Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 11 học kì I năm học 2012 – 2013 (chương trình cơ bản)

Câu 1: Thế nào là quá trình hiện đại hóa văn học? Nêu các giai đoạn của quá trình hiện đại hóa VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám.

Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nên văn học hiện đại thế giới.

- Giai đoạn thứ nhất: từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

- Giai đoạn thứ hai: khoảng từ năm 1920 đến năm 1930

- Giai đoạn thứ ba: khoảng từ năm 1930 đến năm 1945

Câu 2: Hãy nêu tên một số tác phẩm văn học theo xu hướng hiện thực và xu hướng lãng mạn của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

- Một số tác phẩm theo xu hướng hiện thực: “Dòng nước ngược” của Tú Mỡ; “Thơ ngang” của Đồ Phồn; truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan; tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng , “Chí Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao .

- Một số tác phẩm theo xu hướng lãng mạn : “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà, “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” của Xuân Diệu; “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân,

Câu 3: Tóm tắt các tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao, vở kịch “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng .

A. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân )

Viên quản ngục nhận được phiến trát về sáu tên tử tù bị án chém, trong đó người đứng đầu là Huấn Cao. Huấn Cao là một người văn võ song toàn. Ngoài tài thư pháp ông còn là một anh hùng bất khuất hiên ngang. Có trong tay người tài, Viên quản ngục muốn có được chữ của Huấn Cao như có vật báu trong nhà. Ông biệt đãi và trân trọng Huấn Cao. Chính tấm lòng viên quản đã làm Huấn Cao cảm động. Ông chịu cho chữ. Một cảnh tượng chưa từng có xưa nay đã diễn ra trong ngục tối: Cái đẹp nghệ thuật được sản sinh trong chốn lao tù. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên thầy Quản về quê sống để giữ thiên lương cho lành vững rồi hãy thưởng thức cái đẹp.

B. CHÍ PHÈO ( Nam Cao )

Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo - một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

C. KỊCH VŨ NHƯ TÔ ( Nguyễn Huy Tưởng)

Vũ Như Tô một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết , Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trỗ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân: để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần kề thành công thì mâu thuẩn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa , trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và nhân dân lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt,. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẩn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản- kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình- đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ nổi loạn đạp phá, thiêu hủy.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 11 học kì I năm học 2012 – 2013 (chương trình cơ bản), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS, THPT VIỆT THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013 (CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) 1. BÀI KHÁI QUÁT VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1945 Câu 1: Thế nào là quá trình hiện đại hóa văn học?  Nêu các giai đoạn của quá trình hiện đại hóa VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám. Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nên văn học hiện đại thế giới. -         Giai đoạn thứ nhất: từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920 -         Giai đoạn thứ hai: khoảng từ năm 1920 đến năm 1930 -         Giai đoạn thứ ba: khoảng từ năm 1930 đến năm 1945  Câu 2: Hãy nêu tên một số tác phẩm văn học theo xu hướng hiện thực và xu hướng lãng mạn của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. -         Một số tác phẩm theo xu hướng hiện thực: “Dòng nước ngược” của Tú Mỡ; “Thơ ngang” của Đồ Phồn; truyện ngắn “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan; tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng , “Chí Phèo”, “Lão Hạc” của Nam Cao…. -         Một số tác phẩm theo xu hướng lãng mạn : “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà, “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” của Xuân Diệu; “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, … Câu 3: Tóm tắt các tác phẩm  “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo” của Nam Cao, vở kịch “ Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng . A. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ ( Nguyễn Tuân )      Viên quản ngục nhận được phiến trát về sáu tên tử tù bị án chém, trong đó người đứng đầu là Huấn Cao. Huấn Cao là một người văn võ song toàn. Ngoài tài thư pháp ông còn là một anh hùng bất khuất hiên ngang. Có trong tay người tài, Viên quản ngục muốn có được chữ của Huấn Cao như có vật báu trong nhà. Ông biệt đãi và trân trọng Huấn Cao. Chính tấm lòng viên quản đã làm Huấn Cao cảm động. Ông chịu cho chữ. Một cảnh tượng chưa từng có xưa nay đã diễn ra trong ngục tối: Cái đẹp nghệ thuật được sản sinh trong chốn lao tù. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên thầy Quản về quê sống để giữ thiên lương cho lành vững rồi hãy thưởng thức cái đẹp. B. CHÍ PHÈO ( Nam Cao )      Truyện ngắn Chí Phèo là câu truyện về nhân vật cùng tên Chí Phèo - một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho Lý Kiến. Vì ghen tuông vô lí, Lý Kiến đẩy Chí Phèo vào tù, bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn của một tay anh chị. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên vạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng. Mối tình với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí . Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí  Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại. C. KỊCH VŨ NHƯ TÔ ( Nguyễn Huy Tưởng)      Vũ Như Tô một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết , Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài. Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trỗ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân: để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, vì ông cho chém những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần kề thành công thì mâu thuẩn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa , trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô  với những người thợ lành nghề và nhân dân lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt,.. Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẩn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản- kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình- đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ nổi loạn đạp phá, thiêu hủy. 2. “ HAI ĐỨA TRẺ” - THẠCH LAM Đề 1: Tác giả Thạch Lam Đề 2: Nêu xuất xứ, chủ đề của tác phẩm. Đê 3: Chất thơ trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam Đề 4: Phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Đề 5: Vì sao chị em Liên cố thức đợi tàu? Ý nghĩa? Đề 6: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn.             Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” để làm sáng tỏ ý kiến trên.( Đề tuyển sinh đại học khối D năm 2011) Gợi ý: Đề 1: Những nét chính về tác giả Thạch Lam: - Thạch Lam (1910-1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân). - Ông là nhà nhà văn, nổi tiếng về truyện ngắn. Viết xúc động về người nghèo, những em bé nhà nghèo. Phong cách sáng tác: văn phong nhẹ nhàng, tinh tế với tấm lòng xót thương, nhân hậu; chất thơ man mác trong văn xuôi. - Tác phẩm - Các tập truyện ngắn: “Gió đầu mùa” (1977), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), Tập tuỳ bút “Hà Nội 36 phố phường”… Đề 2: - Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” (1938) - Tác phẩm nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động của những con người nơi phố huyện nghèo ngày xưa. Đề 3: Hướng dẫn làm bài 1. Tìm hiểu đề: Đề bài thuộc kiểu đề tự do - chỉ nêu chủ đề mà không bắt buộc về cách thức, phương pháp triển khai chủ đề đó. Chủ đề được nêu trong đề bài này là chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (Thạch Lam). Về thực chất, có thể hiểu, đề bài yêu cầu phân tích để tìm ra những biểu hiện của chất thơ cũng như vai trò của nó trong việc tạo nên dấu ấn phong cách Thạch Lam và thành công của truyện ngắn "Hai đứa trẻ". Để thực hiện yêu cầu này của đề bài, học sinh cần nắm vững, hiểu rõ khái niệm "chất thơ", chất thơ trong truyện ngắn để trên cơ sở đó xác định đúng và phân tích thấu đáo biểu hiện cũng như giá trị của chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ". 2. Dàn ý: a. Mở bài: - Đọc truyện ngắn Thạch Lam, dễ thấy cốt truyện của ông không có gì đặc biệt, thậm chí đôi khi đơn giản đến như không có. Nhân vật của ông cũng không thuộc vào những lớp người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Vậy mà tác phẩm vẫn có được một sức truyền cảm lớn để có thể neo đậu lâu bền trong lòng người đọc, tạo nên một sức cuốn hút nhẹ nhàng mà da diết cho người đọc mỗi lần đọc lại, sống lại cùng với nó. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức truyền cảm, sự hấp dẫn, cuốn hút ấy chính là chất thơ lắng đọng lan toả từ những trang văn. - Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" ("Nắng trong vườn" - 1938) là một truyện ngắn giàu chất thơ. b. Thân bài: b.1. Chất thơ và chất thơ trong truyện ngắn: - "Chất thơ": Tính chất trữ tình - tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. - Chất thơ trong truyện ngắn: Được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. - Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là giàu chất thơ khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc, hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người. b.2. Chất thơ trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ": Vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm: - ở nhân vật Liên có vẻ đẹp của một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và thuần khiết, tự nhiên như chưa từng chịu một tác động tiêu cực nào của cuộc sống: + Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh: Chỉ một mùi nồng nồng, âm ẩm bốc lên đã khiến Liên ngỡ đó là mùi riêng của đất quê; không khí vắng lặng đìu hiu của phố huyện đã lay động tâm hồn Liên để cô cảm nhận được cái buồn của buổi chiều quê và khiến đôi mắt cô cũng như ngập đầy bóng tối của buổi chiều quê đó; khi đêm xuống, Liên thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh để mơ mộng về con vịt theo sau ông Thần Nông, về dòng sông Ngân Hà trong các câu chuyện cổ; tâm hồn Liên trong sáng và nhạy cảm đến độ có thể bắt nhạy với những dấu hiệu mơ hồ nhất của thế giới quanh mình: những con đom đóm lập loè, những khe sáng, hột sáng lọt qua khe cửa, từng loạt hoa bàng rụng khẽ xuống vai áo… + Hoài niệm về quá khứ và mơ mộng với đoàn tàu: Cuộc sống thường nhật với gánh nặng mưu sinh không thể xoá bỏ trong Liên niềm nhớ tiếc quá khứ. Thậm chí, chính cuộc sống tẻ nhạt hàng ngày lại khiến nỗi nhớ ấy thêm da diết, khắc khoải: dù kỉ niệm còn lại không nhiều, nhưng quá khứ luôn trở về trong Liên bằng ánh hồi quang rạng rỡ nhất "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Chính nỗi nhớ quá khứ luôn thường trực đã khiến Liên khi đối diện với hình ảnh thực của chuyến tàu đêm lại đắm mình trong những mơ tưởng xa xôi để "sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết" mà chuyến tàu ấy gợi lên trong tâm hồn cô. + Lòng trắc ẩn đối với những cảnh ngộ đáng thương: Bản thân Liên đang sống một cuộc sống nghèo khó, Liên cũng thấm thía sâu sắc cảnh nghèo và buồn mà cô đang phải trải qua song không vì thế mà Liên đóng kín tâm hồn đối với con người và cuộc sống quanh mình. Nhìn những đứa trẻ nghèo đang nhặt nhạnh, tìm kiếm trên bãi chợ, Liên thấy "động lòng thương" tuy chính chị cũng không có gì để cho chúng. Sẵn có một tấm lòng thơm thảo, Liên đã rót đầy hơn vào cút rượu của bà cụ Thi điên dù trong em không phải không có cảm giác sờ sợ rất tự nhiên ở một đứa trẻ khi phải đối diện với một người không hoàn toàn bình thường. Chính những tình cảm ngỡ như rất giản dị ấy lại làm cho người ta cảm động như được "thanh lọc tâm hồn" để trở về với những gì tự nhiên thuần khiết nhất. - ở cái tôi Thạch Lam ẩn kín sau nhân vật: Dường như, Thạch Lam đã viết truyện ngắn "Hai đứa tre" bằng chính những trải nghiệm tuổi thơ ở phố huyện Cẩm Giàng. Đọc truyện, không thể không nhận thấy cái tình âu yếm mà Thạch Lam dành cho nhân vật. Cái tình âu yếm ấy một mặt xuất phát từ cái nhìn nhân hậu, yêu thương mà người lớn dành cho lứa tuổi này, một mặt là do nhà văn đã hoá thân vào nhân vật, là sự ám ảnh của tuổi thơ gắn liền với phố huyện Cẩm Giàng. Sự cộng hưởng của những cảm xúc này để tạo cho những trang viết Thạch Lam một sự hoà quyện giữa chất thực và chất thơ để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: - Trong truyện, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực, sinh động lại vừa vô cùng gợi cảm bởi chính vẻ đẹp của nó. + Quan niệm của Thạch Lam: "Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường". + Không gian được lựa chọn trong tác phẩm: Một phố huyện nghèo nơi tiếp giáp giữa thành thị và thôn quê song dưới ngòi bút Thạch Lam dường như tính chất làng đã nhiều hơn tính chất phố. + Trong không gian êm ả, tĩnh lặng của phố huyện, mỗi hình ảnh được ngòi bút Thạch Lam gợi ra đều chan chứa chất thơ: Phương Tây "đỏ rực như lửa cháy", đám mây "ánh hồng như hòn than sắp tàn", tiếng trống thu không "vang xa để gọi buổi chiều", đêm mùa hạ "êm như nhung và thoảng qua gió mát", vòm trời "hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh", những con đom đóm "bay là là trên mặt đât hay len vào những cành cây", bóng bác phở Siêu "mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến tận hàng rào hai bên ngõ"…Tất thảy đều là những hình ảnh, màu sắc, âm thanh vô cùng quen thuộc, bình dị mà ngỡ như rất mới mẻ, rất gợi cảm trong những câu văn Thạch Lam bởi nó không chỉ hiện diện như một khái niệm mà như một trạng thái của sự sống đang xao động để chuyển dần một cách tinh tế cái xao động ấy vào tâm hồn con người. Dưới ngòi bút Thạch Lam, thậm chí đến cả rác rưởi của một phiên chợ quê cũng gợi nhớ bao điều thân thuộc "Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Sức gợi cảm của thứ mùi vị này ở chỗ nó đánh thức cảm xúc, cảm giác ấu thơ của rất nhiều người Việt. - Truyện có những chi tiết được lựa chọn đích đáng để thể hiện tinh và sâu thế giới của những cảm xúc, cảm giác và tình cảm vừa mơ hồ, vừa da diết trong tâm hồn nhân vật: Liên ngồi lặng lẽ bên mấy quả thuốc sơn đen lúc chiều muộn với đôi mắt ngập đầy dần bóng tối; Liên cùng em nhìn ngắm những vì sao để mà thấy chúng như thuộc về vũ trụ thăm thẳm bao la, đầy bí mật và xa lạ; Liên và An chờ đợi chuyến tàu đêm… Trong số đó, có thể nói, chi tiết đợi tàu của hai đứa trẻ chính là đỉnh điểm của chất thơ trong tâm hồn người. Với hai chị em Liên, đoàn tàu vừa là một thực tế, vừa là một ảo ảnh trong cái nhìn non trẻ và đầy khát khao. Đoàn tàu đi rồi, ánh sáng vụt loé lên cũng đã tắt, hai chị em cũng đã chìm vào giấc ngủ song dư âm của khát vọng thì vẫn còn vang vọng mãi bởi đó là yếu tố cơ bản để "gióng lên cái gì đó còn ở tương lai" (Nguyễn Tuân). ánh sáng của đoàn tàu đã làm cháy lên một thứ ánh sáng khác - ánh sáng của khát vọng da diết trong tâm hồn những đứa trẻ. Trân trọng và nâng niu khi khám phá ra thứ ánh sáng này, tác phẩm của Thạch Lam đã đạt tới một giá trị nhân văn đáng quý. - Mạch truyện của "Hai đứa trẻ" rất đậm chất trữ tình: + Quan niệm của Thạch Lam: "Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn của chính mình". Từ đó có thể thấy, cái hiện thực mà nhà văn quan tâm và đặt lên hàng đầu là hiện thực tâm trạng, là những xúc cảm, rung động của tâm hồn con người. + Truyện "Hai đứa trẻ" không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch của những tình tiết, sự kiện mà vận động theo mạch cảm xúc, tâm trạng nhân vật. Để làm được điều này, nhà văn đã đặt điểm nhìn trần thuật vào nhân vật Liên - một cô gái chưa hoàn toàn bước ra khỏi thời ấu thơ, một cô gái có tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm. Từ điểm nhìn ấy, bức tranh đời sống được tái hiện với sự đan xen, song hành và xâm nhập của cảm giác thực tại và hồi ức quá khứ mà dường như, cái nổi trội lên, chi phối sự vận động của mạch truyện lại là hành trình tìm lại những kí ức quá khứ từ chính cái hình ảnh đang hiện diện trong thực tại - hình ảnh đoàn tàu. Triển khai mạch truyện theo hướng này, ngòi bút Thạch Lam có xu hướng hướng nội, đi vào thế giới bên trong với những cảm xúc, cảm giác nhiều khi rất mong manh, mơ hồ, thoáng qua, những biến thái tinh vi của tâm hồn trước ngoại cảnh: nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn, những hoài niệm da diết về một Hà Nội trong kí ức tuổi thơ, những cảm giác xa xôi không biết… - Để thể hiện thành công tất cả những điều trên, Thạch Lam đã sử dụng một bút pháp trữ tình đặc sắc trong lời kể, giọng kể, một bút pháp hoà hợp sự trong sáng, chính xác và dịu dàng, hoà hợp sự kín đáo và giản dị như một lời thủ thỉ vừa phải, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị. + Thạch Lam ít dùng những chữ to tát, những nhịp điệu gấp gáp vội vàng, lời văn của ông nhuần nhuyễn, tinh tế để phô diễn những trạng thái, những cảm xúc trong tâm hồn. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố huyện, Thạch Lam đã viết: "Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…" Hay miêu tả cảnh đêm tối sau khi chuyến tàu đi qua: "Đêm tối vẫn bao bọc xung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia đồng ruộng mênh mang và yên lặng". + Thạch Lam đã sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng để biểu đạt cái xao động của sự sống khẽ vang lên trong không gian, thời gian tĩnh mịch để diễn tả cái thanh thoát, dịu hiền của tâm hồn Liên: êm ả, yên lặng, thong thả, gượng nhẹ, nhỏ xíu, yên tĩnh, mơ hồ, miên man, tĩnh mịch … Những từ ngữ này liên kết với nhau như một dải lụa nhẹ bay để tạo một dư âm sâu lắng trong tâm hồn người đọc. + Văn phong Thạch Lam rất bình dị: Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ, Thạch Lam vẫn rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngòi bút. Chuyến tàu rực sáng vụt qua, Liên xúc động mạnh khi kỉ niệm xưa dồn dập hiện về "Hà Nội xa xăm, Hà nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Đây là một trong số ít những câu văn kết hợp lối trùng điệp và những thanh trắc tạo điểm nhấn và ngay câu sau Thạch Lam viết ngắn hơn, nhẹ hơn, như ghìm giữ lại niềm xúc động: "Con tàu như đem một chút thế giới khác đi qua". Thạch Lam thường sử dụng kiểu cú pháp đẳng lập, đều đều, nhịp độ khoan thai điềm tĩnh mà vẫn gây những chấn động nhẹ nhàng, thấm thía chính là ở độ nén của cảm xúc mà nhà văn tạo ra trong những câu văn. c. Kết luận: - Truyện ngắn "Hai đứa trẻ", từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện đều chan chứa chất thơ - cái chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người… - Với những gì được khai thác và biểu hiện trong tác phẩm, có thể nói, truyện "Hai đứa trẻ" tựa như một bài thơ trữ tình, dù không thật giàu có sâu sắc về ý nghĩa xã hội thì vẫn "đem đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu" (Nguyễn Tuân). Đó vừa là giá trị riêng của tác phẩm, vừa là cốt cách văn chương của Thạch Lam để tạo ra một sức hấp dẫn bền lâu trong lòng độc giả. Đề 4: Mở bài: Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng, cảm giác mơ hồ, mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vị. Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc ghi lại bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người với bao cảm xúc vui buồn của con người vào lúc chiều tàn nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Thân bài: 1. Bức tranh thiên nhiên: Trước hết là cảnh không gian, tạo vật khi chiều tàn hiện lên dưới ngòi bút : đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…) . Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng… Có thể nói, không gian phố huyện lúc chiều tàn hiện lên Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo. 2. Cảnh sống của người dân : tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực, - Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi… - Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm… à Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện. 3 Tâm trạng của nhân vật liên : buồn, xúc động , cảm thương… + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”. + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí … à Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. =>Bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú…nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật. Kết bài: - Đây là một đọan văn hay , bởi lẽ, đọan văn đã thể hiện được : + Tấm lòng của nhà văn gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. … + Phong cách viết văn đặc sắc của tác giả trong sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực- trữ tình; câu văn mềm mại, giàu chất thơ Đề 5: Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: * Giới thiệu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, giới thiệu hình ảnh đoàn tàu được khắc hoạ trong truyện là hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc. * Hoàn cảnh đoàn tàu xuất hiện: - Những kiếp người mòn mỏi nơi phố huyện đang chìm trong bóng tối, nhưng họ vẫn “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. - Chị em Liên chờ tàu từ chiều cho đến đêm khuya để được nhìn thấy đoàn tàu - hoạt động cuối cùng trong ngày- như thế chúng mới được sống trọn vẹn một ngày. * Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện: - Từ xa: màu sắc “ngọn lửa xanh biếc”, âm thanh ( “tiếng còi vọng lại theo ngọn gió xa xôi”) - Đến gần: âm thanh ( dồn dập, ồn ào, tiếng xe rít mạnh vào ghi, rầm rộ lao tới), màu sắc (khói bừng sang trắng lên đằng xa, các toa đèn sáng trưng chiếu ánh sáng xuống đường, các toa hạng trên lấp lánh cửa kính sáng). Đó là âm thanh vang động, mạnh mẽ, huyên náo; là ánh sáng rực rỡ ngập tràn. - Khi xa: con tàu đi dần vào đêm tối, tiếng vang động của đoàn tàu nhỏ dần rồi khuất hẳn vào bóng tối. * Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu: - Hình ảnh đoàn tàu soi rõ tâm trạng nhân vật: + Chị em Liên đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu trong háo hức say mê trong, hân hoan hạnh phúc và tiễn tàu trong tiếc nuối bâng khuâng. + chị em Liên chờ tàu không phải vì tò mò hay muốn bán hang mà để dược nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và sống với một thế giới khác. -Đoàn tàu mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm: + Đoàn tàu mang đến một thế giới khác hẳn so với cuộc sống tối tăm, lặng lẽ,tẻ nhạt nơi phố huyện nghèo.Con tàu với âm thanh huyên náo và ánh sáng rực rớ ngập tràn là một thế giới mới mẻ, thế giới của ánh sáng của niềm vui, của sự giàu sang hạnh phúc, khiến cho những người dân phố huyện nhận ra còn có một cuộc sống ý nghĩa hơn ngoài cái phố huyện này. + Đoàn tàu còn là hình ảnh của quá khứ: nó đánh thức dậy trong chị em Liên những kỉ niệm tuổi thơ đầy hạnh phúc, khiến Liên mơ ước đựợc quay về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua. + Đoàn tàu còn là hình ảnh của mộ thế giới đẹp đẽ, là mơ ước hi vọng về một tương lai hạnh phúc và nhiều ánh sáng hơn. Khao khát chờ tàu cúng là khao khát được đổi đời, khát vọng tìm kiếm niềm vui, hạnh phúc, tươi sáng ở tương lai. + Mơ ước của người dân phố huyện nơi đây thật tội nghiệp, cũng thật mong manh, xa xôi. Cũng như đoàn tàu đến rồi đi, phố huyện lại chìm vào bóng tối – khát vọng lại trở thành ảo vọng. * Hình ảnh đoàn tàu trở thành điểm sáng tư tưởng , thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Thạch lam: + Lòng xót thương vô hạn với những kiếp người ngỏ bé, tàn lụi, vô vọng, bế tắc. + Thể hiện được ý thức và khát vọng được thoát khỏi cuộc sống tối tăm, mòn mỏi; thức tỉnh những khao khát tinh thần cao đẹp của họ. Đề 6: 1.Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận - Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn nhưng có một gương mặt riêng so với các nhà văn của Tự lực văn đoàn. Văn của Tự lực văn đoàn thường đượm nỗi buồn lãng mạn còn văn của Thạch Lam lại chất chứa những nỗi đau hiện thực. Nó như một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những nỗi đời. - Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn” (1938), rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Đó là kiểu truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Nét phong cách này thể hiện sâu sắc ở khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm.  2. Thân bài: Phân tích làm rõ ý kiến a.Giải thích ý kiến: Truyện ngắn của Thạch Lam là kiểu truyện

File đính kèm:

  • docde cuong on van 11.doc.doc
Giáo án liên quan