Chuyên đề Sơ lược về phương pháp giải bài tập trắc nghiệm

.SƠ LƯỢC VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

-Trắc nghiệm dịch từ chữ TEST, được hiểu theo nghĩa rộng là dụng cụ , phương tiện , cách thức để khảo sát đo lường tâm lí , trong quá trình phát triển , trắc nghiệm được phân chia thành nhiều loại khác nhau , trong đó có trắc nghiệm thành tích học tập . Ở nhà trường , đó là loại trắc nghiệm dùng để kiểm tra , đánh giá kiến thức , kĩ năng , thái độ của học sinh về các môn học.

-Hiện nay trắc nghiệm khách quan được khuyến khích , và từng bước được sử dụng trong kiểm tra , thi cử , do đó việc hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm là hết sức cần thiết .

Sở dĩ trắc nghiệm khách quan ngày càng được sử dụng nhiều vì nó có những đặc điểm cơ bản đó là tính tin cậy và tính giá trị.

- Tính tin cậy biểu hiện qua sự ổn định của điểm số đo lường , đáp án không phụ thuộc vào người chấm , phân biệt được trình độ học sinh.

- Tính giá trị thể hiện qua giá trị về nội dung , chương trình , mục tiêu đào tạo và có giá trị tiên đoán khả năng học tập của học sinh trong tương lai gần .

 

doc11 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sơ lược về phương pháp giải bài tập trắc nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ : Sơ lược về PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔ LÝ - TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG – NĂM 2007-2008. I.SƠ LƯỢC VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN -Trắc nghiệm dịch từ chữ TEST, được hiểu theo nghĩa rộng là dụng cụ , phương tiện , cách thức để khảo sát đo lường tâm lí , trong quá trình phát triển , trắc nghiệm được phân chia thành nhiều loại khác nhau , trong đó có trắc nghiệm thành tích học tập . Ở nhà trường , đó là loại trắc nghiệm dùng để kiểm tra , đánh giá kiến thức , kĩ năng , thái độ của học sinh về các môn học. -Hiện nay trắc nghiệm khách quan được khuyến khích , và từng bước được sử dụng trong kiểm tra , thi cử , do đó việc hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm là hết sức cần thiết . Sở dĩ trắc nghiệm khách quan ngày càng được sử dụng nhiều vì nó có những đặc điểm cơ bản đó là tính tin cậy và tính giá trị. - Tính tin cậy biểu hiện qua sự ổn định của điểm số đo lường , đáp án không phụ thuộc vào người chấm , phân biệt được trình độ học sinh. - Tính giá trị thể hiện qua giá trị về nội dung , chương trình , mục tiêu đào tạo và có giá trị tiên đoán khả năng học tập của học sinh trong tương lai gần . II.CÁC LOẠI CÂU TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Trắc nghiệm khách quan có nhiều loại tuy nhiên , những loại thường sử dụng đó là: 1.Loại câu trắc nghiệm đúng sai : Là câu trắc nghiệm gồm một hoặc nhiều mệnh đề , học sinh lựa chọn đánh giá câu ấy đúng hay sai . 2.Loại câu trắc nghiệm điền khuyết : Là cáccâu phát biểu trong đó có chừa chỗ trống để học sinh điền từ, số hoặc công thức … cho nội dung cả câu đúng hoặc có ý nghĩa nhất. 3.Loại câu trắc nghiệm ghép đôi : Gồm phần hướng dẫn và các cột dữ kiện Phần hướng dẫn là một câu cho biết yêu cầu của việc ghép đôi từng phần tử của tập hợp các dữ kiện thứ nhất sao cho phù hợp với một phần tử của tập hợp ở dữ kiện thứ hai. 4.Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn : Câu trắc nghiệm loại này có phần dẫn và phần lựa chọn . Phần dẫn là một câu hỏi hay câu bỏ lửng ( chưa hoàn tất ) . Phần lựa chọn gồm một số câu trả lời để học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất hoặc hợp lí nhất.Hiện nay trong các đề thi được sử dụng chủ yếu trắc nghiệm loại này vì có thể đánh giá được các mức độ nhận biết , thông hiểu, vận dụng của các đối tượng học sinh. III.HÌNH THÀNH KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 1.Về học sinh :Cho dù làm bài tập dạng nào thì để giải được bài tập thì yêu cầu cơ bản vẫn là tích cực trong học tập , nắm vững kiến thức đã học để vận dụng được trong quá trình làm bài , thường xuyên sưu tầm để làm quen và giải các dạng bài tập trắc nghiệm . 2.Về giáo viên : - Hình thành cho học sinh kĩ năng chung để giải một bài tập đó là : đọc kĩ đề , tái hiện các kiến thức liên quan, phân tích các dữ kiện , giải và xử lí các kết quả , lựa chọn đáp án ( trong trắc nghiệm khách quan ) -Thường xuyên sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan trọng các tiết học , tổ chức cho học sinh làm quen với bài tập trắc nghiệm khách quan bằng các hình thức , trong đó nên tổ chức hoạt động cho học sinh tự soạn ( tự ra đề ) các loại bài tập trắc nghiệm khách quan , tổ chức cho cả lớp trao đổi để học tập. - Hình thành cho học sinh một số thủ thuật khi làm bài , thực chất là quá trình hình thành và phát huy óc tư duy , sáng tạo như : so sánh , phân tích ,tổng hợp, phán đoán , khái quát hóa …nhằm rút ngắn thời gian làm bài . -Giúp học sinh phát hiện và lựa chọn phương pháp xử lí để tiếp cận với đáp án một cách hợp lí và nhanh nhất, việc này đòi hỏi nhiều thời gian và phụ thuộc rất nhiều về sự nổ lực của học sinh. Mức độ khó của câu hỏi được phân thành ba mức: + Câu hỏi ở mức độ nhận biết : + Câu hỏi ở mức độ thông hiểu: có chú ý đến kĩ năng vận dụng giải thích + Câu hỏi ở mức độ vận dụng : đáng giá khả năng vận dụng sáng tạo của học sinh để giải quyết các tình huống mới liên quan với kiến thức đã học. -Ở lớp nên chú trọng sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan ở mức độ nhận biết để học sinh làm quen và hình thành kĩ năng giải bài tập loại này. IV.MỘT SỐ THÍ DỤ CỤ THỂ Bài tập dạng câu hỏi lí thuyết: Ít có câu hỏi khó, chỉ cần học sinh nắm vững kiến thức là lựa chọn được ngay , tuy nhiên loại bài tập này có các phương án trả lời thường gây nhiễu dễ dẫn đến nhầm lẫn do chủ quan.Do đó chủ yếu là đọc kĩ từng câu và dùng phương pháp loại suy. Câu 1. Đối với mỗi dây dẫn, thương số U/ I có trị số : A. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện I . C. Tăng khi hiệu điện thế U tăng B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U . D. Không đổi . Liên hệ U/I = R -> không đổi Câu 2. Chiều của lực điện từ tác dụng lên một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm nào dưới đây? A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện. B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ. C. Phụ thuộc cả vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ. D. Không phụ thuộc vào cả chiều dòng điện và chiều đường sức từ. Liên hệ qui tắc bàn tay trái -> chọn C Câu 3: Đặt một vật trước thấu kính phân kì, ta sẽ thu được : A. một ảnh ảo lớn hơn vật. C. một ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. một ảnh thật lớn hơn vật. D. một ảnh thật lớn nhỏ vật. Liên hệ tính chất ảnh tạo bỡi thấu kính phân kì -> chọn C Câu 4 : Trên thanh nam châm, chỗ hút sắt mạnh nhất là: A. Phần giữa của thanh . C. Ở cực từ Bắc . B. Cả hai cực từ . D. Mọi chỗ đều như nhau . Liên hệ từ phổ -> chọn B Câu 5 . Để xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế cần tiến hành những công việc sau: a. Ghi các kết quả đo được theo bảng; b. Đặt vào 2 đầu dây dẫn các giá trị U khác nhau, đo U và I chạy qua dây dẫn tương ứng; c. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở; d. Dựa vào số liệu đo được và công thức của định luật Ôm để tính trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo. Trình tự các công việc là A. a, b, c, d. B. b, a, d, c. C. b, c, a, d. D. a, d, b, c. Liên hệ bài thực hành -> chọn B Câu 6 Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu ? A. La bàn. B. Loa điện. C. Rơle điện từ. D. Đinamô xe đạp. Loại trừ dụng cụ có nam châm -> C Câu 7. Chọn hình vẽ có chiều lực điện từ vẽ sai: A. B. C. D. Hai hình B và D giống nhau nhưng lực điện từ ngược nhau, áp dụng quy tắc bàn tay trái cho một trường hợp thì xác định được B sai Bài tập có tính toán: Loại bài có các đáp án đều bằng trị số thông thường phải giải toàn bộ bài tập mới lựa chọn phương án : Câu 1 Cho hai điện trở, R1 = 15W chịu được dòng điện tối đa là 2A và R2 = 10W chịu được dòng điện tối đa là1A ,hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: A. 40V B. 10V C. 30V D. 25V Câu 3 Mắc một bóng đèn có ghi 220V - 100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu? A. 12 kWh. B. 400 kWh. C. 1440 Wh. D. Một đáp án khác. Khi trong các phương án lựa chọn có Một đáp án khác,thì phải tính để có kết quả, mới lựa chọn. Có một vài trường hợp đặc biệt không cần tính toán,ví dụ: Câu 1 Mắc một bóng đèn có ghi 220V - 100W vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu? A. 12 kWh. B. 400 kWh. C. 1440 kWh. D. 43200 kWh. Không cần tính toán , chỉ cần liên hệ hiểu biết thực tế, có thể chọn ngay đáp án A, vì các số liệu kia quá lớn , không phù hợp. Câu 2 Dùng bàn là trên nhãn có ghi 220 V - 1000 W ở hiệu điện thế 220 V thì điện năng tiêu thụ trong mỗi phút là : A. 220 W. B. 60 kWh. C. 1000 kW. D. 60 kJ Không cần tính toán , chỉ cần dựa vào đơn vị, loại bỏ A, C. chọn D vì B quá lớn. Câu . Có ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của ba điện trở này là bao nhiêu? A. 7,2Ω. B. 1,5 Ω. C. 3,6 Ω. D. 6 Ω. Chọn ngay B , vì Rtđ luôn nhỏ hơn từng điện trở thành phần. Câu 2. Có ba điện trở R1 = 3Ω, R2 = R3 = 6Ω mắc như sau: (R1 nối tiếp R2)//R3. Điện trở tương đương của ba điện trở này là bao nhiêu? A. 7,2Ω. B. 15 Ω. C. 3,6 Ω. D. 6 Ω. Chọn ngay C , vì Rtđ luôn nhỏ hơn R3 .tức là nhỏ hơn 6 . --------------------------------------------------------------------- SƯU TẦM MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH KIỂU LÍ THUYẾT MÔN VẬT LÝ TỔ LÝ - TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG – NĂM 2007-2008. Câu1. Cho dụng cụ một nam châm đã mất kí hiệu, một miếng xốp, một chậu nước, một bút lông. Hãy xác định cực từ của nam châm. Giải: Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả nổi trên mặt nước. khi cân bằng nam châm định hướng bắc-nam, dùng bút lông đánh dấu các cực từ của nó. Câu 2. Cho dụng cụ một nam châm đã mất kí hiệu và một thanh sắt, hai thanh giống hệt nhau. Hãy tìm cách phân biệt hai thanh ấy. Giải: Đặt hai thanh tạo thành chữ “T”như hình vẽ bên. Nếu không có lực hút giữa hai thanh thì thanh (1) là nam châm Thanh (2) là thanh sắt.(Vì giữa một nam châm có miền trung hoà) Nếu có lực hút giữa hai thanh thì ngược lại. Câu 3. Cho dụng cụ: cân và bộ quả cân, nhiệt kế, nhiệt lượng kế đã biết nhiệt dung riêng C. Nước. Đã biết nhiệt dung riêng C, nước đá đã biết nhiệt dung riêng C. Bỏ qua dự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài. Trình bày phương án xác định nhiệt nóng chảy của nước đá? Giải: Xác định k.lượng m của nhiệt lượng kế, k.lượng m của nước, k.lượng m của nước đá. Đổ nước ( lượng đủ lớn để đá tan hết ) vào nhiệt lượng kế, dùng nhiệt kế đo t của hệ. - Bỏ đá ( lượng đủ nhỏ để đá tan hết ) vào nhiệt lượng kế, khuấy đều, cho đá tan hết, đo nhiệt độ t của hệ gồm nhiệt lượng kế, nước, nước đá. Ta có nhiệt lượng toả ra là: Q = ( mC+ mC) ( t - t) Nhiệt lượng thu vào là: Q= m + mC (t - 0 ). -Bỏ qua nhiệt lượng toả ra môi trường ngoài ta có: ( mC+ mC) ( t - t) = m + mC t = Câu 4. Cho dụng cụ: nhiệt lượng kế, nhiệt kế, nước đã biết C, bình đun, bếp điện, cân và bộ quả cân. Nêu phương án để xác định nhiệt dung riêng C của chất làm nhiệt lượng kế ? Giải: Xác định k.lượng m của nhiẹt lượng kế, k.lượng m bằng cân. Cho nước vào nhiệt lượng kế, dùng nhiệt kế đo t của hệ gồm nhiệt lượng kếvà nước. Dùng bếp và bình đun sôi lượng nước m đã cân.. Cho m vào nhiệt lượng kế, khuấy đều rồi dùng mhiệt kế đo nhiệt độ t của hệ gồm: nhiệt lượng kế, nước, nước sôi. - Ta có nhiệt lượng toả ra của m là: Q= ( mC+ mC) (t - t) Và nhiệt lượng thu vào của mvà m là: Q= m C(100 - t) - Nếu bỏ qua nhiệt toả ra môi trường ngoài thì mC+ mC(t - t) = m C(100 - t) => C= Câu 5. Một học sinh dùng các dụng cụ sau đây để làm thí nghiệm kiểm nghiệm định luật Ác- si- mét. 1 Một vật có khối lượng khoảng 400g, thể tích khoảng 200cm3 2 Một lực kế có GHĐ 5N và ĐCNN 0,2N 3 Một bình chia độ có GHĐ 500cm3 và ĐCNN 5cm3 4 Một bình đựng 500cm3 nước 5 Một giá làm thí nghiệm và các dây treo a. Liệt kê các bước tiến hành thí nghiệm theo thứ tự mà em cho là hợp lí nhất. b. Thí nghiệm cho kết quả như thế nào thì có thể nói định luật Ác- si- mét đúng? Theo em thì độ lớn của lực Ác- si- mét trong thí nghiệm này có giá trị vào khoảng bao nhiêu Niutơn? Giải: a) Các bước tiến hành thí nghiệm: -Dùng lực kế đo trọng lượng của vật trong không khí và trong nước rồi tính FA1 = Pn – Pkk - Dùng bình chia độ đo thể tích của vật rồi tính FA2 = d.V b) Nếu FA1 = FA2 thì có thể nói định luật Ác- si- mét đúng. -Độ lớn của lực Ác- si- mét trong thí nghiệm này có giá trị vào khoảng 2N. Câu 6.Hình bên mô tả thí nghiệm nhằm chứng minh ròng rọc động không cho lợi về công. Hãy dựa vào hình này và các câu sau đây để mô tả phương án thí nghiệm. a. Liệt kê tên các dụng cụ dùng trong thí nghiệm. b.Nếu quả nặng dùng trong thí nghiệm có khối lượng 125g, ròng rọc động có khối lượng 25g, thì phải dùng lực kế nào trong các lực kế sau? - Lực kế 1 có GHĐ 5N và ĐCNN 0,1N ; - Lực kế 2 có GHĐ 2N và ĐCNN 0,05N ; - Lực kế 3 có GHĐ 1N và ĐCNN 0,05N. Hãy giải thích việc lựa chọn của mình. c. Liệt kê các bước tiến hành thí nghiệm. d. Thí nghiệm cho kết quả thế nào thì có thể kết luận dùng ròng rọc động không cho lợi về công? Giải: a)Tên các dụng cụ dùng trong thí nghiệm: Lực kế .Giá đỡ ,Quả nặng ,Ròng rọc,Thước đo chiều dài, Dây mảnh ,chắc. b) Chọn lực kế 2 có GHĐ 2N và ĐCNN 0,05N là phù hợp nhất ;vì trọng lượng của vật nặng khi đo trong không khí khoảng 1,25N, khi móc vào dây kéo ròng rọc động khoảng 0,75N, nên không thể dùng ròng rọc 3, đồng thời ròng rọc này có ĐCNN 0,05N nên đo được chính xác hơn ròng rọc 1. c) Các bước tiến hành thí nghiệm: - b1) Móc lực kế vào vật nặng và kéo vật theo phương thẳng đứng lên cao 2cm, đồng thời đọc và ghi số chỉ của lực kế . chú ý kéo thẳng và đều . -b2) Móc lực kế vào dây kéo của ròng rọc động và cũng kéo dây theo phương thẳng đứng sao cho vật đi lên đúng 2cm, đọc số chỉ của lực kế và đo quãng đường kéo dây. - Tính công thực hiện trong hai trường hợp và so sánh hai kết quả. d) Nếu kết quả thực hiện công trong hai trường hợp đều bằng 0,025J thì có thể kết luận dùng ròng rọc động không cho lợi về công Câu 7:Từ các điện trở 5Ω , yêu cầu thu được điện trở 3Ω.Hỏi phải mắc chúng như thế nào để số điện trở phải dùng là tối thiểu? Giải : Đặt r = 5Ω là điện trở có sẵn , Để có điện trở 3Ω thì cần mắc song song điện trở r với điện trở X sao cho Rtđ = 3Ω Ta có = 3Ω => X = 7,5Ω Để có điện trở 7,5Ω thì cần mắc nổi tiếp điện trở r với điện trở Y sao cho Rnt = 7,5Ω Ta có 5 + Y = 7,5Ω => Y = 2,5Ω Để có điện trở 2,5Ω thì cần mắc song song 2 điện trở r với điện trở Z sao cho Rtđ = 2,5Ω Ta có = 2,5Ω => Z = 5Ω = r Tức là mắc song song hai điện trở r Vậy mạch điện cần 4 điện trở 5Ω mắc như sơ đồ: MỘT SỐ BÀI TẬP VẬT LÍ TRONG CÁC KÌ THI TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG CHUYÊN. TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG - TỔ : LÍ – NĂM 2007-2008 1.Quãng đường AB dài 10 km. Hai người cùng khởi hành, người thứ nhất chạy từ A đến B với vận tốc V= 12 km/h, người thứ hai chạy từ B đến Avới vận tốc V=8 km/h. Người thứ ba chạy cùng lúc cùng chiều với người thứ nhất từ A, với vận tốc V=16 km/h. Trên đường chạy khi người thứ ba gặp người thứ hai thì lập tức chạy ngược về A và khi gặp người thứ nhất thì lập tức chạy ngược về B. Và cứ chạy như thế đến khi cả ba cùng gặp nhau. ( Cả ba luôn chuyển động đều). a) Tính tổng quãng đường người thứ ba đã chạy ? b)Vị trí gặp nhau của ba người? (Tuyển vào Lương Văn Chánh. Năm 1999-2000) Hướng dẫn giải a/ Khi gặp nhau, cả ba có thời gian chạy (t) như nhau.. Khi gặp nhau, người thứ nhất và người thứ hai chạy được quãng đường là: S1 + S2 = AB = 10 Km. Thời gian chạy cả ba người là: t = 10/(12+8) = 0,5 h Quãng đường người thứ ba chạy được: S3 = V3 t = 16. 0.5 = 8 (Km) b/ Vị trí gặp nhau của ba người cách A: S = V1.t = 12.o.5 = 6 (Km) 2. Hai học sinh A và B bắt đầu chạy cùng một lúc trên một quãng đường dài S=2km. Trên S/2 đầu, Acó vận tốc 12,6km/h và trên S/2 sau có vận tốc 4,5m/s. Trong tB/2đầu, B có vận tốc 12,6 km/h và trong tB/2 sau có vận tốc 4,5 m/s (tB: là thời gian B chạy hết quãng đường S) a) Ai tới đích trước ? b) Khi một bạn tới đích , thì bạn kia cách đích bao xa? c) Vẽ trên cùng một đồ thị đường đi theo thời gian của A, B? (Tuyển vào Lương Văn Chánh. Năm 1995-1996) HD giải: Đổi 12,6 km/h = 3,5 m/s Thời gian A chạy hết S là : tA = (1000/3,5 + 1000/4,5) = 508 s Sb1/3,5 = Sb2/4,5 = S/8 = 2000/8 = 250 => tB = 500s B chạy đến đích trước, lúc này Acòn cách đích : 4,5.8 =27m 3. Trên một đoạn đường có 3 xe đang chuyển động. Quá trình chuyển động của các xe được biểu diễn trên đồ thị( hình bên). Trong đó đoạn OA bbiểu diễn chuyển động của xe 1, đoạn BC biểu diễn chuyển động của xe 2 và đoạn DE biểu diễn chuyển động của xe 3. a) Dựa vào đồ thị xác định tính chất chuyển động và vận tốc của 3 xe? b) Định vị trí và thời gian gặp nhau của các xe? (Tuyển vào Lương Văn Chánh. Năm 2000-2001) 4.Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R=4; R=R=20; R=R=12; R=R=8. HĐT giữa hai đầu mạch duy trì không đổi và có giá trị U=48V. Bỏ qua điện trở các dây nối và sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch? b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở ? ( Tuyển vào Lương Văn Chánh. Năm 2000-2001) 5. Cho mạch điện ( hình vẽ ). Biết R=0,12 ; R, Rlà 2 biến trở, Đ, Đlà hai đèn dây tóc với Đ( 6V-3W); Đ(2,5V-1,5W). Duy trì 2 đầu đoạn mạch điện HĐT không đổi U=6,6V. a)Điều chỉnh R, R cho các đèn sáng bình thường . Tính R, R khi đó? b) Giữ nguyên R, chỉnh R=1. Khi đó độ sáng các đèn thay đổi như thế nào? Bỏ qua điện trở dây nối và sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ? ( Tuyển vàoLương Văn Chánh . Năm 2001-2002) Hướng dẫn giải: Ta có: Rd1 = U12/P = 36/3 = 12 ( .) Rd2 = U12/ P2 = 6.25/1.25 = 5 (.) a/ Để hai đèn sáng bình thường thì: Id1 = P1/U1 = 3/6 = 0.5 (A). Và Id2 = P2/U2 = 1.25/2.5 = 0.5 (A) Vì Id1 =Id2 nên Rd1 = Rd2 + R2. Do đó : R2 = Rd1 – Rd2 = 12 – 5 = 7 (.) 6. Cho dụng cụ sau:Nguồn điện có U= 12V ( không đổi); 2 bóng đèn Đ (6V-0,4 A); Đ ( 6V-0,1 A) và một biến trở R. Có thể mắc chúng thành những mạch điện như thế nào để hai đền đều sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện và tính R ứng với mỗi cách? Tính công suất của R ứng với mỗi cách. Từ đó suy ra nên dùng sơ đồ nào ? ( Tuyển vào Lê Hồng Phong tp. Hồ Chí Minh) 7. Nước trong phòng có nhiệt độ là 35C. Nước đá trong tủ lạnh có nhiệt độ là -10C. Hỏi phải lấy bao nhiêu nước đá trong tủ lạnh bỏ vào bao nhiêu nước trong phòng để tạo được 200 g nước có nhiệt độ 10C. Biết nhiệt dung riêng của nướclà 4200 J/Kg.độ; nhiệt dung Riêng của nước đá là 2100 J/Kg.độ; nhiệt nóng chảy của của nước đá là =335000 J/Kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và với môi trường. ( Tuyển vào lớp 10 Lương Văn Chánh. Năm: 2002-2003) Hướng dẫn giải: - Gọi nước trong phòng có k.lượng m1 , nhiệt độ t1 = 350C , nhiệt dung riêng C1= 4200 J/kg.độ. - Gọi …………tủ lạnh có…………m2 , ………..t2 = - 100C,………………C2 = 2100 J/Kg.độ. -Khi cân bằng nhiệt có M = m1 + m2 =200g Và có nhiệt độ t0 = 100C - Theo đề bài ta có : m1C1(t1-t0) = m2C2(0 – t2) + m2.+ m2C1( t0 -0 )/ - Có: m1C1t1- m1C1t0 = m2C2( – t2) + m2.+ m2C1 t0 (a) Và: M = m1 + m2 (b) - Thay m1 = M – m2 vào (a) - Được ( M – m2 ) C1t1- (M – m2 ) C1t0 = m2C2( – t2) + m2.+ m2C1 t0 MC1 t1 – m2C1t1 – MC1t0 + m2C1t0 = m2C2( – t2) + m2.+ m2C1 t0 M C1( t1 – t0 )= m2 ( C2 (-t2) + + C1t0 +C1t1 – C1t0) m2 = thay các giá trị ta được m2 = 158,45g 8. Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m = 200 g chứa khối lượng nước m=400 g, ở nhiệt độ t = 20 C. a, Đổ thêm vào bình một lượng nước m ở nhiệt độ t = 5C. Khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là: t=10C. Tìm m ? b, Sau đố người ta thả vào bình một khối nước đá có khối lượng là m ở nhiệt độ t= -5C. Khi cân bằng nhiệt thì thấy trong bình còn lại 100 g nước đá Tìm m? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/Kg. độ; của nướclà 4200 J/Kg.độ; của nước đá là 2100 J/Kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là =335000 J/Kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. (Tuyển vào lớp 10 chuyên Lê Hồng Phong. TP.HCM. Năm 2002-2003) Hướng dẫn giải : a/ Theo đề bài ta có : Q1 = ( m1C1 + m2C2 ) ( t1 – t ) = m.C2 ( t – t2 ) = Q2 m = thay các giá trị ta được m = 0,08838kg b/ Trong bình còn lại 100 g nước đá nên nhiệt độ cuối của hỗn hợp là 00C. Phần nước đá tan là ( m3 – 0,1 ) Kg Q3 = [ ( m1C1 +( m2 + m) C2 ] ( t – 0 ) = m3C3 (0 – t3 ) + ( m3 – 0,1). = Q4 = m1C1t + ( m2 + m ) C2 t + 0,1. = m3C3(-t3) + m3. m3 = thay các giá trị ta được m3 = 0,2558g 9. Bỏ một cục nước đá có khối lượng m = 3000 g ở nhiệt độ t = - 40 C vào mg nước ở nhiệt độ t = 30C. Khi có cân bằng nhiệt thì trong hỗn hợp có M=3005 g nước đá ở t = 0C. Tính khối lượng nước ban đầu? Biết nhiệt dung riêng của nước đálà 2100 J/Kg.độ; của nước là 4200 J/Kg.độ; nhiệt nóng chảy của nước đá là =335000 J/Kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. ( Tuyển vào lớp 10 Lương Văn Chánh Năm 1994-1995) Hướng dẫn giải: Q= mC( t-O ) ; Q= mC( O- t) + m (m là lượng nước đá tan) Ta có mC( t-O ) = mC( O- t) + m mC t= mC( - t) + m (a) Và m+ m= M (b) Thay m = M - m vào (a). Có: mC t= mC( - t) + M - m mC t+ m = mC( - t) + M m2 = thay các giá trị ta được m2 = 2,7333kg 10. Để cân một vật mà không có cân nhưng chỉ có một thanh cứng tiết diện đều đồng chất có trọng lượng P = 10 N và một quả cân 4 Kg. Người đó đặt thanh lên điểm tựa O, treo vật vào đầu A, treo quả cân vào điểm B thì thấy hệ cân bằng , với OA = L/ 4; OB = L/2. ( L là chiều dài thanh ). Xác định khối lượng của vật? ( Tuyển vào lớp 10 chuyên Lê Hồng Phong TP. Hồ Chí Minh ) Hướng dẫn giải : Các lực tác dụng lên cơ hệ : Tại A : có F1 = ( P1 + P/4 ) N Với P1 : Trọng lượng của vật. Tại B : có F2 = ( P2 + 3P/4 ) N Với P2 : Trọng lượng của quả cân. Và P : Trọng lượng thanh. Khi hệ cân bằng ta có : F1.L/4 = F2. L/2. ( P1 + P/4 ) L/4 = ( P2 + 3P/4 ) L/2 P1 + P/4 = ( P2 + 3P/4 ).L/2 : L/4 = 2 ( P2 + 3P/4 ) P1 + 10/4 = 80 + 15 = 95 (N) P1 = 95 – 2,5 = 92,5 (N) M (K.lượng vật) = 9,25 Kg.

File đính kèm:

  • docChuyên đề HSG mônVL.doc