Chuyên đề Thí nghiệm vật lý tự làm ở trường trung học cơ sở

 

 

 Vật Lý học là một bộ môn khoa học tự nhiên . Có một nhiệm vu rất quan trọng trong việcgiải thích &chứng minh một cách khoa học các hiện tượng , quy luật tự nhiên trong đời sống hàng ngày & những ứng dụng của nó . Tuy nhiên một một trong những điểm yếu của việc giảng dạy vật lý hiện nay ở trường phổ thông là tách rời lý thuyết và thự c hành , tách rời kiến thức trong nhà trường và thực tế cuộc sống của đa số các em học sinh . Nên học sinh không có thói quen vận dụng những kiến thức vật lý để giải quyết những gì gặp phải trong đời sống hàng ngày . Đối với đa số học sinh hiện nay , quá trình học tập vật lý chỉ diễn ra trên lớp học . Sau khi rời khỏi nhà trường , thì quá trình học tập ‘ biến mất ‘ . Đặc biệt sau những lần thi cử thì kiến thức lưu lại trong học sinh không còn là bao nhiêu . Lý do là học sinh hiện nay vẫn còn thói quen học thuộc lòng bài học , xem quá trình học tập là một quá trình ghi nhớ , học thuộc bài .Từ đó mà học sinh không rèn luyện được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày .

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Thí nghiệm vật lý tự làm ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CANH VINH ----------– & —---------- CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH MÔN : VẬT LÝ TÊN CHYÊN ĐỀ : THÍ NGHIỆM VẬT LÝ TỰ LÀM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TỔ : TỰ NHIÊN NGƯỜI THỰC HIỆN : LÊ QUÝ ĐÔ Năm học 2009 – 2010 I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Ä Vật Lý học là một bộ môn khoa học tự nhiên . Có một nhiệm vu rất quan trọng trong việcgiải thích &chứng minh một cách khoa học các hiện tượng , quy luật tự nhiên trong đời sống hàng ngày & những ứng dụng của nó . Tuy nhiên một một trong những điểm yếu của việc giảng dạy vật lý hiện nay ở trường phổ thông là tách rời lý thuyết và thự c hành , tách rời kiến thức trong nhà trường và thực tế cuộc sống của đa số các em học sinh . Nên học sinh không có thói quen vận dụng những kiến thức vật lý để giải quyết những gì gặp phải trong đời sống hàng ngày . Đối với đa số học sinh hiện nay , quá trình học tập vật lý chỉ diễn ra trên lớp học . Sau khi rời khỏi nhà trường , thì quá trình học tập ‘ biến mất ‘ . Đặc biệt sau những lần thi cử thì kiến thức lưu lại trong học sinh không còn là bao nhiêu . Lý do là học sinh hiện nay vẫn còn thói quen học thuộc lòng bài học , xem quá trình học tập là một quá trình ghi nhớ , học thuộc bài .Từ đó mà học sinh không rèn luyện được ý thức và thói quen vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày . Thí nghiệm vật lý là con đường ngắn khắc phục hạn chế nói trên . Nếu học sinh được hướng dẫn thường xuyên làm thí nghiệm không những trên lớp ,mà còn ngoài giờ học ở nhà ,thường xuyên có nhu cầu giải quyết những vấn đề kĩ thuật đơn giản nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày thì học sinh sẽ có thói quen vận dụng tri thức đã học để lý luận giải thích &chứng minh các hiện tượng , quy luật tự nhiên . Như vậy ,thí nghiệm vật lý (TNVL)là cầu nối giữa lý thuyết &thực hành , giữa sách vở & thực tế , giữa nhà trường & xã hội Hiện nay ,việc khai thác & sử dụng TNVL trong dạy học đang được phát triển theo nhiều hướngkhác nhau nhưng có tthể qui về ba hướng chính sau : + Khai thác và sử dụng những thí nghiệm ngày càng hiện đại + Khai thác và sử dụng những thí nghiệm tự tạo , rẻ tiền , dễ kiếm + Phối hợp thí nghiệm hiện đại , thí nghiệm bằng các vật liệu dễ tìm kiếm & các phương tiện nghe nhìn thành các tổ hợp trong dạy – học VL Bởi cùng lúc với việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm vật lý hiện đại thì việc khai thác các thí nghiệm vật lý rẻ tiền bằng các công cụ tự tìm kiếm là 1 xu thế phù hợp với tình hiện nay , vừa giải quyết được tình trạng thiếu thiết bị như hiện nay ở địa phương ta , vừa giải quyết những vấn đề sư phạm mà các phương tiện hiện đại không có ưu thế , 1, Đặc tính của thí nghiệm này là : -Đơn giản , có hình thức gọn nhẹ, dễ lắp ráp ,GV có thể chế tạo và lắp ráp ở mọi lúc , mọi nơi -Các nguyên vật liệu dễ tìm kiếm nên có thể triển khai rộng rãi cho nhiều h/s cùng tham gia tự làm thí nghiệm -Các thí nghiệm có độ chính xác không cao , nên thường dùng làm TN định tính 2, . Tác dụng nổi bật cuả các TN naỳ là : -Rèn luyện cho h/s tính tự lực , ham học hỏi ,tính thích với hoàn cảnh sáng tạo , khát vọng cải tạo thiên nhiên - Giúp cho h/s giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ở moị lúc mọi nơi như ở nhà , ngoài đồng, đi du lịch …… phù hợp thực tế của hoàn bản thân gia đình , dịa phương - Tăng cường mối liên hệ giữa lý thuyết & thực hành , làm cho kiến thức sách vở gần lại với kiến thức thực tế cuộc sống - Rèn luyện cho h/s ý thức tiết kiệm , bảo vệ môi trường Trong quá trình công tác ở Trường THCS Canh Vinh ,với tình hình thực tế của địa phương hiện nay tôi nhận thấy với quá trình chế tạo &tiến hành thí nghiệm vật lý tự làm vì chúng có cấu tạo đơn giản ,nên thường dùng để giải quyết định tính các bài toán vật lý . Nhược điểm của các thiết bị thí nghiệm vật lý này làchưa đủ thuyết phục để đi đến khái quát các định luật , các số liệu thu thập được không có độ chính xác cao để mô tả các quy luật vật lý . Các thí nghiệm vật lý này khó có thể biểu diễn các thí nghiệm vật lý có độ chính xác cao . Tuy nhiên , việc phối hợp giưã các thí nghiệm vật lý hiện đại với những thiết bị tinh vi , cần độ chính xác cao ( hoặc thí nghiệm vật lýmô phỏng trên máy tính là loại hình thí nghiệm vật lý ảo vừa mô phỏng tái tạo các hiện tượng vật lý trong tự nhiên , vừa giải quyết bài toán một cách định tính & định lượng ) với thí nghiệm vật lý tự làm (TNTL) làrất cần thiết trong việc dạy & học môn Vật Lý nhằm hình thành cho các em 1 hệ thống kiến thức sâu rộng của môn học này . Bởi lẽ nó giúp cho h/s có đ/k rèn luyện các kỹ năng cơ bản , thói quen của việc h/t vật lý ở mọi lúc, mọi nơi ,giúp cho h/s có đ/k thu thập thông tin xử lý thông tin , khiến h/s chủ động nêu lên cácthắc mắc ,các câu hỏi , các suy nghĩ của mình . TNTL giúp Gv tổ chức các h/đ h/tập tập thể , rèn luyện cho h/s cách làm việc cộng đồng , kích thích h/s hoạt động ngoài giờ học , rèn luyện cho h/s có thói quen vận dụng kiến thứcđể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày , phục vụ các nhu cầu tinh thần về cuộc sống như h/t, vui chơi , giải trí ,TNTL còn rèn luyện h/s vượt khó và ý thức tiết kiệm bảo vệ môi trường Ở các quốc gia phát triển thường tổ chức các kỳ thi làm đồ dùng dạy học , trong đó yếu tố sáng tạo , đọc đáo , tính thực thi tính phổ cập là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu . Ở nước ta trong chương trình cải cách thay sách , tư tưởng chỉ đạo & định hướng của việc đổi mới phương pháp và tổ chức dạy học vật lý ở trường THCS có ghi rõ : “ …. đặc biệt tăng cường các TN do h/s tiến hành vơí các vật liệu , thiết bị đơn giản , dễ kiếm và rẻ tiền “ Bước đầu tôi đã áp dụng phần nào vào việc giảng dạy môn Vật Lý ở cấp THCS của mình, đó cũng là lý do tôi viết chuyên đề này II – NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Ä Đề cập đến vấn đề học tập . Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã đã từng nói : “ Học phải đi đôi với hành “. Đúng vậy, Trong Vật Lý học thì thực hành để đi đến một kiến thức mới ,củng cố kiến thức cơ bản đã được học , điều rất cần thiết là hành để ứng dụng kiến thức đã được học ở trường vào trong thực tế cuộc sống đời thường . Lịch sử phát triển của vật lý đã cho thấy sự phát triển của vật lý học qua nhiều thời kỳ khác nhau , từ vật lý học cổ đaị đến vật lý học hiện đại luôn tuân theo những qui luật nhất định .M ỗi bước phát triển của vật lý học không chỉ đơn giản là kết quả của quá trình tích luỹ kiến thức mà là sự kết hợp giữa tri thức và phương pháp nghiên cứu vật lý . Các f2 nghiên cứu vật lý này đã được đúc kết qua các thời kỳ khác nhau, phản ánh quá trình phát triển khách quan của sự phát triển vật lý và hình thành f2 nghiên cứu vật lý , Nhờ có các f2 này ,con người đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của vật lý học , đưa ra những lời dự báo chính xác . Vì vậy , học tập vật lý không phải chỉ đơn thuần tiếp nhận các tri thức mới , mà làtìm hiểu quá trình hình thành nghiên cứu , các tri thức ấy để tạo ra cho h/s một thói quen tư duy vật lý . Đó là cơ sở học tập tốt môn vật lý đồng thời rèn luyện cho h/s năng lực để nghiên cứu , khám phá tri thức ở mức độ cao . TNo vật lý giúp cho h/s làm quen với các phương pháp nghiên cứu vật lý , góp phần hình thành các tư duy vật lý , góp phần phát triển năng lực tư duy , sự thông minh , tính sáng tạo cho h/s Như chúng ta đã biết do tính trực quan , thí nghiệm vật lý có chức năng hỗ trợ cho quá trình tư duy của h/s . TNo vật lý đơn giản hoá hiện tượng vật lý , những hiện tượng muôn màu muôn vẻ , khó hiểu thành những hiện tượng đơn giản hơn bộc lộ những nét đặc trưng của sự vật cần nghiên cứu giúp cho h/s rèn luyện được kỹ năng quan sát mô tả và giải thích những hiện tượng một cách có hiệu quả . Khi tiến hành TNo , các giác quan của h/s bị tác động mạnh , trong đó thị giác giữ vai trò mạnh nhất .( VD) : các thí nghiệm quang học tác động đến thị giác , các thí nghiệm về âm học sẽ có tác động đến thính giác .... Như vậy, nếu được làm thí nghiệm , các vùng khác nhau của bộ não sẽ được huy động làm việc nhiều hơn , điều này kích sự hứng thú h/t của h/s , đồng thời tăng tính hiệu quả của quá trình học , rút ngắn được thời gian nhận thức so với trường hợp không tiến hành thí nghiệm ,hoặc bản thân h/s chỉ nhìn người khác TNo . Vì vậy,đưa h/s vào việc tham gia trực tiếp vào thực hành thí nghiệm nhất thí nghiệm vật lý tự làm là tạo môi trường & đ/.k cho h/s được rèn luyện ,sáng tạo ,tăng hiệu quả của quá trình h/t . Ngoài ra , do giác quan tác động mạnh mẽ một cách vô thức ,việc ghi nhớ kiến thức của h/s lúc đó là hiển nhiên , không fải qua 1 quá trình “nhồi nhét ,học thuộc lòng một cách máy móc “, do vậy quá trình học tập trở thành nhẹ nhàng hơn và h./s cảm thấy không nặng nề , gò ép khi tiếp thu nhữnh tri thức mới Việc cải cách sgk được tiến hành đại trà bắt đầu từ năm học 2002-2003. Với GV giảng dạy môn Vật lý như tôi thấy cần cho các em tiếp cận , sử dụng những thí nghiệm tự làm (TNTL) để tích cực hoá trong hoạt động học tập của các em . Như chúng ta đã biết mục đích của lần đổi mới sgk này là đổi mới f2 dạy học , nhằm mục đích cuối cùng là “tích cực hoá hoạt động học tập của H/s “ . Đó là f2 tích cích cực , là một thuật ngữ chỉ f2 dạy học theo hướng phát huy tích cực , hoạt động sáng tạo của người học . Những đặc trưng của phương pháp dạy học( ppdh) tích cực là : - Dạy và học thông qua tổ chức các h/đ h/tập của h/s - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học _ Tăng cường học tập cá thể , phối hợp với hoạt động thí nghiệm vật lý hợp tác . _ Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò . Song song với việc đổi mới nội dung , ppdh , quá trình tích cực hoá của h/s trong học tâp môn vật lý không thể tách rời với việc tổ chức các TNVL trong hoạt động học tập VL.Trong bối cảnh đó, ngoài các thiết bị (TB) được trang bị trong danh mục TB TN thì việc phát huy thiết kế các TNTL là hết sức cần thiết I - Quá trình chuẩn bị & các bước tiến hành như sau 1, Cơ sở xây dựng các phương án Mục tiêu của các phương án dạyhọclà phải thể hiện các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực trong học tập vật lý nghĩa là : Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh . Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học . Tăng cương học tập cá thể với hoc tập hợp tác . Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. *Một số phương án tổ chức h/đ dạy học vật lý với các TNTL + Cá nhân tiến hành thí nghiệm tại chỗ , trong giờ học + Tổ chức TN theo từng cặp học sinh + Tổ chức TN theo nhóm học sinh + Ghép nhóm để thực hiện các TN. + Kết hợp t/ch hoạt động TN ở nhà & ở lớp + Tổ chức giờ thực hành vật lý + Tổ chức h/đ TN khi đi dã ngoại , du lịch + Tổ chức TNTL trong các câu lạc bộ sinh hoạt chuyên môn , đố vui , thi đua triển lãm ,……….. Do các TNTL được chế tạo từ các nguyên vât liệu đơn giản , rẻ tiền , dễ tìm kiếm , nên các phương án trên đều dựa vào cơ sở là mọi h/s đều có những cơ hội như nhau để có thể tiến hành các TNTL hoặec trong lớp hoặc ngoài giờ học . Các phương án đều phải thảo mãn hai yếu tố : đáp ứng được phương pháp giảng dạy của bộ môn & có tính khả thi ‘. Tính khả thi phụ thuộc vào các phương án tổ chức lớp học sao cho phù hợp với tình hình hoàn cảnh của trường lớp hiện có , 2, Các tiêu chuẩn của dụng cụ thí nghiệm vật lý tự làm - Các dụng cụ thí nghiệm vật lý tự làm phải thể hiện rõ hiện tượng vật lý cần quan sát , vì vậy chỉ nên bao gồm các chi tiết liên quan đến hiuện tượng cần nghiên cứu . Do đó các TN này đơn giản đến mức tối đa , tránh mọi chỗ , rườm rà , khó quan sát . Nhiều TN chỉ một dụng cụ hoặc một loại nguyên vật liệu . -Sơ đồ lắp ráp dễ thực hiện , tháo lắp nhẹ nhàng , nhanh chóng . - Việc bố trí , tiến hành thí nghiệm vật lý ở lớp đơn giản , không tốn nhiều thời gian , không gây nguy hiểm cho các nhân ngừời thực hiện và những người xung quanh , do đó trong TN không có những hoá chất gây nổ , dễ cháy , gây bỏng . Tận dụng tối đa ưu thế của các vật lý bằng nhựa , gỗ pôliêtilen …., hạn chế tối đa sử dụng các vật lý cứng , nhọn sắc dễ gây sát thương - Ngoài tính đơn giản , rẻ tiền , dễ tìm kiếm , cần phải chú ý đến các nguyên liệu là các sản phẩm công nghiệp rẻ tiền hiện nay đang thâm nhập trong cuộc sống để h/s không bị tách rời khỏi cuộc sống hiện đại , đồng thời h/s thấy được mối liên hệ giữa vật lý và sản xuất ( loa , các loại đèn LED, IC đơn giản ….). - Dễ vận dụng chuyển , an toàn trong lúc chế tạovà thao tác ngay cả khi không có mặt của GV 3, Nguyên liệu Các nguyên liệu dễ tìm , dễ mua , có thể tận dụng các phế liệu , phế phẩm . Các nguyên liệu thừơng dùng là : - Tre , nứa , gỗ , bìa cứng , giấy , vải , bút thước kẻ …. _ Chai nhựa , vỏ chai nước ngọt ,nước suối , vỏ lon đồ hộp , hộp nhựa, họp bìa . Chúng có ưu điểm là nhẹ nhàng , dễ gia công , dễ tìm kiếm , nhược điểm là khômg chi được nhiệt độ cao , không chị được lực lớn …. _ Keo dán tổng hợp , keo 502, băng keo trong hồ dán , hồ dán ….. _ Các loại điện trở , điốt , đèn LED ………. _ Các loại dây điện , dây đồng dây chì , công tắc điện , pin , ăc qui _ Một số vật dụng thiết bị cũ như loa , micrô cũ , môtơ…. _ Các vật lý dụng thường dùng trong cuộc sống hàng ngày như đèn pin , máy sấy tóc , móc áo ……….. _ Dụng cụ dùng để gia công gồm : cưa đục , dùi , giấy nhám ………… _ Một số hoá chất thông dụng như dung dịch H2SO4 loãng , nước chanh , muối ăn …. 4, Một số kỹ năng gia công cơ bản Để gia công các TN , h/s cần có một số kỹ năng cơ bản sau : _ Vễ hình , vẽ mô hình , vẽ hình kỹ thuật , vẽ sơ đồ . Một số kỹ năng đã được hình thành ở bậc tiểu . _ Cắt , dắn , sơn … đặc biệt , mỗi loại keo dán có những tính năng & f2 dắn riêng đòi hỏi h/s phải đọc kỹ bảng hướng dẫn . _ Cưa ,đục , bào , rũa ………. ( đã học chương trình công nghệ ở THCS ). _ Một số mẹo vặt thường gặp trong cuộc sống : cắt miếng xốp , cắt bìa cứng ……. 5,. Các loại bài TN tự làm Tôi đã nghiên cứu & có thể phân chúng theo những tiêu chí khác nhau . _ Nếu xét về trình tự h/tập thì thí nghiệm vật lý được phân theo các lớp 6, 7 , 8, 9. _ Nếu xét về nội dung thí nghiệm vật lý ở trường THCS chia thành các loại :đơn giản , vừa sức , khó . - Nếu xét theo mục đích dạy học thì thí nghiệm vật lý được phân thành các loại : thí nghiệm minh hoạ , thí nghiệm nghiên cứu , thí nghiệm định tính , thí nghiệm định lượng …. - Nếu để làm nổi bật vai trò , tác dụng của cácTNTL , có thể phân các TNTL thành các nhóm sau : * Thí nghiệm chế tạo các dụng cụ đo . * Thí nghiệm nghiên cứu các hiện tượng vật lý . * Thí nghiệm tạo ra các vật dụng, thiết bị phục vụ trong cuộc sống . * Thí nghiệm tạo ra các công cụ phục vụ cho nhiệm vụ h/tập . * Thí nghiệm để gỉai trí thư dãn . A- Thí nghiệm chế tạo các dụng cụ đo Mục đích của loại TN này là chế tạo các dụng cụ đo phục vụ cho việc h/tập và nnghiên cứu vật lý . Các dụng cụ đo có thể là : -Các dụng cụ mà trong chương trình có y/c nhưng trong phòng TN k 0 có - Các dụng cụ nhằm cải tiến , bổ sung các thiết bị của phòng TN để thuận tiện hơn trong việc thao tác các thí nghiệm vật lý . _ Các dụng cụ không nằm trong chương trình học , nhưng giúp cho h/s có thể tự nghiên cứu , mở rộng kiến thức . *Để chế tạo các dụng cụ đó, h/s cần thực hiện theo 2 bước sau : + Tìm kiếm nguyên vật liệu , gia công chế tạo . + Xác định giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo ( Để có độ chính xác cao GV sẽ dùng dụng cụ đo mẫu hướng dẫn h/s cách vạch chia trên thang đo.) Chẳng hạn :Chế tạo nhiệt kế khí Mục đích : Trong chương trình vật lý 6 có giới thiệu khá chi tiết các loại nhiệt kế chất lỏng , chất rắn . Trong phần bài tập có thể nêu vấn đề “ tại sao người ta lại không dùng nhiệt kế khí “ . Thí nghiệm vật lýnày sẽ giúp cho h/s hiểu được nguyên tắc h/đ của của nhiệt kế khí không được thông dụng bằng nhiệt kế chất lỏng hoặc chất rắn Vật liệu : Một ống nhựa trong bình nhựa( bình đựng nước ngọt …….) Tiến hành: Cắm ống nhựa vào trong bình, phần nhô ra ngoài khoảng 10 cm . Dùng keo tổng hợp dán lại các chỗ hở .Khi keo đã khô , dùng kim tiêm bơm vài giọt nước màu vào ống . Khi nhiệt độ trong ngày thay đổi thì vị trí giọt nước cũng thay đổi theo Lưu ý : Nhệt kế khí khá nhạy, khi nhiệt độ tăng cao đột ngột có thể làm nước màu tràn ra ngoài . B - Thí nghiệm nghiên cứu các hiện tượng vật lý Mục đích của loại TN này là nhằm : + Quan sát các hiện tượng vật lý + Thu thập các thông tin từ việc quan sát , đo đạc + Phát hiện , khảo sát các quy luật , định luật vật lý ở mức độ đơn giản + Mô phỏng và xây dựng các mô hình vật chất . Ở TN loại này thiên nhiên về nghiên cứu định tính các hiện tượng vật lý Chẳng hạn : (1) Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển Mục đích : Đối với h/s cấp THCS , việc nhận biết sự tồn tại của áp suất khí quyển là 1 việc khó khăn vì con người đã quen với áp suất khí quyển đến mức không còn nhận ra sự tồn tại của nó . Vì vậy TN đơn giản sau đây cho h/s thấy sự tồn tại của áp suất khí quyển và chúng gây ra những tác động rõ ràng đến các vật hàng ngày . Vật liệu : Hai tờ giấy báo có diện tích như nhau , thướcc kẻ dẹp ,vật nặng Tiến hành : _ Đặt thước kẻ lên mép bàn sao cho một phần của thước nhô ra ngoài phần còn lại ở trong bàn . Gấp tờ giấy lại thành 1 mẫu nhỏ đặt lên thứơc , phần phía trong bàn . dùng tay ấn nhẹ phần kia của thước . Ghi nhận lực mà tay ta tác dụng lên thước . _ Cũng đặtthước kẻ như ở vị trí trên , nhưng lần này trải rộng tờ báo ra nằm sát mặt bàn , ấn phía đầu kia của thước , cho h/s cảm nhận về lực của bàn tay trong trường hợp này . Lực này sẽ lớn hơn lực trước . Như vậy , trong hai trường hợp , khối lượng tờ báo như nhau , nhung để nâng tờ báo trong trường hợp thứ hai thì cần 1 lực lớn hơn . Chứng tỏ có 1 lực từ trên ép xuống nặt báo , lực này tỷ lệ với diện tích tờ báo , đó là bằng chứng chứng tỏ sự hiện diện của áp suất khí quyển (2) Sự hấp thụ nhiệt Mục đích : Chứng minh các vật khác nhau thì hấp thụ nhiệt khác nhau Vật liệu : Đinh (dài khoảng 12cm ) , giấy báo , Cách tiến hành : Dùng giấy báo cắt thành dải dài và quấn thật sát vào chiếc đinh sao cho còn thừa một phần giấy ở đầu của đinh . Nếu ta đưa phần ngoài của tờ giấy báo không tiếp xúc với đinh tới ngọn lửa thì ta thấy giấy báo cháy ( Hình bên ) Bây giờ ta đưa ngọn lửa vào phần giữa của đinh , ta thấy giấy không cháy , chứng tỏ một phần nhiệt lượng đã bị đinh hấp thu (3) , Công biến thành nhiệt Mục đích : TN dùng để minh hoạ sự chuyển hoá giữa công & nhiệt trong chương trình lớp 8 Vật liệu : dây thép , viên nước đá ( hoặc cây nến ) Tiến hành : Lúc đầu ấn dây thép vào thân cây nến để cắt cây nến làm đôi . - Uốn sơị thép nhiều lần cho nhiệt độ tăng và lặp lại thao tác trên , lần này nến dễ cắt hơn vì sợi thép có nhiệt độ tăng lên Ưu điểm : Thí nghiệm vật lý đơn giản h/s đều có thể làm ngay tại lớp học C - Thí nghiệm tạo ra các vật dụng , thiết bị phục vụ cuộc sống Mục đích của việc học tập vật lý ở trường phổ thông là vận dụng các kiến thức vật lý để : _ Giải quyết thích các hiện tượng thiên nhiên thường gặp . _ Có kiến thức để biết cách sử dụng các dụng cụ , máy móc , thiết bị thông thường trong cuộc sống hàng ngày . _ Giải quyết quyết những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày có liên quan đến kiến thức vật lý . _ Chế tạo các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày Chẳng hạn : Dùng móc áo để so sánh khối lượng của hai vật . Mục đích : Dùng vật dụng quen thuộc để chế tạo chiếc cân , so sánh khối lượng của các vật khác nhau . Vật liệu : Móc áo các vật vừa phải cần so sánh khối lượng . Phương phps tiến hành : Khi để yên , móc nằm cân bằng . Treo hai vật lý vào hai đầu móc áo , móc áo sẽ bị nghiêng về phía vật lý nào có khối lượng lớn hơn . Ý nghĩa sư phạm của thí nghiệm vật lý này : Thí nghiệm rèn luyện cho h/s thói quen thuộc để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống , rèn luyện cho h/s khả năng thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau của môi trường sống . D - Thí nghiệm tạo ra các công cụ phục vụ cho việc học tập Hiện nay , những thành tựu của khoa học kỹ thuật đã ứng dụng , phục vụ cho ncông tác học tập , nhằm nâng cao của quá trình học tập & đào tạo . Trong chương trình phô thông có thể kể đến viiệc ứng dụng của máy vi tính , máy ghi âm , băng hình ……Các TN sau mô tả 1 vài TN tự làm có thể dùng để phục vụ công tác học tập ở trường phổ thông Chẳng hạn : Chế tạo bảng trắc nghiệm bằng điện Mục đích : Ứng dụng các kiến thức đã học trong phần điện 1 chiều để chế tạo 1 dụng cụ phục vụ việc học tập . Hình thức tổ chức : Dùng trong ôn tập cuối chương , đố vui , ôn luyện cúi học kỳ hay cuối năm , …………… Vật liệu : Tấm gỗ 30cm *40cm, dây dẫn có chốt cắm điện , bóng đèn pin 1.5 V, nguồn điện Dụng cụ : khoan , tua vít , đục , bào , cưa , ………………. Tiến hành(như đã thường làm ) E - Thí nghiệm để giải trí thư giãn Ngoài việc phục vụ học tập , TNTL còn có thể đáp ứng các nhu cầu giải trí trong đời sống như : ảo thuật , âm nhạc , nghệ thuật , ……….. Chẳng hạn : Tạo bóng trên tường Mục đích : Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để tạo các bóng các bóng trên tường . Đó có thể là các hình ảnh tĩnh hay động . Tiến hành : Thắp ngọn nến ( hoặc bóng đèn sơị đốt )trong phòng tối . Dùng hai bàn tay tạo thành các kiểu dáng khác nhau để hiện ra trên tường các bóng như con chó đang sủa , con chim đại bàng đang bay ………. II - KẾT QUẢ : Trong quá trình thực hiện đa số các em đều say mê với những thí nghiệm mà giáo viên đã đưa ra có những học sinh còn đề suất những ý kiến về phương án thí nghiệm riêng của mình có giá trị , đã giúp các em tiếp thu bài tốt , nhớ bài kỹ , và nhất là kích thích sự tò mò , ham học tập , Bản thân tôi nhận thấy , qua các thí nghiệm trên đây, có thể nhận định rằng với các vật liệu đơn giản , dễ tìm kiếm trong cuộc sống hằng ngày , các TNTL có thể đáp ứng nhiều y/c khác nhau trong giảng dạy vật lý . + Trước hết , TNTL giúp tạo ra các công cụ đo lường nhằm khắc phục tình hình thiếu thiết bị thí nghiệm vật lý hiện nay . + TNTL đáp ứng các loại hình thí nghiệm vật lý khác nhau trong chương trình THCS : ngoài việc hỗ trợ , bổ sung thay thế các thí nghiệm trong SGK , TNTL còn mở rộng đến các thí nghiệm trong phần đọc thêm , các thí nghiệm nghiên cứu mà SGK chỉ gợi ý hoặc đề cập ở khía cạnh lý thuyết + TNTL mở rộng phạm vi học tập của h/s ra ngoài xã hội . Các kiến thức thức vật lý không còn đóng khung trong lớp học mà h/s tìm thấy nhiều ứng dụng của chúng trong tự nhiên , trong cuộc sống hàng ngày . Tuy nhiên quá trình tiến hành còn những hạn chế nhất định như thiếu phòng chức năng , ngoài thời gian của tiết học thì đại đa số các em còn phải phụ giúp gia đình , và địa bàn dân cư quá rộng nên việc tập hợp các em làm việc theo nhóm để cùng làm các TBTN còn hạn chế ,những tác động khách quan khác ,…… III _KẾT LUẬN Với chuyên đề này, với kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS của tôi từ năm học 2000-2001 cho tới nay tôi đưa ra ý tưởng của mình một phương pháp tiếp cận kiến thức bộ môn vật lý & vận dụng những điều đã học vào trong thực tế cuộc sống một cách có khoa học nhằm tăng tính thực tiễn cho môn học . Thật vậy , với việc tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lý tự làm này kết hợp với những thí nghiệm vật lý hiện đại đã được trang bị ở cấp THCS , học sinh đa số nhận thức rất sâu sắc về kiến thức bộ môn , thầy trò có những tiếng nói chung trong hoạt động dạy & học Chắc hẳn kết quả thực hiện còn phụ thuộc vào, và từng bài học cụ thể , mức độ tư duy của mỗi em , hoặc những yếu tố khách quan ………. Điều cần thiết nhất hiện nay là có phòng chức năng cho bộ môn , để cho hoạt động dạy & học được phát huy tốt hơn Nhưng nếu vận dụng nó hợp lý từng loại thí nghiệm cho những bài cụ thể thì chắc chắn có kết quả khả quan cho môn học . Đây là sản phẩm đầu tay của tôi , nó ra đời nhờ những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết trong quá trình giảng dạy và nghiện cứu học hỏi được ở những đồng nghiệp với tôi kết hợp với những kiến thức & kỹ năng nghề nghiệp mà tôi được đào tạo ở trường CĐSP&ĐHSP . Tôi mong được sự góp ý của quí thầy ,cô những đồng nghiệp của mình để chuyên đề này được hoàn thành tốt hơn về mọi mặt đồng thời có tính khả thi cao hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn : + BGH trường THCS Canh Vinh + Thầy Trần Đăng Diệp thanh tra viên môn Vật Lý của Phòng GD&ĐT Cùng quý thầy,cô giáo trong trường cùng các em học sinh của Trường đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt chuyên đề này Tôi rất mong quý cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt chuyên đề này để có thể phục vụ cho hoạt động dạy & học được tốt nhất Canh Vinh , Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Người viết chuyên đề Lê Quý Đô # - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 – Sách giáo khoa môn Vật lý các lớp ở bậc THCS , thuộc chương trình mới cải cách . Nhà XB Gi

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE VL thcsHOT.doc