Để cương ôn tập – Địa lý 10

1. Hãy nêu vai trò của công nghiệp? Công nghiệp hóa là gì ? Tại sao mỗi quốc gia muốn phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hóa ?

a. Vai trò của công nghiệp

- Nâng cao thu nhập và trình độ văn minh cho toàn xã hội.

- Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội

- Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Thay đổi sự phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

- Thúc đẩy mở rộng sản xuất, tập trung lao động, tạo việc làm tăng thu nhập

b. Công nghiệp hóa:

- Là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế từ công nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại

c. Mỗi quốc gia muốn phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hóa vì:

- CNH không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, chuyển tử nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại ( Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước )

- CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào hoạt động kinh tế và đời sống nhẳm cải tiến phương thức lao động tử thủ công lạc hậu sang tiên tiến hiện đại, tạo năng suất lao động ngày càng cao ( Sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất )

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để cương ôn tập – Địa lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : . Lớp : ĐỂ CƯƠNG ÔN TẬP – ĐỊA LÝ 10 Hãy nêu vai trò của công nghiệp? Công nghiệp hóa là gì ? Tại sao mỗi quốc gia muốn phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hóa ? a. Vai trò của công nghiệp - Nâng cao thu nhập và trình độ văn minh cho toàn xã hội. - Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội - Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Thay đổi sự phân công lao động, giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. - Thúc đẩy mở rộng sản xuất, tập trung lao động, tạo việc làm tăng thu nhập b. Công nghiệp hóa: - Là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế từ công nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại c. Mỗi quốc gia muốn phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hóa vì: - CNH không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, chuyển tử nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại ( Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước ) - CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào hoạt động kinh tế và đời sống nhẳm cải tiến phương thức lao động tử thủ công lạc hậu sang tiên tiến hiện đại, tạo năng suất lao động ngày càng cao ( Sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất ) Hãy phân tích những đặc điểm của công nghiệp? Ở nước ta việc phân loại công nghiệp dựa vào tiêu chí nào ? Hãy cho biết sự khác biệt của đặc điểm sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sán xuất nông nghiệp ? a. Đặc điểm của công nghiệp - Tính chất hai giai đoạn: + Để sán xuất ra các dụng cụ đun nấu ( ấm, nồi, xoong, ..), người tac phải khai thác quặng ( bô-xít ..), sau đó nấu qựang thành nguyên liệu, rồi đúc ra các sản phẩm + Để sán xuất các vật bằng nhựa người ta tiến hành khai thác dầu mỏ, sau đó qua quá trình hóa lọc dầu, tinh chế phúc tạp để sán xuất ra nhực và tạo ra các sản phẩm bằng nhựa - Tính chất tập trung cao : Khu công nghiệp Thăng Long ( Đông Anh – Hà Nội ) có diện tích khoảng 302ha, tổng vốn đầu tư 900 triệu USD, gồm 17000 lao động, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2005 đạt 734 triệu USD - Nhiều phân ngành phức tạp, phân công lao động tỉ mỉ: VD: Để sản xuất một quyển sách cần sự phới hợp của nhiều ngành công nghiệp như : CN khai thác lâm sản, CN sản xuất giấy, CN sản xuất mực in, CN in, ngoài ra cần sự hỗ trợ của CN chế tạo máy móc, CN điện – nước b.Ở nước ta việc phân loại công nghiệp dựa vào tiêu chí - Phân loại công nghiệp dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm : gôm 2 nhóm ngành : nhóm A và nhóm B + Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng sản xuất : gọi là tư liêu sản xuất, được xếp vào nhóm A + Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng cá nhân : gọi là tư liệu tiêu dùng, được xếp vào nhóm B - Phân loại công nghiệp dựa vào phương thức tác động đến đối tượng lao động: gồm 2 nhóm + Nhóm ngành công nghiệp khai thác: là những ngành công nghiệp sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp của đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên, tạo ra sản phẩm thô + Nhóm ngành công nghiệp chế biến: là những ngành công nghiệp sử dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lý học, hóa học, sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của nguyên liệu để tạo ra sản phẩm trung gian c. Sự khác biệt của đặc điểm sản xuất công nghiệp so với đặc điểm của sán xuất nông nghiệp: Công nghiệp Nông nghiệp - Sản xuất theo hai giai đoạn và có thể tiến hành đồng thời các giai đoạn, cách xa nhau về không gian và có sự phối hợp tỉ mỉ của các phân ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Sản xuất theo trình tự nhất định, bắt buộc, không thể đảo lộn, tuân thủ quy luật sinh học và tự nhiên của sinh vật - Sản xuất mang tính tập trung cao độ - Sản xuất mang tính phân tán trong không gian - Đất chỉ có ý nghiã là nơi để xây dựng, còn tư liệu sãn xuất là máy móc, thiết bị kỹ thuật, công nghệ - Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được - Đối tượng lao động đa phần vật không thể sống ( khoáng sản, đất ) - Đối tượng lao động là cây trồng vật nuôi, là những vật thể sống - Đa phần các ngành công nghiệp không có tính vụ mùa, có thể tiến hành sản xuất quanh năm - Sản xuất mang tính vụ mùa - Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên ổn định hơn - Phụ thuộc chặc chẽ vào điều kiện tự nhiên nên bấp bênh, thiếu ổn định - Yêu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật lớn, công nghệ và trình độ lao động cao - Vốn đầu tư ít, công nghệ và trình độ lao động đơn giản Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ ? - Vị trí địa lý: Có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn địa điểm, khả năng phát triền và cơ cấu ngành công nghiệo - Điều kiện tự nhiên: Được coi là tiền đề cơ bản không thể thiếu trong quá trình phân bố và phát triển công nghiệp, tạo thuận lợi hoặc khó khăn + Khoáng sản: Chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp + Khí hậu – nước: Là điều kiện để lựa chọn, phân bố kỹ thuật công nghệ, bảo quản máy móc và sản phẩm + Đất , rừng, biển: Là cơ sở để xây dựng, hình thành và phát triển các ngành công nghiệp Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? Cho ví dụ ? - Kinh tế xã hội: Đều có ảnh hưởng đến sự phân bố, cơ cấu, quy mô và hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Dân cư lao động: là nhân tố quan trọng hàng đầu vì đây vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ, có ảnh hưởng đến cơ cấu và hướng chuyên môn hóa + Đường lối chính sách: Có ý nghĩa đặc biệt, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của công nghiệp + Khoa học –Kỹ thuật: Tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nhiều ngành công nghiệp, giúp cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lý và hiệu quả hơn + Thị trường: được coi là đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu của ngành công nghiệp + Đường lối chính sách: Đượi coi là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển của công nghiệp, số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng, góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, phân bố kỹ thuật giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ Hãy nêu vai trò, tình hình sản xuất ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí và công nghiệp điện lực của thế giới ? Vai trò, tình hình sản xuất ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí và công nghiệp điện lực của thế giới CN khai thác than CN dầu khí CN điện lực Vai trò - Nguồn năng lượng truyền thống cơ bản - Nguồn nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, than cốc hóa - Nguồn nguyên liệu để sán xuất dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo - Vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới - Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia - Là nguyên liệu, nhiên liệu quý cho công nghiệp hóa chất, dược phẩm - Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại, đầy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người Tình hình sản xuất Trử lượng - Khoảng 13000 tỉ tấn, trong đó ¾ là than đá - Khoảng 400-500 tỉ tấn, chắc chắn 140 tỉ tấn Cơ cấu: nhiệt điện (64% Sl điện TL), thủy điện (18% SL điện TG), điện nguyên tử, tuabin khí .. Sản lượng Khai thác khoảng 5 tỉ tấn/năm, có xu hướng gia tăng Khai thác khoảng 3.8 tỉ tấn/năm Uớc tính khoảng 15000 tỉ kWh Phân bố Những nước có trữ lượng lớn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Bang Nga Những nước đang phát triển thuộc khu vực Tây Âu, Tây Nam Á, Bắc Phi, Mỹ La-tinh, Đông Nam Á Chủ yếu ở các nước phát triển và các nước Công nghiệp hóa: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc, EU 6. Nêu vai trò, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và phân bố công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu của thế giới. . Vai trò, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và phân bố công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu của thế giới CN luyện kim đen CN luyện kim màu Vai trò - Là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhất - Là nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp cơ khí, gia công kim loại - Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy ,ô tô, máy bay - Phục vụ cho công nghiệp hóa chất, và các ngành kinh tế quốc dân khác - Kim loại màu quý hiếm, phục vụ cho CN điện tử, năng lượng nguyên tử Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật - Đòi hỏi quy trình công nghiệp phức tạp ( Như là Sắt, thép ) - Sử dụng những nguyên liệu kim loại quý hiếm: Crôm, Mangan .. Phải sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm rút tối đa các nguyên tố quý có trong quặng Phân bố - Trữ lượng và sản lượng khai thác quặng sắt lớn là ở Hoa Kỳ, Canada, Trung Quóc, Ấn Độ, Liên Bang Nga - Ở những nước có trữ lượng sắt hạn chế, việc sử dụng chủ yếu dựa vào quặng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ( Nhật Bản ) - Các nước đang phát triển giàu quặng kim loậi màu: Hoa Kỳ, Nhật Bản - Các nước đang phát triển có kim loại màu nhưng chỉ là nơi cung cấp nhiên liệu: Braxin, Ấn Độ, Cônggô Tại sao nói công nghiệp cơ khí chế tạo là “ quả tim của công nghiệp nặng”. Sự khác biệt cơ khí các nước phát triển với các nuớc đang phát triển? Tại sao? Nêu rõ 4 phân ngành của công nghiệp cơ khí a. Công nghiệp cơ khí chế tạo là “ quả tim của công nghiệp nặng”. - Sản phẩm của ngành công nghiệp cơ khí chế tạo là phương tiện để nâng cao năng suất lao động, trang bị công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế - Chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được coi là chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển các ngành công nghiệp của một quốc gia b. Sự khác biệt cơ khí các nước phát triển với các nuớc đang phát triển - Các nước phát triển: Đi đầu về trình độ công nghệ - Các nước đang phát triển: sửa chữa, lắp ráp c. Bốn phân ngành của công nghiệp cơ khí - Cơ khí thiết bị toàn bộ: Máy có khối lượng và kích thước lớn: tuabin phát điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay, đầu máy xe lửa, tàu biển - Cơ khí máy công cụ: Máy có khối lượng và kích thước trung bình: máy bơm, xay sát, máy dệt, may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô - Cơ khí hàng tiêu dùng: + Cơ khí dân dụng: tủ lạnh, máy giặt + Máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen loại nhỏ - Cơ khí chính xác + Thiết bị nghiêm cứu thí nghiệm y học, quang học + Chi tiết máy của ngành hàng không vũ trụ, + Thiết bị kĩ thuật điện Tại sao nói công nghiệp điện tử và tin học được coi là ngành mũi nhọn ở nhiều nước ? Công nghiệp điện tử và tin học được coi là ngành mũi nhọn ở nhiều nước vì Là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sản phẩm của nó chi phối nhiều ngành kinh tế khác Là ngành có vai trò quyết định trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước Là ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội so với nhiều ngành công nghiệp khác Tại sao ngành công nghiệp hóa chất là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới ? - Có thế mạnh về nguyên liệu và mang hiệu quả cao: sử dụng tổng hợp cả nguồn nguyên liệu tự nhiên , chất thải và phế thải trong sản xuất và đời sống, taọa ra nhiều sản phẩm khác nhau, góp phần bổ sung các nguồn nguyên liệu tự nhiên, vừa có giá trị sử dụng cao , lại vừa góp phần sử dụng tài nguyên hợp lý và tiết kiệm hơn - Có tác động đến nhiều ngành khác: trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, công nghệ hóa học được ứng dụng vào mọi mặt của sản xuất và đời sống, các chế phẩm được sữ dụng rộng rãi : cung cấp nguyên liệu, tham gia quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp nhẹ Nêu vai trò và đặc điểm kinh tế của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Tại sao ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển ? Vai trò và đặc điểm kinh tế của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm Ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng Ngành CN thực phẩm Vai trò - Đa dạng, phong phú, nhiều ngành phục vụ cho mọi tầng lớp nhân dân Cung cấp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống Đặc điểm + Sử dụng nhiên liệu, chi phí vận tải ít + Cần nhiều lao động + Vốn đầu tư ít, hoàn lại vốn nhanh + Xây dựng tốn ít vốn đầu tư + Quay vòng vốn nhanh + Tăng khả năng tính lũy cho nền kinh tế - quốc dân b. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước kể cả các nước đang phát triển - Đây là ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng và thưc phẩm hàng ngày cho con người - Hoạt động của càc ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu tại chỗ - Chi tiêu ít năng lượng, chi phí vận tải thấp, cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, quy trình sản xuất không phức tạp Em hãy nêu khái niệm, những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Taị sao hiện nay ở các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam lại phổ biến khu công nghiệp tập trung ? a. Khái niệm, những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Khái niệm Đặc điểm chính Điểm công nghiệp - Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, gồm có 1 hoặc vài 2 xí nghiệp nằm gần nơi có nguồn nguyên liệu với chức năng sơ chế nguyên liệu hoặc những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu: nông, lâm, thủy sản + Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán, giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất + Phân công lao động về mặt đại lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế, có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh Khu công nghiệp - Là khu vực có ranh giới rõ ràng, kết cấu hạ tầng tương đối tốt, khả năng cạnh tranh thị trường trên thế giới + Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống, có vị trí thuận lợi + Tập trung nhiều xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao, có ưu đãi riêng + Chi phí sản xuất thấp + Dịch vụ trọn gói + Môi trường chính trị và pháp luật ổn định Trung tâm công nghiệp Là hình thức tổ chức công nghiệp trình độ cao, là khu vực tãp trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn + Gồm nhiều xí nghiệp lớn, có thể xí nghiệp liên hợp, hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do xí nghiệp này quyết định + Các xí nghiệp này dựa trên thế mạnh về tài nguyên, nguồn lao động, vị trí thuận lợi Vùng công nghiệp Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp + Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả những hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có mối liên hệ về sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa + Có các ngành phục vụ bổ trợ b. Hiện nay ở các nước đang phát triển Châu Á, trong đó có Việt Nam lại phổ biến khu công nghiệp tập trung * Đối với các nước phát triển - Tăng cường xuất khẩu, khả năng cạnh tranh trên thị trường - Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động ở các nước đang phát triển * Đối với các nước đáng phát triển - Thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phá triển - Góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu

File đính kèm:

  • docDe cuong Dia giua HK I.doc