Đề 3 kiểm tra học kì II -Khối 12 môn: sinh học năm học: 2009-2010 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề)

Câu 1: Các cây tràm ở rừng U minh là loài

A. Ưu thế. B. Đặc trưng C. Có số lượng nhiều. D. Đặc biệt

Câu 2: Nhóm thực vật có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa là

A. Thực vật hạt trần. B. Địa y,quyết.

C. Sinh vật thân bò có hoa. D. Thực vật thân cỏ có hoa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 3 kiểm tra học kì II -Khối 12 môn: sinh học năm học: 2009-2010 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Họ và tên: . Đề chính thức Mã đề: 485 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-KHỐI 12 Môn: Sinh học Năm học: 2009-2010 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề) Điền đáp án đúng nhất vào bảng sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án Câu 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 Đáp án I. PHẦN CHUNG CHO CẢ HAI BAN (32 câu). Câu 1: Các cây tràm ở rừng U minh là loài A. Ưu thế. B. Đặc trưng C. Có số lượng nhiều. D. Đặc biệt Câu 2: Nhóm thực vật có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa là A. Thực vật hạt trần. B. Địa y,quyết. C. Sinh vật thân bò có hoa. D. Thực vật thân cỏ có hoa. Câu 3: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể A. Độ nhiều,sự phân bố cá thể,mật độ cá thể,sức sinh sản,sự tử vong,kiểu tăng trưởng. B. Cấu trúc giới tính,sự phân bố cá thể,sức sinh sản,sự tử vong. C. Cấu trúc giới tính,sự phân bố cá thể,sức sinh sản,sự tử vong,mật độ cá thể,kiểu tăng trưởng. D. Sự phân bố cá thể,mật độcá thể,sức sinh sản,sự tử vong,kiểu tăng trưởng. Câu 4: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? A. Sinh vật phân hủy. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. Sinh vật tự dưỡng. Câu 5: Nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể là: A. Đột biến và giao phối. B. Đột biến,giao phối ,chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. C. Đột biến ,giao phối và di nhập gen. D. Đột biến và cách li không hoàn toàn. Câu 6: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 1 B. cấp 3. C. cấp 4 D. cấp 2 Câu 7: Tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do A. Thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển. B. Dịch bệnh làm chết nhiều người hay động vật. C. Hoạt động của con người gây ra. D. Núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm. Câu 8: Các đặc trưng cơ bản của quàn xã là A. Thành phần loài,tỉ lệ nhóm tuổi,mật độ. B. Độ phong phú,sự phân bố các cá thể trong quần xã. C. Thành phần loài,sức sinh sản và sự tử vong. D. Thành phần loài,sự phân bố các cá thể trong quần xã.quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. Câu 9: Đặc điểm nào không xuất hiện ở đồng rêu đới lạnh? A. Độ đa dạng về thành phần loài rất cao. B. Động vật gồm các loài thích nghi với khí hậu lạnh như gấu trắng,chim cánh cụt. C. Thực vật thích nghi là rêu, địa y. D. Khí hậu quanh năm băng giá. Câu 10: Tập hợp cá thể nào thuộc một trong các nhóm sau đây phân bố trong một sinh cảnh xác định gọi là quần xã sinh vật. A. Thông đuôi ngựa. B. Lim xanh. C. Bạch đàn trắng. D. Lan. Câu 11: Nhân tố tiến hoá cơ bản nhất là? A. Qúa trình chọn lọc tự nhiên. B. Sự cách li. C. Qúa trình đột biến. D. Qúa trình giao phối. Câu 12: Đặc điểm của 1 quần thể được duy trì liên tục qua nhiều thế hệ khi 1.Quần thể ngẫu phối 2.Các đột biến đều là trung tính. 3.Không có chọn lọc. 4.Quần thể tự phối 5.Có hiện tượng giao phối chọn lọc. A. 1,2,3,4. B. 1,2,5. C. 1,2,3,4,5. D. 1,2,3. Câu 13: Trong 4 loài:cáchép,cá rô phi,cá trắm ,cá lóc.Loài cho sản lượng cao nhất là: A. Cá trắm. B. Cá rô phi. C. Cá chép. D. Cá lóc. Câu 14: Sinh vật nào sau đây là sinh vật là sinh vật sản xuất? A. Cây bàng chết. B. Vi khuẩn Rhizobium. C. Tảo lam. D. Nấm men Câu 15: Đặc điểm nào không phải cây ưa sáng? A. Lá xếp nghiêng. B. Lục lạp có kích thước lớn. C. Thân có vỏ dày. D. Lá có nhiều lớp mô giậu Câu 16: Trong các hệ sinh thái,năng lượng được chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp sang bậc dinh dưỡng cao liền kề sẽ bị mất đi với tỉ lệ trung bình là: A. 90% B. 50% C. 10% D. 70% Câu 17: Với những dạng 1.Bộ xương voi mamut 2.Vỏ ốc Anh Vũ. 3.Sâu bọ trong hổ phách một triệu năm. 4.Những quả trứng của khủng long bị hoá đá 5.Những hình lá dương xỉ trong những cục than đá 6.Hình vẽ người săn thú trong hang người cổ xưa. 7.Cá mập. 8.Cá voi. Hoá thạch là: A. 1,3,7. B. 1,2,3. C. 2,4,8. D. 4,5,6. Câu 18: Đặc trưng nào quan trọng nhất, đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi? A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Tỉ lệ giới tính. C. Sự phân bố cá thể của quần thể. D. Tỉ lệ giữa các nhóm tuổi. Câu 19: Hiện tượng dẫn tới di nhập gen của quần A. Giao phối khác loài ở một vài cá thể trong quần thể. B. Sự phát tán hạt phấn,hạt ,quả sang quần thể khác. C. Di cư của quần thể theo mùa ở một số loài chim. D. Giao phối ngẫu nhiên và tự do. Câu 20: Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì: A. Tính có hại của đột biến đã được trung hoà. B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra nhiều hướng khác nhau. C. Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối rất lớn. D. Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn. Câu 21: Trong các nhóm sinh vật sau nhóm nào có sinh khối lớn nhất? A. Động vật ăn thịt B. Sinh vật phân huỷ. C. Động vật ăn thực vật. D. Sinh vật sản xuất. Câu 22: Những nhóm loài thực vật nào dưới đây có khả năng thích nghi với lửa? A. Cây có thân ngầm dưới mặt đất. B. Cây thân bụi. C. Cây một lá mầm. D. Cây thân gỗ. Câu 23: Một khu rừng bị bão tàn phá.Sau 50 năm,khu vườn được phục hồi gần giống như trước đó.Qúa trình phục hồi được gọi là diễn thế: A. Nguyên sinh. B. Trên cạn. C. Thứ sinh. D. Tái sinh. Câu 24: Ở mỗi bậc dinh dưỡng ,phần lớn năng lượng bị tiêu hao do A. Các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng,củ,rễ). B. Các chất thải (phân động vật,chất bài tiết). C. Hô hấp ,tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật. D. Các bộ phận rơi rụng ở động vật (rụng lông và lột xác ở động vật). Câu 25: Quan hệ đối kháng giữa các cá thể trong quần thể được thể hiện ở các hình thức: A. Cạnh tranh, kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại. B. Kí sinh cùng loài và ăn thịt đồng loại. C. Cạnh tranh và kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh và ăn thịt đồng loại. Câu 26: Những đặc điểm khác vượn người của người thể hiện người tiến hoá theo hướng đi thắng mình là. A. Cột sống cong hình chữ S,lồng ngực rộng ngang,xương chậu rộng. B. Não có vùng cử động nói và hiểu tiếng nói C. Hàm và răng bớt thô,răng ranh kém phát triển D. 2n=46 Câu 27: Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ A. Phấn trắng. B. Thứ tư. C. Thứ ba. D. Gỉua Câu 28: Ở các loài qiao phối,tổ chức loài có tính chất tự nhiên và toàn vẹn hơn ở những loài sinh sản đơn tính hay sinh sản vô tính vì: A. Số lượng các kiểu gen ở các loài giao phối rất lớn. B. Số lượng cá thể ở các loài giao phối thường rất lớn. C. Các loài giao phối có quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản. D. Các loài giao phối dễ phát sinh biến dị hơn. Câu 29: Trong các loại tháp sinh thái ,loại hình tháp nào có tính ưu việt nhất? A. Tháp số lượng. B. Tháp năng lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp cấu trúc tuổi. Câu 30: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Lúa " sâu ăn lúa " rắn hổ mang " ếch "diều hâu. B. Lúa " sâu ăn lúa " ếch " diều hâu "rắn hổ mang. C. Lúa " ếch " sâu ăn lá lúa " rắn hổ mang "diều hâu. D. Lúa " sâu ăn lúa " ếch " rắn hổ mang "diều hâu. Câu 31: Sợi nấm bao chặt lấy tế bào vi khuẩn lam để tạo thành địa y là ví dụ về mối quan hệ A. Hội sinh. B. Cạnh tranh. C. Hợp tác. D. Cộng sinh. Câu 32: Đường cong biểu diễn về tăng trưởng thực tế của quần thể có dạng chữ A. M. B. C C. S D. J II. PHÂN DÀNH CHO BAN CƠ BẢN (8 Câu ) Câu 33: Qúa trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào? A. Lưỡng bội. B. Đa bội. C. Đơn bội. D. Lệch bội. Câu 34: Dựa vào kích thước cá thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng theo tiềm năng sinh học? A. Rái cá trong hồ. B. Khuẩn lam trong hồ. C. Rong đuôi chó trong hồ. D. Cá trắm trong hồ. Câu 35: Trong cùng một thủy vực như ao ,hồ chẳng hạn, thông thường người ta nuôi ghép các loại cá rô phi , cá mè, cá trắm..... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu để làm gì? A. Tăng tính đa dạng sinh học trong ao hồ. B. Thu nhận nhiều loại sản phẩm có giá trị khác nhau. C. Giảm bớt nguy cơ xảy ra các loại dịch bệnh. D. Tận thu tối đa nguồn thức ăn trong ao. Câu 36: Tiến hoá lớn là quá trình hình thành : A. Các nhóm phân loại trên loài. B. Các cá thể thích nghi nhất. C. Loài mới. D. Nòi mới. Câu 37: Giới hạn sinh thái nhiệt độ của một số loài như sau: Loài (1): 20C –> 180C, loài (2): 20C –> 420C, loài (3): -20C –> 180C, loài (4): 200C – 780C. Loài nào là loài hẹp nhiệt? A. Loài 2. B. Loài 3. C. Loài 1. D. Loài 4. Câu 38: Trong các dạng của loài người sau đây,dạnh nào gần gũi nhất với người hiện đại –Homo sapiens A. Homo habilis. B. Homo erectus. C. Ôxtralôpitec. D. Đriôpitec. Câu 39: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thẻ A. theo chu kì ngày đêm. B. không theo kì. C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì mùa. Câu 40: Đặc điểm nào là cơ bản nhất đối với quần thể A. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành thế hệ mới. B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định. C. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể tròng cùng 1 loài. D. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại 1 thời điểm nhất định. III.PHẦN DÀNH CHO BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN (8 Câu) Câu 41: Trong những điều nào dưới đây thì điều cơ bản nhất làm cho Ôxtralôpitec được gọi là vượn người vì A. Chúng có tiếng nói. B. Chúng sống thành bầy đàn. C. Bộ não đã khá phát triển. D. Chúng có khả năng đi bằng 2 chi sau giống người. Câu42: Nhóm tảo có khả năng tồn tại ở lớp nước sâu nhất là A. Tảo lục. B. Tảo vàng. C. Tảo nâu. D. Tảo đỏ. Câu 43: Đối tượng trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là A. Cá thể. B. Nòi. C. Loài. D. Quần thể. Câu 44: Sâu bọ không có cánh trên đảo Mađerơ là ví dụ về sự hình thànhloài bằng con đường. A. Lai xa và đa bội hoá. B. Sinh thái . C. Địa lí. D. Đa bội hoá. Câu 45: Hình tháp sinh thái của quần xã sinh vật không phản ánh A. Chu trình tuần hoàn năng lượng trong quần xã. B. Khả năng thu nhận năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Hiệu suất sinh thái qua các bậc dinh dưỡng. D. Quan hệ sinh thái giữa các quần thể trong quần xã. Câu 46: Ti lệ Oxi trong khí quyển đạt như ngày nay ở kỉ A. Ocđôvi. B. Cambri. C. Đêvôn. D. Cacbon. Câu 47: Trong 1 hệ sinh thái đồng cỏ có:Cỏ(1) và cây bụi có hoa(2) là thức ăn cho thỏ(3) và châu chấu(4).Thằn lằn(5) ăn châu chấu, đồng thời là thức ăn cho rắn(6).Chuột(7) ăn hạt cỏ và cây bụi, đồng thời là thức ăn cho rắn.Giun(8)và mối(12) ăn chất mùn trong đó chứa cả vi sinh vật phân huỷ(9), đồng thời là thức ăn cho chim(10). Đại bàng(11)bắt thỏ,chim,rắn làm thức ăn.Xác của tất cả các sinh vật đều bị vi sinh vật phân hủt sử dụng làm nguồn sống. Số chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Câu 48: Hiện tượng nào không phải là giao phối không ngẫu nhiên? A. Giao phối gần. B. Giao phối giữa các cá thể của quần thê. C. Tự phối. D. Giao phối chọn lọc. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docSỞ GD4.doc
Giáo án liên quan