Dàn bài chi tiết văn nghị luận

Đề 1 : đạo đức giả là căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ ý kiến trên, Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả dối với con người và cuộc sống.

Dàn bài :

I.Mở bài

-Đạo đức giả là một “ hiểm họa”khôn lường đối với con người và cuộc sống.

-Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sao bộ mặt hào nhoáng.

II. Thân bài

1.Giải thích ý kiến

- Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.

- Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.

2.Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả

- Những biểu hiện của đạo đức giả

+ Dùng những từ nói hay ho, đệp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.

+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện

- Những tác hại

+Đối với mỗi người : vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình.

+Đối với xã hội : làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân ; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác.

III. Kết bài

- Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.

- Kiên quyết lên án, vạch trần và năn chặn thói đạo đức giả.

 

 

doc101 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 26767 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dàn bài chi tiết văn nghị luận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.NGHỊ LUẬN Xà HỘI *Đề 1 : đạo đức giả là căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ ý kiến trên, Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả dối với con người và cuộc sống. Dàn bài : I.Mở bài -Đạo đức giả là một “ hiểm họa”khôn lường đối với con người và cuộc sống. -Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sao bộ mặt hào nhoáng. II. Thân bài 1.Giải thích ý kiến - Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong. - Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. 2.Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả - Những biểu hiện của đạo đức giả + Dùng những từ nói hay ho, đệp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong. + Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện - Những tác hại +Đối với mỗi người : vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. +Đối với xã hội : làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân ; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. III. Kết bài - Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực. - Kiên quyết lên án, vạch trần và năn chặn thói đạo đức giả. *Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa tài và đức. Dàn bài I.Mở bài Tài và đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bác Hồ đã từng nhấn mạnh: có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. II .Thân bài 1 . Giải thích vấn đề - Tài là nói tới trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người. - Đức là nói tới phẩm chất và nhân cách của con người. 2 . Bàn luận vấn đề - Tài và đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. - Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân; thậm chí quá coi trong tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội -Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể có nhiều đóng góp tốt cho cộng đồng và xã hội - Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. III . Kết bài Phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất. *Đề 3: Như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến trên, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. Dàn bài: I/ Mở bài - Thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống rất nguy hiểm cho bản thân và cho cả xã hội - Chính vì vậy có ý kiến cho rằng : Như một thứ a- xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mọi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. II/ Thân bài 1.Giải thích ý kiến - Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm ; Nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhung lại gây hậu quả to lớn đối với toàn xã hội. - Về thực chất, ý kiến này là sự cảnh báo về một vấn nạn đạo đức mang tính thời sự : thói vô trách nhiệm và hậu quả khôn lường của nó. 2.Luận bàn về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người - Tinh thần trách nhiệm +Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình . Nó được biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản : giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội và cá nhân với bản thân mình. +Tinh thần trách nhiệm là phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ xã hội tốt đẹp , thúc đẩy sự phát triển của xã hội. -Thói vô trách nhiệm +Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đôi với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực.Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. +Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hai hạnh phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội III. Kết bài - Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống. - Cần ý thức rõ tác hại và có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội. * Đề 4: Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. Dàn bài I.Mở bài Tự tin là “vũ khí” cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. II. Thân bài 1.Giải thích ý kiến - Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. 2.Bàn luận về tự tin và mất tự tin -Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu. -Khi mất tự tin + Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan… +Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. 3.Bài học nhận thức và hành động - Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt khi gặp những khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân. - Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi , hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. III. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên. * Đề 5 : Hãy viết một bài văn ngắn trình bài suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. Dàn bài I.Mở bài Trong cuộc sống, có những thứ trôi qua thì không bao giờ tìm lại được. Thời gian là một vật báu như thế. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. II. Thân bàì 1. giải thích ý kiến -Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh : giá trị cuộc sống mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. -Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người một ngày là rất quan trọng, quý giá; đừng để lãng phí thời gian. 2. Suy nghĩ về câu nói - Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc… -Một ngày rất ngắn như con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh,công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. -Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm , nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. -Phê phán những hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. 3. Bài học nhận thức và hành động - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. III. Kết bài Khẳng định giá trị của ý kiến trên *Đề 6: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A.Lin-côn (1809-1865) viết: “ xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.”Từ ý kiến trên anh (chị) hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. Dàn bài I.Mở bài - Trung thực là đức tính mỗi người cần phải có. - Giới thiệu lời trong bức thư của A.Lin-côn II. Thân bài 1.Giải thích ý kiến - Về nội dung trực tiếp,lời của A.Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 2.Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống - Trong khi thi : +Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đổ đạt bằng thực chất của mình.Còn gian lận là làm mọi cách để đổ bằng được, không cần thực chất. +Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh danh hơn đỗ đạt bằng gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. - Trong cuộc sống; + Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. +Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân , ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ làm một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. 3.Bài học nhận thức và hành động. -Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực. - Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể này chính là trung thực trong kì thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội. III. Kết bài - Vấn đề A. Lin-côn nêu ra không mới nhưng luôn có giá trị đối với mỗi người. - Mọi người, nhất là học sinh, trước hết cần phải sống trung thực. *Đề 7: Bệnh thành tích- môt “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về căn bệnh đó. Dàn bài I. Mở bài Giới thiệu về bệnh thành tích, một căn bệnh gây nguy hại cho xã hội đang ngày càng lan rộng II.Thân bài - Thành tích là gì? (là kết quả tốt đẹp nhờ sự nổ lực).Vai trò của thành tích(tác dụng tích cực). - Bệnh thành tích là gì ? ( làm việc không quan tâm đến thực tế, không suy nghĩ về hậu quả lâu dài chỉ chăm chú đến vẻ bên ngoài, đến việc đạt được những chỉ tiêu một cách khiên cưỡng). - Tác hại của bệnh thành tích : + Gây ra sự đối lập giữa hình thức và thực tế, vấn đề bản chất không được quan tâm mà chủ yếu tập trung vào “bề nổi”. +Là nguồn gốc của những sai trái, gian lận trong kiểm tra, đánh giá tiếp tay cho tham nhũng, quan liêu. - Nguyên nhân của bệnh thành tích: + Tật xấu “ con gà tức nhau tiếng gáy”đốt cháy giai đoạn muốn có thành tích ngay. + Sự quản lí thiếu sát sao của các cấp lãnh đạo, hình thức trong quản lí, chỉ quan tâm đến văn bản, báo cáo - Giải pháp: + Cần chú ý đến hậu quả lâu dài, tránh “ăn xổi ở thì”. + Các cấp lãnh đạo phải sát sao, thực tế hơn, điều chỉnh quản lí. III. Kết bài Khẳng định tầm quang trọng của việc khắc phục bệnh thành tích. Đó là công việc của toàn xã hội . *Đề 8 : Hiện nay ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị, việc thiếu trung thực trong thi cử có tác hại ra sao ? Làm thế nào để khắc phục được thái độ đó ? Dàn bài I. Mở bài - Tầm quang trọng của thi cử. - Trong thi cử có những hành vi sai trái, làm giảm hiệu quả của thi cử, gây hiệu quả nghiêm trọng cho giáo dục. II. Thân bài - Thế nào là những hành vi sai trái trong thi cử?( cóp bài, gian lận, mua điểm, cấy điểm, chạy điểm,..). - Thực trạng vấn đề + Học sinh quay bài, cóp bài,làm phao… + Phụ huynh chạy điểm, “đi thầy” cho con,… + Nhà trường : thầy cô giáo tiếp tay cho những hành vi sai trái của học trò. - Hậu quả : + Các kỳ thi không phát huy hết vai trò. Nền giáo dục bị đe dọa vì chất lượng “ảo”. + Nhiều học sinh bị thiệt thòi, nhiều học sinh “ngồi nhầm lớp”. + Tạo ra thế hệ học sinh bị lệch lac tư tưởng, hạn chế về năng lực. + Tốn kém cho cá nhân, gia đình, xã hội. - Biện pháp khắc phục + Các cấp các ngành cần quản lí, giám sát nghiêm túc hoạt động thi cử. + Giáo dục học sinh về trung thực trong thi cử. + Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. III. Kết bài - Sai trái trong mọi việc đều bị lên án và sai trái trong thi cử lại cần đáng lên án hơn nữa. - Nếu như giáo dục là sự nghiệp, là trách nhiệm của toàn xã hội thì công cuộc chống lại sai trái, gian lận trong thi cử cũng cần được thúc đẩy nhanh trở thành xã hội hóa. - Cả xã hội chung tay, chắc chắn vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết. *Đề 9 : Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ về thói ích kỉ và lòng vị tha trong xã hội hiện nay. Dàn bài: I.Mở bài Giới thiệu về tính ích kỉ và lòng vị tha trong đời sống xã hội. II. Thân bài 1.Khái niệm và biểu hiện - Thế nào là tính ích kỉ ?(Chỉ sống vì mình,chỉ biết đến mình, thờ ơ với cuộc sống và mọi người xung quanh,…). - Vị tha là vì người khác, sẳn sàng, quan tâm,lo lắng,giúp đở mọi người với thái độ vô tư, không mưu lợi. - Biểu hiện của lối sống ích kỉ và lòng vị tha trong thực tế(trong gia đình, nhà trường và xã hội). - Tác hại của lối sống ích kỉ + Con người trở nên vô cảm, cô độc. + Gây ảnh hưởng xấu đến tình đoàn kết, lợi ích của tập thể. 2.Tác dụng của lòng vị tha + Con người sống vui vẻ, được nhiều người yêu mến. + Tác động tốt đến sự phát triển của người thân, bạn bè, xã hội,.. III. Kết bài - Xã hội muốn phát triển đi lên thì cần nhân rộng lòng vị tha, xóa bỏ tính ích kỉ trong con người . - Chúng ta nên mở lòng trước tập thể, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Nếu ta dám “ mình vì mọi người” thì chắc chắn mọi người cũng sẽ “ mọi người vì một người”. - Đặc biệt cần chú ý xây dựng lòng vị tha và gạt bỏ tính ích kỉ thì sẽ rất lí tưởng cho sự phát triển nhân cách của chúng ta sau này. *Đề 10 : Nhà thơ Tố Hữu viết : ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Theo anh/chị thế nào là sống đẹp? Lấy ví dụ thực tế để chứng minh. Dàn bài I.Mở bài - Câu thơ “ôi ! sống đẹp thế nào hỡi bạn?” trích từ bài một khúc ca của nhà thơ Tố Hữu, sáng tác năm 1979, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng được bốn năm. -Trong hoàn cảnh cả dân tộc hăng hái bắt tay vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc thì mọi người cần phải có quan điểm sống đúng đắn. Xã hội không chấp nhận lối sống cá nhân ích kỉ. II. Thân bài 1.Giải thích thế nào là sống đẹp? -Quan niệm sống đẹp của dân tộc Việt Nam có từ ngàn xưa. Đó là nếp sống trong sạch, thanh cao, nhân ái. - Ở thế kỉ XV, Nguyễn Trãi cũng đã nêu quan điểm sống đẹp : Tiên thiên hạ chi ưu, nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc, nhi lạc.(Lo trước thiên hạ, vui sao thiên hạ). - Ở thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động, khuyến khích và cổ vũ phong cách sống: mình vì mọi người, mọi người vì mình. Bản thân Bác là tấm gương tuyệt vời cho nhân dân noi theo. 2.Chứng minh thế nào là sống đẹp ? - Bằng cuộc đời phấn đấu, hy sinh vì nước , vì dân của Bác. - Bằng tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng của tuổi trẻ Việt Nam thời đánh mĩ. - Bằng các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời bình.(Nêu một số gương sáng tiêu biểu trong thực tế cuộc sống). III. Kết bài - Sống đẹp là quan điểm sống đúng đắn, đáng ca ngợi. - Ai cũng cố gắng sống đẹp thì đất nước sẽ phát triển rất nhanh. *Đề 11: Trình bày ý kiến của em về sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội chúng ta ngày nay. Dàn bài I. Mở bài - Giới thiệu các vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong xã hội chúng ta ngày nay. - Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân. II. Thân bài 1.Giải thích đồng cảm và chia sẽ - Đồng cảm là sự cảm thông đối với mọi người, một việc nào đó trong cuộc sống. - Chia sẽ là hành động quan tâm, san sẻ về vật chất và tinh thần giữa người với người. 2.Biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ: Sự cảm thông với nhau thể hiện qua sự tương trợ, giúp đở, những lời động viên, khích lệ, an ủi… -Trong cuộc sống, không thể thiếu đi tình yêu thương, sự quan tâm giữa người với người. - Đồng cảm, chia sẻ được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp như quyên góp, ủng hộ làm việc thiện, giúp đỡ trẻ em, người già, người không nơi nương tựa, những trường hợp bị thiên tai, hoạn nạn… -Đồng cảm và chia sẻ chính là động lực giúp con người đi đến những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhất là giai đoạn ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh. - Xã hội ngày nay đang thực hiện tốt sự đồng cảm, chia sẻ. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn có nhiều người chưa biết đồng cảm, chia sẻ, chỉ biết lo cho bản thân mà quên mất cộng đồng. III. Kết bài Đồng cảm và chia sẽ là biểu hiện của lòng tốt, phù hợp với truyền thống dân tộc. Chúng ta phải có ý thức và trách nhiệm cao trong việc chia sẻ với những người chung quanh. B.NGHỊ LUẬN VĂN HỌC *Đề 1 : Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. Dàn bài I . Mở bài - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lớn được Hồ Chí Minh viết và trang trọng tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập của dân tộc Việt Nam - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện chính trị, là kết quả của cuộc đấu tranh cách mạng suốt gần một thế kỉ của dân tộc ta chống thực dân Pháp và phát xít Nhật : “ Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam” (Trần Dân Tiên) II . Thân bài 1.Chủ đề của bản Tuyên ngôn Độc lập Khẳng định tuyên bố cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của thực dân pháp trước dư luận quốc tế, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân thế giới vào sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 2.Phân tích - Lí lẽ vừa khéo léo vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Kết tội thực dân Pháp và khẳng định, biểu dương cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân - Tuyên ngôn + Tuyên bố thoát li và xóa bỏ mọi ràng buộc với nước pháp về quan hệ, hiệp ước, đặc quyền. + Tranh thủ sự ủng hộ của các nước đồng minh đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam. + Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam một cách mạnh mẽ. + Tuyên bố với toàn thể nhân dân thế giới về độc lập, tự do của nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam. III. Kết bài Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, có giá trị về mọi mặt: - Tuyên ngôn công bố quyền độc lập tự do của dân tộc ở trong và ngoài nước, khép lại một thời kì lịch sử tăm tối, nô lệ, mở ra một thời kì lịch sử mới tươi sáng. - Tuyên ngôn có giá trị về mặt pháp lí - Tuyên ngôn là một văn kiện bênh vực quyền con người, dựa hẳn vào quyền con người để xây dựng và phát biểu quyền dân tộc. * Đề 2 : Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh viết: “ Hỡi đồng bào cả nước ………………………………………………. Đó là những lẽ phải không ai chối cải được” Hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện : nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận. Dàn bài I. Mở bài - Ngày 2-9-1945, trước đông đảo đồng bào cả nước, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Đoạn văn trích trên khẳng định những quyền tự do cơ bản của con người được ghi trong tuyên ngôn của Mĩ và tuyên ngôn của Pháp. II. Thân bài 1 . Nội dung tư tưởng cơ bản của đoạn văn - Khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của con người : quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Những quyền này được Hồ Chí Minh khẳng định bằng cách trích dẫn nguyên văn một số câu trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng pháp năm 1791 - Trên cơ sở những quyền cơ bản đó của con người,Hồ Chí Minh tiếp tục nâng lên thành quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của tất cả các dân tộc trên thế giới. 2 . Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh ở đoạn văn trên - Thiết lập phần định đề + Đưa ra những chân lí có ý nghĩa khái quát, không thể chối cải được. + Lập luận khách quan bằng cách trích dẫn hai đoạn văn trong hai bản tuyên ngôn bất hủ, có giá trị tương đồng về tư tưởng, theo trình tự thời gian tăng tiến. + Từ cơ sở pháp lí vững vàng ấy, Hồ Chí Minh tiến đến khẳng định quyền của các dân tộc bằng ngôn ngữ biến hóa, cô đọng, hàm súc. + “ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. + “ Đó

File đính kèm:

  • docDan bai chi tiet bai van nghi luan.doc