Chuyên đề Hệ thống chương trình ngữ văn 10, giới thiệu chương trình ngữ văn 11

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:

- Hệ thống được chương trình ngữ văn 10 đã học tất cả các phân môn từ đọc văn,tiếng Việt đến làm văn để làm nền tảng giúp cho viêc học tiếp chương trình văn 11 tốt hơn.

- Nắm được chưong trình ngữ văn11 để có cái nhìn tổng quát, chủ động nghiên cứu và học tập chương trình ngữ văn này được tốt.

- Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về chương trình học văn ở cấp THPT

 

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Hệ thống chương trình ngữ văn 10, giới thiệu chương trình ngữ văn 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:1 HỆ THỐNG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 A.Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: - Hệ thống được chương trình ngữ văn 10 đã học tất cả các phân môn từ đọc văn,tiếng Việt đến làm văn để làm nền tảng giúp cho viêc học tiếp chương trình văn 11 tốt hơn. - Nắm được chưong trình ngữ văn11 để có cái nhìn tổng quát, chủ động nghiên cứu và học tập chương trình ngữ văn này được tốt. - Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về chương trình học văn ở cấp THPT B.Nội dung thực hiện: I. Hệ thống chương trình ngữ văn 10: 1.Phần văn học sử: - học bài Tổng quan về văn học Việt Nam để có cái nhìn tổng quát nhất về văn học Việt Nam. - từ cơ sở bài học tổng quan về văn học Việt Nam, tiếp tục tìm hiểu về văn học dân gian, , một bộ phận của văn học Việt Nam. - Theo tiến trình thời gian, sau bài tìm hiểu về văn học dân gian là bài học khái quát về văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, văn học trung đại. 2. Phần đọc văn: - Văn học dân gian: tìm hiểu một số thể loại tiêu biểu như sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao thông qua một số tác phẩm hoặc trích đoạn nổi tiếng ( trích sử thi Đăm săn, truyên An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy, Tấm cám, Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày, Ca dao than than, yêu thương, tình nghĩa, Ca dao hài hước) - Văn hoc trung đại: tìm hiểu một số tác phẩm hoặc trích đoạn xuất sắc, có giá trị của một số tác giả lớn ở các thể loại tiêu biểu: + Thơ: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du + Phú: sông Bach Đằng – Trương Hán Siêu + Cáo: Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi + Khúc ngâm song thất lục bát: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm) + Truyện thơ: Trích đoạn Truyện Kiều – Nguyễn Du. 3. Phần tiếng Việt: - Tìm hiểu chung về giao tiếp ngôn ngữ :học bài giao tiếp bằng ngôn ngữ .Sau đó tìm hiểu về đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết - Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật -Thực hành các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối - Khái quát lịch sử tiếng Việt, những yêu cầu sử dụng tiếng Việt. 4. Phần làm văn: - kiểu bài biểu cảm: luyện tập về cách viết - kiểu bài tự sự: lập dàn ý, yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, tóm tắt văn bản tự sự - kiểu bài thuyết minh: các hình thức kết cấu, lập dàn ý, tính chuẩn xác hấp dẫn, luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, phương pháp thuyết minh, thực hành, tóm tắt văn bản thuyết minh - Kiểu bài nghị luận văn học: lập dàn ý , lập luận, các thao tác nghị luận, luyện tập viết đoạn văn nghị luận - Các kiểu văn bản nhật dụng: trình bày một vấn đề, lập kế hoạch cá nhân, viết quảng cáo. 5. Phần lí luận văn học: Văn bản văn học, nội dung và hình thức của văn bản văn học. 6. Phần văn học nước ngoài: Sử thi Hi Lạp (trích Ô-đi-xê), sử thi Ấn Độ (trích Ramayana), thơ Đường trung quốc, thơ Hai-cư Nhật Bản, tiểu thuyết chương hồi trung Quốc ( tríchTam quốc diễn nghĩa) II. Giới thiệu chương trình ngữ văn lớp 11: 1.Phần văn học sử: - Ôn tập về văn học trung đại. - Khái quát văn học Việt Nam tù đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 2. Phần đọc văn: - Văn hoc trung đại: tiếp tục tìm hiểu một số tác phẩm hoặc trích đoạn xuất sắc, có giá trị của một số tác giả lớn ở các thể loại tiêu biểu: + Kí sự: trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác + Thơ thất ngôn luật Đường: Tự tình II - Hồ Xuân Hương, Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến, Thương vợ - Trần Tế Xương, Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến, Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương, Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu, + Hát nói: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ, Hương Sơn phong cảnh ca – Chu Mạnh Chinh + Hành: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – cao Bá Quát + Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu + Chiếu: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm + Văn chính luận: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ - Văn học hiện đại: + Văn xuôi lãng mạn: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân, +Thơ lãng mạn: Hầu trời – Tản Đà, Vội vàng – Xuân Diệu, Tràng giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử… + Văn xuôi hiện thực: Chí Phèo – Nam Cao, trích Số Đỏ - Vũ Trọng Phụng, Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan + Văn học cách mạng: Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu, Chiều tối – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu + Kịch: Tác giả Vũ Như Tô - trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” + Văn bản nghị luận: Một thời đại trong thi ca (Trích “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Chân), “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh 3. Phần tiếng Việt: - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Phong cách ngôn ngữ: Phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận -Thực hành: các biện pháp tu từ thành ngữ, điển cố, lựa chọn các bộ phận trong câu, kiểu câu trong văn bản -Đặc điểm loại hình tiếng Việt, nghĩa của câu 4. Phần làm văn: - Kiểu bài văn nghị luận: phân tích đề, lập dàn ý, các thao tác nghị luận trong văn nghị luận, vân dụng kết hợp các thao tác trong văn nghị luận, tóm tắt văn bản nghị luận - Các kiểu văn bản nhật dụng: Bản tin, tiểu sử tóm tắt, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 5. Phần lí luận văn học: Thể loại văn học: Thơ, truyện, kịch, nghị luận 6. Phần văn học nước ngoài: - Văn học thời kì Phục Hưng: kịch Sêchxpia trích Romeo Juliet - Văn hoc Nga: thơ Puskin Tôi yêu em, Người trong bao – Sê Khốp - Văn học Pháp:Trích Những người khốn khổ - V.Huy Gô - Văn học Ấn Độ: Bài thơ số 28 - Văn bản chính luận: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác CHUYÊN ĐỀ: 2+3 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng: -Khắc sâu kiến thức cơ bản về văn nghị luận: khái luận, kĩ năng làm văn nghị luận. - Nắm được một số dạng đề văn nghị luận. Biết cách giải quyết yêu cầu của một số đề thi cơ bản về văn nghị luận. - Học sinh hiểu biết nhiều hơn và yêu thích tìm hiểu về cách làm bài văn nghị luận . B.Nội dung thực hiện: I. Hệ thống kiến thức cơ bản về văn nghị luận : 1. khái niệm về văn nghị luận - Văn nghị luận là loại văn chương nghị luận thuyết lí, bởi vậy còn gọi là văn thuyết lí, văn luận lí,văn luận thuyết, văn biện luận… nó lấy nghị luận làm cách thức biểu đạt chủ yếu, thông qua các phương thức logic như khái niệm, phán đoán, suy luận để trực tiếp bày tỏ nhận thức của con người đối với toàn bộ thế giới. - Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng và thái độ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình. Có khi ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa. 2. Phân loại văn nghị luận  Văn nghị luận bao gồm rất nhiều kiểu loại, chúng ta có thể phân loại văn nghị luận theo những tiêu chí khác nhau: - phân loại theo nội dung phản ánh: chính luận, nghị luận xã hội, nghị luận văn học. ( đây chính là tiêu chí phân loại cơ bản và được chọn trong chương trình làm văn ở bậc học phổ thông ). - phân loại theo hình thức biểu hiện: tạp văn, tiểu luận, đoản bình, chuyên luận, tâm đắc, cảm nghĩ( sau khi đọc tác phẩm), tổng kết, điều tra, báo cáo, lời khai mạc, lời bế mạc, bài diễn văn, bài( viết chuẩn bị) nói, báo cáo, lời chúc mừng, lời cảm ơn… luận (nghị luận phản bác hay luận chứng phản bác). 3.Đặc trưng của văn nghị luận  Đặc trưng của văn nghị luận biểu hiện ở 3 đặc điểm chủ yếu - tính triết lí sâu sắc. - tính biện luận mạnh mẽ.  - tính thuyết phục lớn lao.   4. Yêu cầu của văn nghị luận: Thuyết phục người đọc người nghe bằng ngôn ngữ trong sáng, lí lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, bằng chứng xác thực, và điều quan trọng là phải kết hợp cả lí trí và cảm xúc của người viết. 5.Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận. 6. Hệ thống lập luận trong văn nghị luận: luận đề,luận điểm, luận cứ, luận chứng, trình tự sắp xếp các ý...). II. Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội: 1. Các dạng bài văn nghị luận xã hội các thao tác làm một bào văn nghị luận xã hội 1.1 Các dạng bài văn nghị luận xã hội NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, học sinh lại thiếu hiểu biết xã hội, nên có ít vốn để viết. NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, học sinh sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục... - NLXH cần ở học sinh sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả một quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đòi hỏi học sinh phải xác định được đề vă nghị luận xã hội mà mình phải làm thuộc dạng văn nghị luận xã hội nào. Thường thì có hai dạng nghị luận xã hội là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống,và một dạng nữa ít phổ biến hơn là Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học.  1.2. Các thao tác của một bài văn NLXH a. Giải thích:  + Yêu cầu đặt ra:  Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ. + Công việc cụ thể:  Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy. Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập một cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, không hết ý. Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào? => Từ những điều nói trên, ta rút ra một qui trình tổng quát 3 bước cho thao tác giải thích: B1- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích) B2- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?) B3- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì?) b. Chứng minh:  + Yêu cầu đặt ra: Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình bằng những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịch sử, từ văn học (nếu thấy phù hợp) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc. + Công việc cụ thể: Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất. Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm và lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để lý lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic. Bước kết thúc vẫn là bước vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc. => Từ những điều nói trên, ta rút ra một qui trình tổng quát theo 3 bước: B1- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên. B1- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh. B3- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực. c. Bình luận: Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm cả công việc giải thích lẫn chứng minh. Nên những yêu cầu của giải thích và chứng minh cũng là yêu cầu đối với văn bình luận, nhưng giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ một thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.  - Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng: + Hoàn toàn nhất trí. + Chỉ nhất trí một phần. (có giới hạn, có điều kiện) + Không chấp nhận. (bác bỏ) - Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn. - Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống. Khi làm bài bình luận, chúng ta phải rất linh hoạt, tránh cái nhìn phiến diện một chiều, và không bị sa bẫy vào những câu nói nghe có vẻ tưởng chừng đúng nhưng lại còn tồn tại những cách hiểu lệch lạc, chưa đúng đắn. Bằng vốn tri thức, vốn sống của bản thân ta tìm ra cách hiểu đúng đắn nhất, rồi từ đó bằng lập luận, lý lẽ và dẫn chứng, ta lôi cuốn mọi người đồng ý, đồng tình với cách đánh giá, lời bàn của ta. 2. Cách làm bài nghị luận xã hội: 2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) - Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài (…) - Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có) (…) b. Thân bài: * Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…). Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau: - Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. - Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…) Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? * Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…) * Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…): - Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề,  mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… - Đề xuất phương châm đúng đắn… c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) - Lời nhắn gửi đến mọi người (…) 2.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm. - Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập… b. Thân bài: * Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…). Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục. - Tình hình, thực trạng trên thế giới (…) - Tình hình, thực trạng trong nước (…) - Tình hình, thực trạng ở địa phương (…) * Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên: - Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó: + Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…) + Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…) - Nguyên nhân: + Nguyên nhân khách quan (…) + Nguyên nhân chủ quan (…) * Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…). * Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục. - Về phía cơ quan chức năng (…) - Về phía mỗi cá nhân (…) c. Kết bài: - Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…) - Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…) 3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học: Lưu ý: - Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học. - Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống  (thường là một tư tưởng, đạo lí) DÀN Ý CHUNG: a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề (…) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…) - Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…) b. Thân bài: * Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…) Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn. * Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…) *Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ. c. Kết bài: - Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra (…) - Liên hệ thực tế và bản thân (…). VÍ DỤ MỘT SỐ ĐỀ BÀI: -      Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người. -    Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay. Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy bàn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội. -     Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. 3. Thực hành một số đề bài: Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.   DÀN Ý THAM KHẢO 1. Mở bài: - Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng. - Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. 2. Thân bài: a. Giải thích câu nói: - Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. - Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. - Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. - Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”? - Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. - Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước. + Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình. - Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được: + Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. + Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám… c. Đánh giá, rút ra bài học: - Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình. - Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa. - Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! 3. Kết bài: - Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân. - Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực. III. Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: 1. Một số chú ý khi làm bài văn nghị luận văn học: - Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,… - Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây: + Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. + Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,… + Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..). + Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,… - Ở bài nghị luận văn học, phải thật sự hiểu và cảm được văn bản tác phẩm. Làm văn là trình bày những hiểu biết của mình về những vấn đề của tác phẩm, làm sao cho người đọc thấy được cái hay, cái đẹp và những vấn đề tư tưởng mà thông qua tác phẩm nhà văn, nhà thơ muốn đề cập. Vì thế, phải đọc kỹ văn bản văn xuôi, ghi nhớ những dẫn chứng cần thiết; thơ thì phải thuộc nằm lòng, không thuộc không thể cảm được thơ. 2. Kĩ năng tìm hiểu đề trong bài nghị luận văn học - Việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây: CH1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề: + Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài. + Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề. CH 2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp: - Bình giảng một đoạn thơ -Phân tích một bài thơ. - Phân tích một đoạn thơ. - Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi. - Phân tích nhân vật. - Phân tích một hình tượng - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,… CH3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính? CH 4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu 3.Kĩ năng tìm ý trong làm văn nghị luận văn học. - Tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến. - Trả lời các câu hỏi: + Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc? + Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE VAN 11HOT.doc
Giáo án liên quan