Đề cương ôn tập học kì I môn: Vật lí lớp 6

A/ Phần trắc nghiệm:

* Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi đo độ dài một vật người ta chọn thước đo:

A. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo.

B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước

C. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp

D. Thước đo nào cũng được.

Câu 2: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

A. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước

B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước

C. Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ở trên thước

D. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước

 Câu 3: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:

A. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ở trên thước

B. Độ dài giữa các vạch (0-1), (1-2), (2-3), .

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6272 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I môn: Vật lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Môn: Vật Lí lớp 6. Năm học: 2009 - 2010 A/ Phần trắc nghiệm: * Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Khi đo độ dài một vật người ta chọn thước đo: Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp Thước đo nào cũng được. Câu 2: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là: Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước Độ dài lớn nhất ghi trên thước Độ dài giữa 2 vạch liên tiếp ở trên thước Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước Câu 3: Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là: Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ở trên thước Độ dài giữa các vạch (0-1), (1-2), (2-3),…. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. Cả A, B, C đều đúng. Câu 4: Bề dày cuốn sách lớp 6 dày 10 mm. Khi đo nên chọn thước nào sau đây: Thước thẳng có GHĐ 1m và có ĐCNN 1cm Thước thẳng có GHĐ 0,5m và có ĐCNN 1cm Thước thẳng có GHĐ 10 cm và có ĐCNN 1mm Thước đo nào cũng được Câu 5: Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta nên: Đặt mép thước song song và vừa sát với vật phải đo Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh thước Đặt một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước Phải thực hiện cả 3 thao tác A, B, C nói trên Câu 6: Các kết quả đo độ dài trong 3 bài báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau: A. l1= 20,1cm B.l2= 21cm C. l3= 20,5 cm D. ĐCNN của thước là:….. Câu 7: Để giảm sai số trong khi đo thể tích của chất lỏng, ta nên: Đặt bình chia độ nằm thẳng đứng Đặt mắt nằm ngang với mặt thoáng chất lỏng Đặt mắt nhìn từ trên xuống dưới Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. Câu 8: Em hãy chọn đáp án đúng: 1m3 =…….dm3 A. 10 B. 100 C. 1000 D. 10000 Câu 9: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước ta dùng các dụng cụ nào sau: Dùng bình chia độ và bình tràn Dùng bình chia độ và ca đong Dùng ca đong và dùng thước dây Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. Câu 10: 1 lít nước tương ứng 1kg vậy 1m3 nước tương ứng bao nhiêu kg: A. 10kg B. 100kg C. 1000kg D. 10000kg Câu 11: Chọn từ thích hợp để điền vào các chổ trống sau: A. 2kg =………g B. 1g =…….kg C. 2 tạ =……..kg D. 3 tấn = …….tạ Câu 12: Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3 thì ta sử dụng bình chia độ nào sau đây cho thích hợp: Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 2ml Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 1ml Câu 13: Hai lực cân bằng là hai lực: Mạnh như nhau Mạnh như nhau, cùng phương và cùng chiều Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt lên một vật Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng. Câu 14: Trong các trường hợp sau đây thì trường hợp nào xuất hiện 2 lực cân bằng: Chiếc thuyền đang trôi trên sông Chiếc xe đang chạy trên đường Chiếc bàn học đang nằm yên ở trên sàn Quả bóng lăn trên sân cỏ Câu 15: Gió đã thổi căng một cánh buồm, vậy gió đã tác dụng lên cánh buồm lực gì? A. lực căng B. lực đẩy C. lực kéo D. lực hút Câu 16: Hãy chọn các cụm từ sau (trọng lực, khối lượng) để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trọng lượng là cường độ của …………………. Câu 17: Hãy chọn các cụm từ sau (nam châm, biến đổi chuyển động) để điền vào các chỗ trống trong sau: Một hòn bi sắt lăn đến gần một cực của nam châm. Lập tức hòn bi bị………………..hút. Lực hút của nam châm đã làm………………………của hòn bi. Câu 18: Nếu không có ảnh hưởng của gió thì khi ta thả một vật, thì vật sẽ rơi theo phương nào? Phương thẳng đứng Phương nằm ngang Phương nằm xiên Phương hợp với mặt phẳng ngang một góc 300 Câu 19: Hãy chọn các cụm từ sau (hướng xuống đất, thẳng đứng) để điền vào các chỗ trống sau: Trọng lực có phương…………………………và có chiều………………………….. Câu 20: Hãy chọn các cụm từ (biến dạng, biến đổi chuyển động) để điền vào các chỗ trống sau: Lực mà vật A tác dụng lên vật B có thể làm…………………………..vật B hoặc làm ……………………..vật B. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra. Câu 21: Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau: Sức nặng của một vật chính là………………………. Khối lượng của vật Trọng lượng của vật Khối lượng hoặc trọng lượng của vật Lượng chất chứa trong vật Câu 22: Muốn xây một bức tường thật thẳng đứng thì người thợ xây phải dùng: thước êke B. thước thẳng dây dọi D. thước dây Câu 23: Chiếc đèn treo trên trần nhà vẫn giữ nguyên vị trí, tại sao? Vì chiếc đèn không chịu tác dụng của một lực nào cả Vì chiếc đèn chịu lực kéo của dây treo Vì chiếc đèn chịu lực hút của Trái đất D. Vì lực kéo của dây treo cân bằng với trọng lượng của đèn. Câu 24: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Vật có tính đàn hồi là vật:…………………….. bị biến dạng khi có lực tác dụng bị biến dạng càng nhiều khi lực tác dụng càng lớn có thể trở lại hình dạng cũ khi lực gây biến dạng ngừng tác dụng. không bị biến dạng khi có lực tác dụng Câu 25: Trong các câu sau đây, câu nào đúng? Lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng Lực đàn hồi làm cho vật dao động Cả 3 đáp án A, B, C đều đúng Câu 26: Chọn câu sai trong các câu sau đây: Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi tăng lên Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng Câu 27: Chọn câu sai: Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo là: Chỉ xuất hiện khi lò xo bị biến dạng Có phương thẳng đứng Có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo Có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Câu 28: Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo xoắn giản ra 2cm. Vậy muốn lò xo dãn ra 6cm Thì phải treo vật nặng có trọng lượng là bao nhiêu: A. 2N B. 3N C. 4N D. 5N Câu 29: Khi sử dụng lực kế cần chú ý: Phải điều chỉnh số 0 Giới hạn đo của lực kế Độ chia nhỏ nhất của lực kế Chọn cả 3 đáp án trên. Câu 30: Trong các câu sau đây, câu nào sai: Mọi vật đều có khối lượng Khối lượng của một vật chỉ là lượng chất tạo thành vật đó Khối lượng của vật phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó Trọng lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó Câu 31: Để đo trọng lượng của một vật ta dùng: A. Lực kế B. Cân đòn C. Thước D. Bình chia độ Câu 32: Trong các câu sau đây câu nào sai? Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy Khối lượng của các chất khác nhau là như nhau Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi Câu 33: Khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì câu nào sau đây là sai: Có thể tích khác nhau B. Có khối lượng riêng khác nhau C. Có trọng lượng riêng giống nhau D. Có khối lượng khác nhau Câu 34: Một vật có khối lượng 2kg thì có trọng lượng là: A. 10N B. 20N C. 30N D. 40N Câu 35: Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào? Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật B. Lực lớn hơn trọng lượng của vật C. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật D. Lực nhỏ hơn trọng lượng cảu vật Câu 36: Chọn các cụm từ (lớn hơn, nhỏ hơn, ít nhất bằng) để điền vào chổ trống sau: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực……………….. trọng lượng của vật. Câu 37: Chọn các cụm từ thích hợp (nhanh, dễ dàng) để điền vào chổ trống trong câu sau: Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp ta thực hiện công việc………….hơn. Câu 38: Chọn các cụm từ thích hợp (máy cơ đơn giản, xe máy) để điền vào chổ trống trong câu sau: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc là các …………………… Câu 39: Trong các công thức sau thì công thức nào là công thức tính trọng lượng: A. P = 10.m B. P = m.D C. P = D.V D. P = m.d Câu 40: Công thức tính khối lượng riêng là: A. D = m.V B. D = C. m = D.V D. D = p.m Câu 41: Công thức tính trọng lượng riêng của vật là: A. d = B. d = m.V C. d = D. d = D.V B/ Phần tự luận: Câu 1: Nêu khái niệm về lực? Hai lực cân bằng là gì? Câu 2: Trọng lực là gì? Cho biết phương và chiều của trọng lực? Đơn vị của trọng lực và ký hiệu là gì? Câu 3: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết biểu thức tính khối lượng riêng của một chất? Câu 4: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Viết biểu thức tính trọng lượng riêng của một chất? Câu 5: Cho một vật có khối lượng 5kg. Em hãy tính trọng lượng của vật? Để đưa vật này lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng một lực như thế nào? Câu 6: Cho một vật có khối lượng 40kg và vật này có thể tích là 4dm3. Hãy tính khối lượng riêng của vật này? Câu 7: Cho một vật có trọng lượng là 80N và có thể tích 200cm3. Hãy tính trọng lượng riêng của vật đó? Đáp án môn vật lí lớp 6 A/ Phần trắc nghiệm gồm 41 câu 1. C 2. B 3. A 4. C 5. D 6. 0,1cm 7. D 8. C 9. A 10. C 11. 12. D 13. C 14. C 15.B 16. Trọng lực 17. Nam châm – biến đổi 18. A 19. thẳng đứng - hướng xuống đất 20. biến đổi cđ – biến dạng 21. B 22. C 23. D 24. C 25. D 26.B 27. B 28. B 29. D 30. C 31. A 32. B 33. B 34. B 35. A 36. ít nhất bằng 37. dễ dàng 38. Máy cơ đơn giản 39.A 40. B 41. A B/ Phần tự luận gồm 7 câu: Câu 1: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt lên một vật. Câu 2: Trọng lực là lực hút của Trái đất. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về Trái đất. Đơn vị của trọng lực là NiuTơn và có ký hiệu là: N Câu 3: Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. Biểu thức tính khối lượng riêng một chất là: Câu 4: Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó. Biểu thức tính trọng lượng riêng một chất là: Câu 5: Tóm tắt đề bài. Giải Cho biết: m = 5 kg. Trọng lượng của vật này là: Tính: P = ? (N) P = 10.m = 10.5 = 50 (N). Kết luận: Đáp số: P = 50 (N) KL: Vậy để đưa vật này lên cao theo phương thẳng đứng thì ta phải dùng một lực ít nhất bằng 50N Câu 6: Tóm tắt đề bài: Giải Cho biết: m = 40 kg Khối lượng riêng vủa vật này là: V = 4dm3 = 0,004 m3 (kg/m3) Tính: D = ? (kg/m3) Đáp số: D = 10 000 (kg/m3) Câu 7: Tóm tắt đề bài: Giải Cho biết: P = 80 N Trọng lượng riêng vủa vật này là: V = 200 cm3 = 0,0002m3 (N/m3) Tính: d = ? (N/m3) Đáp số: d = 400 000 (N/m3)

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HK I.doc
Giáo án liên quan