Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 8

I - Trắc nghiệm

Câu 1: Một người đi bộ với vận tốc 4,4km/h, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút?

A. 4,4km B. Một kết quả khác.

C. 1,1km D. 15km

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Ma sát luôn có ích. B. Ma sát luôn có hại.

C. Ma sát hoàn toàn không cần thiết. D. Ma sát có thể có ích hoặc có hại.

Câu 3: Đơn vị áp suất là:

A. N/m B. N/m2 C. N D. N.m

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lý lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM GDTX CHƠN THÀNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 TỔ: KHTN MƠN: VẬT LÝ 8 I - Trắc nghiệm Cââu 1: Một người đi bộ với vận tốc 4,4km/h, khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu km, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút? A. 4,4km B. Một kết quả khác. C. 1,1km D. 15km Cââu 2: Trong các câu sau, câu nào đúng? A. Ma sát luôn có ích. B. Ma sát luôn có hại. C. Ma sát hoàn toàn không cần thiết. D. Ma sát có thể có ích hoặc có hại. Cââu 3: Đơn vị áp suất là: A. N/m B. N/m2 C. N D. N.m Cââu 4: Một hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy, xe đột ngột rẽ trái, hành khách sẽ ở trạng thái nào? A. Không thể phán đoán được. B. Nghiêng người sang phải. C. Nghiêng người sang trái. D. Ngồi yên Cââu 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng co một chân. B. Người đứng cả hai chân. C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Cââu 6: Vật được chọn làm mốc phải là một vật có đặc điểm gì? A. Là Trái Đất và những vật gắn liền với Trái Đất. C. Gắn liền với Trái Đất. B. Chuyển động so với vật khảo sát. D. Đứng yên so với vật khảo sát. Cââu 7: Aùp suất có giá trị bằng: A. áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. B. áp lực trên một đơn vị độ dài. C. áp lực trên một đơn vị thể tích. D. áp lực trên một đơn vị khối lượng. Cââu 8: Lan đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 18km/h, Phương đi với vận tốc 5m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn? A. Phương đi nhanh hơn vì 5m/s lớn hơn 18km/h. B. Hai bạn đi bằng nhau vì 18km/h bằng 5m/s. C. Lan đi nhanh hơn vì 18km/h lớn hơn 5m/s. D. Không so sánh được. Cââu 9: Lực ma sát trượt không có tính chất nào sau đây? A. Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của hai vật đang trượt lên nhau. B. Có thể có hại và có thể có ích. C. Có độ lớn tùy thuộc vào vật chuyển động đều hay không đều. D. Cản lại chuyển động của vật. Cââu 10: Vật ở trạng thái nào nếu chịu tác dụng của hai lực cân bằng? A. Đứng yên. B. Chuyển động thẳng đều C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai Cââu 11: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Lực ma sát xuất hiện giữa tay và cán dao là có ích. B. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa đinh và tường là có ích. C. Lực ma sát xuất hiện ở giữa má phanh xe đạp và vành bánh xe khi phanh là có hại. D. Lực ma sát xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa que diêm và vỏ bao diêm là có ích. Câu 12: Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn. C. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn. D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước. Câu 13: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất? A. Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại. B. Vì áp suất không khí bên trong hộp sữa nhỏ hơn áp suất ở bên ngoài. C. Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quyển. D. Vì hộp sữa rất nhẹ. Câu 14: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? A. Do lỗi của nhà sản xuất. B. Để nước trà trong ấm có thể bay hơi. C. Để lợi dụng áp suất khí quyển. D. Một lí do khác. Câu 15: Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1. Nhúng vật nặng trong nước, lực kế chỉ giá trị P2. Kết quả nào sau đây là đúng? A. P1 = P2 B. P1 > P2 C. P1 < P2 D. P1 ≥ P2 Câu 16: Gọi dv là trọng lượng riêng của chất làm vật, dl là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây là không đúng? A. Vật sẽ chìm xuống khi : dv > dl B. Vật sẽ chìm xuống một nửa khi : dv < dl C. Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi : dv = dl D. Vật sẽ nổi trên mặt chất lỏng khi : dv < dl Câu 17: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào không có công cơ học? A. Người thợ mỏ đang đẩy xe goòng chuyển động. B. Một hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn. C. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao. D. Máy xúc đất đang làm việc. II - Tự luận Bài 1: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h. a) Người nào đi nhanh hơn. b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút hai người cách nhau bao nhiêu km? Bài 2: Hai thành phố A và B cách nhau 300km. Cùng một lúc, ôtô xuất phát từ A với vận tốc 55km/h, xe máy xuất phát từ B với vận tốc 45km/h ngược chiều với ôtô. Hỏi : a) Sau bao lâu hai xe gặp nhau? b) Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? Bài 3: Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 6km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường? Bài 4: Một viên bi bằng sắt bị rỗng ở giữa. Khi nhúng vào nước nó nhẹ hơn khi để ngoài không khí 0,15N. Tìm trọng lượng của viên bi đó khi nó ở ngoài không khí. Cho biết dnước = 10 000N/m3 ; dsắt = 78 000N/m3 ; thể tích của phần rỗng của viên bi là 5cm3. Bài 5: Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét lõi quả cầu một phần có thể tích bao nhiêu để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết dnhôm = 27 000N/m3 ; dnước = 10 000N/m3. Bài 6: Một đầu tàu hoả kéo toa tàu chuyển động đều với lực kéo là 5 000N. Trong 5 phút đã thực hiên được một công là 1 200kJ. Tính vận tốc của đoàn tàu. III. Điền khuyết Câu 1: Một vật có thể là chuyển động .nhưng lại làđối với vật khác. Câu 2: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn.theo thời gian. Câu 3: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì. Câu 4: Lực ma sát có thể hoặc . Câu 5: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng củatheo mọi phương. Câu 6: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ Câu 7: Chỉ có công cơ học khi có..tác dụng vào vật và làm cho vật

File đính kèm:

  • docde cuong on tap vat li 8 HKI(2).doc
Giáo án liên quan