Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – Học kỳ II năm học 2012 – 2013

A. PHẦN VĂN BẢN .

I. THƠ VÀ TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

 Yêu cầu chung:

- Thơ : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + những nét chính về nội dung, nghệ thuật + chủ đề.

- Văn xuôi : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm (đoạn trích), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + nắm nội dung chính; nghệ thuật cơ bản, nổi bật + chủ đề + tình huống truyện.

- Xác định chính xác ngôi kể, cách kể trong từng văn bản = tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 – Học kỳ II năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – HK2 NĂM HỌC 2012 – 2013 PHẦN VĂN BẢN . THƠ VÀ TRUYỆN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Yêu cầu chung: Thơ : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + những nét chính về nội dung, nghệ thuật + chủ đề. - Văn xuôi : Nắm chắc tên tác giả, tác phẩm (đoạn trích), hoàn cảnh ra đời của tác phẩm + nắm nội dung chính; nghệ thuật cơ bản, nổi bật + chủ đề + tình huống truyện. Xác định chính xác ngôi kể, cách kể trong từng văn bản = tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể đó. Viếng lăng Bác Viễn Phương 1976 Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả đối với Bác khi vào thăm lăng Bác. Giọng điệu trang trọng, thiết tha, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ gợi cảm. Nói với con Y Phương Sau 1975 Tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc, sự gắn bó với truyền thống. Từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, đậm chất dân tộc, giàu sức gợi cảm. Sang thu Hữu Thỉnh 1977 Những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu. Hình ảnh thơ độc đáo, giàu sức gợi cảm. Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải 1980 Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, vũ trụ và khát vọng làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời. Hình ảnh đẹp, gợi cảm, so sánh và ẩn dụ sáng tạo. Gần gũi với dân ca. TT Tên bài thơ Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật TT Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật 1 Làng (trích) Kim Lân 1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc,truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. ( ngôi thứ ba ) TH: ở nơi tản cư ông Hai nghe tin làng theo giặc CĐ: tình yêu làng, yêu nước của người nông dân. -Ngôi kể thứ ba nhưng trần thuật theo dòng tâm trạng nhân vật. -Tình huống bất ngờ, độc đáo; miêu tả tâm lí sâu sắc. 2 Lặng lẽ Sapa (trích) Nguyễn Thành Long 1970 Ông họa sĩ, cô kĩ sư tình cờ gặp và trò chuyện với chàng trai làm khí tượng trên núi cao SaPa. Họ cảm mến chàng trai có tâm hồn và cách sống đẹp; đồng thời họ cũng nhận ra ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống.Qua đó, ca ngợi những người lao động thầm lặng, cống hiến sức mình cho đất nước. ( ngôi thứ 3 => nhưng lấy cách nhìn chủ yếu của ông họa sĩ – ngôi thứ nhất ) TH: cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ, cô kĩ sư với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sapa. CĐ: ca ngợi người lao động mới -Ngôi kể thứ 3 nhưng lấy điểm nhìn chính từ nhân vật ông họa sĩ, giúp câu chuyện vừa khách quan vừa chân thực . - Tình huống đơn giản nhưng hợp lý, phù hợp với nội dung truyện. 3 Chiếc lược ngà (trích) Nguyễn Quang Sáng 1966 Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con : ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó, truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. ( Ngôi thứ nhất => chuyện lồng trong chuyện : bác Ba kể lại câu chuyện của cha con ông Sáu ) TH : bé Thu mong cha nhưng cha về lại không nhận ra; lúc Thu nhận ra cha cũng là lúc cha phải ra đi rồi hy sinh. CĐ: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia đình -Ngôi kể, tình huống độc đáo giúp thể hiện sâu sắc nội dung. -Am hiểu sâu sắc và miêu tả chính xác diễn biến tâm lí trẻ em. -Ngôn ngữ đặc trưng của người Nam bộ. 4 Những ngôi sao xa xôi (trích) Lê Minh Khuê 1971 Cuộc sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. TH : Phương Định cùng đồng đội đối mặt với bom đạn, sự hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ. CĐ: Ca ngợi các nữ TNXP thời kháng chiến chống Mĩ. -Chọn ngôi kể thư nhất, phù hợp với nội dung và làm nổi bật tâm trạng của nv. -Ngôn ngữ kể phù hợp tính cách nv; giọng điệu tự nhiên, trẻ trung. -Hầu hết dùng câu ngắn, nhịp nhanh. 5 Bến quê (trích) Nguyễn Minh Châu 1980 Những ngày cuối cùng trên giường bệnh Nhĩ mới chợt nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông ngoài cửa sổ nhà mình. Anh nhận ra mình đã đi nhiều nơi nhưng bến sông nhà mình lại chưa bao giờ đặt chân đến. Đến lúc này Nhĩ mới nhận ra sự tần tảo, hy sinh thầm lặng của vợ, tình yêu thương của gia đình,…Nhĩ nhận ra gía trị đích thực của cuộc đời chính là gia đình và quê hương. TH: Nhĩ bị bệnh và đang ở những ngày cuối cùng của cuộc đời; anh nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống. CĐ:Thức tỉnh ở mỗi người sự trân trọng giá trị đích thực của cuộc sống - Ngôi kể thứ 3 nhưng theo dòng tâm trạng của nhân vật chính. -Nhiều tình tiết đối lập; nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng -Tính triết lí cao 6 Tiếng nói của văn nghệ (Nghị luận) Nguyễn Đình Thi 1948 Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu. Văn nghệ giúp con người sống phong phú và tự hoàn thiện nhân cách. . Bài văn có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh và cảm xúc 7 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Nghị luận) Vũ Khoan 2001 Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam. Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để bước vào một thế kỷ mới. Lời văn mạnh mẽ, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục. PHẦN TIẾNG VIỆT. Yêu cầu chung : - Xem lại toàn bộ các đơn vị kiến thức đã học, đã ôn tập ( lí thuyết + bài thực hành ) - Tập làm lại các bài tập trong sgk . - Xem kĩ phần tiếng Việt 9 => KHỞI NGỮ, CÁC TPBL, LIÊN KẾT CÂU VĂN - ĐOẠN VĂN + THÀNH PHẦN CÂU, CÁC KIỂU CÂU ( nhận biết + phân tích giá trị trong thơ, văn ; biết cách liên kết câu; xác định và phân tích các thành phần của câu, kiểu câu ) Luyện tập. Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây: a) Ông cứ đứng vờ vờ xem trang ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. b) - Vâng ! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. c) Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng 3143m kia mới một mình hơn cháu. d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. e) Đối với cháu, thật là đột ngột. Bài tập 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì ) : Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Bài tập 3: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, … Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được.. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Bài tập 4: Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi - đáp đó hướng đến ai . Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn Bài tập 5: Tìm thàn phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đừng yên đó thôi. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi). Bài tập 6: Chỉ ra các phép kiên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây: Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy tỏa đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải lài kẻ mạnh. Bài tập 7: Hãy phân tích thành phần của các câu sau đây: Đôi càng tôi mẫm bóng. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mất người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác Bài tập 8: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thuộc thành phần gì của câu? Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp,… Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki-lô-mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, … Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ ! Bài tập 9: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đơn sau: Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn. Bài tập 10: Trong những đoạn trích sau đây câu nào là câu đặc biệt? Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi ! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố[…]. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà xôi sáng có cái mủng đội trên đầu… Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi… Bài tập 11: Hãy tìm câu đơn, câu đăc biệt, câu rút gọn, câu ghép trong các đoạn trích sau đây: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình ghóp vào đời sống chung quanh. Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu… Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người đàn bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. Ông thấy cái lăng ấy một phần như có ông. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà họa sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. – Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi xoa đây này ! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. f) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. * Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong những câu ghép tìm được ở bài tập 11. --------------------------------- šJ› ------------------------------------- C. PHẦN TẬP LÀM VĂN. NGHỊ LUẬN Xà HỘI. Yêu cầu chung : - Xác định chính xác vấn đề cần nghị luận. - Luận điểm phải chính xác, rõ ràng; luận cứ phải tiêu biểu, giàu sức thuyết phục. - Lưu ý : => khi có yêu cầu viết bài văn ngắn thì : viết đúng hình thức 1 bài văn ( có MB – TB – KB ) nhưng cả 3 phần đều cần cô đọng, ngắn gọn, đúng trọng tâm đề; tránh lan man nói quá nhiều những vấn đề phụ. Cơ bản triền khai phần TB theo 2 dạng : + Đoạn diễn dịch : câu đầu tiên sẽ nêu vấn đề cần nghị luận, các câu tiếp theo sẽ triển khai vấn + câu kết đoạn. + Đoạn qui nạp : triển khai vấn đề ngay từ câu đầu; 1,2 câu cuối đoạn sẽ tổng kết, nêu bật vấn đề vừa nghị luận. Bài tập. Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm bảo vệ biển đảo tổ quốc của thanh niên. Xây dựng một bài văn ngắn đánh giá về hiện tượng học qua loa đối phó ở một số học sinh hiện nay. Uống nước nhớ nguồn ! Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 1 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về đạo lí đó. Có chí thì nên! Em hiểu như thế nào về tư tưởng này? Trình bày thành một bài văn khoảng 15 câu. II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (nghị luận về nhân vật văn học; đoạn thơ, bài thơ ) Yêu cầu chung : - Đọc kĩ đề, xác định chính xác nội dung, đối tượng cần nghị luận - Lập dàn ý trước khi làm bài => bố cục đủ 3 phần; sắp xếp các ý lớn theo trình tự hợp lí. - Với nghị luận về nhân vật văn học : + Xác định các đặc điểm chính của nhân vật(VD: ông Hai = tình yêu làng, yêu nước hòa quyện một cách cảm động) + Trình bày những nhận xét, đánh giá, bình luận, … liên quan đến những đặc điểm của nhân vật + chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợpchứng minh ( 1 câu văn miêu tả, một lời nói, 1 ý nghĩ của nhân vật, …) + Chỉ ra và làm sáng tỏ tư tưởng, chủ đề của truyện qua nhân vật + bài học của bản thân. - Với nghị luận về thơ : + Xác định nội dung chính của đoạn thơ, bài thơ cần phân tích (vd: khổ 1 bài Sang thu => những dấu hiệu đầu tiên của thời điểm giao mùa qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ ) + Lần lượt phân tích từng ý thơ hoặc từng khổ, từng đoạn thơ ( phân tích cái hay của từ ngữ, cách dùng từ, dùng biện pháp tu từ; phân tích ý nghĩa nội dung của các hình ảnh thơ; … => vd : khổ 1 bài Sang thu => cách dùng từ bỗng, hình như; phép tu từ nhân hóa; ý nghĩa của hương ổi, gió se,…) + Đưa nhận xét, bình luận, …đan xen trong quá trình phân tích các ý thơ. + Bài học hay suy ngẫm của bản thân rút ra từ chủ đề, tư tưởng của đoạn thơ, bài thơ. Bài tập Phân tích khổ thơ đầu trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Phân tích khổ thơ 4 và 5 bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để thấy được ước nguyện chân thành của nhà thơ. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Nói với con của Y Phương. Từ “ Người đồng mình thương lắm con ơi / Cao đo nỗi buồn ….” đến hết. Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Phân tích đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ( SGK Ngữ văn 9, tập 1 ). Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn ( trong Lặng lẽ SaPa của Nguyễn Thành Long ) đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét này. Các em bình tĩnh đọc kĩ đề, phân bố thời gian làm bài hợp lí, tập trung làm bài. CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG ! ˜˜˜˜˜˜˜J™™™™™™™

File đính kèm:

  • docvan 9(2).doc