nay: a. Đất đai: Diện tích bình quân đầu người thấp, đất canh tác ngày càng giảm, chất lượng đất không ngừng giảm (Do: xói mòn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa, bị ô nhiệm trong quá trình canh tác ...) b. Rừng: Hiện nay độ che phủ của rừng bị hẹp dần (ô nhiễm, phá rừng ...) c. Nước: Hiện nay rơi vào tình trạng thiếu nước (do ô nhiễm, do nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và việc sử dụng hóa chất trong sản xuất). d. Không khí: Bị ô nhiễm do khói bụi ... e. Sự đa dạng sinh học: Không còn ở trạng thái cân bằng, nhiều động thực vật bị tuyệt chủng ... f. Chất thải: Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng chất thải ngày càng nhiều như chất thỉ sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại ... 3- Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường xanh – sạch – đẹp: a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. b. Tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo cơ sở pháp lí và chính sách. c. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ rừng. d. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ rừng. e. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4. Một số vấn đề về giáo dục, bảo vệ môi trường: a. Giáo dục bảo vệ môi trường là sự cần thiết trong các trường học. b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trườngvà phát triển xã hội, bảo đảm phát triển bền vững quốc gia. c. Mục tiêu giáo dục trong nhà trường THCS: - Kiến thức: giúp học sinh hiểu + Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa chúng ta. + Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tạo tài nguyên và phát triển bền vững. + Dân số và môi trường. + Sự ô nhiễm và suy thoái của môi trường. + Các biện pháp bảo vệ môi trường. - Thái độ, tình cảm: + Có tinh thần yêu quí, tôn trọng thiên nhiên. + Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hóa. + Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hoạt động trước vấn đề môi trường nảy sinh. + Có ý thức: * Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống cá nhân, gia đình, cộng đồng ... * Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, không khí ... * Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm. * Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây hại cho môi trường. - Kĩ năng, hành vi: + Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề môi trường nảy sinh. + Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường. + Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. d. Nguyên tắc, phương pháp giáo dục môi trường trong trường THCS: - Nguyên tắc: + Không phải ghép thêm mà chỉ tích hợp vào bộ môn. + Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp mục tiêu đào tạo của cấp học. - Phương thức giáo dục: dựa theo 03 mức độ + Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài học hoặc chương trình phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDBVMT. + Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung GDBVMT. + Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có các hoạt động GDBVMT ngoài giờ lên lớp (như trồng cây, tham quan, điều tra, khảo sát, thi tìm hiểu môi trường ...) II- NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: 1- Chỉ tích hợp những bài thực sự có liên quan môi trường, không gượng ép, không tích hợp tràn lan, không tích hợp những bài không có liên quan hoặc ít liên quan tới môi trường, đảm bảo khai thác nội dung giáo dục môi trường một cách tự nhiên, hợp lí đạt hiệu quả cao. 2- Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến GD môi trường, GD môi trường chì là nội dung tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng với kiến thức chuyên môn. 3- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về môi trường cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức dẫn dắt liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người khác. 4- Chia nhỏ, rãi đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lý. 5- Những vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường ở mỗi môn học chỉ tích hợp ở một số khía cạnh mà thôi. 6- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường (Tạo sân chơi, sáng tác, tham quan thực tế). * Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường: - Tham quan, điều tra. - Thí nghiệm (ít được sử dụng) - Khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục. - Phương pháp hoạt động thực tiễn (thói quen bảo vệ môi trường: trồng cây, gom rác...) - Giải quyết vấn đề cộng đồng. - Phương pháp học tập theo dự án (cụ thể các em thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường) - Tiếp cận kĩ năng sống, bảo vệ môi trường (Khả năng ứng xử tích cực về BVMT) NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 6 TT Tên bài Văn bản Tiếng Việt Tập làm văn Mức độ Tập 1: 1 Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt X Liên hệ, dùng văn nghị luận thuyết minh về môi trường. 2 Ếch ngồi đáy giếng X Liên hệ về sự thay đổi môi trường. 3 Luyện tập kể chuyện tưởng tưởng X Ra đề bài chủ đề môi trường bị thay đổi. 4 Mẹ hiền dạy con X Liên hệ ảnh hưởng của môi trường đối với việc giáo dục. 5 Chương trình đại phương (Phần tiếng Việt, Rèn luyện chính tả) X Cho viết bài chính tả về môi trường. Tập 2: 6 Tìm hiểu chung về văn miêu tả X Liên hệ. Ra đề miêu tả liên quan đến môi trường. 7 Sông nước Cà Mau X Liên hệ. Môi trường tự nhiên hoang dã. 8 Viết bài TLV số 5 Văn tả cảnh (làm ở nhà) X Liên hệ. Ra đề tả cảnh môi trường. 9 Tập làm thơ bốn chữ X Liên hệ. Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường. 10 Cô Tô X Liên hệ môi trường biển, đảo đẹp. 11 Hoạt động ngữ văn: thi làm thơ năm chữ X Liên hệ. Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường. 12 Lao xao X Liên hệ, bảo vệ các loài chim, giữ cân bằng sinh thái. 13 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ X Trực tiếp khai thác về đề tài môi trường. 14 Động Phong Nha X Liên hệ môi trường và du lịch. 15 Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) X Trực tiếp khai thác đề tài môi trường. NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 7 TT Tên bài Văn bản Tiếng Việt Tập làm văn Mức độ Tập 1: 1 Cuộc chia tay của những con búp bê. X Liên hệ. Môi trường gia đình và sự ảnh hưởng đến trẻ em. 2 Ca dao dân ca X Liên hệ. Cho các em sưu tầm ca dao về môi trường. 3 Từ Hán – Việt X Liên hệ. Tìm các từ Hán – Việt liên quan đến môi trường. 4 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca – trích) X Liên hệ. Môi trường trong lành của Côn Sơn. 5 Qua đèo Ngang X Liên hệ môi trường hoang sơ của đèo Ngang. 6 Làm thơ lục bát X Liên hệ. Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường. Tập 2: 7 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất X Liên hệ. Học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường. 8 Chương trình địa phương (Phần Văn và Tập làm văn) X X Liên hệ. Học sinh sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường. 9 Viết bài Tập làm văn số 5 – Văn nghị luận chứng minh (làm tại lớp) X Liên hệ. Ra đề liên quan đến bảo vệ rừng. NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 8 TT Tên bài Văn bản Tiếng Việt Tập làm văn Mức độ Tập 1: 1 Trường từ vựng X Liên hệ. Tìm các trường từ vựng có liên quan đến môi trường. 2 Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. X Liên hệ. Khuyến khích viết về môi trường. 3 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 X Trực tiếp khai thác trực tiếp về đề tài môi trường: vấn đề bao bì ni lông và rác thải. 4 Ôn dịch thuốc lá X Trực tiếp khai thác trực tiếp về đề tài môi trường: vấn đề hạn chế và bỏ thuốc lá. 5 Bài toán dân số X Liên hệ. Môi trường và sự gia tăng dân số. Tập 2: 6 Nhớ rừng X Liên hệ. Môi trường của chúa sơn lâm 7 Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay về giáo duc) X Liên hệ. Môi trường và sức khỏe. 8 Chương trình địa phương phần văn X Liên hệ các vấn đề môi trường. 9 Viết bài TLV số 7 – Văn nghị luận (làm tại lớp) X Liên hệ. Đề bài nghị luận về vấn đề môi trường. NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 9 TT Tên bài Văn bản Tiếng Việt Tập làm văn Mức độ Tập 1: 1 Đấu tranh cho một thế giới hòa bình X Liên hệ. Chống chiến tranh, giữ ngôi nhà chung Trái Đất. 2 Sự phát triển của từ vựng X Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ liên quan môi trường, mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường. 3 Thuật ngữ X Liên hệ. Các thuật ngữ về môi trường. 4 Lục Vân Tiên gặp nạn X Liên hệ. Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông ngư. 5 Bài thơ về tiểu đội xe không kính X Liên hệ. Sự khốcc liệt của chiến tranh và môi trường. 6 Đoàn thuyền đánh cá X Liên hệ. Môi trường biển cần được bảo vệ. 7 Tập làm thơ tám chữ X Liên hệ. Khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường. 8 Ánh trăng X Liên hệ. Môi trường và tình cảm 9 Cố hương X Liên hệ. Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người. Tập 2: 10 Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. X Liên hệ. Ra đề có liên quan đến đề tài môi trường. 11 Viết bài TLV số 5 – Nghị luận xã hội. X Liên hệ. Ra đề có liên quan đến đề tài môi trường. 12 Mây và sóng X Liên hệ. Mẹ và mẹ thiên nhiên. 13 Tổng kết phần văn bản X Liên hệ. Nhắc lại các văn bản liên quan trực tiếp đến môi trường. 14 Những ngôi sao xa xôi (trích) X Liên hệ. Môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng trong chiến tranh. 15 Con chó bấc (trích) X Liên hệ. Quan tâm chăm sóc loài vật.

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN NGỮ VĂN.doc
Giáo án liên quan