Đề cương Địa lý học kỳ II lớp 8

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ HỌC KỲ II LỚP 8

I.Đặc điểm địa hình Việt Nam

1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

-Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 54%

-Núi cao trên 2000m chiếm 1 %

-Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km; có các dãy núi vòng cung(s.Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều)

-Đồng bằng chiếm ¼ diện tích

2.Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

-Địa hình nước ta nâng cao và phân thành từng bậc kế tiếp nhau: núi đồiđồng bằngthềm lục địa

Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển

-Địa hình nước ta có 2 hướng chính: hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Địa lý học kỳ II lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ HỌC KỲ II LỚP 8 Năm học :2007-2008 a{b I.Đặc điểm địa hình Việt Nam 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam -Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 54% -Núi cao trên 2000m chiếm 1 % -Đồi núi nước ta tạo thành 1 cánh cung lớn hướng ra Biển Đông dài 1400km; có các dãy núi vòng cung(s.Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) -Đồng bằng chiếm ¼ diện tích 2.Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau -Địa hình nước ta nâng cao và phân thành từng bậc kế tiếp nhau: núi đồiÚđồng bằngÚthềm lục địa Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển -Địa hình nước ta có 2 hướng chính: hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung 3.Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người -Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ -Tạo địa hình cácxtơ độc đáo, có các dạng địa hình nhân tạo -Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ 4.Đặc điểm các khu vực địa hình Khu vực đồi núi: -Vùng núi Đông Bắc là 1 vùng đồi núi thấp, có những cánh cung núi lớn, địa hình cacxtơ khá phổ biến -Vùng núi Tây Nam có những dãy núi cao và các sơn nguyên đá vôi; những đồng bằng nhỏ trù phú (Than Uyên, Mường Thanh) -Vùng núi Trường Sơn Bắc: dài khoảng 600km, là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng -Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Có những cao nguyên xếp thành từng tầng 400-800-1000 -Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng trung du Bắc Bộ là những bền phù sa cổ cao tới 200m Khu vực đồng bằng: a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn -Đồng bằng s. Cửu Long có diện tích 40 000 km2, cao trung bình 2-3m so với mực nước biển, không có đê lớn để ngăn lũ; có nhiều vùng đất trũng rộng lớn, ngập úng, sâu và có thác nước -Đồng bằng s.Hồng có diện tích 15 000 km2 có hệ thống đê chống lũ vững chắc dài trên 2700km; có nhiều ô trũng b.Các đồng bằng duyên hải Trung bộ có tổng diện tích 15 000 km2, rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3100km2) Địa hình bờ biển và thềm lục địa -Châu thồ s.Hồng , s.Cửu Long có nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển -Bờ biến từ Đà Nẵng Ú Vũng Tàu rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu -Thếm lục địa địa chất nước ta mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ với độ sâu không quá 100m II.Đặc điểm khí hậu Việt Nam 1.Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: -Tính chất nhiệt đới: + quanh năm nhận được một lượng nhiệt dồi dào Số giờ nắng trong năm cao Số kilô calo/1 m2 : trên 1 triệu + Nhiệt độ trung bình năm trên C -Tính chất gió mùa ẩm: + Gió mùa mùa đông: lạnh và khô (gió mùa đông bắc) + Gió mùa mùa hạ: nóng ẩm (gió mùa tây nam) -Lượng mưa: 1500 – 2000 mm/năm -Độ ẩm không khí cao: trên 80% 2.Tính chất đa dạng -Phía Bắc từ Hoành Sơn (B) trở ra, mùa đông lạnh, ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng, mưa nhiều -Đông Trường Sơn từ Hoành Sơn Ú Mũi Dinh (B) mùa mưa lệch hẳn về thu đông -Phía Nam gồm Nam Bộ và Tây nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô -Biển Đông VN: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương 3.Tính chất thất thường: -Nhiệt độ trung bình các năm thay đổi, lượng mưa mỗi năm mỗi khác -Năm rét sớm, năm rét muộn, năm rét nhiều, năm rét ít -Năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão -Gió tây khô nóng -Có các hiện tượng: bão lớn, áp thấp nhiệt đới, Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta III.Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 1.Đặc điểm chung -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước: 2630 con sông dài trên 10 km, 93 % số đó là sông nhỏ và ngắn -Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: tây bắc- đông nam và vòng cung -Sông ngòi nước ta có hai mùa nước, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt: Vào mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp 2-3 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80 % lượng nước cả năm -Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn: tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm 2.Giá trị của sông: - khai thác thủy sản: cá, tôm,.. - nuôi trồng thủy sản: cá, tôm, - cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất (trồng lúa) - công trình thủy lợi, thủy điện - tạo cảnh quan đẹp Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm +Nguyên nhân: -rác thải , các hóa chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lý -rừng đầu nguồn bị chặt phá +Tác hại: ảnh hưởng đến đời sống của con người: tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc; đe dọa sức khỏe con người +Biện pháp: -bảo vệ & khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông -chủ động phòng chống lũ lụt -trồng rừng đầu nguồn -xử lý nước thải trước khi thải ra sông, hồ, 3.Các hệ thống sông lớn ở nước ta Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ Đặc điểm -Các sông có hình nan quạt -Chế độ nước rất thất thường -Mùa lũ từ tháng 6 Ú tháng 10; lũ cao nhất vào tháng 8 -Thường ngắn và dốc -Lũ lên rất nhanh và đột ngột, mùa lũ tập trung từ tháng 9 – tháng 12 -Có chế độ nước điều hòa -Mùa lũ từ tháng 7 – tháng 11 -Thuận lợi: thâu chua rửa mặn, bồi đắp phù sa; giao thông; du lịch sinh thái -Khó khăn: gây ngập lụt diện rộng Ú bệnh dịch Một số hệ thống sông lớn hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình hệ thống sông Cả, hệ thống sông Thu Bồn hệ thống sông Mê Công, hệ thống sông Đồng Nai IV.Đặc điểm đất Việt Nam Đất VN rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt dới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam. Phân loại: Nhóm đất Đặc điểm Nhóm đất feralit Nhóm đất mùn núi cao Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển so với diện tích đất tự nhiên 65 % 11 % 24% đặc tính chung -chua, nghèo mùn, nhiều sét -có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt nhôm -dễ kết von thành đá ong xốp, giàu mùn, có màu đen (nâu) Xốp, giàu mùn, có màu đen(nâu) phân bố vùng núi thấp phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ vùng núi cao trên 2000m Các đồng bằng lớn ven biển giá trị sử dụng thích hợp trồng cây nông nghiệp nhiệt đới phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn Là đất nông nhiệp chính, thích hợp trồng nhiều loại cây, quan trọng nhất là cậy lúa Đất đai là tài nguyên quý giá. Cần phải sử dụng đất hợp lý, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở miền đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển V.Sinh vật Việt Nam 1.Đặc điểm chung: -Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng: + thành phần loài + gen di truyền + kiểu hệ sinh thái + công dụng của sản phẩm sinh học -Sinh vật phân bố khắp nơi và phát triển quanh năm -Do con người, nhiều hệ sinh thái bị suy giảm về số lượng và chất lượng Sự giàu có về thành phần loài sinh vật: -Nước ta có gần 30 000 loài sinh vật bản địa + Thực vật: 14 640 loài + Động vật: 11 200 loài -Số loài quý hiếm rất cao: + Thực vật: 350 loài + Động vật: 365 loài -Nhiều luồng sinh vật di cư từ nơi khác đến 2.Sự đa dạng về hệ sinh thái: -Hệ sinh thái rừng ngập mặn: rộng hơn 300 000 ha, chạy dọc bờ biển và ven các hải đảo; có các loại sinh vật: đước, sú, vẹt,, cua, cá, tôm, và chim thú -Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển ở vùng đồi núi với nhiều kiểu sinh thái như rừng kín thường xanh ở Cúc Phương, Ba Bể; rừng thưa rụng lá (rừng khộp) ở Tây Nguyên; rừng tre nứa ở Việt Bắc; rừng ôn đới núi cao vùng Hoàng Liên Sơn -Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia: rừng nguyên sinh -Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra, ngày càng lấn áp hệ sinh thái tự nhiên 3.Giá trị của tài nguyên sinh vật: -Sinh vật nước ta là một nguồn tài nguyên lớn, có khả năng phục hồi và phát triển -Có giá trị về nhiều mặt: + cho gỗ bền đẹp và rắn chắc (đinh, lim, sến,); tinh dầu, nhựa, ta-nanh, chất nhuộm (hồi, thông, sơn,) + làm thuốc (tam thất, quế,), thực phẩm (hạt dẻ, nấm hương,) + làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp (song, mây, tre, trúc,) + làm cảnh (si, đào, hoa hồng, hoa phong lan,) 4.Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam: -Nguyên nhân: +chiến tranh hủy diệt +Khai thác quá mức phục hồi +Đốt rừng làm nương rẫy +Quản lí bảo vệ kém Bảo vệ tài nguyên rừng: -Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là kiểu rừng thưa -Diện tích đất đồi trọc: 10 triệu ha -Chất lượng rừng giảm sút -Biện pháp khắc phục: +Tích cực trồng rừng phủ nhanh đất trống đồi trọc; tu bổ, tái tạo rừng +Khai thác đi đôi với sử dụng hợp lí +Bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn Bảo vệ tài nguyên động vật: - Không phá rừng ,không bán giết động vật quý hiếm, bảo vệ môi trường tốt. - Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để bảo vệ gen động vật.

File đính kèm:

  • docde cuong Dia 8 HKII.doc
Giáo án liên quan