Đề cơng ôn thi tốt nghiệp môn địa lí năm học 2007 - 2008

Câu 1: Phân tích vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển KT-XH ? Chứng minh nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối đa dạng phong phú? Những trở ngại chính về mặt TNTN đối với việc phát triển KT-XH nước ta là gì?

Trả lời:

1. Vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển KT-XH:

* Đặc điểm vị trí địa lí nước ta:

- Tiếp giáp: Phía bắc giáp Trung quốc

 Phía Tây giáp Lào, Căm Pu Chia

 Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông

- Toạ độ địa lí: + Cực bắc: 230 23'B

 + Cực Nam: 8027'B

 

doc35 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cơng ôn thi tốt nghiệp môn địa lí năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên --------- -------- Đề cơng ôn thi tốt nghiệp môn Địa Lí Năm học 2007 - 2008 Điện Biên Phủ, tháng 4 – 2008 Chương I : các nguồn lực chính để phát triển KT-XH Bài 2 : vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên Câu 1: Phân tích vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển KT-XH ? Chứng minh nguồn tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối đa dạng phong phú? Những trở ngại chính về mặt TNTN đối với việc phát triển KT-XH nước ta là gì? Trả lời: 1. Vai trò của vị trí địa lí nước ta đối với việc phát triển KT-XH: * Đặc điểm vị trí địa lí nước ta: - Tiếp giáp: Phía bắc giáp Trung quốc Phía Tây giáp Lào, Căm Pu Chia Phía Đông và phía Nam giáp biển Đông - Toạ độ địa lí: + Cực bắc: 230 23'B + Cực Nam: 8027'B *Thuận lợi - Lãnh thổ gồm 2 bộ phận : + Phần đất liền: diện tích 330.991km2 + Phần biển rộng gấp nhiều lần so với phần đất liền, thuận lợi phát triển những ngành kinh tế liên quan đến biển - Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, làm thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước cùng vĩ độ như Tây A, Đông Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế -VN nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam A, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn giàu tiềm năngà thuận lợi giao lưu KT- VH với các nước trên thế giới - VN nằm trong khu vực đang diễn ra hoạt kinh tế sôi động của thế giới đó là khu vực châu A -Thái Bình Dương, trong đó có các nước công nghiệp mới, tạo điều kiện cho nước ta dễ dàng hoà nhập * Khó khăn: - Đường biên giới kéo dài, do đó việc bảo vệ chủ quyền vùng đất, vùng trời, vùng biển rất quan trọng - Đất nước kéo dài Bắc -Nam, xây dựng giao thông xuyên Việt khó khăn, tốn kém - Nằm ở khu vực hay có thiên tai bão, lụt ... 2.Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng phong phú, ở trình độ phát triển như hiện nay tài nguyên đất giữ vai trò quan trọng *Tài nguyên đất: - Khoảng 8 triệu ha đất nông nghiệp + Đất phù sa tập trung chủ yếu ở đồng bằng lớn ( ĐBSH, ĐBSCL, đb duyên hải Miền Trung...) .Đặc điểm chủ yếu do sông ngòi bồi đắp đất đai màu mỡ thuận lợi phát triển cây lương thực, rau quả, cây công nghiệp ngắn ngày + Đất feralít tập trung chủ yếu ở miền núi, trung du có các loại: . Đất feralít vàng đỏ ở miền núi thấp . Đất fera lít nâu đỏ ở vành đai cao . Đất xám phù sa cổ... Các loại đất này thích hợp với cây công nghiệp dài ngày (chè, cao su, cà phê...), cây ăn quả, trồng rừng và phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc .Đất đỏ ba dan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đất xám ở ĐNB thuận lợi trồng cây công nghiêp tập trung qui mô lớn *Tài nguyên khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 23 0C, lượng mưa trung bình 1500mm/ năm --> phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng thâm canh - Khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng: theo Bắc- Nam, theo độ cao và theo mùa, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp đa dạng * Tài nguyên nước - Mật độ sông suối dày đặc (cứ 20km thì có1cửa sông) - Lượng nước phong phú, và phân hoá theo mùa; trữ lượng thuỷ năng lớn trên 30 triệu KW à thuận lợi cung cấp nước cho nông nghiệp, tạo môi trường đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển giao thông đường sông, và phát triển thuỷ điện * Tài nguyên sinh vật : Phong phú về số lượng loài, có cả thực vật trên cạn, ven biển, và ngoài khơi : Có 12000 loài thực vật bậc cao, gần 300loài thú, 200loài cá nước ngọt, 2000loài cá biển, 700loài tôm... * Tài nguyên khoáng sản - Đã phát hiện gần 300 mỏ khoáng sản với nhiều chủng loại khác nhau, có cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại... -Có trữ lượng và giá trị kinh tế cao:Vật liệu xây dựng, dầu khí, bô xít... * Tài nguyên du lịch: phong phú có nhiều bãi tắm dẹp (Đồ sơn, Sầm Sơn...), nhiều hang động đẹp (Phong Nha, Bích động...), nhiều vùng khí hậu tốt (Đà Lạt, Sa Pa...), nhiều cảnh quan đẹp (Cúc Phương, Cát Bà...) b. Những thuận lợi khó khăn của TNTN cho phát triển KT: -Thuận lợi: Sự phong phú về TNTN trên là thuận lợi cho phát triển cơ cấu KT đa dạng, nhiều ngành - Khó khăn: + Tai biến do thiên tai gây ra: Bão, lụt ... + Nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng, khó khăn cho khai thác +Việc khai thác sử dụng tài nguyên phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ,vốn đầu tư. +Trên một đơn vị diện tích số lượng TNTN nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán .Trong điều kiện nền kinh tế nước hiện nay đây là một khó khăn *Tại sao phải sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? -Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách vì: + Nhiều loại tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng +Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước(1999), đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống đồi trọc tăng. Hê sinh thái rừng bị phá hoại, nguồn gen động, thực vật bị giảm sút -Nguyên nhân: + Hậu quả của chiến tranh. + Khai thác bừa bãi, không theo chiến lược +Trình độ công nghệ khai thác lạc hậu vì thế tài nguyên bị lẵng phí, chi phí khai thác cao *.Cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? + Có chiến lược sử dụng tài nguyên + Tuân thủ luật pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên ngăn chặn khai thác bừa bãi + Nâng cao trình độ công nghệ khai thác để tránh lẵng phí tài nguyên + Sử dụng hợp lý đi đôi với bảo vệ tái tạo tài nguyên *Dựa vào At Lát Địa lý Việt Nam trình bày đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta? Tài nguyên khoáng sản nước ta tương đối phong phú về chủng loại, có cả khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại... Khoáng sản năng lượng: + Dầu mỏ: có trữ lượng lớn ở thềm lục địa phía nam + Khí tự nhiên: trữ lượng lớn Thái Bình, Bạch Hổ ,Lan Đỏ, Lan Tây +Than đá: có trữ lượng lớn ở Quảng Ninh ,ngoài ra có ở Lạng Sơn, Thái Nguyên +Than nâu: Lạng Sơn, Nghệ An +Than bùn: Cà Mau - Khoáng sản kim loại +Kim loại đen: .Sắt: .Man gan: .Ti tan: .Crôm: + Kim loại màu: .Đồng: .Bô xít: .Thiếc: .Đất hiếm: +Phi kim loại: .Apa tít: .Đá quí : .Đá vôi: .Sét, cao lanh: .Nước khoáng: Bài 3 : dân cư và nguồn lao động Câu 2: Đặc điểm dân cư và nguồn lao động nước ta ? Chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Nhà nước ? Trả lời: 1) Đặc điểm dân cư và nguồn lao động nước ta: a)Việt Nam là nước có dân số đông nhiều thành phần dân tộc: *Dân số: 1-4-1999: 76,3triệu người đứng thứ 2 ở Đông Nam á, đứng thứ 13 trên thế giới à-Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng - Khó khăn: Trở ngại cho phát ttriển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân *Dân tộc: có 54 thành phần dân tộc. Trình độ phát triển KT-XH còn chênh lệch, vì vậy cần chú trọng phát triển KT-XH vùng dân tộc ít người b)Dân số nước ta tăng nhanh - Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX - Từng vùng, từng dân tộc, mức độ bùng nổ khác nhau.Cả nước trong vòng 25 năm dân số tăng gấp đôi từ 30 triệu lên 60 triệu (1960-1985 ) - Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì: +1931-1960 gia tăng trung bình 1,85% +1965- 1975 gia tăng trung bình >3% +1979- 1989 gia tăng trung bình 2,1% +1989-1999 gia tăng trung bình 1,7% - Gần đây do thực hiện chính sách dân số kế hoặch hoá gia đình nhịp độ gia tăng dân số giảm, song mức tăng dân số còn cao (thời kì 1989-1999 số dân tăng thêm 11,9 triệu người) à.Thuận lợi: nguồn lao động tăng nhanh .Khó khăn: Dân số tăng quá nhanh tạo nên sức ép lớn đối với phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường (KT chậm phát triển, mức sống nhân dân khó được nâng cao, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm) c) Dân số nước ta thuộc loại trẻ: Cơ cấu nhóm tuổi 1-4-1999: +Dưới độ tuổi lao động: 33,1% +Trong độ tuổi lao động: 59,3% +Ngoài độ tuổi lao động: 7,6% à.Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động cả nước chiếm khoảng 50% tổng số dân, hằng năm thêm khoảng 1,1 triệu lao động + Lực lượng lao dộng có khả năng tiếp thu KHKT và công nghệ. Nếu được đào tạo, sử dụng hợp lý sẽ là nguồn lực quyết định xây dựng đất nước .Khó khăn: Giải quyết việc làm, sắp sếp việc làm cho số lao động gia tăng d)Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đông đều -Phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và trung du miền núi: + 80% dân số tập trung ở đồng bằng và ven biển, mật độ dân số rất cao (ĐBSH: 1180người/km2-1999) + Trung du miền núi dân cư thưa thớt (Tây Nguyên 67 người/km2, Tây Bắc 62 người/km2) - Phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn: +76,5% số dân sống ở nông thôn +23,5% số dân sống ở thành thị (1999) Nguyên nhân: do trình độ phát triển KT-XH, lịch sử định canh định cư, điều kiện tự nhiên... àKhó khăn: Trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên mỗi vùng 2)Chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động - Giảm nhanh tỉ lệ sinh - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước Bài 4: đường lối phát triẻn kinh tế- xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật Câu 3: Hãy nêu những đổi mới về đường lối phát triẻn kinh tế- xã hội và chiến lược phát triển KT-XH? Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất kĩ thuật nước ta ? Phương hướng hoàn thiện hệ thống CSVCKT ? Trả lời 1)Đường lối phát triẻn kinh tế- xã hội - Đại hội Đảng toàn quốc lần 6, quá trình đổi mới định hình, phát triển. Sự đổi mới thể hiện ở: +Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp + Xây dựng cơ chế kinh tế năng động + Sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN - Chiến lược phát triển KT- XH đến năm 2010 + Đưa đất nước khỏi tình trạng kém phát triển + Nâng cao đời sống nhân dân + Tạo nền tảng để năm 2020 nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại + Nguồn lực con người, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường + Năm 2010 tổng sản phẩm xã hội tăng gấp đôi năm 2000 + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động - Các chính sách lớn +Huy động vốn trong nước +Chính sách mở cửa và luật đầu tư thu hút dầu tư nước ngoài +Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp 2)Cơ sở vật chất kỹ thuật a) Thành tựu *Phương diện ngành - Ngành nông nghiệp: + 5.300 công trình thuỷ lợi + 3000 trạm bơm + Cơ sở bảo vệ thực vật, thú y, nghiên cứu nhân giống - Ngành công nghiệp: + 2821 xí nghiệp trung ương và địa phương + 590.246 cơ sở sản suất ngoài quốc doanh + Một số ngành có năng lực đáng kể: Điện lực, khai thác than, dầu khí, công nghiệp sản suất hàng tiêu dùng ... - Các ngành khác: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại được chú ý phát triển *Phương diện lãnh thổ - Công nghiệp hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...) - Nông nghiệp hình thành một số vùng chuyên canh qui mô lớn + Lúa gạo: ĐBSH, ĐBSCL + Cây công nghiệp: ĐNB, TDMNPB, TN b)Hạn chế: - Trình độ kĩ thuật và công nghệ còn lạc hậu - Sự thiếu đồng bộ giữa các nghành và trong từng ngành - Kết cấu hạ tầng kém phát triển - Phân bố cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng đều phần lớn tập trung ở đồng bằng và thành phố lớn c) Hướng phát triển: Đầu tư theo chiều sâu, kết hợp với hiện đại hoá và phát triển đồng bộ cơ sở vật chất kỉ thuật tạo điều kiện nền KT-XH nước ta tiến kịp trình độ chung thế giới Chương II: những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Bài 5: lao động và việc làm Câu 4: Đặc điểm của nguồn lao động ? Tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm? Trả lời: 1) Đặc điểm của nguồn lao động a)Những mặt mạnh: - Nguồn lao động dồi dào: 1998 nước ta có 37,4 triệu lao động, hằng năm tăng thêm 1,1 triệu lao động - Chất lượng: + Người lao động VN cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản suất (nông, lâm, ngư nghiệp...) có khả năng tiếp thu khoa học + Chất lượng lao động ngày càng cao, hiện số lao động có chuyên môn kĩ thuật gần 5 triệu người chiếm 13% lực lượng lao động, trong đó số người có trình độ cao đảng và đại học trở lên chiếm 23% b) Những mặt tồn tại: - Người lao động còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật chưa cao - Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn mỏng trước yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH - Lực lượng lao động đặc biệt lao động có kĩ thuật, tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐNB, một số thành phố lớn, thuận lợi phát triển ở đây các ngành dịch vụ, công nghiệp trình độ cao. Khó khăn: +Tập trung ở đồng bằng,duyên hải gây căng thẳng cho giải quyết việc làm +Vùng núi trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động - Phân công lao động trong các ngành kinh tế còn chậm chuyển biến - Năng suất lao động xã hội thấp, chưa huy động hết quĩ thời gian nhất là khu vực nông nghiệp 2) Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế: a. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân có sự thay đổi theo hướng CNH- HĐH: + Lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 11,9% + Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chỉ còn chiếm: 63,5% + Lao động trong dịch vụ tăng mạnh, chiếm 24,6% b.Sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế có sự chuyển dich từ khu vực nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch như vậy phù hợp với quá trình nước ta chuyển sang KT thị trường. 1998: +9% lao động trong khu vực nhà nước +91% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh c.Năng suất lao động xã hội thấp: GDP/người còn thấp, chưa huy động hết quĩ thời gian nhất là khu vực nông nghiệp 3) Vấn đề việc làm a)Việc làm là một vấn đề KT-XH gay gắt ở nước ta vì: -1998 cả nước có: + 9,8 triệu người thiếu việc làm + 856 nghìn người thất nghiệp + Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là: 28,2% + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là: 6,8% - Hằng năm nguồn lao động nước ta lại bổ sung thêm 1,1 triệu lao động - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao nhất ở ĐBSH, sau đó là Bắc Trung Bộ b)Phương hứơng giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng, để vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác tốt hơn tiềm năng mỗi vùng - Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần - Nông thôn: +Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình +Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn; chú trọng kinh tế hộ gia đình. Phát triển nông nghiệp hàng hoá. Các nghề thủ công truyền thống, các hoạt động dịch vụ được khôi phục phát triển. Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn - Thành thị : Phát triển công nghiệp, dịch vụ qui mô nhỏ, cần nhiều lao động, kĩ thuật tinh xảo, thu hồi vốn nhanh - Đa dạng hoá loại hình đào tạo, mở trường dạy nghề và giới thiệu việc làm... Bài 7: Thực trạng nền Kinh tế Câu hỏi 5: Tại sao sự tăng trưởng kinh tế trong mấy chục năm qua không ổn định?Những kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta? Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ? Trả lời: a. Sự tăng trưởng KT nước ta không ổn định trong mấy chục năm qua: - Nước ta xây dựng KT từ điểm xuất phát thấp: nông nghiệp là ngành chủ yếu, năng xuất thấp, mang tính tự cung ,tự cấp. Công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu - Các cuộc chiến tranh kéo dài gây thiệt hại lớn về người và của - Mô hình KT thời chiến (với cơ chế quản lí hành chính bao cấp) duy trì quá lâu gây trở ngại cho phát triển KT thời bình - Sau khi đất nước thống nhất, nguồn viện trợ bị cắt giảm đột ngột. Chính sách cấm vận chống VN của Hoa Kì kéo dài. Các quan hệ xuất nhập khẩu trước đây bị phá vỡ - Đất nước bị chia cắt lâu dài nền KT 2 miền phát triển theo 2 hướng khác nhau, phải mất thời gian dài để xây dựng KT thống nhất - Những khó khăn trên làm nảy sinh tâm lí, biện pháp nóng vội - Bên cạnh đó thiên tai thường xuyên xảy ra - Dân số nước ta đông lại tăng nhanh gây sức ép đối với phát triển KT-XH nước ta b. Công cuộc đổi mới tạo cơ hội cho nền KT nước ta phát triển vững chắc: * Thành tựu - Lạm phát được đẩy lùi - Tốc độ tăng trưởng KT khá - Nền KT bắt đầu có tích luỹ nội bộ -Đời sống nhân dân được cải thiện * Khó khăn thử thách: - Sự chuyển dịch cơ cấu KT còn chậm - Tốc độ tăng trưởng một số ngành chưa thực sự vững chắc (khai thác than...) - Đời sống ND nhiều vùng còn khó khăn - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao - Sự phân hoá giàu, nghèo trong XH có chiều hướng tăng c. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành + Trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội: - Tỉ trọng ngành nông - lâm- thuỷ sản: tăng dần đến 1988 và sau đó giảm dần - Tỉ trọng CN và xây dựng giảm đến 1990 sau đó tăng dần - Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng khá nhanh + Trong cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế: - Trong công nghiệp: . Trước thời kì đổi mới: CN nặng được chú trọng phát triển nhưng do thiếu nguồn lực nên kém hiệu quả . Trong thời kì đầu đổi mới các ngành CN nhẹ, CN thực phẩm được chú ý phát triển để phục vụ 3 chương trình KT . Hiện nay phát triển những ngành có lợi thế về lao động, tài nguyên, các ngành đòi hỏi hàm lượng KHKT cao sẽ được phát triển - Trong nông nghiệp: . Ngành chăn nuôi khá phát triển . Trồng và chế biến cây công nghiệp được mở rộng . Ngành thuỷ sản được chú trọng phát triển - Các ngành thuộc kết cấu hạ tầng được ưu tiên đầu tư phát triển. Ngành thông tin liên lạc được phát triển tăng tốc, đón đầu công nghệ. * Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ + Cơ cấu lãnh thổ chuyển dịch tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành - Trong nông nghiệp: Hình thành phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá: . ĐNB, Tây Nguyên, TDMN phía Bắc: chuyên môn hoá về trồng và chế biến cây CN . ĐBSCL, ĐBSH: chuyên môn hoá về SX lương thực thực phẩm - Trong công nghiệp: Phát triẻn các khu, cụm công nghiệp tập trung, các khu chế xuất, các trung tâm CN mới có lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên và lao động. + Trong cả nước nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động: ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL + Hình thành phát triển các vùng kinh tế trọng điểm: . Vùng KT trọng điểm Bắc Bộ: HN, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh; Vĩnh Phúc ;Hà Tây ; Bắc Ninh . Vùng KT trọng điểm miền Trung: Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng ngãi , Bình Định . Vùng KT trọng điểm phía Nam: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh , Long An Bài 8: sử dụng vốn đất Câu 6: Tình hình vốn đất đai ? Hiện trạng và biện pháp sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở các vùng? Trả lời 1) Vốn đất đai a) Vai trò - Là tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia - Là tư liệu sản suất của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư , xây dựng kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. b)Vốn đất - Đất tự nhiên khoảng: 33 triệu ha - Bình quân đất tự nhiên trên đầu người thấp: 0,4ha/người = 1/6 mức bình quân thế giới - Diện tích đất nông nghiệp ít khoảng 24%, ít có khả năng mở rộng; Một phần đất nông nghiệp đang bị mất đi do chuyển sang đất chuyên dùng và đất thổ cư - Diện tích đất lâm nghiệp khoảng 35%, đang bị thu hẹp dần do trồng rừng không bù đắp được diện tích bị khai phá - Diện tích đất chuyên dùng và thổ cư tăng lên do quá trình CNH và HĐH, và do dân số tăng 2) Hiện trạng và biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng Đất nông nghiệp gồm 4 loại: - đất trồng cây hằng năm - đất trồng cây lâu năm - diện tích đồng cỏ phát triển chăn nuôi - diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản a) Vùng đồng bằng : Chủ yếu là dất phù sa thuận lợi phát triển cây hằng năm *ĐBSH:1,5 triệu ha - Đất ít, dân đông, đất nông nghiệp bình quân theo đầu người thấp nhất cả nước 0,05ha/người. Khả năng mở rộng diện tích hạn chế -> Do đó cần phải: +Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất, sản lượng đáp ứng nhu cầu nhân dân vùng +Tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản + Qui hoạch sử dụng đất chuyên dùng, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích khác *ĐBSCL :4triệu ha - Diện tích đất nông nghiệp gấp 3 lần ĐBSH. Đất nông nghiệp bình quân đầu người gần 0,18 ha. - Còn nhiều diện tích có thể khai hoang được, hệ số sử dụng đất còn thấp, quá nửa diện tích mới trồng 1 vụ -> Do đó cần phải: + Mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng cách khai hoang, tăng vụ. Phát triển công trình thuỷ lợi để cải tạo đất phèn, đất mặn và tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp + Thâm canh tăng vụ +Tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản *ĐB duyên hải miền trung : - Đa số là các đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt, mùa khô kéo dài. - Đất kém màu mỡ, tỉ lệ cát lớn, khả năng giữ nước, giữ màu kém - Tình trạng cát lấn xảy ra ở BTB; NTB thiếu nước mùa khô ->Do đó cần: + Tích cực cải tạo đất ( bón phân hưu cơ) + Do cát bay và sự di động của cồn cát nên phải trồng rừng chắn gió, bão cát + Do mùa khô kéo dài sâu sắc nên cần có các công trình thuỷ lợi để giải quyết nước tưới nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất và mở rộng diện tích nông nghiệp b) Trung du miền núi - Có diện tích lớn, chủ yếu là đất feralít thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng - Đất dốc, dễ bị xói mòn, làm thuỷ lợi khó khăn tốn kém - Hướng sử dụng hợp lí : + Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực ở những nơi có khả năng tưới tiêu + Trao đổi hàng hoá với đồng bằng để giải quyết lương thực thực phẩm + Chuyển một phần nương rẫy thành vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, hạn chế du canh, du cư, phá rừng bừa bãi, trồng rừng đi đôi với bảo vệ vốn rừng + Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến Bài 9:vấn đề lương thực, thực phẩm Câu 7:Tầm quan trọng của sản suất lương thực, thực phẩm? Tình hình sản suất lương thực, thực phẩm ở nước ta? Phân tích các thế mạnh của các vùng sản suất lương thực, thực phẩm? Trả lời 1) Tầm quan trọng của vấn đề lương thực, thực phẩm - Dân số nước ta đông, tăng nhanh. Đẩy mạnh sản suất lương thực, thực phẩm sẽ đẩm bảo an ninh lương thực, cải thiện cơ cấu bữa ăn cho nhân dân - Taọ điều kiện đa dạng hoá sản suất nông nghiệp - Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Tạo nguồn hàng xuất khâủ 2) Hiện trạng sản suất lương thực, thực phẩm ở nước ta a)Sản suất lương thực *Thành tựu - Sản suất lúa: là cây lương thực chính + Diện tích: tăng nhanh : năm 1980: 5,6 triệu ha, hiện nay khoảng 7,6 triệu ha. Nguyên nhân: Do phát triển thuỷ lợi, tăng vụ. Khai hoang mở rộng thêm diện tích + Cơ cấu mùa vụ thay đổi: diện tích lúa đông xuân mở rộng, lúa hè thu trồng đại trà, nhiều diện tích lúa mùa chuyển sang vụ hè thu + Năng suất lúa tăng nhanh. .1980: 20tạ/ha .1999: 40 tạ/ha Nguyên nhân: Do đẩy mạnh thâm canh áp dụng tiến bộ KHKT. Đưa giống mới vào gieo trồng, việc cung cấp phân bón thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp đảm bảo hơn + Sản lượng lúa tăng nhanh. Sản lượng lương thực qui thóc đạt 34 triệu tấn (1999) Nguyên nhân: Do năng suất và diện tích tăng Tác động của chính sách mới : Khoán sản, giao đất cho nông dân, hỗ trợ giống, vốn... - Sản suất hoa màu có nhiều tiến bộ, diện tích và sản lượng ngô tăng lên nhiều - Hiện nay là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới *Tồn tại - Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu... - Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế - Thiên tai, sâu bệnh thường xảy ra b) Sản suất thực phẩm *Chăn nuôi -Thành tựu : +Tốc độ phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt, đã chiếm hơn 1/4 giá trị tổng sản lượng nông nghiệp +Tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt tăng(trứng, sữa) + Số lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng .Lợn : 1980 :10 triệu con ; 1999: 19 triệu con . Bò 1980:1,7 triệu con; 1999: 4 triệu con .Trâu tăng chậm .Gia cầm tăng nhanh 1999: 180triệu con - Sở dĩ tăng nhanh là do: nhờ đảm bảo cơ sở lương thực cho người, nguồn thức ăn cho chăn nuôi được giải quyết tốt hơn; Nhà nước chú trọng đua chăn nuôi trở thành ngành chính -Hạn chế :+ Chăn nuôi thiếu giống tốt, chủ yếu theo lối quảng canh, năng suất thấp + Cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo + Công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi, dịch vụ thú y còn hạn chế *Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản - Tiềm năng: + Bờ biển dài 3260km,diện tích rộng khoảng 1triệu km2 + Hải sản phong phú cho phép khai thác1,2->1,4triệu tấn /năm + Có nhiều ngư trường lớn +Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, diện tích sông ngòi, ao hồ lớn thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản -Thành tựu: +Đánh bắt thuỷ sản: Sản lượng tăng, hằng năm khai thác 900 nghin tấn cá biển, 50->60 nghìn tấn tôm mực. + Chương trình đắnh bắt xa bờ được triển khai + Nuôi trồng thuỷ sản:phát triển mạnh: cá nuôi 300 nghìn tấn, tôm nuôi 55 nghin tấn(1999) +Tạo nguồn hàng xuất khẩu + Phát triển theo hướng hiện đại hoá: Đánh bắt- nuôi trồng-chế biến-xuất khẩu - Hạn chế : Phần lớn tàu bè có công suất bé, trang bị kém 3 Các vùng trọng điểm sản suất lương thực- thực phẩm * ĐBSCL: - Là vùng trọng điểm lương thực thực phẩm số một của nước ta - Sản phẩm: + Tập trung 50% sản lượng lúa cả nước + Dẫn đầu cả nước về trồng lúa, cây ăn quả + Phát triển mạnh chăn nuôi lợn,gia cầm, nhất là vịt + Cung cấp 50%sản lượng thuỷ sản các loại * ĐBSH: - Là vùng trọng

File đính kèm:

  • docĐề cương chi tiết.doc
Giáo án liên quan