Đề cương ôn tập Địa lý 10 cơ bản

A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

1.Khái niệm phép chiếu hình bản đồ

-Các phép chiếu phươngvị , hình trụ ,hình nón đứng:Mạng lưới kinh vĩ tuyến – khu vực chính xác ,khu vực kém chính xác- ứng dụng .

B/CÂU HỎI :

*TỰ LUẬN

 Hãy điền kiến thức vào bảng sau:

Phép chiếu hình BĐ THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ

 Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực chính xác Khu vực kém chính xác

Phương vị đứng

Hình nón đứng

Hình trụ đứng

*TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Bản đồ là

a.Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng

b. Hình ảnh thu nhỏ của trái đất lên mặt phẳng

c.Hình vẽ chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng

d.Bức tranh của một khu vực bề mặt trái đất

Câu2:Phép chiếu hình bản đồ là

a.Cách làm cho mặt cong thành mặt phẳng

b.Cách biểu thị mặt cong của trái đất lên mặt phẳng

c.Cách biểu thị trái đất lên mặt phẳng

 

doc12 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lý 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 10 CƠ BẢN Bài 1 CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1.Khái niệm phép chiếu hình bản đồ -Các phép chiếu phươngvị , hình trụ ,hình nón đứng:Mạng lưới kinh vĩ tuyến – khu vực chính xác ,khu vực kém chính xác- ứng dụng . B/CÂU HỎI : *TỰ LUẬN Hãy điền kiến thức vào bảng sau: Phép chiếu hình BĐ THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực chính xác Khu vực kém chính xác Phương vị đứng Hình nón đứng Hình trụ đứng *TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Bản đồ là a.Hình ảnh thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất lên mặt phẳng b. Hình ảnh thu nhỏ của trái đất lên mặt phẳng c.Hình vẽ chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng d.Bức tranh của một khu vực bề mặt trái đất Câu2:Phép chiếu hình bản đồ là a.Cách làm cho mặt cong thành mặt phẳng b.Cách biểu thị mặt cong của trái đất lên mặt phẳng c.Cách biểu thị trái đất lên mặt phẳng d.Cách chiếu bề mặt trái đất trên mặt phẳng Bài 2MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : 1.Phương pháp kí hiệu:Biểu hiện đối tượng phân bố theo điểm cụ thể 2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Biểu hiện sự di chuyển của đối tượng địa lí tự nhiên KT-XH 3.Phương pháp chấm điểm : Biểu hiện đối tượng phân bố phân tán ,riêng lẻ như dân cư nông thôn 4.Phương pháp bản đồ -biểu đồ:Biểu hiện những đối tượng phân bố trong đơn vị phân chia lãnh thổ B/CÂU HỎI: * TỰ LUẬN: Hãy điền kiến thức vào bảng sau: PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN Đối tượng biểu hiện Cách thức tiến hành Khả năng biểu hiện Phương pháp kí hiệu Phương pháp kí hiệu đường chuyển động Phương pháp chấm điểm Phương pháp bản đồ - biểuđồ * TRẮC NGHIỆM: Câu1: Điểm nào dưới đây không thuộc phương pháp kí hiệu a.Biểu hiện đối tượng phân bố theo điểm b.Nêu được tên và vị trí đối tượng c.Thể hiện được số lượng và chất lượng của đối tượng d.Thể hiện được tốc độ vận chuyển của đối tượng Câu 2: Để biểu hiện sự phân bố dân cư trên lãnh thổ thường dùng phương pháp: kí hiệu đường chuyển động c. Chấm điểm Bản đồ -biểu đồ d. Cả a và c đúng Câu3:Dùng để biểu hiện sự phân bố theo những điểm cụ thể là phương pháp: a.Kí hiệu c.Chấm điểm b.Bản đồ -biểu đồ d..Cả a và b đúng Câu4Phương pháp kí hiệu đường chuyển động khác với các phương pháp khác ở điểm sau a.Cho biết diện tích phân bố của đối tượng b.Cho biết số lượng của đối tượng c.Cho biết cơ cấu của đối tượng d.Cho biết sự di chuyển của các hiện tượng địa lí Bài 3 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1.Vai trò của bản đồ trong đời sống và trong học tập 2.Những lưu ý khi sử dụng Bản đồ: -Chọn bản đồ phù hợp - Hiểu tỉ lệ và kí hiệu bản đồ -Xác định phương hướng trên bản đồ -Phân tích cácmối quan hệ địa lí trên bản đồ B/CÂU HỎI *TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng bản đồ trong học tập *TRẮC NGHIỆM: Câu 1 bản đồ là phương pháp học tập không thể thiếu với học sinh khi: a.Học bài mới trên lớp b.Tự học ở nhà c.Trả lời câu hỏi và làm các bài tập d.Tất cả đều đúng Câu 2: Đối với học sinh ,bản đồ là: a.Nguồn cung cấp tri thức b.Cơ sở để rèn luyện kỹ năng c.Phương tiện để kiểm tra kiến thức d.Tất cả đều đúng . Câu 3Nhờ bản đồ có thể a.Xác định vị trí di chuyển cơn bão b.Biết được sự phân bố các dạng địa hình và mạng lưới sông hồ c.Xây dựng một phương án tác chiến quân sự d.Tất cả ý trên Bài 5 VŨ TRỤ HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1,Sự luân phiên ngày đêm: -Do trái đất có hình cầu và tự quya quanh trục nên có sự luân phiên ngày đêm 2,Giờ trên traí đất và đường chuyển ngàyQuốc tế: -Gờ địa phương :giờ của các địa điểm cùng một kinh tuyến -Giờ múi:Chia ra 24 múi giờ( rộng 15 độ kinh tuyến) .Giờ gốc :múi giờ số 0( giờ GMT) -Đường chuyển ngày Quốc tế: kinh tuyến 180o -Sự lệch hướng các vật thể: BBC :lệch phải, NBC: lệch trái . Lực làm lệch hướng gọi là lực Cô ri ô lit B/CÂU HỎI: *TỰ LUẬN: Câu1:Trình bày hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Câu2: Đài truyền hình VN thông báo lúc 16 giờ 30 ngày 31/3/04 đội tuyển bóng đá VN giao hữu với đội tuyển U23 Thái Lan.Nếu bạn đang du học tại Matxcơva muốn xem trận đấu này thì phải mở truyền hình vào lúc mấy giờ? Vì sao? (VN múi giờ số 7, Mat xcơva múi giờ số 2) *TRÁC NGHIỆM: Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh? a.Là khối vật chất trong vũ trụ c.Tự phát ra ánh sáng b.Không có ánh sáng d.Chuyển động quanh mặt trời Câu 2:Trái đất có sự sống là nhờ vào: a.Khoảng cách hợp lí giữa trái đất dến mặt trời b.Sự tự quay làm cho trái đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp c.Trái đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động xung quanh mặt trời d.Cả a và b đúng Câu 3:Có hiện tượng ngày đêm luân phiên là do: a.Trái đất có hình khối cầu b.Trái đất tự quay quanh trục cMặt trời chỉ chiếu một nửa trái đất d.Tất cả các ý trên Câu 4:Khi ở khu vực giờ gốc(Luân Đôn) là 5 giờ sáng,thì ở VN lúc đó là: a.7 gìơ sáng c.12 giờ trưa b.7 giờ tối d.12 giờ đêm Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh? a.Là khối vật chất trong vũ trụ c.Tự phát ra ánh sáng b.Không có ánh sáng d.Chuyển động quanh mặt trời BÀI 6:HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1,Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời: -Chuyển động không có thật của mẳttời hàng năm giữa 2 chí tuyến -Hiện tượng tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa là hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh +21/3 (Xuân phân) và 23/9 (Thu phân) mt lên thiên đỉnh tại XĐ +22/6(Hạ chí )mt lên thiên đỉnh tại chí tuyến B +22/12(Thu phân) mt lên thiên đỉnh tại chí tuyến N 2,Các mùa trong năm: -Khái niện mùa -Các mùa X-H-T-Đ (thời gian ) -Mùa của 2 bán cầu ngược nhau 3,Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: BBC:-Từ 21/3 đến 23/9 có ngày dài đêm ngắn -Từ 23/9đến 21/3 năm sau có ngày ngắn đêm dài -Ngày 21/3 và 23/9 mọi nơi trên trái đất có ngày đêm bằng nhau -Ở XĐ ngày đêm bằng nhau -Càng xa XĐ độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.Từ vòng cực về 2cực có ngày hoạc đêm dài 24h -Tại cực có ngày dài 6 tháng , đêm dài 6 tháng BCÂU HỎI: *TỰ LUẬN: Câu 1: Trình bày các hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời Câu 2:Giải thích câu ca dao “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng Ngày tháng 10 chưa cười đã tối” (Có vẽ hình minh hoạ) *TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Trái đất chuyển động xung quanh mặt trời với hướng trục không đổi và luôn nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo một góc: a.66o33’ c.23o27’ b.33o66’ d.27o23’ Câu 2:Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm mội lần ở: a.Nội chí tuyến c.Chí tuyến Bắc và Nam b.Ngoại chí tuyến d.Cực Bắc và Nam Câu 3:Thời gan có ngày đêm dài bằng nhau ở tất cả địa điểm trên bề mặt trái đất là: a. 21/3 và 23/9 c.21/3 và 22/6 b.22/6 và 22/12 d.23/9 và 22/12 Câu 4:Vào ngày 22/6 ở 66o33’B sẽ có hiện tượng: a.Toàn đêm c.Ngày đêm bằng nhau b.Toàn ngày d.Ngày ngắn đêm dài Câu 5:Mùa nóng ở Nam bán cầu nằm trong khoảng thời gian: a.Từ 23/9 đến 21/3 c.Từ 21/3 đến 22/6 c.Từ 21/3 đến 23/9 d.Từ 22/6 đến 23/9 CHƯƠNG III CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT –CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ BÀI 7CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT -THẠCH QUYỂN THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1,Cấu trúc trái đất: gồm 3 lớp, các lớp có đặc điểm khác nhau -Thạch quyển:phấn cứng ngoài cùng gồm lớp vỏ trái đất và phần trên của lớp manti đến độ sâu 100km 2,Thuyết kiến tạo mảng(Nội dung ,nguyên nhân ,kết quả) B.CÂU HỎI *TỰ LUẬN: Câu1:thạch quyển là gì ?Trình bày về thuyết kiến tạo mảng? *TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Từ nhân ra ngoài ,cấu tạo bên trong của trái đất theo thứ tự có các lớp: a.Nhân ,lớp man ti ,lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương b.Nhân ,lớp man ti, vỏ lục địa ,vỏ đại dương c.Nhân ,lớp man ti, vỏ đại dương ,vỏ lục địa d.Nhân ,vỏ lục địa ,vỏ đại dương ,lớp man ti Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải của các hành tinh? a.Là khối vật chất trong vũ trụ c.Tự phát ra ánh sáng b.Không có ánh sáng d.Chuyển động quanh mặt trời Câu3 : Đặc điểm nào sau đây không thuộc mảng kiến tạo a.Một bộ phận của vỏ trái đất bị tách ra do các đứt gãy b.Gồm bộ phận lục địa nổivà cả bộ phận lớn của đáy đại dương c.Dịch chuyển được là do dòng đối lưu vật chất trong lớp man ti trên d.Hiện nay đã ngừng dịch chuyển Câu 4 Nơi thường phát sinh động đất và núi lửa là: a.Những vùng bất ổn định của Trái đất b.Vùng tiếp xúc của các mảng c.Vùng có hoạt động kiến tạo xảy ra d.Tất cả ý trên Bài 8;TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1,Nội lực : là lực phát sinh bên trong trái đất 2,Tác động của nội lực: a,Vận động theo phương thẳng đứng( vận động nâng lên ,hạ xuống).Sinh ra hiện tượng biển tiến ,biển thoái b,Vận động theo phương nằm ngang(vận động nén ép,tách giãn).Sinh ra hiện tượng uốn nếp , đứt gãy B/CÂU HỎI : *TỰ LUẬN: Câu1:Trình bày vận động theo phương thẳng đứng? Câu 2: So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy *TRẤC NGHIỆM: Câu1:Vận động kiến tạo là vận động: a.Do nội lực sinh ra b.Tạo ra những biến động lớn của vỏ trái đất c.Tạo ra uốn nếp , đứt gãy d.Tất cả đều đúng Câu 2:Vận động theo phương thẳng đứng không phải là nguyên nhân tạo ra: a.Lục địa và hải dương b.Hiện tượng uốn nếp c.Hiện tượng biển tiến và biển thoái d.Tất cả đều đúng Câu 3: Hẻm vực thung lũng được sinh ra từ kết quả vận động: a.Tạo núi c. Đứt gãy b.Uốn nếp d. Nội lực Câu 4: Địa hào được hình thành do: a.Các lớp đá có bộ phận trồi lên c.Các lớp đá uốn thành nếp b.Các lớp đá có bộ phận sụt xuống d.Các lớp đá bị nén ép Bài 9,10 : TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1.Ngoại lực : Là lực xảy ra bên ngoài trên bề mặt trái đất 2.Tác động của ngoại lực: a.,Quá trình phong hoá :Là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá do tác động của sự thay đổi nhiệt độ,nước , các chất khí,sinh vật...Gồm: -Phong hoá lí học -Phong hoá hoá học -Phong hoá sinh học b,Quá trình bóc mòn:là quá trình làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu Gồm: Xâm thực, thổi mòn ,mài mòn c.Quá trình vận chuyển:Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đênds nơi khác d,Quá trình bồi tụ: Là quá trình tích tụ vật liệu bị phá huỷ tạo nên các dạng địa hình bồi tụ B/CÂU HỎI: *TỰ LUẬN: Câu 1: Ngoại lực ? nguyên nhân? Câu 2:So sánh caca loại phong hoá lí học,hoá học ,sinh học Câu 3:Quá trình bóc mòn là gì ?có những hình thức bóc mòn nào? *TRẮC NGHIỆM: Câu1:Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực? a.Khí hậu (nhiệt độ ,gió ,mưa..) b.Nước (nước chảy,băng hà ,sóng biển...) c.Năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ d.Sinh vật (động, thực vật ,con người...) Câu 2:Sản phẩm nào dưới đây không phải quá trình phong hoá? a.Đá bị chuyển dịch khỏi vị trí ban đầu b. Đá bị phá huỷ và biến đổi c. Đá vỡ thành tảng và mảnh vụn d. Đá bị biến đổi thành phần hoá học và khoáng vật Câu 3:Sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng chủ yếu của: a. Động đất và núi lửa c.Gió b.Bức xạ của mặt trời d.Thuỷ triều Câu 4 Kiểu nào dưới đây không thuộc phong hoá lí học: a.Phong hoá nhiệt b.Phong hoá do nước đóng băng c.Phong hoá cơ học do sinh vất d.Phong hoá do nước và các hợp chất hoà tan Câu5: Đồng bằng châu thổ là dạng địa hình được hình thành bởi quá trình a.Xâm thực c.Bào mòn b.Tích tụ d.Vận chuyển Câu 6 :Dạng địa hình nào sau đây không phải do gió tạo thành? a.Các bề mặt đá mài nhẵn c. Đá hình nấm b.Các bề mặt đá rỗ tổ ong d. Đụn cát ở bờ biển Câu 7:Dạng địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên: a.Tam giác châu c.Bãi biển b.Cồn cát ở bờ biển d.Hoang mạc cát Câu 8 :Yếu tố địa hình nào dưới đâyđược tạo thành bởi các qúa trình ngoại lực là chủ yếu ? a.Mương xói ,khe rãnh c. Đồng bằng cao b.Hang động cat xtơ d.Cả a và b đúng Bài 11 KHÍ QUYỂN -SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1Cấu trúc khí quyển gồm 5 tầng 2.Các khối khí và frông: -Mỗi bán cầu có 4 khối khí : A,P,T,E -Phân ra 2kiểu: m,c -Frông là mặt ngăn cách 2 khối khí có tính chất khác nhau(kí hiệu F) mỗi bán cầu có 2 frông :FA. FP và dãi hội tụ nhiệt đới chung cho 2 bán cầu FIT 3Sự phân bố nhiệt độ kk trên trái đất: -Phân bố theo vĩ độ -Phân bố theo lục địa và đại dương -Phân bố theo địa hình B/CÂU HỎI : *TỰ LUẬN : Câu 1:Trình bày các khối khí và frông trên trái đất ? Câu 2:Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ kk trên trái đất? *TRẮC NGHIỆM Câu 1:Từ bề mặt đất trở lên khí quyển có 5 tầng theo thứ tự là: a.Tầng đối lưu,tầng bình lưu,tầng giữa ,tầng ion, tầng ngoài b.Tầng đối lưu,tầng bình lưu, tầng giữa,tầng ngoài,tầng ion c.Tầngđối lưu, tầng bình lưu,tầng ion,tầng giữa,tầng ngoài d.Tầng đối lưu, tầng giữa,tầng bình lưu, tầng ion,tầng ngoài Câu 2:Lớp ôdôn có tác dụng: a.Ngăn tia tử ngoại chiếu thẳng xuống trái đất b.Phản hồi sóng vô tuyến điện c.Chống lại hiệu ứng nhà kính cho trái đất d.Góp phần tạo nên các hiện tượng thời tiết Câu3 :Các khối khí chính trên trái đất có tên là: a.Bắc cực , ôn đới ,chí tuyến,xích đạo b.Bắc cực , ôn đới, nam cực ,chí tuyến c.Nam cực , ôn đới ,chí tuyến ,xích đạo d.Cực , ôn đới ,chí tuyến ,xích đạo Câu 4: Ngăn cách khối khí ôn đới và chí tuyến là: a.Frông địa cực c.Frông nội chí tuyến b.Frông ôn đới d.Dãi hội tụ nhiệt đới Bài 12 SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP -MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1.Các đai áp cao , áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo 2.Khí áp thay đổi theo độ cao,theo nhiệt độ , độ ẩm 3Một số loại gió chính: a.Gió Tây ôn đới, Gió Mậu dịch: Là loại gió thổi theo vành đai, thổi quanh năm b.Gió mùa: chủ yếu ở đới nóng, gió thổi theo mùa, hướng gió ngược nhau c.Gió địa phương: Phạm vi hoạt động hẹp,thời gian ngắn -Gió đất- gió biển : ở vùng ven biển ,gió thay đổi hướng trong ngày đêm -Gió phơn: gió khô nóng khi xuống núi B/CÂU HỎI: *TỰ LUẬN : Câu 1: Trình bày và giải thích nguyên nhân làm thay đổi khí áp? Câu 2:Dựa vào h12.2và 12.3 (trang 46) trình bày và giải thích hoạt động gió mùa *TRẮC NGHIỆM Câu1:Khí áp giảm,khi: a.Càng lên cao c.Nhiệt độ tăng b.Không khí chứa nhiều hơi nước d.Tất cả đều đúng Câu2:gió mậu dịch là loại gió thổi từ: a.Hai đai áp cao cận chí tuyến về khu vực xích đạo b.Hai đai áp cao cận chí tuyến về khu vực ôn đới c.Hai đai áp cao ở cực về khu vực ôn đới d.Cả b,c đều đúng Câu3:Gió mùa là loại gió trong một năm có: a.Hai mùa đều thổi b.Hai mùa thổi ngược hương nhau c.Mùa hè từ biển thổi vào;mùa đông từ lục địa thổi ra d.Hướng gió thay đổi theo mùa Câu4:Loại gió nào sau đây không được gọi là gió địa phương a.Gió biển và gió đất c.Gió mùa b.Gió núi và thung lũng d.Gió fơn Câu5:Cơ chế hình thành gió fơn là: a.Từ gió mát và ẩm thổi vượt qua một dãy núi trở thành khô và rất nóng sau khi đã gây mưa ở sườn đón gió b.Từ gió mát và ẩm thổi vượt qua một dãy núi trở thành khô và rất nóng sau khi đã gây mưa ở sườn đón gió và nhiệt độ tăng khi thổi từ đỉnh núi xuống c.Từ gió khô nóng, vượt qua dãy núi càng khô nóng hơn d.Từ gió mát và ẩm trở thành khô nóng do thổi qua miền núi rộng lớn Bài 13 NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỞC TRONG KHÍ QUYỂN.MƯA A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1Ngưng đọng hơi nước-Sương mù, Mây ,Mưa 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: a.Khí áp: Áp thấp mưa nhiều , áp cao mưa ít hoặc không mưa b.Gió: Gió Tây ôn đới mưa nhiều , Gió mùa mưa nhiều, Gió mậu dịch mưa ít hoặc không mưa c.Frông: Nơi có frông hoặc dãi hội tụ nhiệt đới đi qua mưa nhiều d.Dòng biển : Dòng biển nóng mưa nhiều ,dòng biển lạnh mưa ít hoặc không mưa e. Địa hình :Càng lên cao lượng mưa càng lớn nhưng sườn núi quá cao sẽ khô ráo Sườn đón gió mưa nhiều , sườn khuất gió mưa ít 3,Sự phân bố lượng mưa trên trái đất: -Lượngmưa phân bố không đều theo vĩ độ -Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương và lục địa B/CÂU HỎI: *TỰ LUẬN ; Câu 1:So sánh sự hình thành Sương mù và Mây? Câu 2:Trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? Câu 3:Dựa vàoh13.1 trình bày và giải thích sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ *TRẮC NGHIỆM: Câu1: Điều kiện đầu tiên để ngưng đọng hơi nước là: a.Nhiệt độ không khí giảm làm cho độ bảo hoà của hơi nước giảm b.Có hạt nhân ngưng đọng c. Lặng gió d.Cả a và b đều đúng Câu2:Trong điêù kiện độ ẩm tương đối, khí quyển ổn định theo chiều thẩng đứng và có gió nhẹ,thì hơi nước đọng gần mặt đất tạo thành a.sương móc c. sương mù b.sương muối d.sương giá Câu3:Mây sẽ tạo thành mưa: a.kích thước lớn đến mức độ nhất định b.Trọng lượng lớn đến mức độ nhất định c.sự ngưng đọng hơi nước đã đến mức bão hòa d.kích thước đủ lớn để thắng được các luồng không khí thẳng đẩy lên Câu4:khác với khu khí áp cao,lượng mưa ở các khu khí áp thấp a.cao c.rất thấp b.Thấp d. Trung bình Câu5:Khu vực có mưa nhiều thường nằm ở a.Sâu trong các lục địa b.Miền có gió mậu dịch c.Miền có gió mùa d.miền có gió địa phương Câu6:Cùng một dãy núi,nhưng mưa nhiều ở a.Sườn khuât gió b.sườn chắ gió c. Ở đỉnh núi rất cao d. Ơ chân núi Bài 15 :THUỶ QUYỂN MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM : 1.Các vòng tuần hoàn của nước 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: a.Chế độ mưa ,băng tuyết và nước ngầm -Chế độ nước sông chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa -Nước ngầm : điều hoà chế độ nước sông -Các sông ôn đới lạnh thường có lũ lớn vào mùa xuân do băng tuyết tan b. Địa thế -thực vật -hồ đầm: -Miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng -Rừng cây điều hoà chế độ nước sông ,giảm lũ lụt -Hồ đầm trong lưu vực điều hoà chế độ nước sông B/CÂU HỎI; *TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày các vòng tuần hoàn của nước Câu2:Trình bày và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông *TRẮC NGHIỆM Câu1:Nước bốc hơi từ đại dương đươc gió thổi vào lục địa ngưng kết tạo thành nước và tuyết rơi xuống bề măc lục địa,sau đo lại chảy về đại dương,lại tiêp tục bốc hơi... Đó là: a.Vòng tuần hoàn lớn b.Vòng tuần hoàn nhỏ c.Vòng tuần hoàn cả lớn và nhỏ đ.Vòng khép kín Câu2:Nước sông chảy nhanh hay chậm,phụ thuộc và: a. Độ dốc của lòng sông b. Độ dốc của đáy sông c. Độ dốc của mặt nước ở nguồn sông đ. Độ dốc của mặt nước ở của sông Câu3:Nhân tố quyết định đến chế độ nước sông là: a. Địa thế , địa chất c.Hồ đầm b.Cây cỏ d.Chế độ mưa và nhiệt độ Câu4: Nhân tố ảnh hưởng đến sự điều hoà của chế độ nước sông là: a. Địa thế, địa chất c.Hồ đầm b.Cây cỏ d.Tất cả ý trên Bài 16: SÓNG. THUỶ TRIỀU DÒNG BIỂN A/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM: 1.Sóng biển: -Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng Nguyên nhân:Dogió _Sóng thần:Sóng lớn có chiều cao20-40 km ,truyền theo chiều ngang với tốc độ 400-800km/h Nguyên nhân: Do động đất ,núi lửa 2.Thuỷ triều:Là hiện tượng dao động thường xuyên có chu kì của các khối nước có trong biển và đại dương do sức hút của mặt trăng .mặt trời -Khi mặt trăng ,mặt trời ,Trái đất nằm thẳng hàng :thuỷ triều lớn nhất -Khi mặt trăng ,mặt trời ,Trái đất nằm vuông góc nhau : Thuỷ triều nhỏ nhất 3,Sự phân bố các dòng biển trong đại dương: -Các dòng biển nóng thường phát sinh 2 bên XĐ,chảy về hương Tây gặp lục địa chuyển hướng chảy về phía cực -Các dòng biển lạnh từ vĩ độ 30-40o,chảy về phía xích đạo -Hướng chảy của các vòng hoàn lưu lớn(BBC) theo chiều kim đồng hồ -(NBC) ngược lại -BBC có dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực men theo bờ Tây các đại dưong chảy về phía XĐ -Vùng gió mùa xuất hiện dòng nước đổi chiều theo mùa -Các dòng biển nóng lạnh chảy đối xứng nhau qua 2 bờ các đại dương B/CÂU HỎI: *TỰ LUẬN Câu1Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển ,sóng thần .Tác hại của sóng thần ? Câu2Dựa vào h16.1,16.2.16.3 nhận xét vị trí mặt trăng, trái đất ,mặt trời vào những ngày triều cường ,triều kém ? Câu 3 Trình bày qui luật phân bố dòng biển trong đại dương *TRẮC NGHIỆM: Câu 1:Thuỷ triều lớn nhất khi: a.Mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời b.Mặt trăng ở vị trí thẳng hàng với mặt trời và trái đất c.Trái đất ở vị trí vuông góc với mặt trăng và mặt trời d.Mặt trăng ở vị trí thẳng góc với trái đất Câu 2:Các ngày dao động thuỷ triều nhỏ nhất Trái đất sẽ thấy mặt trăng: a.Tròn c.Không trăng b.Khuyết d.Lưỡi liềm Câu 3:Dựa vào đặc tính lí hoá của nước,các dòng biển được phân loại thành: a.Dòng biển nóng ,dòng biển lạnh b.Dòng biển thường xuyên ,dòng biển theo mùa c.Dòng biển trên mặt,dòng biển đáy d.Dòng biển một chiều ,dòng biển xoay vòng Câu 4: Điểm nào sau đây không đúng với qui luật dòng biển: a.Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương b.Vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa c.Dòng biển nóng và lạnh hợp với nhau tạo vòng hoàn lưu ở cả địa cầu d.Các dòng biển nóng thường chảy tù vĩ độ thấp lên vĩ độ cao Bài 17: THỔ NHƯỠNG QUYỂN.CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG Câu 1: Đất được hình thànhdo tác động của: Đá mẹ và khí hậu c. Địa hình và con người Khí hậu và sinh vật d. Tất cả các nhân tố trên Câu 2: Độ phì của đất là: a.Khả năng cung cấp nước cho thực vật sinh trưởng và phát triển. b.Khả năng cung cấp nhiệt,khícho thực vật sinh trưởng và phát triển c.Khả năng cung cấp các chất ding dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển d.Khả năng cung cấp nước,nhiệt,khí và các chất ding dưỡng cần thiết cho thựcvật sinh trưởng và phát triển. Câu 3:Vai trò của vi sinh vật đối với việt hình thành đất thể hiện ở: a.Cung cấp phần lớn chất hữu cơcho đất c.Làm đất tơi xốp,thoáng khí b.Che phủ đất,làm hạn chế xói mòn d.Phân huỷ và tổng hợp vật chất hữu cơ Câu 4: Đốt nương làm rẫy sẽ làm cho đất: a.Dễ thấm nước và nhiệt c.Bị xói mòn nhiều hơn b.Bị phá vỡ cấu tượng d.Tất cả đều đúng Bài18: SINH QUYỂN.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

File đính kèm:

  • doccau hoi on tao dl10.doc