Đề cương ôn tập hóa học 8 năm học 2007 - 2008

Bài1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

 A. Oxi là phi kim hoạt động hóa họcmạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

 B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.

 C. Oxi không có màu và vị.

 D. Oxi cần thiết cho sự sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập hóa học 8 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA HỌC 8 Năm học 2007 - 2008 Bài1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hóa họcmạnh, nhất là ở nhiệt độ cao. B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại. C. Oxi không có màu và vị. D. Oxi cần thiết cho sự sống. Bài 2. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí? A. Sự gỉ của cá vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của các động vật. Bài 3. Dãy oxit có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước. A. SO3, CaO, CuO, Fe2O3. B. SO3, Na2O, CaO, P2O5. C. ZnO, CO2, SiO2, PbO. D. SO2, Al2O3, HgO, K2O. Bài 4. Dãy chỉ gồm các oxit axit là: A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5. B. CO2, SO2, P2O5, SO3, NO2. B. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3. D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO. Bái 5. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit? A. SO2 B. SO3 C. NO D. N2O5 Bài 6. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế O2 bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KmnO4 hoặc KNO3. Vì lí do sau đây? A. Dễ kiếm, rẻ tiền. B. Giàu oxi và dễ phân hủy ra oxi. C. Phù hợp với thiết bị hiện đại. D. Không độc hại. Bài 7. Người ta thu khí oxi qua nước là do: A. khí O2 nhẹ hơn nước. B. Khí oxi tan nhiều trong nước. C. khí oxi tan ít trong nước. D. Khí oxi khó hóa lỏng. Bài 8. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4,48lít O2 (đktc). Dùng chất nào dưới đây để có khối lượng nhỏ nhất? A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. H2O (điện phân) Bài 9. Nguyên liệu để sản xuất khí oxi trong công nghiệp là phương án nào sau đây? A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. Không khí Bài 10. Chọn định nghĩa phản ứng phân hủy đầy đủ nhất: A. Phản ứng phân hủy là phản ứng ốa học trong đó một chất sinh ra một chất mới. B. Phản ứng phân hủy là phản ứng ốa học trong đó một chất sinh ra hai chất mới. C. Phản ứng phân hủy là phản ứng ốa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. D. Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học có chất khí thoát ra. Bài 11. Một hỗn hợp khí gồm 3,2g O2 và 8,8g CO2. Khối lượng trung bình của một 1 mol hỗn hợp khí trên là: A. 30g B. 35g C. 40g D. 45g Bài 12. Một hỗn hợp khí gồm 0,1mol O2; 0,25mol N2 và 0,15mol CO. Khối lượng trung bình của 1mol hỗn hợp khí trên là: A. 26,4g B. 27,5g C. 28,2g D. 28,8g Bài 13. Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau? A. Không khí là một nguyên tố hóa học. B. Không khí là một đơn chất. C. Không khí là một hỗn hợp chất của hai nguyên tố là oxi và nitơ. D. Không khí là hỗn hợp của hai khí oxi và nitơ. Bài 14. Phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là: A. 40% B. 60% C. 70% D. 80% Bài 15. Đốt cháy 3,2g lưu huỳnhtrong bình chứa 1,12lít (đktc) khí oxi. Chất nào tác dụng hết chất nào còn dư? A. Lưu huỳnh còn dư, oxi hết B. Lưu huỳnh hết, oxi còn dư B. Hai chất vừa đủ D. Không xác định được Bài 16. Trộn 4g bột lưu huỳnh với 14g bột sắt rồi đun nóng. Khối lượng FeO thu được là: A. 18g B. 16g C. 13g D. 11g Bài 17. Đốt cháy 3,1g phốt pho trong bình chứa 3,36lít khí oxi (đktc). Sau phản ứng chất nào còn dư? A. phốt pho dư B. Oxi dư C. hai chất vừa hết D. không xác định được Bài 18. Đốt cháy 6,2g phốt pho trong bình chứa 7lít (đktc) khí oxi. Khối lượng chất P2O5 tạo ra là: A. 14,2g B. 15,2g C. 16,2g D. 17,2g Bài 19. Dùng cùng một khối lượng thì chất nào sau đây cho oxi nhiều nhất? A. KmnO4 B. HgO C. KClO3 D. KNO3 Bài 20. Đót sắt trong khí O2 ta thu được oxit sắt từ Fe3O4. Muốn điều chế 23,2g Fe3O4 thì khối lượng Fe cần có là: A. 12,8g B. 13,8g C. 14,8g D. 16,8g Bài 21. Cho 4,8g CuO tác hụng với khí H2 khi đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng cho phản ửng trên là: A. 11,2lít B. 13,44lít C. 13,88lít D. 14,22lít Bài 22. Các phản ứng dưới đây phản ứng nào là phẩn ứng oxi hóa - khử? A. CO2 + NaOH NaHCO3 B. CO2 + H2O H2CO3 C. CO2 + 2Mg 2MgO + C D. CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Bài 23. Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí O2 thấy tạo ra 9g H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là: A. 21g B. 22g C. 23g D. 24g Bài 23. Khử 21,6g HgO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao. Khối lượng Hg thu được là: A. 16g B. 18g C. 20g D. 22g Bài 24. Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường? A. Fe, Zn, Li, Sn B. Cu, Pb, Rb, Ag C. K, Na, Ca, Ba D. Al, Hg, Cs, Sr Bài 25. Đốt hỗn hợp gồm 10ml khí H2 và 10ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng? A. H2 dư B. O2 dư C. 2 khí vừa hết D. không xác định được Bài 26. Axit là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu: A. Xanh B. Đỏ C. Tím D. Không xác định được Bài 27. Trong các chất dưới đây chất nào làm cho quỳ tím hóa đỏ là: A. Nước B. Rượu (cồn) C. Axit D. Nước vôi Bài 28. Muốn điều chế 22,4lit H2 (đktc) thì cần lấy kim loại nào dưới đây cho tác dụng với dung dịch axit để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất? A. Mg B. Fe C. Zn D. Al Bài 29. Cho các kim loại Zn, Fe, Al, Sn. Nếu lấy cùng số mol cho tác dụng với axit HCl thì kim loại nào giải phóng nhiều H2 nhất? A. Zn B. Fe C. Al D. Sn Bài 30. Các câu sau, câunào đúng khi định nghĩa dung dịch? A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi Bài 31. Khi hòa tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì: A. rượu là chất tan và nước là dng môi B. nước là chất tan và rượu là dung môi C. nước và rượu đều là chất tan D. nước và rượu đều là dung môi Bài 32. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào? A. tăng B. giảm C. Có thể tăng hoặc giảm D. không thay đổi Bài 33. Độ tan của NaCl trong nước ở 200C là 36g. Khi hòa tan 14g NaCl vào 40g nước thì thu được dung dịch loại nào? A. Bão hòa B. chưa bão hòa C. Quá bão hòa D. Không khẳng định được Bài 34. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: A. số gam chất đó tan trong 100g dung dịch. B. số gam chất đó tan trong 100g dung môi. C. số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch. D. số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hòa. Bài 35. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào? A. đều tăng B. đều giảm C. phần lớn tăng D. phần lớn giảm Bài 36. Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết: A. số gam chất tan có trong 100g dung dịch. B. số gam chất tan có trong 100g dung dịch bão hòa. C. số gam chất tan có trong 100g nước. D. số gam chất tan có trong 1lit dung dịch. Bài 37. 25g dung dịch muối ăn, nồng độ 10% có chứa một lượng muối ăn là: A. 4,0g B. 4,5g C. 2,5g D. 5,5g Bài 38. Hòa tan 20g muối ăn vào 80g nước được dung dịch nước muối có nồng đọ phần trăm là: A. 40% B. 10% C. 25% D. 20% Bài 39. Khi cô cạn 150g một dung dịch muối thì thu được 1,5g muối khan. Nồng độ % của dung dịch ban đầu là: A. 0,5% B. 1% C. 2% D. 3% Bài 40. Hòa tan 117g NaCl vào nước để được 1,25lit dung dịch. Dung dịch thu được có nồng độ mol là: A. 1,5M B. 1,6M C. 1,7M D. 1,8M

File đính kèm:

  • docDE CUONG 40 Bai TNo HH8 HK2.doc
Giáo án liên quan