Đề cương ôn tập học kì II môn địa lí 9 (năm học 2012-2013)

Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất.

1. Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là:

a. Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc

b. Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo

c. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc

d. Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Phú Quốc

Câu2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích là 23550 km2. Năm 2002 dân số là 10,9 trệu người. Vậy mật độ dân số trung bình là bao nhiêu ?

a. 364 người/ km2.

b. 436 người/ km2.

c. 463 người/ km2.

d. 634 người/ km2.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II môn địa lí 9 (năm học 2012-2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ 9( 2012-2013) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (Câu hỏi tham khảo) Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào các chữ cái đầu mà em cho là đúng nhất. 1. Các đảo ven bờ có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là: a. Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc b. Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo c. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc d. Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quý, Phú Quốc Câu2. Vùng Đông Nam Bộ có diện tích là 23550 km2. Năm 2002 dân số là 10,9 trệu người. Vậy mật độ dân số trung bình là bao nhiêu ? a. 364 người/ km2. b. 436 người/ km2. c. 463 người/ km2. d. 634 người/ km2. Câu 3. Tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ có khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng . a. trên đất liền ít rừng. b. vùng biển ít thủy sản. c. trên đất liền ít khoáng sản. d. đất đai màu mỡ. 4. Các ngành dịch vụ chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long a. xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. b. xuất khẩu, vận tải. c. nhập khẩu, du lịch, giao thông. d. xuất nhập khẩu, chế biến. Câu 4. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a. Đồng bằng sông Cửu Long ở vị trí liền kề phía (1) .............vùng Đông Nam Bộ, phía (2) ..........giáp Cam -pu-chia, phía (3).........là vịnh Thái Lan, phía (4) ........là biển Đông b. Với các cụm từ sau: 1.Công nghiệp và Dịch vụ; 2. Trọng điểm lúa; 3. trồng cây công nghiệp lâu năm; 4. Khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản) em hãy điền vào dấu sao cho đúng Đồng bằng sông Cửu long là vùng....bên cạnh đó.....là thế mạnh phát triển kinh tế của vùng. Ngược lại Đông Nam Bộ là vùng.......lớn nhất cả nước và có cơ cấu kinh tế cân đối trong đó .....chiếm tỉ trọng cao. TL: b. Trọng điểm lúa trồng cây công nghiệp lâu năm; Khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Công nghiệp và Dịch vụ Câu 5 Kể tên các bãi biển, khu du lịch biển ở nước ta từ B ->N? Hạ Long (Q.Ninh), Đồ Sơn (H.Phòng), Sầm Sơn (T.Hoá), Cửa lò (N.An), Thiên Cầm (H.Tĩnh), Nhật Lệ (Q. Bình), Lăng Cô (TT-Huế), Non Nước (Đ. Nẵng), Nha Trang, Mũi Né (B. Thuận), Vũng Tàu Câu 6 Kể tên các đảo lớn ở nước ta từ B ->N? Cái Bầu (Q.Ninh), Cát Bà (H.Phòng), Bạch Long Vĩ (H.Phòng), Cồn Cỏ (Q.Bình), Lý Sơn (Q.Ngãi), Phú Quý ( B.Thuận), Côn Đảo (BR-VT) Phú Quốc (K.Giang) Câu 7: Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là: a- Cao su. b- Cà phê. c- Hồ tiêu. d- Điều. Câu 8 Biện pháp trực tiếp phòng chống ô nhiễm môi trường biển là: a- bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn. b- bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển. c- tránh rò rỉ dầu, tràn dầu ra biển. d- chuyển hướng khai thác sang vùng nước sâu xa bờ. Câu 9 Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành a- vật liệu xây dựng. b- chế biến lương thực, thực phẩm. c- cơ khí nông nghiệp. d- dệt may. II PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội của Đông Nam Bộ; đặc điểm đó có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng? Đặc điểm: -Vùng đông dân, mật độ dân số khá cao; thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ dân thành thị, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình đều cao hơn mức trung bình cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Thuận lợi: - Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động. - Nhiều di tích lịch sử - văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch. Câu 2.Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta? + Hà Nội là thủ đô của cả nước + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại, chính trị, hành chính lớn nhất phía Nam. + Là hai thành phố lớn nhất cả nước, đông dân, dân cư tập trung với mật độ cao. + Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đặc biệt là các hoạt động công nghiệp; là nơi tập trung nhiều nhất các dịch vụ về tiêu dùng, sản xuất và dịch vụ công cộng. Câu 3: Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẻ đối với lao động cả nước? - Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi cho cư trú và hoạt động kinh tế. - Có nhiều việc làm. - Đời sống nhân dân có điều kiện để cải thiện và nâng cao. Câu 5. Tình hình phát triển kinh tế của Đồng bằng SCL hiện nay như thế nào? * Nông nghiệp: - Diện tích trồng lúa chiếm 51,1% và sản lượng chiếm 51,4% của cả nước. - Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất toàn quốc, ĐBSCL giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực của cả nước. - Khai thác và nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng cả nước. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta. - Nghề nuôi vịt phát triển. - Nghề trồng rừng có vị trí quan trọng. *. Công nghiệp: - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (20% GDP toàn vùng). - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. - Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. *. Dịch vụ: - Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh , hoa quả. - Giao thông thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống + Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. Câu 7. Vì sao phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo? Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. + Lí do bảo vệ biển: Vì biển nuớc ta đang suy thoái về tài nguyên và ô nhiễm môi trường. + Phương hướng: Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Chuyển hướng khai thác hải sản ra các vùng biển sâu, xa bờ. Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ rạn san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. * BÀI TẬP: Câu 8 . Cho bảng số liệu sau: Diện tích, sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2009. Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích (nghìn ha) 3870,0 7437,2 Sản lượng (triệu tấn) 20523,2 38950,2 a- Tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. b- Từ kết quả đã tính hãy rút ra nhận xét về diện tích, sản lượng, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước? c- Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long đối với cả nước. TL: a- Tính tỉ lệ: Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long Cả nước Diện tích (%) 52.0 100.0 Sản lượng (%) 52.7 100.0 b- Nhận xét: - Về diện tích lúa: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.0% diện tích lúa cả nước. - Về sản lượng: Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52.7% sản lượng lúa cả nước. - Năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn năng suất lúa trung bình cả nước. c- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Việc sản xuất lúa không chỉ cung cấp cho vùng và cả nước mà còn để phục vụ xuất khẩu Câu 9. Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (nghìn tấn) 1995 2000 2002 Đồng bằng sông Cửu Long 819,2 1169,1 1354,5 Cả nước 1584,4 2250,5 2647,4 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. b. Nêu nhận xét về sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước? TL: a. Vẽ biểu đồ: + Vẽ biểu đồ đẹp, đúng tỉ lệ, có tô màu, có chú giải + Có số liệu cho các hợp phần , có bảng chú giải. b. Nhận xét : - Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước đều tăng trong giai đoạn 1995 – 2002, nhưng sản lượng thủy sản cả nước có tốc độ tăng nhanh hơn. - Sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm trên 50% sản lượng thủy sản cả nước.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP 8 9.doc