Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam 1945 – 1975

 Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiểu thế kỉ.

 Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân thành. Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học lấy đề tài chiến tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong. Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc. y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kì.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3958 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam 1945 – 1975 I. Đặt vấn đề: Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc. Đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho văn học Việt Nam – một nền thơ ca phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc, trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiểu thế kỉ. Đọc thơ ca Việt Nam 1945 – 1975, chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu người ra trận, thấy được những mất mát đau thương, những khát khao, ước vọng chân thành... Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Văn học lấy đề tài chiến tranh, viết về chiến tranh cách mạng. Thơ cũng như văn, hết lòng ca ngợi người anh hùng, người lính, người mẹ, thanh niên xung phong... Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp, lứa tuổi, dân tộc... y như thật ở trên đời. Và họ đẹp – cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại. Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội cụ Hồ – anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân. Bởi các anh chính là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kì. II. Nội dung: Dân tộc ta đã tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã giành thắng lợi vẻ vang. Lẽ tất nhiên, ở đất nước mà hơn ba mươi năm không dời tay súng, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh con người đẹp nhất, đáng yêu nhất là niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Những chiến sỹ bộ đội cụ Hồ - anh vệ quốc quân trước kia, anh giải phóng quân sau này đã đi qua 2 cuộc kháng chiến và viết lên những chiến công chói lọi: Điện Biên Phủ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, Điện Biên Phủ trên không, đặc biệt là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại mùa xuân 1975 mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những chiến công đó đã đi vào lịch sử như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỉ XX. Đó là bước đi của người anh hùng tiếp nối con đường rực rỡ của cha ông, đang nhịp bước cùng thời đại với tư cách của "Người lính đi đầu" . Vì thế, trong cuộc sống cũng như trong thơ ca, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ bao giờ cũng chiếm chỗ cao nhất trong tâm hồn quần chúng và trong trái tim của các nhà thơ. Trước hết, trong thơ ca đã giới thiệu với chúng ta hình ảnh trung thực của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Là con đẻ của nhân dân lao động nghèo khổ, anh ra đi từ những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước: "Quê hương anh đất mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". (Đồng Chí - Chính Hữu) Từ những con người vốn xa lạ, khi vào bộ đội các anh đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ". (Đồng Chí - Chính Hữu) Anh mang bản chất chất phác, giản dị, trung thực. Thực ra anh là người nông dân mặc áo lính. "Anh chiến sỹ hiền lành Tỳ tay trên mũi súng". (Cá nước - Tố Hữu) Xuất thân từ người lao động, anh bộ đội cụ Hồ rất giàu nghị lực. Anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh: "Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo". (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) Nói tới người chiến sỹ là nói đến lòng kiên cường, dũng cảm tuyệt vời. Anh là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại mới. Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ". Anh đánh giặc bằng những vũ khí thô sơ nhất của quê hương với khẩu hiệu: Cướp súng giặc để giết giặc: "Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm áo vải chân không Đi lùng giặc đánh". (Nhớ - Hồng Nguyên) Trong buổi đầu của cuộc kháng chiến ấy, các anh phải chịu đựng bao gian khổ, khó khăn: Thiếu từ những trang bị tối thiểu "áo anh rách vai", "Quần tôi vài mảnh vá", "Chân không giầy", thêm vào đó thiếu thuốc men - bệnh số rét rừng hành hạ. Khó khăn chồng chất vẫn không làm mất đi dáng vẻ oai hùng, tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người lính Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". (Tây Tiến - Quang Dũng) Không thể tính được những hy sinh mất mát mà các anh phải trải qua và chịu đựng: "Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ chân mai Băng mình qua núi thép gai ào ào vũ bão " (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Nguồn gốc sức mạnh để giúp các anh vượt lên tất cả là lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc cháy bỏng. Trước sự hy sinh của người đồng đội, đau thương chút lên đầu ngọn súng, chỉ còn một sự trả thù cao cả: "Mai mốt bên cửa rừng Anh có nghe súng nổ Là chúng tôi đang cố Tiêu diệt kẻ thù chung" (Viếng bạn - Hoàng Lộc) Tình yêu thương của người chiến sỹ là tình yêu lớn. Trong đó riêng, chung kết hợp hài hòa. Tâm tư, lý tưởng giản dị mà sâu sắc: "Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền". (Bầm ơi - Tố Hữu) Đến với nhân dân "Các anh về mái ấm nhà êm/ Các anh về xôn xao làng bé nhỏ", (Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông). Anh đi đến đâu, ở đó có sự sống và niềm vui: "Anh về cối lại vang rừng Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân Anh về, sáo lại ái ân Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca..." (Lên Tây Bắc - Tố Hữu) Là con đẻ của nhân dân, được nhân dân yêu thương, che chở, các anh đã cùng với toàn dân tộc làm nên một huyền thoại của thời đại, quyết định số phận thực dân Pháp ở lòng chảo Điện Biên Phủ bằng chiến thắng vang dội: "Đánh một trận dập đầu quỷ dữ Sáng nghìn năm lịch sử Điện Biên" (Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Pháp thua, Mỹ lại nhảy vào Miền Nam, các anh lại phải cầm súng đánh Mỹ. Người chiến sỹ trong thời đại chống Mỹ vẫn mang vẻ đẹp của thế hệ chống Pháp nhưng có tầm vóc cao đẹp hơn. Vẫn là anh, con người hết sức bình dị mà rất đỗi kiên cường: "Vẫn đôi dép lội chiến trường Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy" (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Đó là sự tiếp nối tự nhiên của hai thế hệ cầm súng mà sức mạnh nhân lên cùng năm tháng. Đó là sự kế thừa của truyền thống “ Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận ” - ( Tố Hữu). Tâm hồn người chiến sỹ hôm nay náo nức lời kêu gọi của Bác Hồ: " Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi ". Tâm hồn ấy còn vang vọng tiếng thơ kiên cường của Lý Thường Kiệt, lời hịch sang sảng của Trần Quốc Tuấn, khí thế oai hùng của Tây Sơn "Rạo rực lòng ta trống trận Quang Trung" - (Tố Hữu). Có một cái gì rất khác ở anh Vệ quốc quân thời chống Pháp. Đó là chiều sâu mới, tầm cỡ mới của ý thức với dân tộc và thời đại:" Ta vì ta ba chục triệu người/ Cũng vì ba ngàn triệu trên đời" - (Tố Hữu). Anh đánh Mỹ với một sức mạnh phi thường: " Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành Mắt tìm thù sao bay rực rỡ Rượt đuổi thù chân như chiến mã Đâm chết thù sức núi dồn tay". (Những dũng sỹ đâm lê Núi Thành - Phạm Hổ) Lòng căm thù của anh có thêm " nghìn độ lửa thiêu" và trở thành vô địch: " Lấy nỗi đau vô cùng làm sức mạnh vô biên Bước truy kích đạp trăm rào gai sắc". ( Bài thơ về hạnh phúc - Dương Hương Ly) Niềm tự hào cũng đạt tới đích cao vời vợi, anh đã trở thành nhân vật huyền thoại của thời đại mới: " Con đứng đây dưới Trường Sơn hùng vĩ Mười tám sức trai luyện lửa thành đồng Chân như pha sắt, hồn pha thép Ngẩng cao đầu thở gió biển đông (Phan Minh Đạo) Con đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối hậu phương lớn với tiền tuyến lớn - Nơi đế quốc Mỹ chút xuống không biết bao nhiêu tấn bom đạn và chất độc hóa học, lại là con đường gắn bó máu thịt với các anh bộ đội lái xe. Bom đạn kẻ thù, đã làm cho những chiếc xe bị phá hủy đến trơ trụi, mất đi mọi thứ bên ngoài: " Không kính, rồi xe không đèn Không có mui xe, thùng xe có xước" Nhưng trên những chiếc xe ấy, người chiến sỹ vẫn " Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng ". Bất chấp bom đạn kẻ thù: " Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim" ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật) " Có một trái tim"- trái tim đó chính là tình yêu thương mênh mông với đồng bào, đồng chí ở Miền Nam, đó là lòng căm thù giặc cháy bỏng. Dường như cả những kỷ niệm tuổi thơ cũng tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người chiến sỹ chiến đấu và vượt lên mọi khó khăn thử thách. Ta hãy nghe tâm sự của một chiến sỹ với người bà kính yêu ở hậu phương: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ Quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác ổ trứng hồng tuổi thơ. ( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Chính vì được giác ngộ lý tưởng sâu sắc, ngươi chiến sỹ đứng trên đỉnh cao mới của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Anh xứng đáng là những " Con người đẹp nhất ", là niềm tự hào của dân tộc: "Hoan hô anh giải phóng quân Kính chào anh con người đẹp nhất Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ Không tự ngắm mình anh chẳng hay đâu Hỡi chàng dũng sỹ Cả năm châu chân lý đang nhìn theo". ( Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Sự hy sinh của người lính là sự hy sinh trong sáng, là " Cái chết hóa thành bất tử "- ( Tố Hữu ) trong lòng nhân dân, trong lòng đất nước. Lê Anh Xuân đã ghi lại một trường hợp hy sinh điển hình để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ: " Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng" ( Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân) Con đường đi của anh bộ đội cụ Hồ là con đường của những chiến công kỳ diệu. Từ chân đất, anh “cưỡi máy bay lướt giữ không gian”- (Thanh Hải) . Từ mang ngọn tầm vông, anh điều khiển dàn tên lửa. Anh là hiện thân của sức mạnh nhân dân anh hùng. Trong đại thắng mùa xuân 1975, anh truy kích kẻ thù bằng những bước chân của Phù Đổng, hào khí của Lê Lợi, Quang Trung: " Anh đánh như sét nổ trời rung Anh chuyển như lũ dồn bão cuốn Chặt Buôn Mê Thuật rụng cả Tây Nguyên Quét Huế - Thừa Thiên đổ nhào Đà Nẵng" ( Toàn thắng về ta - Tố Hữu) Các anh lại viết lên một huyền thoại mới của thời đại, được cả " Năm châu, chân lý" nhìn theo, cái nhìn trìu mến và khâm phục. Tuy nhiên, không vì vậy mà anh bị thần thánh hóa, trái lại vẫn là những con người mang cốt cách bình dị. Dũng sỹ diệt Mỹ qua con mắt trẻ thơ: " Cháu nghe chú đánh những đâu Những tàu chiến cháy, những tàu bay rơi Đến đây chỉ thấy chú cười Chú đi gánh nước chú ngồi đánh bi" ( Gửi theo các chú bộ đội - Trần Đăng Khoa) Anh bộ đội cụ Hồ là kết tinh của bình thường và phi thường, của vĩ đại và giản dị. Và còn là sự kết tinh của nhiều phẩm chất " Yêu thương mênh mông", " Căm hờn cháy bỏng", " rất mãnh liệt và cũng rất dịu dàng". Người chiến sỹ có tầm vóc lớn lao của thời đại, phẩm chất của anh là " Thước đo mọi giá trị trên đời". Đó là vì anh đã phấn đấu bền bỉ qua hai cuộc kháng chiến, được nhân dân nuôi dưỡng và truyền cho dòng sữa nhân nghĩa, anh hùng của bốn nghìn năm, được thời đại cho tư tưởng khoa học và cách mạng Mác - Lê nin, được Đảng, Bác chăm lo giáo dục và rèn luyện: " Tổ quốc cho anh dòng sữa tự hào Thời đại cho anh ánh sao trí tuệ" ( Tố Hữu) Tiếng súng lại nổ ở hai đầu biên giới. Các anh lại phải ra Bắc vào Nam thực sự là điểm tựa của lịch sử và của nhân dân để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu. Anh là niềm tự hào lớn của dân tộc, là điển hình cao đẹp cho người anh hùng trong thời đại. Anh mãi và sẽ là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong những sáng tác thơ ca. III. Kết luận: Đọc những trang thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, chúng ta hiểu thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt. Đồng thời ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. Thơ kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh. Chất trữ tình và chất anh hùng ca hoà quyện trong hồn thơ, trong mỗi bài, mỗi câu, mỗi ý thơ. Nó bảo tồn được sức sống không chỉ vì đó là tiếng nói của thời đại lịch sử mà còn là tiếng nói trái tim của những phong cách thơ riêng. Thơ trong giai đoạn này đã phát hiện tư thế người lính đối diẹn với lịch sử, với chân trời tự nhiên luôn giãn nở. Các anh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến trường kì. ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, tâm hồn và tính cách, hành động tiêu biểu cho những con người anh hùng dân tộc. Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông, để đất nước Việt Nam mãi là: “ Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao, thần thoại.” ( Nguyễn Khoa Điềm ) Vĩnh Tường, tháng 4 / 2008. Nguyễn Chí Thành

File đính kèm:

  • docNguoi linh Bo duong HSG.doc