Chuyên đề Sự vận động từ cái tôi cá thể đến cái tôi bản thể trong thơ mới

Thơ mới là đỉnh cao của thơ ca thế kỉ XX. Nói đến thơ là nói đến ý thức trữ tình mà ý thức trữ tình hiện ra trong văn bản thơ là cái tôi trữ tình và hình thức trữ tình.

- Hình thức trữ tình là phương thức, phương tiện mà tác giả sáng tạo để chuyển tải thông điệp thơ.

- Cái tôi trữ tình trong Thơ mới phát triển qua hai chặng đường:

+ Chặng 1: Là tiếng nói của cái tôi trữ tình tiểu tư sản (Những năm 80 của thế kỉ XX – theo quan điểm Macxit )

+ Chặng 2: Là tiếng nói của cái tôi trữ tình gắn với ý thức cá nhân đô thị

. Về tư tưởng: Cái tôi trữ tình của Thơ mới có sự vận động từ cái tôi cá thể đến cái tôi bản thể.

. Về hình thức: Cái tôi vận động qua 3 bước: nguyên phiến, bất định và đa ngã

Trước đây nhiều quan niệm cho rằng cái tôi trong Thơ mới vận động và đi vào bế tắc sau đó tự triệt tiêu. Đó là cách nhìn đã cũ, chỉ mang tính xã hội hóa.

Ngày nay nhìn ở góc độ văn hóa học: Nếu không có cuộc Cách mạng tháng Tám thì phong trào Thơ mới vẫn tiếp tục phát triển. Bởi sau khi phong trào Thơ mới kết thúc nó vẫn tiếp tục hành trình bằng 2 xu hướng: Ở miền Bắc kết tinh ở Hoàng Cầm với tập Về kinh Bắc, ở miền Nam rất nhiều yếu tố Thơ mới vẫn tiếp tục được đề cao và phát huy. Vì thế, có thể coi Thơ mới chấm dứt thụ động trước sự can thiệp của lịch sử hay Thơ mới như một sinh mệnh chết yểu chứ không phải nó đã đi hết số phận của nó.

Thơ hiện nay như đang kế tiếp Thơ mới đi sâu vào cái tôi bản thể, thể hiện:

- 1900 – 1945: Đào sâu cái tôi cá thể và bước đầu đi vào cái tôi bản thể

- 1945 - 1985: Rời cái tôi cá thể đi vào cái tôi tập thể

- 1985 – nay: Trở về cái tôi bản thể.

* Sự khác nhau giữa cái tôi cá thể và cái tôi bản thể

- Cái tôi cá thể là giai đoạn đầu ý thức cá nhân mới trỗi dậy, ý thức về mình như một thành viên trong tập thể, gắn bó với tập thể và cảm thấy hạnh phúc; khi bị bỏ rơi cảm thấy đau khổ và đi tìm mình trong thế giới. Còn cái tôi bản thể không bận tâm đến sự tồn tại của mình trong cộng đồng, đi tìm thế giới trong mình.

- Cái tôi cá thể nghiêng về cảm xúc, lấy việc giải phóng cảm xúc tối đa như là quyền sống cá nhân nên gắn với ngôn ngữ của tình cảm, cảm xúc. Còn cái tôi bản thể bên cạnh giải phóng cảm xúc còn là những băn khoăn về lí tính, mang màu sắc triết học vì thế cái tôi bản thể gắn với ngôn ngữ của lí tính, triết luận.

- Cái tôi cá thể bị cô đơn, không được chia sẻ, bị ràng buộc với cộng đồng nên than thở nỗi cô đơn. Còn cái tôi bản thể tự cô đơn, mang trong mình nỗi cô đơn cố hữu của chính mình nên cô đơn tuyệt đối, quá tải.

Cái tôi cá thể biểu hiện rõ nét ở các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư và một phần thơ Xuân Diệu. Còn cái tôi bản thể biểu hiện ở một phần thơ Xuân Diệu và đặc biệt là thơ Hàn Mặc Tử. (Chính cái tôi bản thể trong thơ Hàn Mặc Tử đã đưa Thơ mới phát triển đến một trình độ cao hơn.)

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9023 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sự vận động từ cái tôi cá thể đến cái tôi bản thể trong thơ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tháng 11 Người báo cáo: Trần Nam Phong SỰ VẬN ĐỘNG TỪ CÁI TÔI CÁ THỂ ĐẾN CÁI TÔI BẢN THỂ TRONG THƠ MỚI 1. Cái tôi trong Thơ mới Thơ mới là đỉnh cao của thơ ca thế kỉ XX. Nói đến thơ là nói đến ý thức trữ tình mà ý thức trữ tình hiện ra trong văn bản thơ là cái tôi trữ tình và hình thức trữ tình. - Hình thức trữ tình là phương thức, phương tiện mà tác giả sáng tạo để chuyển tải thông điệp thơ. - Cái tôi trữ tình trong Thơ mới phát triển qua hai chặng đường: + Chặng 1: Là tiếng nói của cái tôi trữ tình tiểu tư sản (Những năm 80 của thế kỉ XX – theo quan điểm Macxit ) + Chặng 2: Là tiếng nói của cái tôi trữ tình gắn với ý thức cá nhân đô thị . Về tư tưởng: Cái tôi trữ tình của Thơ mới có sự vận động từ cái tôi cá thể đến cái tôi bản thể. . Về hình thức: Cái tôi vận động qua 3 bước: nguyên phiến, bất định và đa ngã Trước đây nhiều quan niệm cho rằng cái tôi trong Thơ mới vận động và đi vào bế tắc sau đó tự triệt tiêu. Đó là cách nhìn đã cũ, chỉ mang tính xã hội hóa. Ngày nay nhìn ở góc độ văn hóa học: Nếu không có cuộc Cách mạng tháng Tám thì phong trào Thơ mới vẫn tiếp tục phát triển. Bởi sau khi phong trào Thơ mới kết thúc nó vẫn tiếp tục hành trình bằng 2 xu hướng: Ở miền Bắc kết tinh ở Hoàng Cầm với tập Về kinh Bắc, ở miền Nam rất nhiều yếu tố Thơ mới vẫn tiếp tục được đề cao và phát huy. Vì thế, có thể coi Thơ mới chấm dứt thụ động trước sự can thiệp của lịch sử hay Thơ mới như một sinh mệnh chết yểu chứ không phải nó đã đi hết số phận của nó. Thơ hiện nay như đang kế tiếp Thơ mới đi sâu vào cái tôi bản thể, thể hiện: - 1900 – 1945: Đào sâu cái tôi cá thể và bước đầu đi vào cái tôi bản thể - 1945 - 1985: Rời cái tôi cá thể đi vào cái tôi tập thể - 1985 – nay: Trở về cái tôi bản thể. * Sự khác nhau giữa cái tôi cá thể và cái tôi bản thể - Cái tôi cá thể là giai đoạn đầu ý thức cá nhân mới trỗi dậy, ý thức về mình như một thành viên trong tập thể, gắn bó với tập thể và cảm thấy hạnh phúc; khi bị bỏ rơi cảm thấy đau khổ và đi tìm mình trong thế giới. Còn cái tôi bản thể không bận tâm đến sự tồn tại của mình trong cộng đồng, đi tìm thế giới trong mình. - Cái tôi cá thể nghiêng về cảm xúc, lấy việc giải phóng cảm xúc tối đa như là quyền sống cá nhân nên gắn với ngôn ngữ của tình cảm, cảm xúc. Còn cái tôi bản thể bên cạnh giải phóng cảm xúc còn là những băn khoăn về lí tính, mang màu sắc triết học vì thế cái tôi bản thể gắn với ngôn ngữ của lí tính, triết luận. - Cái tôi cá thể bị cô đơn, không được chia sẻ, bị ràng buộc với cộng đồng nên than thở nỗi cô đơn. Còn cái tôi bản thể tự cô đơn, mang trong mình nỗi cô đơn cố hữu của chính mình nên cô đơn tuyệt đối, quá tải. Cái tôi cá thể biểu hiện rõ nét ở các nhà thơ: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư và một phần thơ Xuân Diệu. Còn cái tôi bản thể biểu hiện ở một phần thơ Xuân Diệu và đặc biệt là thơ Hàn Mặc Tử. (Chính cái tôi bản thể trong thơ Hàn Mặc Tử đã đưa Thơ mới phát triển đến một trình độ cao hơn.) 2. Biểu hiện của cái tôi trong một số tác phẩm tiêu biểu a. Tràng giang – Huy Cận * Tư tưởng của Huy Cận: Xoay quanh chữ Hòa điệu (tên bài thơ mang tính chất tuyên ngôn của Huy Cận Họa điệu ) - từ ghép của hai nét nghĩa: được đồng điệu, được hòa nhập: Khi được hòa điệu cái tôi cảm thấy hân hoan, hạnh phúc đó là trạng thái đáng sống. Còn khi không được hòa điệu cái tôi cảm thấy cô đơn, bất hạnh – không đáng sống Hòa điệu là trạng thái lí tưởng: Con người hòa nhập, đồng điệu với con người, con người hòa nhập, đồng điệu với thiên nhiên, tạo vật và tạo vật, thiên nhiên hòa nhập, đồng điệu với nhau. + Thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám là tiếng nói sầu tủi của một cái tôi phi hòa điệu. Tiêu biểu là tập Lửa thiêng. Sau Cách mạng tháng Tám lại là tiếng nói hân hoan, vui sướng khi được hòa điệu, tiêu biểu là Trời mỗi ngày lại sáng, Đoàn thuyền đánh cá. Tràng giang kết tinh cái tôi Huy Cận trước Cách mạng, thể hiện rõ nhất tiếng nói sầu tủi của cái tôi đang bơ vơ trong cõi đời, cõi người. Nó tiêu biểu cho mặt âm, mặt tối của thơ Huy Cận. Còn Đoàn thuyền đánh cá là bài ca ca ngợi sự hòa điệu, bởi có 3 sự hòa điệu viên mãn: Con người hòa điệu với con người (tiếng hát đồng sức đồng lòng trong lao động), con người hòa điệu với thiên nhiên (con người hòa nhập với thên nhiên,vũ trụ. Hoạt động của con người nằm trong bản giao hưởng lớn của vũ trụ), thiên nhiên, tạo vật rất hòa điệu với nhau. * Bài thơ Tràng giang Tràng giang là bài thơ tiêu biểu nhất của Huy Cận và cũng là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới. Cảm xúc bao trùm bài thơ là nỗi cô đơn Nghệ thuật: Kết hợp giữa thơ mới và thơ cổ điển Tràng giang - Tiếng nói sầu tủi của một cái tôi thấy bơ vơ giữa, trong cõi người, cõi đời. - Mối quan hệ giữa con người với con người: + Con người, cái tôi của tác giả: Cái tôi như một kẻ lữ thứ trên hành trình của một kẻ tha hương bơ vơ, lạc lõng giữa không gian, lạc vào một thế giới hoang vắng. Cái tôi cố đi tìm những hình ảnh, những dấu hiệu dù nhỏ nhoi, mờ nhạt của đồng loại để bớt cô đơn, để được ấm lòng nhưng tất cả đều vô vọng. + Con người, nhân vật được khách thể hóa: Con người được xuất hiện một cách gián tiếp: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuyên mái nước song song Hình bóng con người được thể hiện qua hình ảnh con thuyền, nhưng nó chỉ xuất hiện thoáng chốc rồi mất hút: Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng Cái hay thể hiện ở chữ về: Con thuyền trở về với bờ bến của nó xuất phát trả lại sự hoang vắng cho dòng sông. Nó mất hút vào hư vô chứ không phải nép mình vào bờ bãi. Hình bóng con người không còn, trả lại không gian hoang vắng. Cho đến hết bài thơ dấu hiệu sự có mặt của con người được phủ định trọn vẹn: không đò, không cầu không còn phương tiện giao thông, phương tiện giao lưu, không có hình bóng con người: không khói, đâu tiếng làng xa…. Đò, cầu, khói: tín hiệu thị giác – hình ảnh, tiếng làng xa: tín hiệu âm thanh – thính giác. Tất cả đều không có Từ đâu có hai cách hiểu. Thứ nhất là danh từ chỉ nơi chốn: đâu đây có tiếng là xa- có âm thanh cuộc sống con người dù xa mờ. Thứ hai, đây là phủ định từ: tiếng xa mờ ấy cũng không có: không có tiếng làng xa vãn chợ chiều. (Đặt trong cái tổng thể thì cách hiểu thứ hai là hợp lí hơn) Như vậy, con người thoáng hiện, cái tôi chưa kịp mừng rỡ, hi vọng thì mất hút đến hết bài và Tràng giang thành cõi hoang vắng vô biên. Đâu tiếng làng xa vãng chợ chiều Câu thơ được viết theo lối giảm thiểu đến kiệt cùng: Cái tôi tìm kiếm sự hoạt động của đồng loại để được sưởi ấm, được an ủi, để bớt bơ vơ, cô đơn (dù nhỏ bé, mờ nhạt, xoàng xỉnh) nhưng tia hi vọng mong manh ấy vẫn không còn. Chợ vốn là nơi trao đổi hàng hóa, là nơi con người hòa điệu nhưng cũng không có. Vì thế ở Tràng giang con người với con người không có sự hòa điệu - Mối quan hệ giữa con người với tạo vật thiên nhiên + Chủ thể và tạo vật lạnh lùng, dửng dưng, quay lưng với nhau: sông, mây, trời, bãi bờ, bèo, chim… đều hoạt động nhưng chỉ là sự hoạt động dửng dưng, xa lánh nhau Với thơ Hồ Chí Minh: tạo vật, thiên nhiên ngóng trông theo, gửi lòng theo (Người về rừng núi trông theo bóng người) . Hay thiên nhiên mở đường chào đón con người (Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh). Với thơ Tố Hữu: Mình về rừng núi nhớ ai. Trám bùi để rụng măng mai để già rừng núi hướng về con người, giành dụm những gì tốt đẹp nhất cho con người + Cái tôi lữ thứ chơi vơi không có nơi xác định, tạo vật không dành cho cái tôi ấy một chỗ đứng nào. Tất cả tạo vật, thiên nhiên đều li tâm, quay lưng, xa lánh, đi xa về phía người: sông chảy, chim bay, mây cao… đều hoạt động trong sự lạnh lùng với con người. Như vậy con người, tạo vật dù tồn tại bên cạnh nhau nhưng không có sự hòa nhập, đồng điệu với nhau - Mối quan hệ giữa tạo vật thiên nhiên với nhau + Bản thân tạo vật, thiên nhiên cũng lạnh lùng với nhau. Những sự vật vốn sinh ra cùng nhau, sống trong lòng nhau nhưng cũng lạnh lùng: thuyền - nước, sóng - sông, mây- trời… Nếu Nguyễn Du coi ý nghĩa của từ song song là sự đồng cảm, đồng điệu, tâm đầu ý hợp (Đinh ninh hai miệng một lời song song) thì Huy Cận đem đến văn chương từ song song mang màu sắc toán học: song song - như hai đường thẳng – dù đi cạnh nhau nhưng không bao giờ gặp nhau - không có sự giao cảm Mối quan hệ cặp đôi được triển khai cạnh nhau: Nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng: mỗi đối tượng vẫn mãi miết theo hành trình của mình, không có sự vật nào đồng lòng, đồng hướng, đồng cảm – tất cả thiếu sự ấm áp, giao hòa … hay nói cách khác tất cả đều phi hòa điệu + Cái tôi mang màu sắc bản thể hiện lên trong cái tôi lữ thứ của Huy Cận trong bài thơ như một kẻ tha hương bị lạc lõng nơi đất khách quê người. Huy Cận gặp gỡ làm sống lại tâm trạng của Thôi Hiệu cả ngàn năm trước Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu Hình ảnh khói của hai thi sĩ có sự khác nhau: Thôi Hiệu là khói sóng - tín hiệu gợi mờ nhòe không gian nhưng cũng gợi sự thi vị của không gian. Còn Huy Cận là khói bếp-tín hiệu của sự đoàn tụ Thôi Hiệu có duyên cớ mới nảy sinh nỗi nhớ nhà, nhưng thực chất Thôi Hiệu còn cô đơn hơn Huy Cận. Khói sóng trên sông làm cho người buồn. Cảm giác của Thôi Hiệu ở đất khách, trời tối khói sóng làm mờ nhòe không gian, xung quanh bủa vây bởi bóng tối, không còn cảm giác về phương hướng…nên Thôi Hiệu cô đơn gấp bội lần. Như vậy, ở Thôi Hiệu nỗi cô đơn của cá thể khá rõ: cô đơn của kẻ tha hương, nhớ quê, bơ vơ nơi đất khách quê người. Huy Cận lại mang nỗi buồn của thời đại rõ nét hơn, bởi đó là thời đại người ta sống với nhau bằng những tư tưởng khác nhau. Vì thế nỗi buồn của Huy Cận là nỗi bơ vơ lạc loài của một kẻ bộ hành trần gian đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Đó là cảm xúc lạc loài của một con người rơi vào hoang đảo không có sự sống của con người . Đó là nỗi cô đơn của một cái tôi bản thể. b. Đây thô Vĩ Dạ - Hàm Mặc Tử Là một kiệt tác trời cho của phong trào Thơ mới. Có ý kiến cho rằng bài thơ: Là sản phẩm của một giây phút xuất thần nào đó. Như một cá vực, nhìn thấy đáy mà đi mãi không tới đáy Bài thơ thể hiện tiếng lòng đặc biệt của Hàn Mặc Tử - nỗi cô đơn bản thể của một con người đang đối diện với cái chết – một nỗi cô đơn không thể chia sẻ. Thơ Hàn là biểu hiện cho nỗi cô đơn ấy: - Là tiếng lòng của một tình yêu vô vọng nên sắc thái trong thơ Hàn là bi quan, vô vọng (khác với thơ Xuân Diệu – tình yêu hi vọng). - Đây thôn Vĩ Dạ là lời tỏ tình với cuộc đời về một tình yêu vô vọng chứ không phải một cá nhân hay một địa chỉ nào + Tình yêu vô vọng là: Tình yêu vô tư, không vụ lợi, yêu như một giá trị. Dù biết không thể có được đối tượng nhưng không bao giờ mất đi tình yêu Là một tình yêu đau thương vì càng vô vọng càng mãnh liệt, càng mãnh liệt càng vô vọng. Vì thế cái làm nên cảm xúc trong thơ Hàn là sắc thái đau thương + Sắc thái đau thương xuất phát từ: Tạng người Hàn Mặc Tử với tâm hồn bi quan Bất hạnh do cuộc đời: tình trường, bệnh lí- căn bệnh khủng khiếp nhất “tứ chứng nan y” nên lâm vào tuyệt vọng. + Hàn Mặc Tử làm thơ khi cái chết đang dồn đuổi, vì thế thơ Hàn như lời nguyện cuối của một người sắp chia lìa, ngồi bên bờ vực để bấu víu lấy cuộc sống. - Đây thôn Vĩ Dạ: Cảm xúc đau thương vận hành theo sự tăng tiến qua ba khổ thơ + Nỗi đau thương của Hàn Mặc Tử hóa thân vào thế giới hình ảnh, âm hưởng của bài thơ. Một đặc điểm nổi bật của Thơ mới là giọng điệu lấn át nhạc điệu. Đây là yếu tố tạo nên cảm giác vừa lạ vừa quen của Thơ mới: Quen là bởi bài thơ mang âm hưởng của thể thơ thất ngôn trường thiên với nhịp điệu 2/2/3 – B/B/T. Lạ là ở giọng điệu, đó là âm hưởng vang lên từ hệ thống những câu hỏi. Nếu theo dấu hiệu có 3 câu hỏi nhưng nếu theo ngữ điệu bài thơ thì có hơn 3 câu hỏi. + Âm hưởng của bài thơ vang lên từ những câu hỏi liên tiếp ở 3 khổ thơ, đặc biệt ở vị trí đầu và cuối thi phẩm. Xét về mặt dạng thức: đây là những câu hỏi tu từ bởi những câu hỏi đó không phải là những câu hỏi đối thoại mà là những lời độc thoại, đơn phương, không đợi trả lời mà để bộc bạch uẩn khúc không dễ bày tỏ. Xét về sắc thái: đây là những câu hỏi giàu sắc thái Câu hỏi 1 Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Đây là câu hỏi của chính tác giả, ngữ điệu là hỏi nhưng có 4 sắc thái: Hỏi han, hờn trách, nhắc nhở, mời mọc. Tác giả dùng kiểu câu hỏi này vì chủ thể của câu hỏi là Hàn Mặc Tử – tác giả tự phân thân để hỏi chính mình. Tác giả sử dụng đại từ anh chứ không phải mình hay ta, bởi đây là câu hỏi tự vấn nên sử dụng đại từ lấp lửng tạo hiệu ứng vừa như hỏi ai, vừa như ai hỏi. Phải dùng hình thức này vì câu hỏi đề cập đến một vần đề nhạy cảm, khó nói, bởi: Vĩ Dạ là nơi có nhiều tình nghĩa với Hàn Mặc Tử, thuở nhỏ Hàn học ở Huế, thường xuyên qua lại thôn Vĩ nên về thôn Vĩ là về với tiếng gọi tình nghĩa. Về thôn Vĩ là tìm kiếm người mình từng theo đuổi – tiếng gọi của tình yêu đôi lứa Tình trạng của thân phận, về thôn Vĩ là thăm lại chốn xưa, thăm người tri kỉ là điều nên làm, đáng làm nhưng không làm được vì bây giờ không biết mình còn cơ hội hay không. Lấp lửng trong câu hỏi, kẻ hỏi mang trong mình tâm trạng u hoài, một nỗi u hoài không dễ tỏ bày, một uẩn khúc không dễ tâm sự. Câu hỏi 2: Có chở trăng về kịp tối nay? Trật tự tăng tiến; ngữ điệu càng lúc càng gấp gáp, khẩn khoản; cảm xúc càng lúc càng khắc khoải. Điểm nhấn ngữ điệu rơi vào chữ kịp. Điều mà chủ thể băn khoăn là vấn đề thời gian. Nếu thuyền chở về kịp thì cứu vãn được, không về kịp thì đã muộn, là gió bay. Khổ thơ mở ra hình ảnh một thế giới chia lìa, li tán. Thoạt nghe bình thường, đọc kĩ lại thấy không bình thường vì đó là sự chia lìa ngang trái: gió >< mây: gió đi đường gió là tất yếu nhưng không có gió thì mây khó định hướng. Dường như kẻ viết, kẻ nhìn không nhìn bằng thị giác mà nhìn bằng mặc cảm, ám ảnh chia lìa. Hơn nữa gió mây không chỉ bỏ nhau mà mây gió đang lìa bỏ chốn này. Tất cả đang bỏ mình mà đi, chủ thể có mặc cảm bị bỏ rơi. Chỉ còn một đối tượng để chủ thể gửi vào kì vọng, đó là trăng-người bạn tri kỉ. Trăng trở thành đối tượng bám víu, cứu rỗi duy nhất đối với mình. Với Hàn, trăng là người bạn chơi duy nhất trong đêm tối khi bị cuộc đời ruồng bỏ. Anh sống một mình lủi thủi trong đêm, và chỉ có một đối tượng duy nhất làm bạn với con người bị bỏ rơi: Ai mua trăng tôi bán trăng cho ……. Tất cả mây, gió, nước bỏ nhau, bỏ đi, Hàn Mặc Tử chỉ có trăng là chung thủy, Hàn bấu víu vào trăng nên câu thơ bật lên khẩn khoản: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Chữ kịp thể hiện sự cuống quýt trước nỗi cô đơn, là động thái sống của Hàn Mặc Tử. Kẻ sống đang chạy đua cùng thời gian, chạy đua cùng cái chết – một cuộc chạy đua bạt vía trước sự truy đuổi của cái chết. Cũng là cuộc chạy đua với thời gian nhưng trong thơ Xuân Diệu lại xuất phát từ nhận thức mang màu sắc triết học về sự hữu hạn của đời người nên gắng hết công suất chạy đua để tận hưởng mới có hạnh phúc – sống là tận hưởng tối đa cuộc sống. Ở Hàn Mặc Tử chạy đua với thời gian không xuất phát từ nhận thức là cái chết chời đợi cuối con đường mà từ sự trải nghiệm đau đớn vì hàng ngày ông đã nghe cái chết gọi tên mình. Xuân Diệu muốn sống tối đa, sống nhiều; còn Hàn Mặc Tử chỉ thèm sống sót. Với Hàn được sống thôi cũng hạnh phúc lắm rồi. Câu hỏi cất lên từ thân phận Hàn Mặc Tử là một minh chứng rất chuẩn về thơ: Thơ là sự lên tiếng của thân phận Câu hỏi 3: Ai biết tình ai có đậm đà? Thèm sống, mơ tưởng về người tình xa để cứu rỗi cho tình trạng vô vọng của mình. Mơ khách đường xa…. mơ tưởng về con người – người yêu (trong ngần, thanh khiết..). Áo em trắng quá …cực tả sắc trăng trong thơ Hàn Mặc Tử , nói đến vẻ đẹp trinh bạch của người tình đến mức lạ lùng, bất ngờ…Có thể nói, không gì mạnh mẽ như tình yêu – nó giúp ta nhiều điều, không gì mong manh như tình yêu – khó cầm giữ như cầm giữ giọt nắng trong tay. Hàn Mặc Tử đặt kì vọng vào tình yêu nhưng cũng đầy hoài nghi về tình yêu. Chỉ có tình yêu mới giằng mình ra khỏi bàn tay của thần chết. Hoài nghi không phải của người chán đời, chán sống mà không giám tin là mình được yêu, không giám tin là người đời có thể giành cho mình một tình yêu đậm đà như thế. Bài thơ thoạt đọc lên cảm xúc nghe như nhẹ nhàng, nhưng càng đọc càng thấy đó là tiếng nói đau thương – sắc thái riêng của thơ Hàn Mặc Tử . Phần âm hưởng đó chìm vào bên dưới – âm hưởng thơ là phần hồn của thơ., âm hưởng là sự kết tinh sâu nhất của thơ trữ tình. Bài thơ có tên Đây thôn Vĩ Dạ dường như hướng về cảnh vật, mạch thơ đọc tưởng như hướng tới một đối tượng, bên trong không trực tiếp nói đến cái chết nhưng nó vẫn nổi lên âm hưởng của một con người đang đứng bên bờ vực cái chết 3. Kết luận Thơ mới dịch chuyển từ cái tôi cá thể sang cái tôi bản thể. Các nhà thơ thuộc trường thơ điên loạn đi được sâu hơn vào cái tôi bản thể Xuân Diệu cô đơn về căn bản thuộc phạm trù cái tôi cá thể Em sợ lắm….. Tôi là con nai….. Mây biếc về đâu….. Ta là một….. -> Cô đơn của một kẻ không thấy mình có mối quan hệ với cộng đồng. Hàn Mặc Tử : mối băn khoăn: Hồn của ai trú ẩn đầu ta Chủ thể phân thân vừa là mình vừa là kẻ khác, một cái tôi chứa đựng nhiều cái tôi, một con người chứa đựng nhiều cái tôi =>Hàn Mặc tử - Người đi xa nhất trong phong trào Thơ mới

File đính kèm:

  • docChuyen de ngu van Tu cai toi ca the den cai toi ban the trong Tho moi.doc
Giáo án liên quan